I-Yêu cầu:
- Bé trò chuyện về nghề của cha mẹ:
người thân về công việc họ làm hàng ngày, những dụng cụ, sản phẩm, ích lợi gì cho gia đình.
- Bé biết yêu quí nghề của cha mẹ, sử dụng những đồ dùng của cha mẹ cẩn thận.
- Thể hiện tình cảm qua sản phẩm nặn, qua bài thơ diễn cảm, qua hát múa cho cha mẹ, người thân.
II-Kế hoạch tuần:
18 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2257 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chủ điểm: Nghề nghiệp - Chủ đề nhánh 2: Nghề nghiệp của cha mẹ - Kế hoạch tuần 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐIỂM: NGHỀ NGHIỆP
CHỦ ĐỀ NHÁNH 2: NGHỀ NGHIỆP CỦA CHA MẸ
KẾ HOẠCH TUẦN 13
Từ ngày 28 / 11 – 02 / 12 / 2011
I-Yêu cầu:
Bé trò chuyện về nghề của cha mẹ:
người thân về công việc họ làm hàng ngày, những dụng cụ, sản phẩm, ích lợi gì cho gia đình.
- Bé biết yêu quí nghề của cha mẹ, sử dụng những đồ dùng của cha mẹ cẩn thận.
- Thể hiện tình cảm qua sản phẩm nặn, qua bài thơ diễn cảm, qua hát múa cho cha mẹ, người thân.
II-Kế hoạch tuần:
1
Hoạt động
Nội dung
2
Đón trẻ, trò chuyện,
thể dục sáng
- Đón trẻ:
+ Cô đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ để đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định. Cùng trẻ chọn tranh trò chuyện về gia đình. Trẻ biết:
-Bé trò chuyện về nghề của cha mẹ:
người thân về công việc họ làm hàng ngày, những dụng cụ, sản phẩm, ích lợi gì cho gia đình.
- Bé biết yêu quí nghề của cha mẹ, sử dụng những đồ dùng của cha mẹ cẩn thận.
- Thể hiện tình cảm qua sản phẩm nặn, qua bài thơ diễn cảm, qua hát múa cho cha mẹ, người thân.
-Thể dục sáng:
a Khởi động :
-Cho trẻ đi vòng tròn, đi các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh, sau đó về theo tổ tâp bài thể dục đồng diễn của trường: “Lại đây múa hát cùng cô” với các động tác:
b.Trọng động:
- Hô hấp : Thổi bóng bay.
Tay : 2 tay giơ ra trước, chéo lên ngực, sang ngang.
Chân: Đứng khuỵu gối
Bụng : 2 tay sang ngang, cúi người về trước
Bật: Tách, khép chân 2 tay đưa ngang.
c.Hồi tĩnh:
Tập động tác hồi tĩnh trên nền nhạc bài “ con công”
3
Hoạt động học
Thứ hai 28/11/2011
-PTNN:
MTXQ: Trò chuyện về nghề của cha mẹ trẻ.
Thứ ba
29/11/2011
-PTTC:
TD : Trườn sấp trèo qua ghế thể dục.
-PTTM:
TH : Cắt dán hình vuông (Mẫu)
Thứ tư
30/11/2011
-PTNN:
LQCV: Tập tô U – Ư
Thứ năm
01/12/2011
-PTNN:
LQVT: Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 7.
Thứ sáu
02/12/2011
-PTTM:
AN: VĐ: “TT nhanh” : Lớn lên cháu lái máy cày
NH: Đuổi chim
TCAN: Ai nhanh nhất?
4
Hoạt động góc
*Yêu Cầu:
- Cháu biết chọn chủ đề chơi.
- Tự chọn góc chơi.
- Thỏa thuận vai chơi.
- Nói nhiệm vụ chơi, chơi đúng vai.
- Biết nhận xét sau khi chơi
-Sắp xếp đồ chơi gọn sau khi chơi
- Trật tự trong khi chơi.
I/GÓC PHÂN VAI: “Bán hàng + gia đình”
1-Chuẩn bị:
- Một số đồ dùng, đồ chơi gia đình.
- Một số loại rau, hoa quả, thức ăn...
2-Gợi ý hoạt động:
Cho cháu chơi đóng vai bán hàng + gia đình: Phân vai cô bán hàng, cha - mẹ, các con. Mẹ đi chợ mua đồ về nấu ăn, cha đi làm, đưa con đi học, rước con về, chăm sóc con.
II/ GÓC XÂY DỰNG-LẮP GHÉP: “Xây trại chăn nuôi”
1-Chuẩn bị:
- Khối gỗ các loại.
- Cổng, hoa, cây xanh…
- Các con vật nuôi làm bằng mũ, bằng gỗ.
