A. Mục tiêu bài học
Giúp hs:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao, đồng thời hiểu thêm quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua nhân vật này.
- Hiểu và phân tích nghệ thuật của thiên truyện: tình huống truyện độc đáo, không khí cổ xưa, thủ pháp đối lập, ngôn ngữ góc cạnh giàu giá trị tạo hình.
B. Phương tiện thực hiện
- SGK+SGV+giáo án.
- Chân dung của Nguyễn Tuân
- Tác phẩm Vang bóng một thời, một bức thư pháp trên giấy gió viết chữ Tâm.
C. Cách thức tiến hành
GV hướng dẫn HS đọc, thảo luận và trả lời các câu hỏi
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3653 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
25/11/2007
Tiết 41-42
Chữ người tử tù
Nguyễn Tuân
Mục tiêu bài học
Giúp hs:
Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao, đồng thời hiểu thêm quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua nhân vật này.
Hiểu và phân tích nghệ thuật của thiên truyện: tình huống truyện độc đáo, không khí cổ xưa, thủ pháp đối lập, ngôn ngữ góc cạnh giàu giá trị tạo hình.
Phương tiện thực hiện
SGK+SGV+giáo án.
Chân dung của Nguyễn Tuân
Tác phẩm Vang bóng một thời, một bức thư pháp trên giấy gió viết chữ Tâm.
Cách thức tiến hành
GV hướng dẫn HS đọc, thảo luận và trả lời các câu hỏi
Tiến trình lên lớp
ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi:
Phân tích cảnh đợi tàu qua cái nhìn và tâm trạng của nhân vật Liên?
Bài mới
Lời vào bài:
Nguyễn Tuân người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp cái độc đáo, đã tìm thấy và xây dựng thành một tuyệt tác: đó là tập truyện ngắn Vang bóng một thời (1940), trong đó nổi bật lên đỉnh cao nhất là truyện ngắn Chữ người tử tù. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu truyện ngắn đặc sắc này.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
* GV cho Hs xem một số tranh ảnh của Nguyễn Tuân qua các thời kì
* Gọi Hs đọc và tóm tắt những ý chính phần tiểu dẫn trong SGK
* GV nhấn mạnh những điểm chủ yếu:
Yêu cầu giọng đọc: chậm rãi, trang trọng, cổ kính. Giọng đọc cần phù hợp với các nhân vật: Huấn cao, viên quả ngục...
HS dựa vào SGK để giải thích từ khó
Hỏi: Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao được thể hiện trên những phương diện nào?
HS tập khái quát, phát biểu.
Hỏi: Phân tích, chứng minh từng phẩm chất qua những chi tiết tiêu biểu?
HS làm việc theo 3 nhóm
Nhóm1: tài hoa?
Nhóm 2: Khí phách?
Gợi ý: Huấn Cao xuất hiện trươc đề lao với hình ảnh như thế nào?Tác giả đã miêu tả ntn để gây ấn tượng cho người đọc?
Hỏi: Giải thích từ thiên lương? Phẩm chất này của ông Huấn Cao được thể hiện như thế nào trong quan hệ với quản ngục?
* Nhân vật Huấn Cao thể hiện rõ quan niệm của nhà văn Nguyễn Tuân về cái đẹp. Khi ca ngợi nét tài hoa nghệ sĩ ở nhân vật yêu quý của mình nhà văn muốn nói con người lí tưởng trước hêt phải là con người có tài, có tầm vóc văn hóa và biết làm đẹp cho đời bằng cái tài đó của mình. Với Nguyễn Tuân, cái tâm vẫn là gốc rễ của nhân cách, là điểm xuất phát cũng là nơi đi đến của tài năng và khí phách.
Hỏi?Qua truyện ngắn em thấy quản ngục là người thế nào?
Hỏi: Tại sao chính tác giả cũng viết: đây là cảnh tượng xưa nay chưa từng có? Y nghĩa tu tưởng, nghệ thuật của cảnh cho chữ?
Hỏi: Em có suy nghĩ và nhận xét gì về nghệ thuật của truyện?
