I.Mục tiêu:
-Biết lao động vệ sinh lớp học sạch , đẹp .An toàn khi lao động.
-Sử dụng được các dụng cụ lao động hiệu quả .
-HS có ý thức luôn giữ gìn vệ sinh lớp học luôn sạch sẽ.
II.Đồ dùng dạy học:
-Chuẩn bị một số dụng cụ như chổi , xô nước , giẻ lau
72 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7641 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chương trình giảng dạy ngoại khóa lớp 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI KHÓA
Năm học : 2009-2010
Chương trình
Tuần
Ngày dạy
Tên bài dạy
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
1
24/8/2009
Lao động , vệ sinh lớp học
2
31/8/2009
Tham gia sinh hoạt dưới cờ
3
7/9/2009
Tham gia lễ khai giảng năm học mới
4
14/9/2009
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em
An toàn giao thông
5
21/9/2009
An toàn và nguy hiểm trên đường
6
28/9/2009
Tìm hiểu đường phố
7
5/10/2009
Hiệu lệnh của cảnh sát giao thông, biển báo giao thông
8
12/10/2009
Đi bộ và qua đường an toàn
9
19/10/2009
Phương tiện giao thông đường bộ
10
26/10/2009
Ngồi an toàn trên xe đạp và xe máy
11
2/11/2009
Oân tập
12
9/11/2009
Oân tập
13
16/11/2009
Tuyên truyền về an toàn giao thông
14
23/11/2009
Tuyên truyền về an toàn giao thông
Nha học đường
15
30/11/2009
Tại sao và khi nào chải răng ?
16
7/12/2009
Lựa chọn và giữ gìn bàn chải
17
14/12/2009
Thức ăn tốt và không tốt cho răng và nướu
18
21/12/2009
Phương pháp chải răng
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
19
4/1/2010
Giáo dục môi trường / dân số
20
11/1/2010
Sinh hoạt nội dung của sao nhi đồng
21
18/1/2010
Biểu diễn văn nghệ
22
25/1/2010
Sinh hoạt nội dung của sao nhi đồng
23
1/2/2010
Thể dục , thể thao
24
8/2/2010
Lao động vệ sinh trường lớp
25
22/2/2010
Vẽ tranh trưng bày
26
1/3/2010
Sinh hoạt nội dung của sao nhi đồng
27
8/3/2010
Thăm vườn trường
28
15/3/2010
Sinh hoạt nội dung của sao nhi đồng
29
22/3/2010
Tham quan
30
29/3/2010
Thăm gia đình bạn nghèo
31
5/4/2010
Hoạt động từ thiện
32
12/4/2010
Sinh hoạt nội dung của sao nhi đồng
33
19/42010
Chăm sóc vườn trường
34
26/4/2010
Lao động vệ sinh lớp học
35
3/5/2010
Tham gia lễ tổng kết năm học
TUẦN 1
Ngày soan: 21/8/2009
Ngày dạy: 24/8/2009 LAO ĐỘNG VỆ SINH LỚP HỌC
I.Mục tiêu:
-Biết lao động vệ sinh lớp học sạch , đẹp .An toàn khi lao động.
-Sử dụng được các dụng cụ lao động hiệu quả .
-HS có ý thức luôn giữ gìn vệ sinh lớp học luôn sạch sẽ.
II.Đồ dùng dạy học:
-Chuẩn bị một số dụng cụ như chổi , xô nước , giẻ lau…
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Giới thiệu bài: Lao động vệ sinh lớp học.
Hoạt động 1: Nhận biết thế nào là lớp học sạch sẽ ? (8 phút )
-Mục tiêu: HS nhận biết được lớp học sạch sẽ.
-Cách tiến hành:
.HS thảo luận nhóm
- Em biết thế nào là lớp học không sạch sẽ ? Vì sao?
-Lớp học sạch sẽ là lớp học như thế nào?
-Đại diện các nhóm trình bày
-GV và cả lớp nhận xét bổ xung .
-Kết luận : Thường xuyên lao động vệ sinh lớp học để lớp học luôn sạch sẽ.
Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp ( 7 phút )
-Mục tiêu: Biết ích lợi của lớp học sạch sẽ đối với việc học tập.
-Cách tiến hành:
-HS phát biểu
-Kết luận: Trong lớp học sạch sẽ các em sẽ học tập đạt kết quả tốt hơn.