2-Gợi ý hoạt động:
- Trẻ xây trại chăn nuôi với cổng, hàng rào, khu chăn nuôi, nhà kho để thức ăn chăn nuôi, trang trí cây cảnh, hoa cho đep, phù hợp.
III/GÓC TẠO HÌNH :
1-Chuẩn bị:
- Tập tạo hình, giấy vẽ, chì màu, đât nặn, bản con, hồ khô, giấy màu.
2-Gợi ý hoạt động:
Cắt dán hình vuông
IV/GÓC ÂM NHẠC :
1-Chuẩn bị:
Nhạc cụ, mũ múa,…
2-Gợi ý hoạt động:
- Hát múa về chủ đề nghề nghiệp...
V/GÓC SÁCH, TRUYỆN: (Phục vụ lĩnh vực phát triển ngôn ngữ )
1-Chuẩn bị:
-Tranh ảnh về một số nghề gần gũi với trẻ: bác sĩ, thợ xây, làm ruộng, dạy học, thợ mộc..
- Tập tô U – Ư, tập viết chơi hoạt độn góc.
2-Gợi ý hoạt động:
- Chơi xem truyện tranh
- Xem tranh ảnh và trò chuyện về một số nghề gần gũi với trẻ: bác sĩ, thợ xây, làm ruộng, dạy học, thợ mộc..
- Trẻ tập tô U – Ư trong quyển tập tô, quyển tập viết của lớp.
VI/GÓC THIÊN NHIÊN/KHOA HỌC : (Phục vụ lĩnh vực phát triển nhận thức)
1-Chuẩn bị:
- Tập toán, chì màu., chì đen. Thẻ số từ 1-7 (2 thẻ số 7)
- Cây xanh, bình tưới, nước, khăn lau.
2-Gợi ý hoạt động:
- Cháu nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 7. Tập thêm bớt trong phạm vi 7.
- Chơi tưới cây, chăm sóc cây.
Thứ hai 21/11/2011
-Quan sát: Tranh chủ điểm
+Các con nhìn xem trong tranh chủ điểm hôm nay có gì mới?
+Đây là tranh cô bác nông dân đang làm ruộng. Cón gọi là nghề gì?
+Các cô chú đang làm gì dưới ruộng ?
+Còn cha mẹ con làm nghề gì?
-Hoạt động tập thể:
+TCVĐ: Chuyền bóng; Người tài xế giỏi .
+TCDG: Kéo co; Ném vòng cổ chai.
-Chơi tự do với các đồ chơi ngoài trời.
-Nhặt lá rụng.
-Chăm sóc góc thiên nhiên.
Thứ ba
22/11/2011
-Quan sát: Quan sát những tranh 1 số nghề
+Các con xem cô có tranh vẽ ai nào?
+Trong tranh vẽ về những ngành nghề nào?
+Con biết được ngành nghề nào?
-Hoạt động tập thể:
+TCVĐ: Chuyền bóng; Người tài xế giỏi .
+TCDG: Kéo co; Ném vòng cổ chai.
Thứ tư
23/11/2011
-Quan sát: Quan sát bầu trời-cây xanh
+Các con thấy bâu trời hôm nay như thế nào?
+Các đám mây như thế nào?
+Thời tiết như thế có lợi (hại) gì cho công việc của cô bác nông dân? Vì sao?
-Hoạt động tập thể:
+TCVĐ: Chuyền bóng; Người tài xế giỏi .
+TCDG: Kéo co; Ném vòng cổ chai.
Thứ năm
24/11/2011
-Quan sát: Quan sát nhận xét về tranh 1 sổ hình ảnh nghề nghiệp của cô chú công nhân.
+Con xem cô có tranh vẽ nghành nghề nào? Ngành nghề đó có ích gì cho xã hội?
-Hoạt động tập thể:
+TCVĐ: Chuyền bóng; Người tài xế giỏi .
+TCDG: Kéo co; Ném vòng cổ chai.
Thứ sáu
25/11/2011
-Quan sát: Xem tranh ảnh về công việc của nghề làm ruộng
+Con có từng thấy cô bác nông dân làm việc không?
+Con thấy các cô, các chú làm những công vệc gì?
+Đố con biết công việc đó để làm gì?
-Hoạt động tập thể:
+TCVĐ: Chuyền bóng; Người tài xế giỏi .
+TCDG: Kéo co; Ném vòng cổ chai.
5
Vệ sinh, nêu gương, trả trẻ
-Sửa sang lại quần áo, đầu tóc cho trẻ.
-Cho trẻ đi vệ sinh
-Cô tiến hành trả trẻ tận tay phụ huynh
-Trò chuyện trao đổi về tình hình của trẻ, chủ điểm …….
