Giáo án chuẩn dạy tuần 19 lớp 2

TOÁN – Tiết: 91

Bài: TỔNG CỦA NHIỀU SỐ

I. MỤC TIÊU:

1Kiến thức: HS nhận biết về tổng của nhiều số và biết tính tổng của nhiều số.

2Kỹ năng: Tính chính xác tổng của nhiều số.Trình bày sạch đẹp.

3Thái độ: Yêu thích học môn Toán. Cẩn thận khi làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

 - GV: Bộ thực hành toán.Bảng phụ.

 - HS: SGK, Vở bài tập, bảng con.

 

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1090 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án chuẩn dạy tuần 19 lớp 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 BÁO GIẢNG NGÀY MÔN TCT BÀI Thứ hai 31/12 Chào cờ Toán Tập đọc Tập đọc 19 91 55 56 Chào cờ. Tổng của nhiều số. Chuyện bốn mùa. Chuyện bốn mùa. Thứ ba 01/01 Toán Chính tả Kể chuyện Thủ công Đạo đức 92 37 19 19 19 Phép nhân. Tập chép: Chuyện bốn mùa. Chuyện bốn mùa. Cắt, gấp trang trí thiếp chúc mừng. Trả lại của rơi. Thứ tư 02/01 Tập đọc Toán LT&C Mĩ thuật 57 93 19 19 Thư trung thu. Thừa số - Tích. TN về các mùa. Đặt và TLCH Khi nào? VTĐT: Sân trường trong giờ ra chơi Thứ năm 03/01 Tập viết Toán Chính tả Phụ đạo 19 94 38 19 Chữ hoa P. Bảng nhân 2. Thư trung thu. Toán. Thứ sáu 04/01 Tập làm văn Toán HĐNG Sinh hoạt 19 95 19 19 Đáp lời chào , lời tự giới thiệu. Luyện tập. Vui chơi các trò chơi dân gian, dân tộc. Sinh hoạt. Thứ hai ngày 31 tháng 12 năm 2012 TOÁN – Tiết: 91 Bài: TỔNG CỦA NHIỀU SỐ I. MỤC TIÊU: 1Kiến thức: HS nhận biết về tổng của nhiều số và biết tính tổng của nhiều số. 2Kỹ năng: Tính chính xác tổng của nhiều số.Trình bày sạch đẹp. 3Thái độ: Yêu thích học môn Toán. Cẩn thận khi làm bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - GV: Bộ thực hành toán.Bảng phụ. - HS: SGK, Vở bài tập, bảng con. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) - Ôn tập học kì I. - GV nhận xét. 3. Bài mới Giới thiệu: GV giới thiệu ngắn gọn rồi ghi tên lên bảng. Hoạt động 1: Giới thiệu tổng của nhiều số và cách tính. a) GV viết lên bảng : 2 + 3 + 4 = … và giới thiệu đây là tổng của các số 2, 3 và 4. - GV giới thiệu cách viết theo cột dọc của 2+3+4 rồi hướng dẫn HS nêu cách tính và tính b) GV giới thiệu cách viết theo cột dọc của tổng 12+34+40 rồi hướng dẫn HS nêu cách tính và tính. c) GV giới thiệu cách viết theo cột dọc của 15 + 46 + 29 + 8 rồi hướng dẫn HS nêu cách tính và tính - GV yêu cầu HS đặt tính nhưng trong quá trình dạy học bài mới, nếu có điều kiện thì GV nên khuyến khích HS tự đặt tính (viết tổng của nhiều số theo cột dọc: Viết số này dưới số kia sao cho đơn vị thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục, rồi kẻ vạch ngang, viết dấu + và cộng từ phải sang trái) v Hoạt động 2: Thực hành : Bài 1: - GV gọi HS đọc từng tổng rồi đọc kết quả tính. Bài 2: - Hướng dẫn HS tự làm bài vào vở GV nhận xét. Bài 3: - Hướng dẫn HS nhìn hình vẽ để viết tổng và các số thiếu vào chỗ chấm (ở trong vở). - Trò chơi: Ai nhanh sẽ thắng. 4. Củng cố – Dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Dặn hs về làm bài ở vbt - Chuẩn bị: Phép nhân. - Hát - HS làm bài tự kiểm tra. 2 + 3 + 4 = 9 2 12 15 + 3 + 34 + 46 4 40 29 9 86 8 98 - HS thi đua giữa 2 dãy. 8+7+5=20 - 3 HS làm bài, sửa bài, bạn nhận xét. 14 36 15 + 33 + 20 + 15 21 9 15 68 65 15 60 - HS làm vào bảng con 12kg + 12kg +12kg = 36kg TẬP ĐỌC - Tiết 55, 56 Bài: CHUYỆN BỐN MÙA I. MỤC TÊU: 1.Kiến thức: Đọc rành mạch cả bài. Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. Hiểu ý nghĩa các câu chuyện: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.( TLCH 1, 2,4) 2 Kỹ năng: Hiểu nghĩa của các từ ngữ: đâm chồi nẩy lộc, đơm, bập bùng, tựu trường.Hiểu ý nghĩa các câu chuyện: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống. 3. . Thái độ: Ham thích học môn Tiếng Việt. GD ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường thiên nhiên để cuộc sông con người ngày càng thêm đẹp đẽ. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: GV: Tranh minh họa bài đọc trong sgk. Bảng phụ HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động 2. Bài cũ - GV giới thiệu 7 chủ điểm của sách Tiếng Việt 2, tập hai 3. Bài mới Giới thiệu: - Chuyện bốn mùa mở đầu chủ điểm Bốn mùa. GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa trong sách v Hoạt động 1: Luyện đọc a) Đọc từng câu. - HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn. 1 HS đầu bàn (hoặc đầu dãy) đọc, sau đó lần lượt từng em tự đứng lên đọc nối tiếp. Chú ý: b) Đọc từng đoạn trước lớp. - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. - GV hướng dẫn HS ngắt hơi và nhấn giọng trong các câu sau: - Có em/ mới có bập bùng bếp lửa nhà sàn,/ có giấy ngủ ấm trong chăn.// - Cháu có công ấm ủ mầm sống/ để xuân về/ cây cối đâm chồi nảy lộc.// - GV giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải cuối bài đọc. Giải nghĩa thêm từ thiếu nhi (trẻ em dưới 16 tuổi). c) Đọc từng đoạn trong nhóm. - Lần lượt từng HS trong nhóm (bàn, tổ) đọc, các HS khác nghe, góp ý. GV theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng. d) Thi đọc giữa các nhóm (ĐT, CN: từng đoạn, cả bài) e) Cả lớp đọc ĐT (1 đoạn) 4. Củng cố – Dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: Tiết . - Hát - Các từ có vần khó: Vườn bưởi, tựu trường.sung sướng, nảy lộc, trát ngọt, rước, bếp lửa; nhất, nảy lộc, tinh nghịch, vườn bưởi, cỗ, thủ thỉ, ấp ủ, . . .bập bùng - HS đọc theo hướng dẫn của GV. - HS luyện đọc từng đoạn - HS đọc từng câu. - - HS đọc nối tiếp đoạn. - HS đọc theo hướng dẫn của GV. - HS đọc từng đoạn. - Thi đua đọc giữa các nhóm. Tiết 2: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động 2. Bài cũ Chuyện bốn mùa (Tiết 1) - GV yêu cầu HS đọc lại bài. 3. Bài mới Giới thiệu: Chuyện bốn mùa (Tiết 2) Câu hỏi 1: - Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho những mùa nào trong năm? - GV yêu cầu HS quan sát tranh, tìm các nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông và nói rõ đặc điểm của mỗi người. - Em hãy cho biết mùa xuân có gì hay theo lời nàng Đông? - GV hỏi thêm các em có biết vì sao khi xuân về, vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc không? - Mùa xuân có gì hay theo lời bà Đất? - GV hỏi thêm: Theo em lời bà Đất và lời nàng Đông nói về mùa xuân có khác nhau không? - Em thích nhất mùa nào? Vì sao? - GV hỏi HS về ý nghĩa bài văn. *Chúng ta cần làm gì để cho thiên nhiên ngày càng đẹp hơn? GDMT GVnhn m¹nh : Mçi ma xu©n, h¹, thu, ®«ng ®Ịu c nh÷ng vỴ ®Đp riªng nh­ng ®Ịu g¾n b víi con ng­i. Chĩng ta cÇn c ý thc gi÷ g×n vµ b¶o vƯ m«i tr­ng thiªn nhiªn ®Ĩ cuc sng cđa con ng­i ngµy cµng thªm ®Đp ®. v Hoạt động 2: Luyện đọc. - GV hướng dẫn 2, 3 nhóm HS - Thi đọc truyện theo vai. - GV nhắc các em chú ý đọc phân biệt lời kể chuyện với lời đối thoại của nhân vật như đã hướng dẫn. - GV cho HS nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay. - Nội dung bài nói lên điều gì? 4. Củng cố – Dặn dò - Dặn hs về đọc lại bài. - Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Lá thư nhầm địa chỉ. - Hát - 2 HS đọc lại bài. - Chia nhỏ lớp cho HS thảo luận theo bàn, nhóm. Đại diện nhóm trình bày, cả lớp thảo luận. - Cả lớp đọc thầm đoạn 1 - Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho 4 mùa trong năm: xuân, hạ, thu, đông. - HS quan sát trajh - Nàng Xuân cài trên đu 1 vòng hoa. Nàng Hạ cầm trên tay 1 chiếc quạt mở rộng. Nàng Thu nâng trên tay mâm hoa quả. Nàng Đông đội mũ, quàng 1 chiếc khăn dài để chống rét. - Xuân về, vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc. - Vào xuân thời tiết ấm áp, có mưa xuân, rất phuận lợi cho cây cối phát triển, đâm chồi nảy lộc. - Xuân làm cho cây lá tươi tốt. - Không khác nhau vì caÿ đều nmi điều hay của mùa xuân: Xuân về cây lá tốt tươi, đâm chồi nảy lộc. - Chia lớp thành 3 nhóm, trả lời vào bảng tổng hợp. - Em thích mùa xuân vì mùa xuân có ngày Tết. - Em thích mùa hè vì được cha mẹ cho đi tắm biển. - Em thích nhất mùa thu vì đó là mùa mát mẻ nhất trong năm. - Em thích mùa đông vì được mặc quần áo đẹp. - Bài văn ca ngợi 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống. Thứ ba ngày 01 tháng 01 năm 2013 TOÁN – Tiết: 92 Bài: PHÉP NHÂN I. Mục tiêu 1Kiến thức: Nhận biết tổng của nhiều số hạng bằng nhau. Biết chuyển đổi các tổng của nhiều số hạng bằng nhau thành phép nhân.Biết đọc , viết kí hiệu của phép nhân.Biết cách tính kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng. 2Kỹ năng: Biết đọc , viết và cách tính kết quả của phép nhân, trình bày đúng đẹp. 3Thái độ:Ham thích học Toán. Tính đúng nhanh, chính xác. II. Chuẩn bị GV: Tranh ảnh h, mô hình bìa 2 chấm tròn . HS: Vở bài tập , các tấm bìa 2 chấm tròn. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động 2. Bài cũ Tổng của nhiều số. 15 + 15 + 15 + 15 ; 24 + 24 + 24 + 24 Nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’)Giới thiệu ngắn gọn rồi ghi tựa bài lên bảng. v Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhận biết về phép nhân. - GV cho HS lấy tấm bìa có 2 chấm tròn hỏi : + Tấm bìa có mấy chấm tròn ? - Cho HS lấy 5 tấm bìa như thế và nêu câu hỏi - GV gợi ý Muốn biết có tất cả bao nhiêu chấm tròn ta phải làm sao ? - GV hướng dẫn GV giới thiệu : 2 + 2 + 2 + 2 + 2 là tổng của 5 số hạng , mỗi số hạng đều bằng 2 , ta chuyển thành phép nhân , viết như sau : 2 x 5 = 10 ( viết 2 x 5 dưới tổng 2 + 2 + 2 + 2 + 2 và viết số 10 dưới số 10 ở dưới số 10 ở dòng trên : 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 2 x 5 = 10 GV nêu tiếp cách đọc phép nhân 2 x 5 = 10 ( đọc là “ Hai nhân năm bằng mười ” ) và giới thiệu dấu x gọi là dấu nhân GV giúp HS tự nhận ra , khi chuyển từ tổng : 