Giáo án Chữ người tử tù tiết 3

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng những nhân vật còn lại.

- Hiểu và phân tích được nghệ thuật của thiên truyện : cách xây dựng nhân vật, tình huống truyện độc đáo, không khí cổ xưa, thủ pháp đối lập, ngôn ngữ giàu giá tri tạo hình .

2. Kĩ năng

- Đọc – hiểu một truyện ngắn hiện đại.

- Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.

3. Thái độ

- Trân trọng cái đẹp, cái tài hoa.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên

- SGK, SGV, giáo án, sách chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tham khảo

2. Học sinh

- SGK, vở ghi, vở soạn, tài liệu tham khảo

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1983 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chữ người tử tù tiết 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Tiết 40 Ngày soạn 01/11/2011 Chữ người tử tù ( Nguyễn Tuân ) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng những nhân vật còn lại. - Hiểu và phân tích được nghệ thuật của thiên truyện : cách xây dựng nhân vật, tình huống truyện độc đáo, không khí cổ xưa, thủ pháp đối lập, ngôn ngữ giàu giá tri tạo hình . 2. Kĩ năng - Đọc – hiểu một truyện ngắn hiện đại. - Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự. 3. Thái độ - Trân trọng cái đẹp, cái tài hoa. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Giáo viên - SGK, SGV, giáo án, sách chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tham khảo… 2. Học sinh - SGK, vở ghi, vở soạn, tài liệu tham khảo… III. Phương pháp dạy học - Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm, kết hợp trao đổi thảo luận nhóm. - Phương pháp phân tích, bình giảng, kết hợp so sánh, liên tưởng. - Tích hợp phân môn Làm văn, tiếng Việt, đọc văn. IV. Tiến trình lên lớp ổn định lớp Kiểm tra bài cũ : Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao qua tác phẩm? Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1 - GV: Thầy thơ lại xuất hiện trong tác phẩm qua những chi tiết nào? - HS suy nghĩ, trả lời. - GV: Nhân vật quản ngục xuất hiện qua những chi tiết nào? - HS suy nghĩ, trả lời. - GV: Tại sao nói đây là cảnh tượng xưa nay chưa từng có? - HS thảo luận và trả lời. - GV: Suy nghĩ gì về lời khuyên của Huấn Cao với quản ngục? - GV: Cho biết ý nghĩa của việc Huấn Cao cho chữ quản ngục? - HS suy nghĩ trả lời. Hoạt động 2 - Nêu những thành công về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm? - HS suy nghĩ và trả lời. b. Thầy thơ lại - Kẻ giúp việc giấy tờ cho ngục quan. - Là người biết yêu mến khí phách, biết trọng người tài, nhiệt tình tận tâm với chủ. - Từ thái độ, cử chỉ, đến hành động y trở thành kẻ tâm phúc của ngục quan. - Nhân vật phụ nhưng thần tình, góp phần làm rõ chủ đề tác phẩm. c. Nhân vật quản ngục - Say mê, kính trọng tài hoa thư pháp của Huấn Cao (có chữ Huấn Cao treo là một báu vật ...). - Vượt lên trên pháp luật để: + Biệt đãi tử tù: sai người mang rượu... + Xin chữ tử tù. - Thức tỉnh việc chọn nghề trước lời khuyên của Huấn Cao (khóc, vái, xin bái lĩnh). → Quản ngục là con người đáng được ghi nhận, đáng trách nhưng cũng đáng thương. Đó cũng là “một tấm lòng trong thiên hạ” là “cái thuần khiết giữa một đống cặn bã”, “một âm thanh trong trẻo giữa một bản đàn mà nhạc luật xô bồ, hỗn loạn”. d. Cảnh cho chữ - Đây là cảnh xưa nay chưa từng có: + Cảnh cho chữ diễn ra ở trong tù: Địa điểm đặc biệt: buồng giam chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. + Người cho chữ càng đặc biệt: cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang tô đậm nét chữ trên vuông lụa trắng. Người tử tù đã quên đi cái chết, nỗi thảm khốc mà hiện lên trong tư thế uy nghi, lộng lẫy của một nghệ sỹ tài hoa đang sáng tạo cái đẹp trong ánh hào quang bất tử. + Cùng với việc cho chữ Huấn Cao khuyên quản ngục thay đổi chỗ ở, bỏ nghề để giữ thiên lương. Nghĩa là Huấn Cao không chấp nhận sự vô lý, kệch cỡm của một con người yêu cái đẹp, trân trọng cái đẹp lại làm việc xấu, việc ác. - ý nghĩa của việc Huấn Cao cho chữ quản ngục: + ở chốn ngục tù bao trùm không phải những kẻ đại diện cho quyền lực thống trị làm chủ mà tử tù là người làm chủ. - Khẳng định sự chiến thắng của cái đẹp với cái xấu xa, bẩn thỉu; ánh sáng với bóng tối; cái thiện với cái ác. " Nguyễn Tuân muốn tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao đẹp của con người. 4. Tổng kết - Nội dung : Chữ người tử tù khẳng định và tôn vinh sự chiến thắng của ánh sáng, cái đẹp, cái thiện lương và nhân cách cao cả của con người đồng thời bộc lộ lòng yêu nước thầm kín của nhà văn. - Nghệ thuật : + Tạo dựng tình huống truyện độc đáo, đặc sắc (cuộc gặp gỡ và mối quan hệ éo le, trớ trêu giữa viên quản ngục và Huấn Cao). + Sử dụng thành công thủ pháp đối lập, tương phản. + Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao – con người hội tụ nhiều vẻ đẹp. + Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình, vừa cổ kính, vừa hiện đại. Củng cố Tính cách của hai nhân vật : thầy thơ lại và viên quản ngục. ý nghĩa của việc Huấn Cao cho chữ quản ngục. Hướng dẫn học bài ở nhà Đọc lại tác phẩm, học bài. Chuẩn bị bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh. - Bài tập: Thành công của Nguyên Tuân là không chỉ xây dựng được hình tượng Huấn Cao độc đáo mà cả quản ngục cũng thật đẹp. ý kiến của anh (chị) như thế nào?

File đính kèm:

  • docChu nguoi tu tu T3 Nguyen Tuan.doc
Giáo án liên quan