-Trước khi ra về kiểm tra điện nước và khoá cửa cẩn thận.
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ hai ngày 28 tháng 11 năm 2011
HỌP MẶT ĐẦU TUẦN:
I/ YÊU CẦU:
- Cháu biết kể lại việc làm 2 ngày nghĩ.
- Nắm được tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần
- Biết được chủ đề mới trong tuần mình sắp học.
II/ TIẾN HÀNH:
- Trẻ kể lại việc làm của 2 ngày nghĩ, cô nhận xét.
- Cô giáo dục nhẹ cháu làm những công việc nhỏ giúp cha mẹ.
- Nhắc trẻ những việc trẻ không nên làm.
- Đọc thơ : “Cháu hứa với cô”
- Trẻ đoán thời tiết trong ngày?
- Hỏi trẻ hôm nay thứ mấy?
- Hát bài “sáng thứ hai”
- Cô nêu tiêu chuẩn bé ngoan:
+Đi học đều, đúng giờ.
+Móng tay chân cắt ngắn, chà sạch.
+Không xả rác trong lớp và ngoài sân.
+Chú ý lên cô. Không nói leo.
+Trả lời to, rõ, tròn câu.
+ Biết đoàn kết nhóm chơi. Chơi không lam ồn
+ Biết lấy cất đồ dùng đúng chỗ.
- Hát “Lớn lên cháu lái máy cày”
- Cô giới thiệu chủ điểm nhánh mới: “Nghề nghiệp của cha mẹ?”
IV HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
Đọc thơ “bé làm bao nhiêu nghề”
Đến góc nghệ thuật tô màu, vẽ về nghề của cha mẹ.
Thứ ba ngày 29 tháng 11 năm 2011
Tiết 1: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Đề tài : TRƯỜN SẤP TRÈO QUA GHẾ THỂ DỤC
I/ YÊU CẦU:
Trẻ biết trườn sấp phối hợp chân tay nhịp nhàng.
Trẻ biết trèo qua ghế theo cách ôm ngang và bỏ qua từng chân.
II/ CHUẨN BỊ:
Ghế thể dục.
Vạch chuẩn.
Băng nhạc, máy casset.
Sân rộng thoáng mát.
Tích hợp: AN, LQCV, MTXQ.
III/TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động.
- Cháu ngồi gần cô, đọc thơ “cái bát xinh xinh”
Mẹ cha bạn nhỏ trong bài thơ làm nghề gì?
Nghề gốm làm ra sản phẩm gì?
Còn cha mẹ của con thì làm nghề gì?
Công việc của cha mẹ hàng ngày là làm gì?
Cha mẹ làm những công việc đó để làm gì?
Nảy giờ trò chuyện chỉ ngồi 1 chỗ, bây giờ mình cùng khởi động cho khỏe nhé!
Cô mở băng.
Cho trẻ xếp thành 4 hàng dọc chuyển thành vòng tròn (kết hợp các kiểu đi, chạy) rồi di chuyển thành 4 hàng ngang dãn cách đều.(Tập kết hợp với bài hát “lại đây múa hát cùng cô”)
- Cháu đọc thơ cùng cô.
- …
- (…)
- Cháu đọc bài thơ “xếp hàng”
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô.
HOẠT ĐỐNG 2: Trọng động.
*Bài tập phát triển chung:
Tay : 2 tay đưa ngang, gập khuỷu tay (2x8)
Chân: Ngồi xổm đứng lên liên tục (2x8)
Bụng:Đứng xoay người sang 2 bên (3x8)
Bật:Tách, khép chân (2x8)
Cô dùng khẩu lệnh cho trẻ tách 4 hàng thành 2 hàng ngang đối diện.
*Vận động cơ bản:“Trườn sấp trèo qua ghế thể dục”:
- Các con xem cô có gì nè?
Đố các con ghế thể dục là sản phẩm của nghề gì?
Ai biết cô dùng ghế thể dục này để làm gì?
Ai biết cách thực hiện lên thực hiện cho cô và các bạn xem nè? (mời 2 trẻ biết cách vận động lên hiện thử cho lớp xem)
Đố các con bạn vừa làm gì?
Cô làm mẫu 1 lần, kết hợp phân tích vận động:
TTCB:
1.Cô nằm duỗi chân sát xuống sàn lớp trước vạch chuẩn.
2.Cô co chân trái, tay phải đưa ra trước.
3. Cô dùng sức đạp thẳng chân trái, co chân phải đồng thời thu tay phải, đưa tay trái ra trước nhoài người theo…cứ như thế cô phối hợp chân tay nhịp nhàng trướn thẳng đến ghế thể dục, ngực sát ghế, tay ôm ghế thể dục và lần lược đưa từng chân qua ghế. Xong cô đứng lên đi nhẹ nhàng về chỗ.
