Biết trong xã hội có nhiều nghề khác nhau nhưng đều có lợi ích phục vụ cho đời sống con người.
- Nhận biết, phân biệt những công việc chính, công cụ, sản phẩm của một số nghề phổ biến và gần gủi như: Giáo viên, nông dân, bác sĩ, bộ đội và một số nghề quen thuộc ở địa phương
- Nhận biết khối chữ nhật, khối vuông, khối tam giác, khối cầu, khối trụ. Biết đếm, tách gộp, thêm bớt đồ dùng, chia thành 2 phần sản phẩm trong phạm vi 7
58 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2768 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chủ điểm nghề nghiệp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH THÁNG 12
NỘI DUNG GIÁO DỤC
HÌNH THỨC GIÁO DỤC
GIỜ HỌC
SINH HOẠT
NGOÀI TRỜI
Chủ đề: Nghề nghiệp .
Phát triển nhận thức
Phát triển thể chất
Ngôn ngữ và giao tiếp
Thẩm mỹ
Phát triển tình cảm – xã hội
- Biết trong xã hội có nhiều nghề khác nhau nhưng đều có lợi ích phục vụ cho đời sống con người.
- Nhận biết, phân biệt những công việc chính, công cụ, sản phẩm của một số nghề phổ biến và gần gủi như: Giáo viên, nông dân, bác sĩ, bộ đội và một số nghề quen thuộc ở địa phương
- Nhận biết khối chữ nhật, khối vuông, khối tam giác, khối cầu, khối trụ. Biết đếm, tách gộp, thêm bớt đồ dùng, chia thành 2 phần sản phẩm trong phạm vi 7
- Rèn luyện kỹ năng chạy , ném, trườn, trèo, lăn bóng trong các vận động.
- Giữ gìn sức khoẻ trong lao động giúp cho cơ thể phát triển cân đối, hài hoà, tạo điều kiện phát triển ở trẻ sự cứng rắn của cơ bắp.
- Làm tốt một số công việc tự phục vụ trong sinh hoạt hằng ngày.
- Nhận biết và tránh một số nơi lao động và một số dụng cụ lao động nguy hiểm.
- Biết kể về công việc bố mẹ đang làm, một số nghề quen thuộc phổ biến trong xã hội và ở địa phương.
- Nhận dạng một số chữ cái trong từ chỉ nghề, dụng cụ và sản phẩm của nghề.
- Đọc diễn cảm một số bài thơ trong chủ đề.
- Biết thể hiện cảm xúc của mình đối với các nghề.
- Biết phối hợp các đường nét màu sắc, hình dạng qua vẽ, cắt dán tạo ra sản phẩm.
- Hát và vận động theo nhạc một số bài hát trong chủ đề.
- Biết giữ gìn, tôn trọng và bảo vệ thành quả của người lao động.
- Biết yêu mến người lao động.
- Biết mọi nghề đều có ích cho xã hội.
- Biết giữ gìn và sử dụng tiết kiệm sản phẩm của người lao động.
- Chơi đóng vai thể hiện cử chỉ thái độ trong giao tiếp.
TD sáng :
-Vận động nhằm giúp phát triển các cơ .
-Rèn luyện sự nhanh nhẹn và uyển chuyển của bản thân .
TCĐG :
-Nêu một số đặc điểm nổi bật của một số nghề mà trẻ biết.
-Nhận biết một nghề có thể gây nguy hiểm cho bản thân.
Giờ ăn:
-Trẻ biết ăn đa dạng các món ăn.
- Biết thành phần của món ăn và giá trị dinh dưỡng có trong món ăn.
Giờ ngủ :
-Khi ngủ không nói chuyện
-Tự chuẩn bị chỗ ngủ.
Vệ sinh :
-Trẻ biết rửa tay sạch sẽ trước khi ăn.
Sinh hhoạt chiều :
-Làm quen một số ký hiệu thông thường trong cuộc sống.
-Giáo dục các bé gái biết bảo vệ bản thân.
TCVĐ:
-Mèo đuổi chuột.
-Rồng rắn lên mây.
TCDG :
-Chơi ô
quan .
-Trẻ hiểu và có thể làm được 2, 3 lần liên tiếp theo yêu cầu .
-Trẻ biết được các loại thực phẩm có lợi cũng như có hại cho bản thân.
-Trẻ biết tránh xa các nơi nguy hiểm.
- Vẽ được các nghành nghề mà trẻ thích.
-Chơi tự do.