Hoạt động 3: Thực hành ( 20 phút )
-Mục tiêu: Giúp HS biết cách lao động vệ sinh lớp học an toàn và hiệu quả,
-Cách tiến hành:
.GV tổ chức cho các lao động , hướng dẫn sử dụng các dụng cụ lao động.
.Sau khi lao động xong , các nhóm báo cáo kết quả
.GV nhận xét , rút kinh nghiệm.
*Cũng cố , dặn dò:
-Em hãy nêu lại ích lợi của lớp học sạch sẽ ?
-Giáo dục : Các em phải có ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học sạch sẽ , đó là trách nhiệm của mỗi HS để tạo cho các em có môi trường học tập tốt hơn.
-Nhận xét tiết học.
-Lớp học sạch sẽ có sàn không bẩn , không có rác , bàn ghế xếp ngay ngắn , tường lớp học không có vết bẩn , trần lớp học không có bụi , mạng nhện , lớp học đủ ánh sáng , không có mùi hôi , muỗi , gián , chuột trú ẩn.
-HS liên hệ bản thân
-Nhóm quét sàn , trần lớp học, hành lang.
-Nhóm lau banø ghế , bảng lớp .
-Nhóm lau tường , các đồ dùng trang trí lớp học
-Nhóm xếp bàn ghế ngay ngắn , đổ rác đúng nơi quy định .
TUẦN 2
Ngày soạn: 28/8/2009
Ngày dạy: 31/8/2009 THAM GIA SINH HOẠT DƯỚI CỜ
I.Mục tiêu:
-HS biếât tham gia sinh hoạt dưới cờ , đứng nghỉ , nghiêm chào cờ , nghe Quốc ca.
-Biết nhận xét hoạt động của lớp , trường .Tham gia nhận xét , đánh giá hoạt động của các bạn trong trường .
-Xếp hàng trật tự , giữ vệ sinh khi tham gia sinh hoạt dưới cờ .
-HS có ý thức tham gia hoạt động dưới cờ .
II.Đồ dùng dạy học :
-Tranh , ảnh buổi sinh hoạt dưới cờ của trường , hoặc của trường bạn.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Giới thiệu bài: Tham gia sinh hoạt dưới cờ.
Hoạt động 1: Quan sát tranh ( 10 phút ).
-Mục tiêu: HS nhận biết được cảnh sinh hoạt dưới cờ trong nhà trường.
-Cách tiến hành:
.GV nêu tranh buổi sinh hoạt dưới cờ.
.GV nêu câu hỏi :
.HS phát biểu , GV và cả lớp nhận xét , chốt ý.
Kết luận : Sinh hoạt dưới cờ trong trường tiểu học được tổ chức vào tiết 1 ngày thứ hai hàng tuần .Đây là một hoạt động cần thiết để giáo dục toàn diện cho HS.
Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động sinh hoạt dưới cờ( 10 phút ).
-Mục tiêu: HS biết hình thức và nội dung của buổi sinh hoạt dưới cờ .
.Tinh thần và thái độ khi tham gia .
-Các tiến hành :
.HS thảo luận nhóm theo các nội dung GV nêu.
.Đại diện nhóm trình bày .
-Cả lớp và GV nhận xét bổ sung.
Kết luận : HS giữ trật tự , vệ sinh , nhận xét về kết quả các mặt hoạt động của HS trong tuần và nhiệm vụ trong tuần tới .Các em tham gia nghiêm trang khi chào cờ , thái độ nghiêm túc trong buổi sinh hoạt .
Hoạt động 3: Đóng vai ( 15 phút ).
-Mục tiêu: HS có thói quen va ham thích hoạt động sinh hoạt dưới cờ.
-Cách tiến hành:GV tổ chức cho HS diễn lại buổi sinh hoạt dưới cờ.
Kết luận : Tham gia hoạt động sinh hoạt dưới cờ các em sẽ phát triển và học tập tốt hơn.
*Củng cố , dặn dò :
-GV : Các em có thích hoạt động sinh hoạt dưới cờ không? Vì sao?
-Nhắc HS tích cực tham gia hoạt động sinh hoạt dưới cờ.
-Nhận xét tiết học.
-Cả lớp quan sát tranh.
-Sinh hoạt dưới cờ được tổ chức vào thời gian nào trong tuần ?