Gọi 2Hs đọc phần ghi nhớ trong SGK
HS tự tổng kết theo những nét sau:
Tiểu dẫn
1. Tác giả và tác phẩm
- Nguyễn Tuân (1910-1987), quê ở HN, nhà văn lớn thế kỉ XX, có bản lĩnh, phong cách tài hoa độc đáo, nhà tùy bút số một của VN.
- Những tác phẩm chính: Vang bóng một thời(tập truyện ngắn,1940), Một chuyến đi (tùy bút), Chiếc lư đồng mắt cua(tùy bút), Sông Đà, Hà Nội ta đánh mĩ giỏi...
- Giới thiệu truyện ngắn Chữ người tử tù(1939) và tác phẩm Vang bóng một thời (1940).
2. Đọc- kể tóm tắt, phân tích bố cục
Đọc diễn cảm
- Đọc đoạn đầu và cảnh cho chữ
Kể tóm tắt:
- Có thể kể một vài đoạn không đọc
Bố cục
(1) Từ đầu... rồi sẽ liệu: Cuộc trò chuyện giữa quản ngục và thầy thơ lại về tử tù Huấn Cao và tâm trạng của quản ngục
(2) Sớm hôm sau...trong thiên hạ: Cuộc nhận tù; Cách cư xử đặc biệt của quản ngục với ông Huấn Cao trong nửa tháng ở nhà lao tỉnh Sơn.
(3) Cảnh cho chữ
3. Giải thích từ khó
4. Nghệ thuật thư pháp
- Nghệ thuật viết chữ Hán (Nho) bằng bút lông với mực đen trên giấy bản, giấy hồng, hoặc khắc trên gỗ...có khi dùng để thờ, để trang trí, để ngắm chơi như bức tranh chữ.
- Là môn nghệ thuật cổ, lâu đời ở Phương Đông, đặc biệt ở Trung Quốc. Nét chữ, cách viết thể hiện tài hoa, tâm hồn, nết người, tính cách , bản lĩnh ước mơ của người viết.
- ở VN, thời PK, nghệ thuật thư pháp khá phát triển. Cao Bá Quát là nhà nho nổi danh về tài thư pháp.
- Thế kỉ XX ở nước ta, thư pháp suy tàn (ông đồ của Vũ Đình Liên là minh chứng).
- Đầu thế kỉ XXI nghệ thuật này mới được khôi phục. Hiện nghệ thuật thư pháp VN đang trên đà phổ biến và phát triển, còn mở rộng cả thư pháp bằng chữ quốc ngữ,chữ Anh, Nga, Pháp...
(Hết tiết 41 chuyển tiết 42)
Đọc – Hiểu văn bản
Nhân vật Huấn Cao
- Ba bình diện phẩm chất của hình tượng Huấn Cao: tài hoa nghệ sĩ, khí phách anh hùng, nhân cách trong sáng cao cả.
a. Tài hoa nghệ sĩ thư pháp
- Được thể hiện qua những lời nói, thái độ và hành động trầm trồ, ngưỡng mộ của thầy trò quản ngục: Có được chữ ông Huấn mà treo trong nhà thì như có vật báu treo trong nhà... thế ra y văn võ đều có tài cả.
“ chữ ông Huấn đẹp lắp, vuông lắm! chà chà! Cái người mà tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”
- Được thể hiện trực tiếp qua lời nói của ông Huấn: Chữ ta thì đẹp thật, quý thật
Ca ngợi tài hoa của Huấn Cao, Nguyễn Tuân thể hiện quan điểm tư tưởng và nghệ thuật của mình: kính trọng và ngưỡng mộ những bậc tài hoa, trân trọng nghệ thuật thư pháp cổ truyền của cha ông.
b. Khí phách hiên ngang bất khuất
- Sáu phạm nhân mang chung một cái gông, tác giả miêu tả hai chi tiết:
+ Hình ảnh chiếc gông “ một cái thang gỗ lim nặng...nặng 7,8 tạ...những đoạn đen sánh”-> tạo cảm giác cho người đọc về hình phạt của chế độ nhà tù.