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 thành phép nhân 2 x 5 = 10 thì 2 là một số hạng của tổng , 5 là số các số hạng của tổng , viết 2 x 5 để chỉ 2 được lấy 5 lần . Như vậy , chỉ có tổng các số hạng bằng nhau mới chuyển được thành phép nhân v Hoạt động 2: Thực hành. Bài 1: GV hướng dẫn HS xem tranh vẽ để nhận ra Bài 2: GV hướng dẫn HS viết được phép nhân - Nhận xét , sửa sai 4. Củng cố – Dặn dò Nhận xét tiết học. Dặn HS về làm bài ở VBT Chuẩn bị: Thừa số- Tích. - Hát - Học sinh thực hiện các phép tính. - 2 chấm tròn - HS trả lời - HS trả lời - Muốn biết có tất cả bao nhiêu chấm tròn ta tính nhẩm tổng 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 ( chấm tròn ) - HS nhận xét - HS thực hành đọc ,viết phép nhân - Học sinh đọc. - HS đọc “ Bốn nhân hai bằng tám a) 4 được lấy 2 lần , tức là : 4 + 4 = 8 và chuyển thành phép nhân sau : 4 x 2 = 8 b) , c) làm tương tự như phần a - GV hướng dẫn HS biết cách tìm kết quả của phép nhân : Muốn tính4 x 2 = 8 ta tính tổng 4 + 4 = 8 , vậy 4 x 2 = 8 - HS làm bảng con a ) 4 x 4= 16 b) 9 x 3= 27 c) 10 x 5 = 50 CHÍNH TẢ ( TC) - Tiết :37 Bài: CHUYỆN BỐN MÙA I. Mục tiêu 1Kiến thức: Chép lại chính xác một đoạn trích trong Chuyện bốn mùa. Trình bày đúng đoạn văn xuôi.Làm BT 2b và bài 3 . 2Kỹ năng: Luyện viết đúng và nhớ cách viết những chữ có âm hoặc dấu thanh dễ lẫn: l/ n, dấu hỏi/ dấu ngã. Biết viết hoa đúng các tên riêng. 3Thái độ: HS cẩn thận khi viết .Viết sạch, đẹp. II. Đồ dùng dạy – học: GV: Bảng phụ. HS: Bảng con, vở bài tập. III. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động 2. Bài cũ Kiểm tra đồ dùng học tập. 3. Bài mới Giới thiệu: Chuyện bốn mùa. a, HD viết bài. - GV đọc đoạn chép. - Đoạn chép này ghi lời của ai trong Chuyện bốn mùa? - Bà Đất nói gì? - Đoạn chép có những tên riêng nào? - Những tên riêng ấy phải viết thế nào? - Hướng dẫn HS viết từ khó vào bảng con. - Hướng dẫn HS chép bài vào vở. - GV theo dõi, uốn nắn. - Chấm, sửa bài. - GV nhận xét. b,Hướng dẫn làm bài tập chính tả. Bài tập 2: GV hướng dẫn HS đọc yêu cầu. - Chọn 2 dãy HS thi đua. - GV nhận xét – Tuyên dương. Bài tập 3: - Hướng dẫn HS đọc thầm Chuyện bốn mùa và viết các chữ cho hoàn chỉnh bài tập 3. - GV nhận xét – Tuyên dương. 4. Củng cố – Dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Dặn hs về làm bài vbt. - Chuẩn bị: Thư Trung thu. - Hát - HS đọc thầm theovà TLCH: - Lời bà Đất. - Bà Đất khen các nàng tiên mỗi người mỗi vẻ, đều có ích, đều đáng yêu. - Xuân, Hạ, Thu, Đông. - Viết hoa chữ cái đầu. - HS viết vào bảng con: tựu trường, ấp ủ,… - HS chép bài. - Sửa bài. - Đọc yêu cầu bài 2. - HS 2 dãy thi đua. - Kiến cánh vỡ tổ bay ra - Bão táp mưa sa gần tới. - Muốn cho lúa nảy bông to - Cày sâu, bừa kĩ, phân gio cho nhiều - HS 2 dãy thi đua - là, lộc, lại, làm, lửa, lúc, lá. - năm, nàng, nào, nảy, nói. - bảo, nảy, của, nghỉ, bưởi, chỉ, thủ thỉ, lửa, ngủ, mải, vẻ. - cỗ, đã, mỗi. KỂ CHUYỆN - Tiết: 19 Bài: CHUYỆN BỐN MÙA I. Mục tiêu 1Kiến thức: Dựa vào tranh và gợi ý dưới mỗi tranh kể lại được đoạn 1 (BT1) toàn bộ nội dung câu chuyện 2Kỹ năng: Kể lại được câu chuyện đã học: biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn và kể tiếp được lời của bạn. 3Thái độ: Ham thích môn học. Kể lại được cho người thân nghe. II. Chuẩn bị GV: 4 tranh minh họa đoạn 1. Một vài trang phục đơn giản cho HS đóng vai các vai nhân vật để dựng lại câu chuyện. HS: SGK. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động 2. Bài cũ : - GV yêu cầu 4, 5 HS nói lên câu chuyện đã học trong học kì I mà em thích nhất. Sau đó kiểm tra khả năng nhớ truyện đã đọc - GV nhận xét. 3. Bài mới Giới thiệu:Trong giờ kể chuyện hôm nay, các em sẽ kể lại chuyện 4 mùa theo 3 cách: - Cách 1: Dựa vào tranh và gợi ý dưới tranh, kể lại đoạn 1 của câu chuyện. - Cách 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện. - Cách 3: Khó và thú vị hơn – dựng lại câu chuyện theo vai: Người dẫn chuyện. Xuân, Hạ, Thu, Đông và bà Đất. Chúng ta sẽ xem bạn nào, nhóm nào đạt danh hiệu cá nhân và nhóm kể chuyện hay nhất trong tiết học hôm nay. v Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện. òHướng dẫn kể lại đoạn 1 theo tranh. - GV hướng dẫn HS quan sát 4 tranh trong SGK, đọc lời bắt đầu đoạn dưới mỗi tranh; nhận ra từng nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông qua y phục và cảnh làm nền trong từng tranh. Kể lại toàn bộ câu chuyện - GV mời đại diện các nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện. - GV nhận xét. v Hoạt động 2: Dựng lại câu chuyện theo vai. - GV mời 1 HS nhắc lại thế nào là dựng lại câu chuyện theo vai. - GV cùng 2 HS thực hành dựng lại nội dung 4 dòng đầu. - GV nhập vai người kể. - GV công bố số điểm của các giám khảo trước lớp cùng với điểm của mình, kết luận nhóm kể hay nhất. 4. Củng cố – Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn các em về nhà kể cho mọi người nghe. - Chuẩn bị: Ông Mạnh thắng Thần Gió. - Hát - Từng cặp HS đối đáp, 1 em HS nói tên truyện, em kia nói tên nhân vật chính của truyện hoặc ngược lại. - 1 HS đọc yêu cầu. - 2, 3 HS kể đoạn 1 câu chuyện trước lớp. Bạn nhận xét. - Từng HS kể đoạn 1 trong nhóm - Từng HS lần lượt kể đoạn 2 trong nhóm. - Dựng lại câu chuyện theo vai là kể lại câu chuyện bằng cách để mỗi nhân vật tự nói lời của mình. VD: - Để dựng lại Chuyện 4 mùa cần có 6 người nhập 6 vai: Người kể chuyện, bốn nàng Xuân, Hạ, Thu, Đông và bà Đất. Mỗi nhân vật sẽ nói lời của mình - 1 em là Đông, em kia là Xuân - Từng nhóm HS phân vai thi kể chuyện trước lớp THỦ CÔNG – Tiết: 19 CẮT, GẤP, TRANG TRÍ THIẾP CHÚC MỪNG I/ MỤC TIÊU: 1.KT: HS biết cách gấp, trang trí thiếp chúc mừng.Cắt gấp vàtrang trí được thiệp chúc mừng .Có thể gấp , cắt và trang trí được thiệp theo kích thước tuỳ ý. 2.KN: Nắm được các bước cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng. 3.TĐ: Hứng thú làm thiếp chúc mùng để sử dụng. II/ CHUẨN BỊ: GV: Mẫu thiệp, qui trình. HS: đồ dùng học tập III/ CÁC HOẠT ĐỘNG 1/ Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS 2/ Giới thiệu: – Ghi tựa 3/ Các Hoạt động: Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét + Mục tiêu: Giúp HS nhận xét và quan sát về thiếp chúc mừng. + Phương pháp: Đàm thọai, trực quan, quan sát, mợi mở. Treo thiếp mẫu, hỏi HS: Thiếp chúc mừng có hình gì? Mặt thiếp có trang trí và ghi nội dung chúc mừng ngày gì? Hãy kể những thiếp chúc mừng mà em biết? Sau khi HS trả lời, GV nêu các loại thiếp thông thường: thiếp chúc mừng năm mới, chúc mừng sinh nhật, chúc mừng 8/3 … và đưa cho HS quan sát Thiếp chúc mừng bao giờ cũng được đặt trong phong bì. Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu Mục tiêu: Giúp HS nắm được các bước cắt, gấp thiếp chúc mừng. Phương pháp: Trực quan, quan sát, gợi mở. Treo bảng qui trình. Yêu cầu HS nêu bước 1. Cắt tờ giấy hình chữ nhật có chiều dài và chiều rộng như thế nào? Hình 1 yêu cầu ta làm gì? Bước 2 yêu cầu chúng ta làm gì? Tùy thuộc vào ý nghĩa của thiếp chúc mừng mà người ta trang trí khác nhau. Ví dụ thiếp chúc mừng năm mới thường trang trí cành đào, cành mai hoặc những con vật biểu tượng của năm đó như: con ngựa, con trâu…; thiếp chúc mừng sinh nhật thường trang trí những bông hoa. Để trang trí thiếp có thể vẽ hình, xé dán hoặc cắt dán hình lên ngoài mặt thiếp và viết chữ chúc mừng bằng tiếng Việt (cũng có thể kèm theo tiếng nước ngoài) GV cho 3 nhóm, mỗi nhóm 2 HS lên thi làm thiếp 4/ Củng cố, dặn dò: (3 phút) - Cho 3 nhóm rình bày, lớp nhận xét, tuyên dương nhóm có thiếp đẹp. - Nhận xét. - Chuẩn bị: Tiết 2 - Hoạt động lớp. - HS quan sát trả lời: Hình chữ nhật gấp đôi Trang trí những bông hoa và chữ “Chúc mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11” HS nêu. - HS quan sát các loạt thiếp chúc mừng - Hoạt động lớp, nhóm - Cắt, gấp thiếp chúc mừng - Dài 20 ô, rộng 15 ô - Gấp đôi tờ giấy để có thiếp chúc mừng rộng 10 ô, dài 15 ô. - Trang trí thiếp. Đạo Đức – Tiết: 19 Bài: Trả Lại Của Rơi I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh biết khi nhặt được của rơi cần tjmf cách trả lại cho người mất. 2. Kĩ năng: - Học sinh biết trả lại của rơi cho người mất là người thật thà, được mọi người yêu quý. Nhắc các bạn cùng thực hiện. 3. Thái độ: - Học sinh biết quý trọng những người thật thà, không tham của rơi. II. Đồ dùng dạy – học: - Giáo viên: Bảng phụ HĐ2; các mảnh bìa HĐ3. - Học sinh: VBT. III. Các hoạt động dạy – học HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Ổn định: - Giới thiệu người dự. 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu những việc em đã làm để giữ trật tự ,vệ sinh nơi trường lớp của em? - 1-2 HS trả lời Quét dọn lớp ,bỏ rác đúng quy định, đi nhẹ , nói khẽ, không vứt rác bừa bãi,… 3. Bài mới: - Giới thiệu bài.- ghi bảng - 2-3 hs nhắc lại * Hoạt động 1: Quan sát tranh: - Treo tranh - HS quan sát -Trong tranh vẽ gì? - Hai bạn trên đường đi học về nhặt được tờ tiền 20 .000 đồng. -Theo em hai bạn sẽ làm gì với tờ tiền nhặt được? - HS thảo luận nhóm đôi – đại diện trình bày. - Tranh giành nhau - Chia đôi - Tìm cách trả lại cho người mất -Dùng làm từ thiện - Dùng để tiêu chung - Nộp lại cho thầy cô giáo… ? Nếu em là một trong hai bạn nhỏ trong tình huống này em sẽ làm gì? - Cá nhân - Kết luận : Khi nhặt được của rơi , cần tìm cách trả lại cho người mất . Điều đó sẽ mang lại niềm vui cho người mất và cho chính bản thận mình. * Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến : - Treo bảng phụ ghi nội dung bài tập - HS quan sát - HD hs đánh dấu + vào ô trống trước những ý kiến mà em tán thành . - 1 hs làm bảng – lớp làm VBT a. Trả lại của rơi là người thật thà , đáng quý trọng b. Trả lại của rơi