-Quang cảnh buổi sinh hoạt dưới cờ như thế nào ?
-HS xếp hàng ra sao? Thầy , cô ở vị trí nào ? Ai điều khiển buổi sinh hoạt dưới cờ?
-HS tập trung như thế nào ?
-Thầy tổng phụ trách làm gì?
-Lớp trực nhật làm gì ?
-Cô hiệu trưởng làm gì ?
-Kết thúc buổi sinh hoạt dưới cờ ra sao ?
-HS sắm vai ( thầy , cô , HS ) lên trình diễn.
TUẦN 3
Ngày soạn:4/9/2009
Ngày dạy: 7/9/2009 THAM GIA LỄ KHAI GIẢNG NĂM HỌC MỚI
I.Mục tiêu:
-HS biết tham gia lễ khai giảng năm học mới để bắt đầu vào năm học mới .
-Hiểu nội dung: thể hiện tình cảm HS dưới mái trường thân yêu và tình cảm của mọi người với các em.
II.Đồ dùng dạy học:
-Những bông hoa cho hoạt động 3.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Giới thiệu bài : Tham gia lễ khai giảng năm học mới.
Hoạt động 1: Nhận biết ngày khai giảng năm học mới (15 phút ).
-Mục tiêu: HS nhậân biết lễ khai giảng bắt đầu năm học mới gồm phần lễ và khần hội .
-Cách tiến hành :
.GV nêu câu hỏi : Các em có dự lễ khai giảng năm học mới chưa ?
.GV tổ chức thảo luận , giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
-Đại diện nhóm trình bày trước lớp
-GV và cả lớp nhận xét , bổ sung
Kết luận: Vào ngày 5/9 hàng năm nhà trường tổ chức lễ khai giảng , không khí buổi lễ tưng bừng , HS nô nức bước vào năm học mới trong sự chăm lo , quan tâm của mọi người.
Hoat động 2: Bày tỏ thái độ ( 10 phút )
-Mục tiêu: HS có ý thức tham gia lễ khai giảng và thể hiện tình cảm của mình .
-Cách tiến hành :
.HS bày tỏ thái độ đồng tình bằng cách giơ tay và giải thích .
-Kết luận : Tất cả HS phải tham gia lễ khai giảng để tỏ tình cảm yêu thương trường lớp và quyết tâm học tập của mình.
Hoạt động 3: Tặng hoa chúc mừng ( 10 phút )
-Mục tiêu: HS thể hiện tình cảm của mình với bạn bè , thầy cô .
-Cách tiến hành :
.GV cho HS tặng hoa và chúc mừng nhau khi dự lễ khai giảng
Kết luận : Các em sẽ tự tin bước vào năm học mới với quyết tâm học giỏi để bạn bè yêu mến , thầy cô và cha mẹ hài lòng .
*Củng cố :
-GV: Em hãy nói lên tình cảm của em sau khi dự lễ khai giảng ?
-Nhận xét tiết học.
-HS trả lời.
-HS thảo luận nhóm 4.
.Nhóm 1: Quang cảnh buổi lễ.
.Nhóm 2: Diễn biến buổi lễ .
.Nhóm 3 :Thái độ , tình cảm của học sinh .
.Nhóm 4: Sau buổi lễ còn phần hội ra sao?
a)Chỉ những HS giỏi mới tham gia.
b)Tham gia lễ khai giảng, HS càng yêu mến trường lớp hơn.
c) Những HS xa trường không cần tham gia.
d)Tham gia sẽ thêm hiểu biết về trường lớp và học tập được nhiều điều hay.
e) Cùng bạn tham gia để chơi trò chơi , không cần tham gia lễ khai giảng.
-Nhiều HS tặng hoa cho nhau và nói câu chúc mừng
TUẦN 4
Ngày soạn: 11/9/2009
Ngày dạy : 14/9/2009 GIÁO DỤC QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM
I.Mục tiêu:
-HS biết được các quyền và bổn phận của mình đối với bản thân , gia đình , nhà trường và xã hội.
-Thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình .
-HS có ý thức về quyền và bổn phận của mình để có hành vi ứng xử phù hợp trong những tình huống đơn giản.
II.Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh và những mẫu chuyện về nội dung bài.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Giới thiệu bài: Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em .
Hoạt động 1: Nhận biết quyền và bổn phận trẻ em .