- Cho lần lượt cả lớp thực hiện (mỗi lần 2 cháu).
Cô bao quát, động viên, sửa sai.
Mời trẻ yếu, trẻ khá tập lại.
*Trò chơi vận động: “Ô tô vào bến”
Cho cháu chơi trò chơi: “ô tô vào bến”
Cô nêu cách chơi:
Cho cháu chơi vài lần.
HOẠT ĐỘNG 3: Hồi tĩnh.
Cho trẻ đi nhẹ nhàng hít thở sâu.
- Trẻ tập theo cô.
- Ghế thể dục, vạch chuẩn.
- (…)
-Trẻ khá thực hiện cho bạn xem.
- “Trườn sấp trèo qua ghế thể dục”.
- Trẻ nhắc lại tên bài.
- Trẻ xem cô làm mẫu.
-Trẻ thực hiện.
- Trẻ chơi và đi nhe nhàng về chỗ ngồi
- Cháu chơi theo yêu cầu của cô.
- Cháu đi nhẹ nhàng về chỗ.
IV/ HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI:
Cho trẻ hát: “Em tập lái ô tô”- dẹp đồ dùng.
Tiết 2 : PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
Đề tài : CẮT DÁN HÌNH VUÔNG (Mẫu)
I/ YÊU CẦU:
Trẻ cắt đôi tờ giấy hình chữ nhật to- nhỏ khác nhau tạo thành hình vuông to, nhỏ.
Luyện cách phếch hồ, cầm kéo.
II/ CHUẨN BỊ:
Tranh mẫu.
Băng giấy cỡ 5x10cm cho mỗi trẻ.
Tập, kéo, hồ.
Băng đĩa có bài hát về chủ đề.
Tích hợp: MTXQ, AN.
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỔNG CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Tập trung chú ý trẻ
Cháu xếp 3 hành dọc đi từ ngoài vào, đọc thơ: “Bé làm bao nhiêu nghề”
- Cháu hát vận động cùng cô.
HOẠT ĐỘNG 2: Trò chuyện, giới thiệu bài.
Bài thơ vừa rồi nói về những ngành nghề nào?
Nhìn xem…Trên tay cô có gì nè?
Cây kéo là dụng cụ của ngành nghề nào?
Đúng rồi! Kéo là dụng cụ của nghề thợ may, uốn tóc, bán vãi. Cây keo còn là dụng cụ học tập dùng để cắt dán thủ công nữa đó.
Cốc, cốc, cốc!...
Chào bạn búp bê!... bạn đi dâu mà tay cần kéo thế?
Các bạn ơi! Mình vừa cắt dán 1 bức tranh rất đẹp. Mình đố các bạn mình đã cắt dán được gì nè?
Thế các bạn thấy các hình vuông này được dán như thế nào?
Các bạn có thích bức tranh này không? Mình sẽ tặng các bạn bức tranh này nhé! Các bạn hãy cắt dán bức tranh hình vuông to- nhỏ giống tranh của mình nha!
Chào tạm biệt!...
Búp bê đã đi xa rồi, bây giờ các con hãy cắt dán hình vuông to- nhỏ tạo thành bức tranh thật đẹp cho mình nhé. Nhưng trước khi thực hiện, các con hãy chú ý xem cô làm mẫu trước nhé!
- Thợ xây (thợ nề), thầy thuốc, thợ hàn, thợ mỏ, cô nuôi.
- Cây kéo.
- Trẻ tự trả lời…
- Ai gọi đó?...
- Ồ, 1 bức tranh cắt dán hình vuông to- nhỏ.
- Đều và thẳng…
- Tạm biệt bạn búp bê…
HOẠT ĐỘNG 3: Cô làm mẫu
Ở đây cô có dĩa đựng các băng giấy hình chữ nhật to, nhỏ khác nhau. Cô cũng đã chuẩn bị sẵn các băng giấy cho các con rồi đó.
Cô làm mẫu 1 lần, vừa làm mẫu vừa phân tích cách thực hiện:
Tay trái cô cầm băng giấy, tay phải cô cầm kéo. Ngón tay cái và ngón giữa cô xỏ vào 2 lỗ kéo, ngón trỏ cô đỡ kéo.
Cô bắt đầu cắt giấy, nhớ khi cắt phải cắt từ dưới lên trên, cắt hình vuông to cô lấy băng giấy to hình chữ nhật, ước lượng bằng mắt, cô cắt 1 nhát thẳng, tạo nên 2 hình vuông đều nhau. Sau đó cô lấy băng giấy hình chữ nhật nhỏ cắt hình vuông nhỏ.