là ngốc c. Trả lại của rơi là đem lại niềm cui cho người mất và cho chính mình. - Nhận xét d. Chỉ nên trả lại của rơi khi có người biết . - Kết luận :Các ý a , c là đúng và các ý b,d,e là sai. e. Chỉ nên trả lại của rơi khi nhặt được số tiền lớn hoặc nhưngx vật đắt tiền. - GD các em Khi nhặt được của rơi dù là vật đắt tiền hay rẻ tiền cũng nên tìm cách trả lại cho người mất. Làm như vậy sẽ được mọi người yêu quý. * Hoạt động 3: Trò chơi “Nếu …. Thì” - GV hướng dẫn cách chơi và luật chơi. - Chia lớp thành hai đội mỗi đội 4 em; phát cho mỗi đội các mảnh bìa ghi sẵn các câu nếu thì. Yêu cầu các em thi gắn nhanh các tấm bìa thành cặp câu đúng. - Đại diện hai đội thi đấu. 1. Nếu em nhặt được ví tiền của thầy cô – Thì em trả lại cho thầy cô. 2. Nếu em nhặt được một hộp bút – Thì em trả lại cho bạn. 3. Nếu en nhặt được tiền ở sân trường – Thì em đem hộp cho thầy Tổng phụ trách. 4. Nếu em nhặt được cái kẹp tóc rất đẹp – Thì em tìm cách trả cho người bị mất. - Nhận xét, tuyên dương đội thăng cuộc. * Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò. - Khi nhặt được của rơi mà không trả lại cho người bị mất thì có nên không? Vì sao? - Dặn HS sưu tầm những bài hát, bài thơ, tám gương nói về người không tham của rơi- Nhận xét tiết học - 1, 2 HS trả lời. Thứ tư ngày 2 tháng 1 năm 2013 TẬP ĐỌC - Tiết : 57 Bài: THƯ TRUNG THU I. Mục tiêu 1Kiến thức: Đọc ngắt nghỉ hơi đúng các câu văn trong bài , đọc ngắt nhịp các câu thơ hợp lí .Hiểu nội dung bài: Tình yêu thương của Bác Hồ dành cho thiếu nhi Việt Nam.( trả lời các câu hỏi và học thuộc đoạn thơ trong bài. 2Kỹ năng:Nắm được ý nghĩa các từ chú giải cuối bài đọc. Giọng đọc diễn tả được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi: vui, đầm ấm, đầy tình thương yêu. KNS: Tự nhận thức; xác định giá trị bản thân; lắng nghe tích cực. 3Thái độ: Yêu thích học môn Tiếng Việt.Luôn kính trọng và nhớ ơn Bác Hồ. II. Đồ dùng dạy – học: GV: Tranh minh họa bài tập đọc. Thêm tranh, ảnh Bác Hồ với thiếu nhi. HS: SGK. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động 2. Bài cũ Lá thư nhầm địa chỉ - GV kiểm tra 2 HS đọc bài Lá thư nhầm địa chỉ, trả lời câu hỏi 2, 3 trong SGK. - GV nhận xét. 3. Bài mới : Giới thiệu 1: Luyện đọc. - GV đọc diễn cảm bài văn và hướng dẫn đọc. - Giọng vui, đầm ấm, đầy tình thương yêu. a) Đọc từng câu. - HS nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ trong bài. - b) Đọc từng đoạn trước lớp. - GV có thể chia bài làm 2 đoạn (phần lời thư và lời bài thơ); hướng dẫn HS ngắt nhịp ở cuối mỗi dòng thơ. - GV kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ mơi trong bài (Trung thu, thi đua, hành, kháng chiến, hòa bình); giải nghĩa thêm: nhi đồng (trẻ em từ 4, 5 à 9 tuổi), phân biệt thư với thơ (lá thư, bức thư/ dòng thơ, bài thơ). c) Đọc từng đoạn trong nhóm. d) Thi đọc giữa các nhóm (ĐT, CN; từng đoạn, cả bài) e) Đọc đồng thanh. 