-Mục tiêu: HS biết được quyền và bổn phận của trẻ em .
-Cách tiền hành :
.GV lần lượt giới thiệu từng tranh , HS quan sát nêu nội dung .
.GV hướng dẫn HS để tìm ra được các quyền và bổn phận của trẻ em.
.GV ghi bảng.
-Kết luận: Trên đây là những quyền và bổn phận của trẻ em , từ đó các em phải có trách nhiệm về các hành vi , việc làm của bản thân mình .
Hoạt động 2: Kể chuyện
-Mục tiêu: HS nhận biết những hành vi ứng xử phù hợp
-Cách tiến hành :
.GV kể vài mẫu chuyện , từ câu chuyện kể HS nêu được quyền và bổn phận trẻ em.
Hoạt động 3: Liên hệ bản thân
-Mục tiêu : HS biết nói lại quyền và bổn phận của mình đối với bản thân , gia đình , nhà trường , xã hội và môi trường tự nhiên.
-Cách tiến hành :
.HS nêu việc làm của mình trước lớp .
.Cả lớp nhận xét , chọn những HS nêu tốt nhất .
-Kết luận : Từ những hành động cụ thể các em đã thực hiện tốt được quyền và bổn phận của trẻ em .
*Củng cố , dặn dò :
-Em biết những quyền và bổn phận trẻ em nào , kể ra ?
-Dặn HS có hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đã biết .
-Nhận xét tiết học .
-Quyền được học tập.
- Quyền được bảo đảm sức khỏe .
- Quyền được tham gia những công việc gia đình phù hợp với khả năng.
- Quyền được đối xử bình đẳng , không bị phân biệt đối xử.
-Quyền được bảo vệ , hổ trợ giúp đỡ khi gặp khó khăn.
-Quyền được sống , học tập , nghỉ ngơi trong môi trường trong lành.
-HS nghe kể chuyện và nêu được quyền và bổn phận của trẻ em.
-HS tự liên hệ bản thân.
CHƯƠNG TRÌNH AN TOÀN GIAO THÔNG
TUẦN 5
Ngày soạn : 18/9/2009
Ngày dạy : 21/9/2009 AN TOÀN VÀ NGUY HIỂM
KHI ĐI TRÊN ĐƯỜNG
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức :
-HS nhận biết thế nào là hành vi an toàn và nguy hiểm của người đi bộ , đi xe đạp trên đường .
-HS nhận biết những nguy hiểm thường có khi đi trên đường phố ( không có hè đường , hè bị lấn chiếm , xe đi lại đông , xe đi nhanh ).
2.Kĩ năng:
-Biết phân biệt những hành vi an toàn và nguy hiểm khi đi trên đường .
-Biết cách đi trong ngõ hẹp , nơi hè đường bị lấn chiếm , qua ngã tư.
3.Thái độ :
-Đi bộ trên vĩa hè , không đùa nghịch dưới lòng đường để bảo đảm an toàn .
II.Chuẩn bị:
-Bức tranh sách giáo khoa , phiếu học tập hoạt động 2.
-2 bảng chữ : An toàn – Nguy hiểm .
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Giới thiệu bài : An toàn và nguy hiểm khi đi trên đường .
-Hoạt động 1: Giới thiệu an toàn và nguy hiểm ( 10 phút ).
a)Mục tiêu:
-HS hiểu ý nghĩa an toàn và không an toàn khi đi trên đường .
-Nhận biết các hành động an toàn và không an toàn trên đường phố .
b) Cách tiến hành :
-GV giải thích thế nào thế nào là an toàn , thế là nguy hiểm .
-Cho HS quan sát tranh vẽ hành vi nào là an toàn , hành vi nào là nguy hiểm ( không an toàn )
-Chia nhóm , giao việc cho từng nhóm .
-Nhóm cử đại diện trình bày và giải thích ý kiến của nhóm mình.
c) Kết luận:
-Đi bộ hay qua đường nắm tay người lớn là an toàn .
-Đi bộ qua đường phải tuân theo tín hiệu đèn giao thông là đảm bảo an toàn .
-Chạy và chơi dưới lòng đường là nguy hiểm .
-Ngồi trên xe đạp do bạn nhỏ khác đèo là nguy hiểm .