KẾ HOẠCH TUẦN I THÁNG 12
Chủ đề : NGHỀ CỦA BỐ MẸ
Từ ngày 25 / 11 / 2013 đến ngày 29 / 11/ 2013
HÌNH THỨC
THỨ 2
THỨ 3
THỨ 4
THỨ 5
THỨ 6
Đón trẻ
Trao đổi, trò chuyện với phụ huynh về tình hình súc khỏe, ăn uống, vệ sinh của trẻ…
Nhắc cháu cất đồ dùng cá nhân đúng noi quy định.
Trò chuyện sáng
-Trò chuyện với trẻ về công việc của bố, mẹ trẻ.
Trò chuyện với trẻ về công việc của lớn trong gia đình và hỏi trẻ giúp gì cho bố mẹ?
Trong các ngày nghỉ thường đi đâu? Làm gì?
Bố mẹ trẻ làm gì? Ở đâu?
Giờ học
Ném xa bằng một tay và bật xa.
Cung cấp kinh nghiệm sống cho trẻ.
Nghề nghiệp của bố mẹ.
Đo độ dài của một đối tượng.
Bác đưa thư vui tính.
Hoạt động góc
Góc phân vai : Gia đình.
Góc xây dựng : Xây công viên.
Góc học tập : Chơi đô mi nô,tô màu tranh.
Góc nghệ thuật : Vẽ, nặn, biểu diễn văn nghệ.
Góc thiên nhiên : Chơi với cát, đong nước.
Hoạt động ngoài trời
Cái gì biến mất, Xem tranh gọi tên dụng cụ các nghề.
- TCVĐ: Chạy nhanh lấy đúng tranh.
Quan sát tranh 1 số nghề trò chuyện.
- TCV Đ: Mèo đuổi chuột.
TCHT: Cái gì biến mất, Xem tranh gọi tên dụng cụ các nghề.
- TCVĐ: Chạy nhanh lấy đúng tranh.
Quan sát tranh 1 số nghề trò chuyện.
- TCV Đ: Mèo đuổi chuột
Chơi đồ chơi có sẵn ngoài trời.
- TCVĐ: Chạy nhanh lấy đúng tranh.
Giờ ăn
Biết thời gian ăn trưa.
Văn minh trong ăn uống.
Biết mời người lớn trước khi ăn.
Giờ ngủ
Biết tự vệ sinh sau khi ngủ dậy.
Vệ sinh
Biết đi vệ sinh đúng nơi quy định.
Gạt nước sau khi vệ sinh.
Hoạt động chiều
Luyện thơ “ Chiếc cầu mới”
- Chơi tự do
Tập tô chữ e ê
- Làm quen bài hát cháu yêu cô chú công nhân
Thơ Chiếc cầu mới
Giáo dục lễ giáo.
MẠNG NỘI DUNG
Từ ngày 25 / 11 / 2013 đến ngày 29 / 11/ 2013
TÊN GỌI.
Bác sỹ
Y tá
Hộ lý
Công an ( giao thông, cứu hoả…)
Bộ đội
Thầy giáo…..
NGHỀ NGHIỆP CỦA BỐ MẸ.
TRANG PHỤC VÀ ĐỒ DÙNG.
Áo blu màu trắng, kim tiêm, thuốc, ống nghe…
Trang phục màu xanh, màu vàng,gậy chỉ đường, xe cứu hoả…
Quân phục xanh, mũ sao vàng, ba lô, súng, đạn……
Áo sơ mi, quần tây, vét, áo dài…bút, chì, phấn….
CÔNG VIỆC.
Khám và chữa bệnh.
Phục vụ bệnh nhân.
Bắt tội phạm.
Cứu hoả, giữ trật tự an ninh…
Bảo vệ Tổ Quốc.
Dạy học…
MẠNG HOẠT ĐỘNG
Từ ngày 25 / 11 / 2013 đến ngày 29 / 11/ 2013
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT.
Trẻ biết ném xa bằng một tay, bật xa 50cm.
Trẻ biết ném thẳng về phía trước, nhảy không dẫm vạch, chạm đất đều hai chân .
Rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật, tính nhanh nhẹn hoạt bát.
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC.
Trẻ biết và gọi đúng tên nghề của bố mẹ, biết công việc và dụng dụ, sản phẩm nghề nghiệp của bố mẹ.
Luyện trẻ cách nói và trả lời đầy đủ, tròn câu rõ ràng , mạch lạc. Tập cho trẻ khả năng quan sát, nhận xét.
Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm lao động, biết ơn và quý trọng người lao động.
Biết tránh những nơi lao động nguy hiểm.