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. Câu hỏi 1: - Mỗi Tết Trung thu, Bác Hồ nhớ tới ai? Câu hỏi 2: - Những câu thơ nào cho biết Bác Hồ rất yêu thiếu nhi? - GV hỏi thêm: Câu thơ của Bác là một câu hỏi (Ai yêu các nhi đồng/ bằng Bác Hồ Chí Minh?) - câu hỏi đó nói lên điều gì? - GV giới thiệu tranh, ảnh Bác Hồ với thiếu nhi để HS thấy được tình cảm âu yếm, yêu thương quấn quýt đặc biệt của Bác Hồ với thiếu nhi và của thiếu nhi với Bác Hồ. Câu hỏi 3: - Bác khuyên các em làm những điều gì? - Kết thúc lá thư, Bác viết lời chào các cháu ntn?. 3: Học thuộc lòng. - GV hướng dẫn HS cả lớp học thuộc lòng lời thơ theo các phương pháp đã nêu trong học kì I. VD: xoá dần chữ trên từng dòng thơ. - HS thi học thuộc lòng phần lời thơ. 4. Củng cố – Dặn dò - 1 HS đọc lại cả bài Thư Trung thu. - HS cả lớp hát bài Ai yêu Bác Hồ Chí Minh của nhạc sĩ Phong Nhã. - GV nhận xét tiết học, nhắc HS nhớ lời khuyên của Bác, về nhà tiếp tục học thuộc lòng đoạn thơ trong thư của Bác. - Chuẩn bị: Ông Mạnh thắng Thần Gió. - Hát - HS đọc và TLCH. - HS đọc từ ngữ: làm việc, yêu, ngoan ngoãn, tuổi nhỏ, việc nhỏ. - Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ - HS đọc. - HS nối tiếp đọc 2 dòng thơ. - Cả lớp đọc cả bài 1 lần. - HS đọc từng đoạn. - HS đọc lại từ - HS thi đua đọc giữa các nhóm. - Bác nhớ tới các cháu nhi đồng. -“Ai yêu các nhi đồng/ bằng Bác Hồ Chí Minh?/ Tính các cháu ngoan ngoãn,/ Mặt các cháu xinh xinh” - Không ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh./ Bác Hồ yêu nhi đồng nhất, không ai yêu bằng, . . . - HS quan sát tranh và lắng nghe. - Đại diện 3 tổ - HS học thuộc lòng - HS thi đua cá nhân. LT&C - Tiết:19 Bài: TỪ NGỮ VỀ CÁC MÙA. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI KHI NÀO? I. Mục tiêu 1Kiến thức: Biết gọi tên các tháng trong năm (BT1) . Xếp được các ý theo lời bà Đất trong Chuyện bốn mùa phù hợp với từng mùa trong năm (BT2).Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Khi nào?(BT3). 2Kỹ năng: HS yêu thích môn học , làm đúng các bài tập. 3Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn Tiếng Việt.Biết nói viết thành câu. II. Chuẩn bị GV: Bút dạ + 3, 4 tờ phiếu viết sẵn nội dung bài tập 2. HS: Vở bài tập. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động 2. Bài cũ Ôn tập học kì I. 3. Bài mới Giới thiệu: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 1: Hướng dẫn làm bài tập. GV hướng dẫn HS làm bài tập 1. Sau ý kiến của mỗi em, GV hướng dẫn cả lớp nhận xét. GV ghi tên tháng trên bảng lớp theo 4 cột dọc. Tháng giêng Tháng tư Tháng bảy Tháng mười Tháng hai Tháng năm Tháng tám Tháng mười một Tháng ba Tháng sáu Tháng chín Tháng mười hai Chú ý: Không gọi tháng giêng là tháng 1 vì tháng 1 là tháng 11 âm lịch. Không gọi tháng tư là tháng bốn. Không gọi tháng bảy là tháng bẩy. Tháng 12 còn gọi là tháng chạp. GV ghi tên mùa lên phía trên từng cột tên tháng. GV che bảng HS sẽ đọc lại. Cách chia mùa như trên chỉ là cách chia theo lịch. Trên thực tế, thời tiết mỗi vùng 1 khác. VD: ở miền Nam nước ta chỉ có 2 mùa là mùa mưa (từ tháng 5 à tháng 10) và mùa khô (từ tháng 11 à tháng 4 năm sau). 2: Thực hành GV nhắc HS: Mỗi ý a, b, c, d, e nói về điều hay của mỗi mùa. Các em hãy xếp mỗi ý đó vào bảng cho đúng lời bà Đất. GV phát bút dạ và giấy khổ to đã viết nội dung bài tập cho 3, 4 HS làm bài. GV nhận xét chốt lại lời giải đúng. 3: Thực hành. GV cho từng cặp HS thực hành hỏi – đáp: 1 em nêu câu hỏi – em kia trả l

File đính kèm:

  • docTUAN 19.doc