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm phân biệt hành vi an toàn và nguy hiểm ( 10 phút ).
a) Mục tiêu: Giúp các em biết lựa chọn thực hiện hành vi khi gặp các tình huống không an toàn trên đường phố .
b) Cách tiến hành :
-GV chia lớp thành 5 nhóm , phát cho mỗi nhóm một phiếu với các tình huống sau:
-Các nhóm thảo luận từng tình huống ,tìm ra cách giải quyết tốt nhất .
-Đại diện các nhóm trình bày .
c) Kết luận : Khi đi bộ qua đường , trẻ em phải nắm tay người lớn và biết tìm sự giúp đỡ của người lớn khi cần thiết , không tham gia vào các trò chơi hoặc đá bóng , đá cầu trên vĩa hè , đường phố và nhắc nhở bạn mình không tham gia vào các hoạt động nguy hiểm đó .
Hoạt động 3 : An toàn trên đường đến trường ( 10 phút ).
a) Mục tiêu: HS biết khi đi học , đi chơi trên đường phải chú ý để bảo đảm an toàn .
b) Cách tiến hành :
-Cho HS nói về an toàn trên đường đi học .
c) Kết luận : Trên đường có nhiều loại xe đi lại , ta phải chú ý khi đi đường :
-Đi trên vĩa hè hoặc đi sát lề đường bên phải .
-Quan sát kĩ trước khi qua đường để bảo đảm an toàn .
*Củng cố , dặn dò: ( 5 phút )
-Nếu còn thời gian GV có thể cho HS kể thêm 1,2 ví dụ về an toàn và nguy hiểm .
-GV tổng kết thế nào là an toàn và nguy hiểm .
-Nhận xét tiết học .
-An toàn : Khi đi trên đường không để xảy ra va quẹt , không bị ngã , bị đau ,… đó là an toàn .
-Nguy hiểm: Là các hành vi dễ gây ra tai nạn .
-Tranh 1: Đi qua đường cùng người lớn , đi trong vạch đi bộ qua đường là an toàn .
-Tranh 2 : Đi trên vĩa hè , quần áo gọn gàng là an toàn .
-Tranh 3 : Đội mũ bảo hiểm ngồi trên xe máy là an toàn.
-Tranh 4 : Chạy xuống lòng đường để nhặt bóng là không an toàn .
-Trạnh 5: Đi bộ một mình qua đường là không an toàn .
Tranh 6 : Đi qua đường trước đầu xe là không an toàn .
-Nhóm 1: Quả bóng lăn xuống đường , làm thế nào để lấy được quả bóng ?
-Nhóm 2 : Bạn em muốn đèo em bằng xe đạp ra phố chơi. Em có đi không ? Em sẽ nói gì cùng bạn ?
-Nhóm 3 : Em làm thế nào để cùng mẹ qua đường ?
-Nhóm 4 : Bạn rủ em chơi đá cầu trên vĩa hè , em có chơi không ? Em sẽ nói gì cùng bạn ?
-Nhóm 5 : Làm thế nào để qua đường khi trên đường có nhiều xe cộ đi lại ?
-Em đi đến trường trên con đường nào ?
-Em đi như thế nào để được an toàn?
TUẦN 6
Ngày soạn : 25/9/2009
Ngày dạy: 28/9/2009 TÌM HIỂU ĐƯỜNG PHỐ
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức :
-HS kể tên và mô tả một số đường phố nơi em ở hoặc đường phố mà em biết ( rộng , hẹp , biển báo , vĩa hè …).
-HS biết được sự khác nhau của đường phố , ngõ ( hẻm ), ngã ba , ngã tư,…
2.Kĩ năng:
-Nhớ tên và nêu được đặc điểm đường phố ( hoặc nơi HS sống ).
-HS nhận biết được các đặc điểm cơ bản về đường an toàn và không an toàn của đường phố .
3.Thái độ :
-HS thực hiện đúng quy định đi trên đường phố .
II.Chuẩn bị :
-4 tranh nhỏ cho các nhóm học sinh thảo luận.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra và giới thiệu bài mới (5 phút ).
a) Mục tiêu: HS nhớ lại tên đường phố nơi mình ở và nói về các hành vi an toàn của người đi bộ .
b) Cách tiến hành :
-Kiểm tra bài cũ :
-Giới thiệu bài mới : Tìm hiểu đường phố .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu đặc điểm đường phố nhà em ( hoặc trường em) ( 10 phút ).
a)Mục tiêu:
-Mô tả đặc được điểm chính của đường phố nơi em ở .