+ Hành động Huấn Cao rỗ gông: “Huấn Cao lạnh lùng chúc mũi gông nặng...một trận mưa rệp..”->một thái độ không thèm để ý gì, không hề run sợ trước sự đe dọa của kẻ giữ tù.
- > Khí tiết của người anh hùng tuy thất bại nhưng vẫn hiên ngang.
- Coi thường cái chết, khinh bỉ bọn tiểu nhân đắc chí; bình tĩnh ung dung sống nốt những ngày cuối của cuộc đời oanh liệt.
- Không vì quyền lực và tiền bạc mà ép mình viết chữ, cho chữ; cả đời chỉ mới viết tặng ba người bạn thân.
- Ung dung nhận rượu thịt của quản ngục mà vẫn mắng đuổi quản ngục: Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây.
Đó là khí phách của một nhà nho tiết tháo, uy vũ bất năng khuất.
c. Thiên lương trong sáng, nhân cách cao cả.
- Trước khi nhận ra tấm lòng của quản ngục: Huấn Cao coi y chỉ là loại căn bã, tiểu nhân đắc chí, tiểu lại giữ tù nên đối xử rất cao ngạo, coi thường
- Nhưng khi nhận rõ tấm lòng biệt nhỡn liên tài của một con người có sở thích cao quý mà chọn nhầm nghề, thì từ ngạc nhiên,băn khoăn nghĩ ngợi và cuối cùng, quýt định cho chữ quản ngục. ông đã coi quản ngục là người bạn, tri âm tri kỉ của mình .
Tóm lại, Huấn Cao là một hình tượng nghệ thuật tuyệt mĩ. Hình tượng nhân vật này hội tụ đủ ba phẩm chất cơ bản của một nhân cách đẹp: Tài năng, khí phách và thiên lương. Và đây cũng chính là mẫu người lí tưởng mà Nguyễn Tuân và người đời ngưỡng mộ tôn thờ.
Nhân vật quản ngục
- Quản ngục là người say mê, quý trọng cái đẹp:
+ Đánh giá đúng tài năng của Huấn Cao, quản ngục là người phát hiện ra cái đẹp.
+ Có sở thích đáng quý: chơi chữ
+ Quản ngục khổ tâm “ có một Huấn Cao trong tay mình, dưới quyền mình mà không biết làm thế nào mà xin được chữ” và “ y chỉ lo mai mốt, ông Huấn bị hành hình mà không xin được mấy chữ thì ân hận suốt đời”.
+ Biệt đãi ông Huấn, bị sỉ nhục mà vẫn điềm đạm “ xin tuân lệnh”. Điều đó chứng tỏ quản ngục có tâm hồn nghệ sĩ, say mê, quý trọng cái đẹp.
- Quản ngục cũng là người không biết sợ cường quyền.
+ Chăm lo, biệt đãi tù án chém la việc làm thể hiện sự dũng cảm, bất chấp pháp luật và trách nhiệm của quản ngục.
- Quản ngục suy nghĩ về nghề của mình và cho là “ chọn nhầm nghề”
Ba nét trên chứng tỏ quản ngục cũng thuộc hạng người biết kính mến khí phách, biết tiếc, biết trọng người có tài, biết nghe lời khuyên nhủ của Huấn Cao.
Cảnh cho chữ
Đoạn văn cho chữ có thể xem là một kiệt tác
- Về nội dung: nó góp phần khắc họa chân dung và tính cách của hai nhân vật chính: huấn Cao, quản ngục, góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của truyện.
- Về hình thức nghệ thuật: nó thể hiện bút pháp lãng mạn lí tưởng hóa, tài năng ngôn ngữ, dựng cảnh độc đáo của tác giả.