NGHỀ NGHIỆP CỦA BA MẸ.
CUNG CẤP KINH NGIỆM SỐNG CHO TRẺ.
Giúp trẻ hình thành kỹ năng sống cho trẻ .
Giáo dục trẻ biết tôn trọng và yêu thương ba mẹ .
Biết giúp đỡ ba mẹ khi gặp khó khăn .
Ý thức quan tâm đến công việc của ba mẹ.
Biết được ý nghĩa công việc của ba mẹ.
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ.
Trẻ thuộc bài hát thể hiện theo nhịp điệu bài hát , nhớ tên bài hát, tên tác giả.
Trẻ hát đúng nhịp điệu bài hát , biết gõ theo tiết tấu bài hát.
Lắng tai nghe cô hát, hưởng ứng cùng cô.
Giáo dục trẻ yêu thích âm nhạc thích đươc đến lớp học chơi hoà đồng với các bạn .
Ngày thứ nhất
Thứ hai ngày 25 tháng 11 năm 2013
KẾ HOẠCH GIỜ HỌC
Đề tài : NÉM XA BẰNG MỘT TAY VÀ BẬT XA 50cm
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Trẻ biết ném xa bằng một tay, bật xa 50cm.
Trẻ biết ném thẳng về phía trước, nhảy không dẫm vạch, chạm đất đều hai chân .
Rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật, tính nhanh nhẹn hoạt bát.
CHUẨN BỊ
Sân bằng phẳng sạch sẽ, kẻ vạch nhảy.
6 túi cát .
Trẻ thuộc bài “Cháu yêu cô chú công nhân” .
TIẾN HÀNH
Hoạt động 1 : Ổn định – trò chuyện .
Cô và trẻ cùng hát bài hát “ cháu yêu cô chú công nhân ”.
Trong bài hát nói về ai ?
Và các cô chú công nhân làm nghề gì ?
Và để mỗi người có sức khỏe tốt thì chúng ta phải làm gì ?
Hoạt động 2 : Bài tập phát triển chung .
Khởi động theo nhạc.
Cô cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi, chạy à bằng mũi bàn chân à đi bình thường à đi bằng gót chân à đi bình thường)
Trọng động : bài tập phát triển chung.
Tay vai : Tay đưa ra trước, lên cao, dang ngang .
Chân : Đứng đưa lần lượt từng chân ra trước, dang ngang.
Bụng : Đứng thẳng hai tay dang thẳng và gập người xuống.
Bật : Chân trước, chân sau.
Lườn : Đứng nghiêng người sang hai bên.
Vận động cơ bản : Ném xa bằng một tay và bật xa.
Cô làm mẫu lần 1
Cô làm mẫu lần 2 có giải thích các động tác.
Cô đứng trước vạch chuẩn bị bật xa 50 cm.
Sau đó lấy túi cát ném về phía trước bằng một tay.
Cô cho 2 trẻ lên làm mẫu.
Cô cho từng nhóm , từng tổ, cả lớp thực hiện.
Nào các vận động viên cùng nhau bật qua sông nào và thi xem ai ném xa nhất nhé.
Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
Hoạt động 3 : Chuyền bóng qua đầu và qua chân.
Cô giới thiệu luật chơi và cách chơi cho trẻ.
Cô cho trẻ chơi 2 – 3 lần .
Cô khuyến khích động viên trẻ chơi .
Hoạt động 4 : Hồi tĩnh .
Cô cho trẻ đi dạo chơi vòng quanh trong lớp vừa đi vừa hít thở .
NHẬT KÝ CUỐI NGÀY .
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày thứ ba
Thứ ba ngày 26 tháng 11 năm 2013
KẾ HOẠCH GIỜ HỌC
Đề tài : CUNG CẤP KINH NGHIỆM SỐNG CHO TRẺ
XEM PHIM – TRÒ CHUYỆN
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Giúp trẻ hình thành kỹ năng sống cho trẻ .
Giáo dục trẻ biết tôn trọng và yêu thương ba mẹ .
Biết giúp đỡ ba mẹ khi gặp khó khăn .
Ý thức quan tâm đến công việc của ba mẹ.
Biết được ý nghĩa công việc của ba mẹ.
CHUẨN BỊ
Cô thông báo trước cho trẻ về ngày xem phim .
Cô chuẩn bị trước một số câu hỏi để trò chuyện với trẻ .
Giấy , bút cho trẻ.
TIẾN HÀNH
Cô cho trẻ xem phim nói về cac công việc của ba mẹ.
Cô cho trẻ trò chuyện, trao đổi cùng cô và các bạn về đoạn phim vừa xem.