- Kể tên và mô tả một số đường phố em thường đi qua.
-Cách tiến hành :
-GV chia nhóm thảo luận , phát phiếu thảo luận .
-Các nhóm thảo luận , cử đại diện lên trình bày .
-Các nhòm khác bổ xung.
c) Kết luận :Các em cần nhớ tên đường phố nơi em ở và những đặc điểm đường (phố )em đi học.Khi đi trên đường phải cẩn thận : đi trên vĩa hè ( nếu đi bộ ) quan sát kĩ khi đi trên đường .
Hoạt động 3: Tìm hiểu đường phố an toàn và không an toàn ( 15 phút )
a)Mục tiêu: HS nhận biết được những đặc điểm an toàn hay chưa an toàn trên đường phố .
b)Cách tiến hành :
-GV chia nhóm mỗi nhóm 1 bức tranh , yêu cầu HS thảo luận tranh thể hiện những hành vi, đường phố nào là an toàn và chưa an toàn .
-Đại diện nhóm lên gắn tranh , trình bày ý kiến .
-Các nhóm khác bổ sung.
C( Kết luận :Đường phố là nơi đi lại của mọi người . Có đường an toàn và có đường phố chưa an toàn ( dễ xảy tai nạ giao thông ).Vì vậy , kho đi học , đi chơi các em nên nói bố mẹ đưa đi và nên đi trên những con đường an toàn . Nếu đi bộ phải đi trên vỉa hè .
Hoạt động 4: Trò chơi nhớ tên phố ( 5 phút ).
a) Mục tiêu: Kể tên và mô tả một số đường phố mà các em thường đi qua .
b) Cách tiến hành :
-3 đội HS lên bảng : Thi ghi tên những đường phố mà em biết .
-Đội nào viết đúng, nhiều tên các đường phố thì thắng .
c) Kết luận:
-Cần nhớ tên phố và phân biệt được đường ( phố ) an toàn hay không an toàn .
-Khi đi trong ngõ hẹp cần chúø ý tránh xe đạp xe máy .
-Khi đi trên đường phố cần đi cùng cha mẹ hay người lớn .
*Củng cố :
-Cần nhớ : Tên các đường phố em thường đi hoặc gần nơi em ở .
-Nhận xét tiết học .
-2 HS trả lời câu hỏi : Khi đi bộ trên đường phố , em thường đi ở đâu để được an toàn ?
-Hằng ngày đến trường , em đi qua những phố nào ?
-Trường của em nằm trên đường phố nào ?
-Đặc điểm của đường phố đó ?
-Xe máy , ô tô , xe đạp …đi ở trên đường phố nhiều hay ít ?
-Ở chỗ giao nhau ( ngã ba , ngả tư )có đèn tín hiệu giao thông không ? Có vạch đi bộ qua đường không ?
-Khi đi trên những đường đó , em cần chú ý điều gì ?
-Tranh 1 : Đường an toàn ( hai chiều , có dải phân cách , có vĩa hè rộng , có vạch kẻ đường ).
-Tranh 2 : Đường an toàn ( một chiều , lòng đường rộng , có đèn tín hiệu , có biển báo giao thông ).
-Tranh 3 : Đường chưa an toàn ( hai chiều , lòng đường hẹp , vỉa hè bị lấn chiếm , phải cẩn thận ).
-Tranh 4 : Đường không an toàn ( ngõ hẹp , không có vỉa hè , người đi bộ và đi xe đạp , xe máy chen nhau).
TUẦN 7
Ngày soạn: 2/10/2009
Ngày dạy : 5/10/2009 HIỆU LỆNH CỦA CẢNH SÁT GIAO THÔNG
BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức :
-HS biết cảnh sát giao thông ( CSGT) dùng hiệu lệnh bằng (tay , còi , gậy ) để điểu khiển xe và người đi bộ trên đường .
-Biết hình dáng , màu sắc , đặc điểm của nhóm biển báo cấm .
-Biết nội dung hiệu lệnh bằng tay của CSGT và của biển báo hiệu giao thông.
2.Kĩ năng:
-Quan sát và biết thực hiện đúng khi gặp hiệu lệnh của CSGT.