Cắt xong cô xếp xen kẽ các hình vuông to- nhỏ vào giữa bức tranh sao cho thẳng hàng và đều nhau. Cô lật từng hình lên bôi hồ vào mặt trái của hình và dán vào tập, dùng tay miết nhẹ cho phẳng.
Vậy muốn cắt dán hình vuông ton nhỏ, trước hết các con cần làm gì?
Con cắt hình vuông ra sao?
Dùng kĩ năng gì để cắt?
Cắt xong con làm gì?
Con dán như thế nào?
Con cầm kéo ra sao?
Tư thế ngồi thế nào?
Để giữ cho đôi tay sạch, cắt dán xong con sẽ làm gì?
- Trẻ xem cô làm mẫu.
- Trẻ tự trả lời.
HOẠT ĐỘNG 4: Trẻ thực hiện.
Trẻ cắt dán, cô bao quát. Gợi ý, giúp đỡ những trẻ còn lúng túng.
- Cô mở băng.
-Trẻ cắt dán.
HOẠT ĐỘNG 5:Trưng bày, nhận xét sản phẩm.
Trẻ mang sản phẩm treo lên giá cho cả lớp xem chung.
Cô mời vài cháu, gợi cho trẻ quan sát và tự nhận xét tranh. Hỏi trẻ thích bức tranh nào? Vì sao?
Cô nhận xét tranh của trẻ.
- Trẻ xem sản phẩm
- Nhận xét tranh của bạn.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
Cho trẻ mang sản phẩm treo ở góc lớp tham dự tranh triển lãm…
Thứ tư ngày 30 tháng 11 năm 2011
Tiết : PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Đề tài : TẬP TÔ U-Ư
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Cháu tô hết chữ cái in mờ trong dòng kẻ
Rèn tính chủ định, kỹ năng viết cho trẻ
II/ CHUẨN BỊ:
Bàn ghế, tập tô, viết chì
Tranh phóng to của cô
Đồ chơi gắn chữ cái u-ư, e-ê.
Tích hợp: AN, MTXQ.
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Tập trung chú ý cho trẻ
- Cho trẻ hát bài: “Cháu yêu cô chú công nhân”
- Các con vừa hát bài hát nói về ai?
- Cô chú công nhân trong xã hội làm những nghành nghề gì?
- Còn cha mẹ các con thì làm nghề gì?
-Ai là người thường đi chợ nấu ăn cho cả nhà?
- Mẹ có vất vả không?
-Vậy hôm nay cô sẽ tổ chức cho các con cùng nhau đi chợ mua thức ăn về giúp mẹ nhé cho qua trò chơi “ đi mua đồ dùng”
- Cô nêu cách chơi:
Cho 2 đội lên chơi (mỗi đội 4-5 bạn)
Bạn đứng đầu hàng cầm giỏ mua 1 quả về để vào rổ rồi đưa giỏ cho bạn thứ 2, bạn thứ 1 chạy ra cuối hàng, tiếp tục bạn thứ 2 thứ 3 tương tự. Khi nghe tiếng trống lắc thì thời gian chơi đã hết, cô và lớp kiểm tra lại.
-Trẻ chơi 2-3 lần, cho trẻ phát âm lại u. ư và cho trẻ vào bàn ngồi.
- Cho trẻ hát bài “Tía má em” đến bàn ngồi.
-Trẻ hát
-Trẻ trả lời…
-Trẻ nghe cô nói cách chơi
-Trẻ chơi theo yêu cầu của cô.
-Trẻ hát và đi đến bàn ngồi.
HOẠT ĐỘNG 2: Tập tô chữ cái u, ư
*Tập tô chữ cái u
-Các con nhìn xem cô có tranh gì đây?
-Cho trẻ đọc lại từ ghép
-Trẻ lên gạch chân chữ cái u trong từ cho lớp phát âm lại.
-Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con tô chữ cái u in mờ trong dòng kẻ
-Các con mở tập ra xem chữ cái u đầu tiên trong dòng kẻ thứ nhất có gì? Đó là số nào?
-Còn những chữ cái còn lại trong dòng kẽ con thấy thế nào? Có dễ nhìn không? Làm sao cho các chữ cái này dễ nhìn hơn?
-Để tô đẹp, các con xem cô tô mẫu trước nhe!
Cô phân tích:
Cô cầm bút bằng tay phải cầm bằng 3 ngón tay, tay trái cô vịn tranh cô tô theo chiều mũi tên số 1, tô trùng khít lên các chấm mờ, cô nhất bút lên tô đến mũi tên số 2, cô cũng tô trùm khích lên các chấm in mờ… cứ như vậy các con tìm tô 3 chữ cái u in mờ trong dòng kẻ thứ nhất!