Cô cho trẻ vẽ lại các công việc mà trẻ vừa xem trong đoạn phim.
Vẽ lại công việc của ba hoặc mẹ mà trẻ biết.
Cô quan sát, bao quát trẻ, hướng dẫn trẻ.
NHẬT KÝ CUỐI NGÀY .
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày thứ ba
Thứ tư ngày 27 tháng 11 năm 2013
KẾ HOẠCH GIỜ HỌC
Đề tài : NGHỀ NGHIỆP CỦA BỐ MẸ
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Trẻ biết và gọi đúng tên nghề của bố mẹ, biết công việc và dụng dụ, sản phẩm nghề nghiệp của bố mẹ.
Luyện trẻ cách nói và trả lời đầy đủ, tròn câu rõ ràng , mạch lạc.
Tập cho trẻ khả năng quan sát, nhận xét.
Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm lao động, biết ơn và quý trọng người lao động.
Biết tránh những nơi lao động nguy hiểm.
CHUẨN BỊ
Không gian tổ chức: Trong lớp.
Một số tranh ảnh về nghề nghiệp : thợ xây, thợ may, bác sĩ…
Tranh về các dụng cụ của các nghề như : bay, thước, thước day, vải, áo blu, kim tiêm….
TIẾN HÀNH
Hoạt động 1 : Đàm thoại – trò chuyện .
Cô và trẻ cùng hát “ Cháu yêu cô chú công nhân”.
Cô hỏi trẻ tên bài hát là gì?
Cô hỏi trẻ nghề gì có trong bài hát?
Trò chuyện cho trẻ kể về nghề nghiệp của bố mẹ.
Hoạt động 2 : Ai thông minh hơn.
Cô cho trẻ xem một số hình ảnh về một số nghề mà trẻ kể tên: nghề may, thợ dệt, bác sĩ....
Các con vừa xem những hình ảnh gì?
Nghề thợ xây có những dụng cụ nào?
Cái bay dùng để làm gì?
Sản phẩm của nghề xây dựng là gì?
Tương tự, cô giới thiệu cho trẻ “ nghề may”, bác sĩ....
Trẻ hát “ cháu yêu cô chú công nhân”.
Hoạt động 3 : Nghề gì đây?
Cô cho trẻ xem các bức ảnh của các nghề.
Cô nêu tên dụng cụ của nghề sau đó yêu cầu trẻ lên lấy tranh và đọc đúng tên nghề.
Ví dụ : nghề gì cần có kim, chỉ, kéo?
Cần bay, thước nhôm, xô, hồ....?
Ghép thành bức tranh có nội dung về nghề thợ may, bác sĩ, thợ xây.
Cô chia cho 3 tổ, mỗi tổ 4 mảnh ghép, thi dua ghép thành bức tranh có ý nghĩa về nghề nghiệp.
Trước khi cho 3 tổ thi đua cô cho trẻ xem 3 tranh mẫu, xem xong thì 3 tổ thi đua ghép tranh, tổ nào ghép xong trước và có ý nghia thì chiến thắng.
Hoạt động 4 : Ước mơ của bé .
Cô cho trẻ về bàn.
Vẽ, tô màu về nghề nghiệp của nghề nghiệp của bố mẹ theo ấn tượng của trẻ.
Trẻ vẽ, tô màu xong cô cho trẻ hát bài “ cháu yêu cô chú công nhân” rồi ra chơi.
NHẬT KÝ CUỐI NGÀY .
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày thứ tư
Thứ năm ngày 28 tháng 11 năm 2013
KẾ HOẠCH GIỜ HỌC
Đề tài : ĐO ĐỘ DÀI CỦA MỘT ĐỐI TƯỢNG
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Trẻ biết thao tác đo các vật bằng một que tính ( Vật cô cho trước ).
Trẻ có kỹ năng đo lường .
Trẻ có ý thức giữ gìn đồ dùng .
CHUẨN BỊ
Mỗi trẻ một que tính , một băng dấy mầu xanh và mầu đỏ , bút chì .
Cô thanh gỗ .
Hình ảnh của các nghề, nghề thợ mộc.
TIẾN HÀNH
Hoạt động 1 : Trò chuyện.
Cô cho trẻ đọc thơ “ Bé làm bao nhiêu nghề”.
Bài thơ nói về gì ?
Cô cho trẻ xem hình ảnh các nghề và nghề thợ mộc.
Các bác thợ mộc trước khi làm ra một cái ghế hay bàn hay nhiều thứ khác thì đều phải đo đạc rất cẩn thận.