-Khân biệt nội dung 3 biển báo cấm : 101, 102, 112.
3.Thái độ :
-Phải tuân theo hiệu lệnh của CSGT.
-Có ý thức và tuan theo hiệu lệnh của CSGT.
II.Chuẩn bị :
-2 bức tranh 1,2 và ảnh số 3 sách giáo viên phóng to.
-3 biển báo 101, 102, 112 phóng to.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Giới thiệu bài : Hiệu lệnh của CSGT và biển báo giao thông.
-Hoạt động 1:Hiệu lệnh của CSGT( 15 phút )
a) Mục tiêu:Giúp HS biết được hiệu lệnh của CSGT và cách thực hiện hiệu lệnh đó .
b) Cách tiến hành :
-HS quan sát tranh
-GV làm mẫu và giải thích hiệu lệnh từng tư thế .
-HS quan sát , nhận xét , thảo luận theo nhóm .
-HS thực hành làm CSGT , thực hành đi đường theo hiệu lệnh CSGT.
c)Kết luận : Nghiêm chỉnh chấp hành theo hiệu lệnh của CSGT để đảm bảo an toàn khi đi trên đường .
Hoạt động 2 :Tìm hiểu về biển báo giao thông( 15 phút ).
a)Mục tiêu:
-Biết hình dáng màu sắc , đặc điểm nhóm biển báo cấm .
-Biết ý nghĩa nội dung 3 biển báo cấm .
b)Cách tiến hành :
-GV chia nhóm thảo luận , gợi ý thảo luận .
-Đại diện nhóm trình bày
-GV tóm tắt
c)Kết luận : Kh đi trên đường , gặp biển báo cấm thì người và các loại xe phải thực hiện đúng theo hiệu lệnh ghi trên mỗi biển báo đó .
Hoạt động 3 : Trò chơi “ Ai nhanh hơn” ( 5 phút ).
a)Mục tiêu: HS thuộc tên các biển báo vừa học .
b) Cách tiến hành :
c) Kết luận : Nhắc lại nội dung , đặc điểm của từng biển báo .
*Củng cố , dặn dò :
-Yêu cầu HS quan sát và phát hiện xem ở đâu có đặt 3 biển báo giao thông vừa học .
-Nhận xét tiết học .
-Hình 1 : Hai tay dang ngang.
-Hình 2,3 : Một tay dang ngang.
-Hình 4,5 : Một tay giơ phía trước mặt theo chiều thẳng đứng .
-Hình dáng ;
-Màu sắc ;
-Hình vẽ bên trong;
-Biển ( 101): Cấm người và xe cộ đi lại .
- Biển ( 112):Cấm người đi bộ : Người đi bộ không được đi ở đoạn đường này .
- Biển ( 102):Cấm đi ngược chiều ; Các loại xe không được đi theo chiểu có đặt biển báo này ( Lưu ý : Biển này không có viền đỏ , nền màu đỏ , vạch ngang màu trắng ở giữa ).
-GV đặt ở 2 bàn 5,6 biển báo ( có cả những biển báo chưa học ) , úp mặt biển báo xuống bàn . GV hô bắt đầu các em phải lật nhanh các biển báo lên , mỗi đội chọn ra 3 biển báo vừa học và đọc tên . Đội nào nhanh thì thắng cuộc .
TUẦN 8
Ngày soạn : 9/10/2009
Ngày dạy : 12/10/2009 ĐI BỘ VÀ QUA ĐƯỜNG AN TOÀN
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức :
-Oân lại kiến thức về đi bộ và qua đường đã học ở lớp 1.
-HS biết cách đi bộ , biết qua đường trên những đoạn đường có tình huống khác nhau ( vỉa hè có nhiều vật cản , không có vĩa hè , đường ngõ …).
2.Kĩ năng:
-HS biết quan sát phía trước khi đi đường .
-HS biết chọn nơi qua đường an toàn .
3.Thái độ :
-Ở đoạn đường nhiều xe qua lại tìm người lớn đề nghị giúp đỡ khi qua đường .
-HS có thói quen quan sát trên đường đi , chú ý khi đi đường .
II.Chuẩn bị :
-5 tranh vẽ như trong sách giáo viên.
-Phiếu ho
File đính kèm:
- CHUONG TRINH NGOAI KHOA LOP 2.doc