-Đến dòng kẻ thứ hai và dòng thứ ba, cô chỉ tô 1 chữ cái u in mờ.
-Cô ngồi mẫu cho trẻ xem.
-Kiểm tra cách cầm bút của trẻ.
-Trẻ tô cô bao quát trẻ
*Tập tô chữ cái ư
- Hát “Em tập lái ô tô”
-Cô hỏi…
- Bài hát vừa rồi nói về xe gì?
- Xe ô tô có rất nhiều loại, có loại xe dùng để chở khách, có loại dùng để chở hàng hóa. Có 1 loại ô tô không dùng để chở khách, không chở hàng hóa mà chỉ chở nước đến cứu người nơi xảy ra hỏa hoạn. Cô đó các con đó là xe gì?
-Nhìn xem!... Cô có tranh ảnh gì nè?
-Đọc lại các từ ghép
-Cho trẻ lên gạch chân chữ cái ư trong từ, cho lớp phát âm lại
-Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con tô
-Các con xem chữ cái ư trong dòng kẻ có mấy số? Đó là những số gì?
Cô phân tích:
Cô bắt đầu tô theo chiều mũi tên số 1, tô trùng khít lên các chấm mờ và mũi tên hướng dẫn, nhất bút lên cô tô sang chiều mũi tên số 2, số 3. tô xong chữ cái thứ nhất, cô tô sang chữ cái thứ 2, thứ 3. Sang dòng kẻ thứ hai và dòng kẻ thứ ba cô tô 1 chữ cái.
-Cô kiểm tra cách cầm bút của trẻ.
-Trong khi trẻ tô cô bao quát trẻ
*Kết thúc: Cô nhận xét chung, tuyên dương những trẻ tô chữ đẹp.
-“Lái tàu”
-Trẻ đọc từ ghép.
-Trẻ gạch chân chữ u
-2 số, số 1, 2.
Trẻ nghe cô phân tích
-Trẻ cầm bút giơ lên…
-Trẻ hát…
-……
-“Ô tô cứu hỏa”
-Trẻ đọc từ ghép
-Trẻ gạch chân chữ cái ư.
3 số: 1, 2 và 3
Trẻ nghe cô phân tích
-Đầu hơi cúi, ngực không tì vào bàn
IV/ HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI:
Cả lớp hát và vận động bài “ Lớn lên cháu lái máy cày”
Trẻ qua bàn tô tranh trong quyển tập tô.
Thứ năm ngày 01 tháng 12 năm 2011
Tiết : PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài : NHẬN BIẾT MỐI QUAN HỆ HƠN KÉM
TRONG PHẠM VI 7
I/- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lương trong phạm vi 7
II/ CHUẨN BỊ:
Đồ dùng, đồ chơi nghề dạy học có số lượng 7 (6, 5, 4) để xung quanh lớp.
Thẻ số từ 1 đến 7 cho mỗi trẻ, 2 thẻ số 7.
Mỗi trẻ có 7 quyển tập, 7 cây thước.
Đồ dùng của cô như của trẻ, nhưng to hơn.
Tập toán, chì màu, bàn ngồi cho trẻ.
Tích hợp: MTXQ, AN, LQVH
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Tập trung chú ý trẻ.
- Cô cho trẻ đọc thơ “cái bát xinh xinh”
- Trẻ đọc thơ cùng cô.
HOẠT ĐỘNG 2: Ôn nhận biết số lượng trong phạm vi 7
Các con vừa đọc bài thơ nói về gì?
Cha mẹ bạn nhỏ làm nghề gì?
Còn cha mẹ con làm nghề gì?
Công việc đó tạo ra sản phẩm gì?
Xung quanh lớp mình có nhiều nhóm đồ dùng là sản phẩm của một số nghề.
Bạn nào giỏi lên giúp cô tìm nhóm sản phẩm của một số nghề có số lượng là 7?
Cô cháu cùng kiểm tra lại.
- Cái bát xinh xinh…
- (…)
- Trẻ tìm…đặt thẻ số…
HOẠT ĐỘNG 3: Thêm bớt, tạo nhóm trong phạm vi 7.
Các con giỏi quá, bây giờ cô sẽ thưởng cho các con mỗi bạn 1 rỗ đồ dùng. Các con hãy về và ngồi 4 hàng ngang ngay ngắn nhé!
Cho trẻ hát bài “cháu yêu cô chú công nhân”, đi lấy đồ dùng về 4 hàng ngang ngồi.
Cô đã tặng các con gì nào?
Thước tập là đồ dùng của nghề gì?
Giúp cô, xếp hết nhóm tập thành hàng ngang, nhớ xếp từ trái sang phải.
Các con đếm xem mình có bao nhiêu cuốn tập?