Bây giờ cô sẽ cho các con làm thợ mộc và tập đo nhé.
Hoạt động 2 : Bé tập đo.
Muốn biết băng giấy dài bằng bao nhiêu lần que tính chúng ta phải làm gì?
Cô có một thanh gỗ cô đo xem cái bảng này dài bằng mấy thanh gỗ nhé .
Cô đặt một đầu thanh gỗ trùng khít lên mép bảng và dùng phần gạch sát đầu còn lại rồi tiếp tục để chùng khít một đầu vào vạch phấn và gạch sát đầu còn lại .
Cứ như vậy cho đến hết bảng .
Cô cho trẻ đếm xem mấy lần gạch
Tương tự với đo ghế .
Cô cho 2 trẻ lên đo xem thước kẻ và bút chì dài bằng mấy khối chữ nhật .
Trẻ đo song cô cho lớp đếm kiểm tra.
Cô cho trẻ cầm que tính đo băng dấy
Cô bao quát trẻ và hướng dẫn trẻ còn lúng túng
Trẻ làm song cô cho lớp kiểm tra xem bạn nào đo giỏi .
Hoạt động 3: Hãy đo tôi .
Cô cho 2 đội lên mỗi đội 2 bạn lên cầm khối chữ nhật đo xem cái bàn dài bằng mấy lần khối chữ nhật.
Cô cho trẻ chơi 2-3 lần.
NHẬT KÝ CUỐI NGÀY .
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày thứ năm
Thứ sáu ngày 29 tháng 11 năm 2013
KẾ HOẠCH GIỜ HỌC
Đề tài : BÁC ĐƯA THƯ VUI TÍNH
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Trẻ thuộc bài hát thể hiện theo nhịp điệu bài hát , nhớ tên bài hát, tên tác giả.
Trẻ hát đúng nhịp điệu bài hát , biết gõ theo tiết tấu bài hát.
Lắng tai nghe cô hát, hưởng ứng cùng cô.
Giáo dục trẻ yêu thích âm nhạc thích đươc đến lớp học chơi hoà đồng với các bạn .
CHUẨN BỊ
Tranh to về bác đưa thư.
Thuộc bài thơ “ Bé làm bao nhiêu nghề.”
TIẾN HÀNH
Hoạt động 1 : Đàm thoại – trò chuyện.
Cho cả lớp đọc thơ “ Bé làm bao nhiêu nghề”
Bài thơ nói về gì ?
Cô dẫn dắt giới thiệu tranh “ Bác đưa thư” và hỏi trẻ .
Các con thấy gì ở các hình ảnh trên ?.
Có một bài hát, tác giả cũng nhắc đến bác đưa thư đấy các con ạ, bây giờ chúng ta cùng đọc nhé.
Hoạt động 2 : Bác đưa thư vui tính.
Cô cho cả lớp cùng hát cả bài hát “ bác đưa thư vui tính ” hai lần.
Để bài hát được hay hơn, sinh động hơn thì chúng ta sẽ hát, kết hợp với vỗ theo tiết tấu bài hát nhé.
Cô gõ mẫu cho trẻ quan sát, cô phân tích cho trẻ hiểu.
Cô cho trẻ gõ theo cô không có lời ca.
Sau đó cô cho trẻ gõ kết hợp với lời bài hát.
Cô cho cả lớp hát và vận động 2, 3 lần.
Nhóm, cá nhân vận động.
Cả lớp hát và cùng nhau vận động.
Hoạt động 3 : Múa anh phi công ơi.
Nghe hát : “ Anh phi công ơi”
Cô hát lần 1 .
Cô hát lần 2 giảng nội dung bài hát.
Cô hát và múa minh hoạ theo bài hát và hỏi trẻ tên bài hát .
Cô mở nhạc, khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng cô.
Hoạt động 4 : Nghe tiếng hát thỏ đổi lồng.
Cô giới thiệu cách chơi, luật chơivà tổ chức cho trẻ chơi.
Cô cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
Cô cho trẻ đọc thơ bài “ Bé làm bao nhiêu nghề.”
NHẬT KÝ CUỐI NGÀY .
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
KẾ HOẠCH TUẦN II THÁNG 12
Chủ đề : NGHỀ NÔNG
Từ ngày 02/ 12/ 2013 đến ngày 06/ 12/ 2013
HÌNH THỨC
THỨ 2
THỨ 3
THỨ 4
THỨ 5
THỨ 6
Đón trẻ
Cô ân cần đón trẻ và nhắc trẻ cất đồ đúng nơi qui định.