- Bằng bút pháp đối lập tương phản tập trung cao độ, tác giả đã viết được đoạn văn xứng đáng là cảnh tượng xưa nay chưa từng có vì:
+ Việc cho chữ, xin chữ là việc thanh cao chỉ diễn ra nơi tao nhã, những nơi thư phòng. ở đây nó lại diễn ra giữa nhà tù tối tăm và hôi hám, diễn ra nơi không gian chật hẹp và “tường đầy mạng nhện tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”. Xưa nay người cho chữ thường là bậc tao nhân mặc khách ung dung nhấp rượu thưởng trà, khoan thai cầm ngọn bút lông thảo những nét “rồng bay phượng múa”. ở đây người cho chữ lại là một người tù “cổ đeo gông, chân vướng xiềng”, viết chữ trong “một bầu không khí khói tỏa như đám cháy nhà” “ khói bốc cay mắt” và “ phải dụi mắt lia lịa”. Thế nhưng giữa cảnh phản thẩm mĩ đó,mùi mực thơm vãn bốc lên, con chữ vẫn hiện hình trên vuông lụa trắng tinh và người cho chữ cũng như người nhận chữ vẫn say mê hào hứng và thành kính thiêng liêng.
+ Điều đặc sắc nhất diễn tả trong đoạn văn là sự thay đổi vị thế giữa ba nhân vật: Huấn Cao, quản ngục và thơ lại. Huấn Cao là kẻ tử tù nghĩa là bị tước đoạt mọi quyền kể cả quyền được sống, vậy mà từ ông lại toát ra một uy lực khiến hai nhân vật kia phải nể trọng, phải kính cẩn cúi đầu. Quản ngục và thơ lại là kẻ có đủ thứ quyền và đại diện cho uy quyền của tầng lớp thống trị, trong cảnh cho chữ lại mất hết quyền uy.
Ngục quan và thơ lại có chức năng giáo dục tội phạm thì ở đây đang được tội pham Huấn Cao giáo dục. Quản ngục và thơ lại đang thành kính lĩnh nhận từng lời của Huấn Cao như nhận những di huấn thiêng liêng về nhân cách, về lẽ sống của một bậc thầy hiền minh cao cả. Mọi trật tự bị đảo lộn, nhà tù cường quyền đã sụp đổ. Cái đẹp đã lên ngôi. Dưới uy quyền của cái đẹp không còn nhà tù, không còn cai ngục, tất cả trở thành tri âm tri kỉ. Cái đẹp vì thế trở thành bất tử.
Nghệ thuật của truyện
- Bút pháp lãng mạn:
+ Xây dựng nhân vật: đặt Huấn Cao và quản ngục trong quan hệ soi sáng lẫn nhau...
+ Chọn tình huống độc đáo: một bên là kẻ tử tù, một bên coi tù,hai con người ở hai vị trí đối địch mà vẫn là những người bạn tri âm tri kỉ .
+ Miêu tả cảnh vật bằng bút pháp tạo hình; bút pháp đối lập tương phản.
+ ngôn ngữ truyện tạo không khí cổ xưa, góp phần đưa người đọc đến “ một thời vang bóng”, đó là các từ ngữ:phiếu trát, Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường; thơ lại, đề lao; thầy bát; ngục tốt; hòe hoa...
- Tạo được không khí cổ xưa:
+ Cảnh vật, đồ vật, tên gọi đều sử dụng bằng ngôn ngữ thời xưa.
+ Hành vi con người cả ngôn ngữ cũng của thời xưa
+ Đẩy thời gian về quá khứ, tạo không gian tĩnh lăng, sinh hoạt của con người diễn ra nhịp nhàng chậm rãi.
Ghi nhớ
SGK
Lyuện tập
Hướng dẫn Hs làm bài tập trong SGK
Tổng kết
- Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, một nghệ sĩ tài hoa.
- Chữ người tử tù là một kiệt tác của ông, của VH VN hiện đại.
+ Tác phẩm giàu kịch tính và hấp dẫn
+ Huấn Cao nhân vật trung tâm của Chữ người tử tù- là một nhân cách phi phàm, lấp lánh hào quang huyền thoại
+ Bút pháp nghệ thuật điêu luyện, già dặn.
Củng cố
Điểm chung giữa Huấn Cao và quản ngục?
Phát biểu tự do cảm tưởng về bài học?
Hướng dẫn học bài.
Tìm đọc Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân
Đọc lại và đọc kĩ Chữ người tử tù. Phân tích Huấn Cao và viên quản ngục trong tác phẩm
Soạn bài mới: Luyện tập thao tác lập luận so sánh.
File đính kèm:
- Chu nguoi tu tu(4).doc