Các con cũng xếp 6 cây thước ra nữa nhé!. Và cũng xếp từ trái sang phải, xếp tương ứng 1-1 với nhóm tập nhé!
Mình đếm lại nhóm thước xem nào?
Con thấy số lượng nhóm tập và nhóm thước như thế nào với nhau?
Nhóm nào ít hơn? Ít hơn là mấy?
Nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy?
Muốn nhóm tập và nhóm thước nhiều bằng nhau ta phải làm sao?
Đúng rồi, nhưng bây giờ cô muốn nhóm thước nhiều bằng nhóm tập ta phải làm gì?
Cô cháu đặt thêm 1 cây thước.
Các con thấy nhóm tập và nhóm thước lúc này như thế nào với nhau? Cùng bằng mấy ?
Vậy 6 thêm 1 là mấy ?
Mình cùng nhau đếm lại 2 nhóm tập và nhóm thước xem có bằng nhau không nhé!
Để chỉ 2 nhóm tập thước cùng bằng nhau ta chọn thẻ số mấy cho tương ứng?
Hôm nay lớp học của bạn Hoa đang thiếu 2 cây thước, mình tặng cho các bạn nhé!
7 cây thước bớt 2 cây thước bớt còn mấy cây thước?
Vậy 7 bớt 2 còn mấy ?
2 nhóm lúc này như thế nào với nhau?
Nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy? Vì sao con biết?
Vậy muốn nhóm thước nhiều bằng nhóm tập thì phải làm sao?
Tương tự, cô cho trẻ thêm bớt đến số lượng 3,5,7.
Bây giờ còn lại đồ dùng gì?
+ Chúng ta tặng cho bạn An 1 cây thước, còn lại mấy cây thước?
+Tặng cho bạn Lan 2 cây thước còn mấy?
+Tặng cho bạn Nam 1 cây còn mấy?
+Tặng cho bạn Huệ 2 cây còn mấy?
Trẻ cất đồ dùng, cô mở băng.
- Cháu đi lấy đồ dùng về hàng ngồi.
- Tập, thước, thẻ số.
- …..
- Trẻ xếp 7 cuốn tập…
- Đếm nhóm tập.
- Trẻ xếp…
- Trẻ đếm nhóm thước…
- Không bằng nhau.
- Nhóm thước ít hơn, ít hơn là 1….
- Ta thêm 1 cây thước (bớt 1 cuốn tập).
- Ta thêm vào 1 cây thước…
- Trẻ đặt vào 1 cây thước
- Bằng nhau, cùng bằng 7.
- …được 6
- Đếm lại 2 nhóm.
- Chọn thẻ số 7. Trẻ chọn thẻ số 7 đặt vào 2 nhóm.
- Trẻ bớt 2 cây thước.
- …còn 5 cây thước
- …còn 5.
- Không bằng nhau.
- Nhóm tập nhiều hơn
- Nhiều hơn là 2, vì con vừa bớt đi 2 cây thước - vì có 2 cuốn tập không có cây thước nào.
- Ta thêm vào 2 cây thước nữa…
- (…)
- Trẻ cất đồ dùng, về ngồi hình chữ u.
HOẠT ĐỘNG 4: luyện tập.
Bây giờ cô mở hội thi “Bé thông minh”
Ai giỏi lên tìm xung quanh lớp nhóm đồ dùng nào có số lượng ít hơn 7, thêm vào cho đủ 7?
Cho cháu chơi vài lần.
- Trẻ lên chơi theo yêu cầu của cô.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
Cho cháu sang thực hiện trên quyển toán
Trẻ tô tranh theo yêu cầu của quyển toán.
Vẽ thêm cho đủ 7 lá vào cành.
Thứ sáu ngày 02 tháng 12 năm 2011
Tiết : PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
Đề tài : LỚN LÊN CHÁU LÁI MÁY CÀY
I/ YÊU CẦU
Cháu thuộc trọn vẹn bài hát kết hợp vận động theo tiết tấu nhanh nhịp nhàng với lời của bài hát
Cháu nghe trọn vẹn bài hát cô hát cháu nghe
Qua trò chơi “Ai nhanh nhất? ” giúp trẻ phát triển tai nghe, phản xạ nhanh.
II/ CHUẨN BỊ
Tranh ảnh 1 số ngành nghề.
Tích hợp: LQVH : thơ “hạt gạo làng ta”
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Dạy vận động “tiết tấu nhanh”-“Lớn lên cháu lái máy cày”, nhạc và lời Kim Hữu.
- Cho trẻ đọc thơ: “hạt gạo làng ta”
- Các con vừa đọc bài thơ nói về gì?
- Vậy trong lớp mình ai có cha mẹ làm nghề làm ruộng?