Trao đổi với phụ huynh về việc học của một số trẻ yếu.
Trò chuyện sáng
-Trò chuyện với trẻ về một số nghề phố biến ở địa phương.
-Trò chuyện về công việc của nghề nông, công cụ, sản phẩm của nghề nông.
-Trò chuyện về việc bảo vệ môi trường sạch sẽ không sử dụng các loại phân xanh, thuốc trừ sâu phun lên rau, củ, quả..
-Trò chuyện về cách tiết kiệm nhiên liệu, điện nước trong quá trình sản xuất rau hoa…
-Trò chuyện về ý nghĩa của nghề nông đối với cuộc sống.
Giờ học
Ném trúng đích nằm ngang.
Cung cấp kinh ngiệm sống cho trẻ.
Tìm hiểu dụng cụ, một số sản phẩm của nghề nông.
Thơ: Hạt gạo làng ta.
Hát-VĐ:Tía má em
Nghe: Đuổi chim.
TCÂN: Ai nhanh hơn.
Hoạt động góc
Góc phân vai : Đóngvai ( Bán hàng – Bác sĩ - Y tá – Cô giáo)
Góc xây dựng : Xây vườn rau, vườn cây ăn quả.
Góc nghệ thuật : Vẽ, cắt dán một số sản phẩm của nghề nông.
Góc âm nhạc : Hát múa một số bài hát theo chủ đề.
Góc học tập : Đếm, phân loại sản phẩm của nghề nông trong phạm vi 1-7.
Góc thư viện : Xem sách, kể chuyện với rối, kể chuyện sáng tạo, tâp đóng kịch.
sao chép chữ o, ơ, ơ, a, ă ,â e, ê, u, ư.
Góc thử nghiệm : Chơi cát nước.
Ngoài trời
Dạo chơi trò chuyện về cách chăm sóc, trồng cây sạch.
TCVĐ: Ai nhanh hơn.
Trò chuyện về cách giữ an toàn khi chăm sóc thu hoạch cây, rau.
TCVĐ: Nhảy lò cò vào ô số.
Xem tranh về nghề trồng rau ở địa phương
TCHT: Chiếc túi kỳ lạ.
Trò chuyện về cách tiết kiệm điện nước trong quá trình sản xuất
TCDG: Giặt chiếu.
Dạo chơi quan sát vườn trường.
trực nhật.
Vui chơi tự do.
Giờ ăn
Biết phụ cô dọn bàn ăn.
Cất ghế sau khi ăn xong.
Giờ ngủ
Ngủ ngoan không nói chuyện.
Trật tự khi lấy nệm gối.
Vệ sinh
Biết giữ gìn răng miệng sau khi ăn xong.
Hoạt động chiều
Làm dụng cụ, sản phẩm nghề nông bằng vật liệu mở
Khám phá ngôi nhà khoa học của Sammy
Hát: Hạt gạo làng ta.
Đồng dao: Tay đẹp
Giáo dục lễ giáo.
MẠNG NỘ DUNG
Từ ngày 02/ 12/ 2013 đến ngày 06/ 12/ 2013
NGHỀ NÔNG.
CÔNG VIỆC NGHỀ NÔNG.
Công việc: cày, cấy, trồng và chăm sóc lúa, hoa màu, cây cối…
Ý NGHĨA CỦA NGHỀ NÔNG.
Ý nghĩa của nghề: nuôi sống con người, dùng để mua bán trao đổi.
LÀM Ở ĐÂU ?
Làm việc trên đồng ruộng/ chăn nuôi/ nông trường.
DỤNG CỤ NGHỀ NÔNG.
Một số đồ dùng : cuốc, liềm, cày, …
MẠNG HOẠT ĐỘNG
Từ ngày 02/ 12/ 2013 đến ngày 06/ 12/ 2013
CUNG CẤP KINH NGIỆM SỐNG CHO TRẺ.
-Giúp trẻ hình thành kỹ năng sống cho trẻ .
-Giáo dục trẻ biết tôn trọng và yêu thương ba mẹ .
-Biết giúp đỡ ba mẹ khi gặp khó khăn .
-Ý thức quan tâm đến công việc của ba mẹ.
-Biết được ý nghĩa công việc của ba mẹ.
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT.
-Đứng đúng tư thế và ném vào đích.
-Trẻ biết đứng chân trước chân sau, tay cùng phía với chân sau cầm túi cát đưa ngang tầm mắt nhắm trúng đích và ném .
-Trẻ hứng thú tham gia trò chơi cùng với cô và các bạn.
-Nghiêm túc khi tham gia giờ học.
NGHỀ NÔNG.
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC.
- Trẻ biết một số công việc, dụng cụ, sản phẩm của nghề nông.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Biết lựa chọn dụng cụ và sản phẩm nghề nông.
- Sử dụng kỹ năng đã học làm một số dụng cụ của nghề nông.
- Biết ơn cô bác nông dân.
- Giáo dục bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm điện nước trong quá trình sử dụng.
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ.
-Có kỹ năng nghe nhạc và vận động nhịp nhàng theo nhạc.
-Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc
-Hát thuộc bài hát, luyện khả năng cảm thụ âm nhạc.
-Biết lợi ích của nghề nông, nhữn sản phẩm của nghề nông đối với cuộc sống.
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ.
-Trẻ hiểu nội dung bài thơ.
-Trả lời được các câu hỏi của cô
-Trẻ biết đọc thơ cùng cô, cùng bạn.
-Biết ngắt nhịp, thể hiện tình cảm khi đọc thơ
-Giáo dục trẻ qua nội dung bài thơ trẻ biết những công việc của nghề nông, biết quý trong những hạt lúa gạo.
Ngày thứ nhất
Thứ hai ngày 02 tháng 12 năm 2013
KẾ HOẠCH GIỜ HỌC
Đề tài : NÉM TRÚNG ĐÍCH NẰM NGANG
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Trẻ nhớ tên vận động.
Đứng đúng tư thế và ném vào đích.
Trẻ biết đứng chân trước chân sau, tay cùng phía với chân sau cầm túi cát đưa ngang tầm mắt nhắm trúng đích và ném .
Trẻ hứng thú tham gia trò chơi cùng với cô và các bạn.
Nghiêm túc khi tham gia giờ học.
CHUẨN BỊ
Mũ
Trống lắc
Đích ném, sọt, túi cát, bóng
TIẾN HÀNH
Hoạt động 1 : Ổn định – trò chuyện .
Cô và trẻ cùng hát bài hát “ tía má em ”.
Trong bài hát nói về ai ?
Và ba mẹ trong bài hát làm nghề gì ?
Và để mỗi người có sức khỏe tốt thì chúng ta phải làm gì ?
Hoạt động 2 : Bài tập phát triển chung .
Khởi động theo nhạc.
Cô cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi, chạy à bằng mũi bàn chân à đi bình thường à đi bằng gót chân à đi bình thường)
Trọng động : bài tập phát triển chung.
Tay vai : Tay đưa ra trước, lên cao, dang ngang .
Chân : Đứng đưa lần lượt từng chân ra trước, dang ngang.
Bụng : Đứng thẳng hai tay dang thẳng và gập người xuống.
Bật : Chân trước, chân sau.
Lườn : Đứng nghiêng người sang hai bên.
Vận động cơ bản : Ném trúng đích nằm ngang.
Cô cho trẻ đứng làm 2 hàng ngang quay mặt vào nhau.
Cô giới thiệu vận động: Ném trúng đích nằm ngang
Cô làm mẫu lần 1.
Cô làm mẫu lần 2.
Giải thích vận động: Tay cầm túi cát, đứng chân trước chân sau tay cùng phía với chân sau, cầm túi cát đưa ngang tầm mắt nhắm trúng đích và ném.
Cô mời một trẻ lên thực hiện mẫu cho cả lớp xem.
Cô tổ chức cho trẻ thực hiện vận động 2 lần.
Cô quan sát trẻ thực hiện và chú ý sửa sai cho trẻ.
Cô động viên những trẻ còn nhút nhát để trẻ thực hiện cùng với cô và các bạn.
Hoạt động 3 : Ném bóng.
Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi : Trẻ cầm bóng nhắm và ném trúng vào sọt, ném không trúng phải nhảy lò cò 1 vòng.
Hoạt động 3: Hồi tĩnh.
Cô cùng cháu hít thở nhẹ nhàng theo nhạc.
Cô cùng trẻ chơi trò chơi: Uống nước chanh.
NHẬT KÝ CUỐI NGÀY .
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày thứ hai
Thứ ba ngày 03 tháng 12 năm 2013
KẾ HOẠCH GIỜ HỌC
Đề tài : CUNG CẤP KINH NGHIỆM SỐNG CHO TRẺ
XEM PHIM – TRÒ CHUYỆN
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Giúp trẻ hình thành kỹ năng sống cho trẻ .
Giáo dục trẻ biết tôn trọng và yêu thương ba mẹ .