- Công việc của nghề làm ruộng là làm gì?
- À, có 1 bạn nhỏ rất dễ thương, bạn thích lớn lên được lái máy cày để cho cha mẹ đỡ vất vả đó các con. Đó là nội dung của 1 bài hát, con có biết bài hát đó không?
- Các con hãy hát tặng cho cô nghe bài hát đó đi.
- Cháu hát bài ‘lớn lên cháu lái máy cày”
- Các con vừa hát bài gì? Nhạc và lời của ai?
- Hỏi trẻ về nội dung bài? (bài hát nói lên điều gì?)
- Để cho việc trình bày bài hát thêm phần sinh động chúng ta vừa hát vừa vận động nhé!
- Ai giỏi lên vận động nào?
- Cô mời 3-4 trẻ lên vận động tự do.
- Cô thấy các con bạn nào cũng hát và vận động rất hay. Ngoài những cách vận động của các con cô thấy cách vận động “ vỗ tay theo tiết tấu nhanh” rất vui, phù hợp với giai điệu bài hát này. Vậy bây giờ các con xem cô vận động bài hát này nhé!
- Cô vận động 1 lần .
- Lần 2 phân tích: Vỗ tay theo tiết tấu nhanh là vỗ 1 phách chậm- 3 phách nhanh- 1 phách chậm, theo nhịp đếm 1-2-3-4-5 rồi mở tay ra, đầu tiên cô vỗ vào phách mạnh là chữ “xem”.
- Vận động vỗ tay theo tiết tấu nhanh là vận đông như thế nào?
- Cô cho trẻ vận động tay không cùng cô…
- Cả lớp vận động theo lời bài hát cùng cô 1-2 lần
- Tổ, nhóm, cá nhân vận động xen kẽ (cô chú ý sửa sai)
-Cho cả lớp vận động lại và hỏi tên bài + tên tác giả + tên vận động
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ trả lời…..
- Trẻ nhắc lại tên bài và tên tác giả
- Cho trẻ xung phong lên vận động tự do.
-Trẻ trả lời, cô bổ sung thêm cho trẻ
-Trẻ vận động theo yêu cầu của cô.
-Tổ, nhóm, cá nhân vận động xen kẽ
HOẠT ĐỘNG 2: Nghe hát “Đuổi chim”, nhạc và lời Việt Anh và Nhược Thủy
- Các con biết không công việc của cô bác nông dân rất vất vả, để tạo ra sản phẩm giúp ích cho đời các cô bác đã cần mẫn từ lúc gieo hạt cho đến khi cây lớn lên, ra hoa kết trái, đã thế còn phải canh chừng các chú chim đến cắn phá nữa đấy.
- Có 1 bạn nhỏ rất ngoan, bạn biết giúp đỡ cha mẹ đuổi đàn chim bay đi, không cho chúng đến cắn phá. Để giúp cho các con có thể hình dung ra công việc của bạn, chú Việt Anh và cô Nhược Thủy đã sáng tác ra bài hát “đuổi chim” rất hay, các con nghe nhé!
-Cô hát lần 1 nêu nội dung: Bài hát tả cảnh 1 bạn nhỏ đang giúp cha mẹ đuổi chim để bảo vệ ruộng đậu nhà mình.
-Cô hát lần 2 minh họa
- Trẻ ngồi nghe cô hát và xem cô minh họa, hưởng ứng cùng cô.
HOẠT ĐỘNG 3: Trò chơi “Ai nhanh nhất?”
- Để thư giãn sau giờ học mệt mỏi, cô sẽ tổ chức cho các con chơi một trò chơi đó là “Ai nhanh nhất? ”.
- Cô nêu cách chơi
-Cho trẻ chơi vài lần và nhận xét sau mỗi lần chơi
Trẻ chơi 2,3 lần.
IV/ HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI:
Cho trẻ đến góc đọc sách xem tranh về chủ đề.
Cho trẻ đến góc nghệ thuật biểu diễn lại bài hát.
*NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN:
Cho trẻ nêu gương cuối ngày xong. Cho trẻ nêu gương cuối tuần:
Trẻ hát “ cả tuần đều ngoan”
Nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần.
Cô nhìn vào bình cờ đọc tên những trẻ có từ 3-5 cờ đứng lên, cô phát phiếu bé ngoan.
Cả lớp hoan hô.
Cô động viên các cháu ngoan luôn ngoan để luôn được khen.
Nhắc nhở các cháu chưa ngoan cố gắn ngoan hơn để lần sau được khen.
Hết giờ cô thu hoa lại, dán vào sổ bé ngoan cho cháu.
Trả trẻ
KÝ DUYỆT TUẦN 13
File đính kèm:
- nghe nghiep(1).doc