Biết giúp đỡ ba mẹ khi gặp khó khăn .
Ý thức quan tâm đến công việc của ba mẹ.
Biết được ý nghĩa công việc của ba mẹ.
CHUẨN BỊ
Cô thông báo trước cho trẻ về ngày xem phim .
Cô chuẩn bị trước một số câu hỏi để trò chuyện với trẻ .
Giấy , bút cho trẻ.
TIẾN HÀNH
Cô cho trẻ xem phim nói về cac công việc của ba mẹ.
Cô cho trẻ trò chuyện, trao đổi cùng cô và các bạn về đoạn phim vừa xem.
Cô cho trẻ vẽ lại các công việc mà trẻ vừa xem trong đoạn phim.
Vẽ lại công việc của ba hoặc mẹ mà trẻ biết.
Cô quan sát, bao quát trẻ, hướng dẫn trẻ.
NHẬT KÝ CUỐI NGÀY .
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày thứ ba
Thứ tư ngày 04 tháng 12 năm 2013
KẾ HOẠCH GIỜ HỌC
Đề tài : MỘT SỐ DỤNG CỤ CỦA NGHỀ NÔNG
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Trẻ biết một số công việc, dụng cụ, sản phẩm của nghề nông.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Biết lựa chọn dụng cụ và sản phẩm nghề nông.
Sử dụng kỹ năng đã học làm một số dụng cụ của nghề nông.
Trẻ hứng thú tham gia trò chơi cùng các bạn.
Biết ơn cô bác nông dân.
Giáo dục bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm điện nước trong quá trình sử dụng.
CHUẨN BỊ
Nông dân, công cụ, sản phẩm của nghề nông.
Thiết kế bài giảng Acti.
Mỗi trẻ một dụng cụ hay sản phẩm của nghề nông.
TIẾN HÀNH
Hoạt động 1: Ổn định - trò chuyện.
Cô và trẻ hát và vận động theo nhạc bài hát : Cuốc đất.
Cô trò chuyện với trẻ:
Cô và các con vừa hát bài hát nói về việc gì?
Những ai làm công việc đó?Những bác nông dân thì làm việc ở đâu?
Giáo dục: Những bác nông dân đã làm việc vất vả để có được những sản phẩm như: rau, củ, quả … cho chúng ta dùng hàng ngày.
Cô và trẻ cùng chơi trò chơi Gieo hạt.
Hoạt động 2: Tìm hiểu, khám phá.
Cô cho trẻ xem đoạn phim về công việc của bác nông dân.
Cô trò chuyện với trẻ:
Các con nhìn thấy những gì? Bác nông dân đang làm gì?
Cô cho trẻ quan sát tranh dụng cụ của nghề nông, cô cùng cháu tìm hiểu.
Đây là cái gì? (cái liềm). Cái liềm được làm bằng gì?
Cái liềm dùng để làm gì? (gặt lúa, nhổ cỏ)
Và để cuốc đất thì bác nông dân dùng cái cuốc.
Cô cho trẻ quan sát cái cuốc cho trẻ nâu nhận xét về cái cuốc.
Cô cho trẻ quan sát những sản phẩm của nghề nông: Rau, củ, quả.
Cho trẻ xem tranh PP những công việc của nghề nông và sản phẩm của nghề nông, cùng tìm hiểu về những gì trẻ được quan sát.
Cùng hát với cô bài: Anh nông dân
Cô giáo dục trẻ lòng biết ơn đối với bác nông dân.
Và sử dụng nước tiết kiệm khi tưới cây.
Cho trẻ biết các loại rau bỏ đi không dùng được có thể dùng để làm phân xanh giúp môi trường bớt ô nhiễm…không sử dụng thuốc trừ sâu, phân xanh để bón cho cây vì như vậy sẽ hại sức khỏe con người mà làm ô nhiễm môi trường sống.
Hoạt động 3: Trải nghiệm, tạo sản phẩm.
Cô tổ chức cho trẻ ngồi thành 3 nhóm, phân công cho từng nhóm làm một số dụng cụ của nghề nông và một số rau, củ, quả từ vật liệu phế thãi.
Cô cho mỗi trẻ cầm một công cụ, sản phẩm của nghề nông.
Cô tổ chức cho trẻ chơi kết nhóm theo công cụ, sản phẩm.
Cô tổ chức cho trẻ thi đua 2 đội chạy nhanh vượt qua chướng ngại vật xem đội nào phân loại sản phẩm nghề nông nhanh hơn.
NHẬT KÝ CUỐI NGÀY .
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- chu diem nghe nghiep 12.docx