Giáo án chương trình giáo dục mầm non vùng khó

I/ MỤC TIÊU GIÁO DỤC:

 1)Phát triển thể chất:

 a)Giáo dục dinh dưỡng:

-Trẻ khỏe mạnh phát triển cân đối

-Rèn luyện vệ sinh cá nhân sạch (Biết rửa tay, rửa mặt, đánh răng đúng quy trình)

- Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn;

- Không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm;

b)Vận động:

 -Phát triển vận động thô và vận động tinh thông qua các hoạt động vận động qua các bài tập như đi, chạy, đi trên dây, đi bằng mép ngoài chân, đi khuỵu gối, tập xếp đội hình, đội ngũ giúp trẻ phát triển về cơ lớn.

 -Trẻ biết tránh những nơi nguy hiểm.

 2)Phát triển về nhận thức.

 -Trẻ biết tên trường mẫu giáo Hoa Phượng, trường là nơi trẻ vui chơi, học tập.

 -Biết được cô hiệu trưởng, các cô giáo và bác bảo vệ.

 -Biết được tên cô giáo, các bạn trong lớp, biết một số đồ dùng đồ chơi, phân loại và sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong lớp.

- Thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh.

 - Phân biệt được số lượng bằng nhau, khác nhau, nhiều hơn, ít hơn giữa các loại đồ chơi, so sánh sự khác biệt lớn hơn, nhỏ hơn, dài hơn, ngắn hơn, cao hơn, thấp hơn.

 

docChia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1594 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án chương trình giáo dục mầm non vùng khó, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ Chủ đề chính: Trường mầm non Thời gian: 3 tuần (Từ ngày 19/8 đến ngày 6/9/2013) I/ MỤC TIÊU GIÁO DỤC: 1)Phát triển thể chất: a)Giáo dục dinh dưỡng: -Trẻ khỏe mạnh phát triển cân đối -Rèn luyện vệ sinh cá nhân sạch (Biết rửa tay, rửa mặt, đánh răng đúng quy trình) - Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn; - Không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm; b)Vận động: -Phát triển vận động thô và vận động tinh thông qua các hoạt động vận động qua các bài tập như đi, chạy, đi trên dây, đi bằng mép ngoài chân, đi khuỵu gối, tập xếp đội hình, đội ngũ giúp trẻ phát triển về cơ lớn. -Trẻ biết tránh những nơi nguy hiểm. 2)Phát triển về nhận thức. -Trẻ biết tên trường mẫu giáo Hoa Phượng, trường là nơi trẻ vui chơi, học tập. -Biết được cô hiệu trưởng, các cô giáo và bác bảo vệ. -Biết được tên cô giáo, các bạn trong lớp, biết một số đồ dùng đồ chơi, phân loại và sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong lớp. - Thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh. - Phân biệt được số lượng bằng nhau, khác nhau, nhiều hơn, ít hơn giữa các loại đồ chơi, so sánh sự khác biệt lớn hơn, nhỏ hơn, dài hơn, ngắn hơn, cao hơn, thấp hơn. - Biết cách đo độ dài và nói kết quả đo: Dài ngắn, cao thấp, rộng hẹp. 3)Phát triển ngôn ngữ: - Nói rõ ràng. -Trẻ giao tiếp giữa cô giáo, các cô bác trong trường, bạn bè. Biết ứng xử và cách xưng hô. - Chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp. - Sử dụng một số từ chào hỏi và từ lễ phép phù hợp với tình huống. -Trẻ đọc thuộc bài thơ “Cô giáo em” “ Người bạn tốt”, “Rủ chơi đùa” -Làm quen với các nét, dấu thanh và chữ cái o, ô, ơ. 4)Phát triển về tình cảm xã hội: - Có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và lễ phép với người khác. - Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi; qua đó trẻ biết yêu quý mọi người trong trường. - Có nhóm bạn chơi thường xuyên. -Trẻ có khả năng hợp tác với cô, bạn bè trong các vai chơi thông qua hoạt động nhóm, góc, trò chơi ngoài trời, thông qua đóng kịch. -Biết lắng nghe người khác nói, biết kính trên nhường dưới 5)Phát triển thẩm mỹ: - Giữ đầu tóc quần áo gọn gàng - Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của lớp, qua các hình ảnh trang trí , khuôn viên trường, sắp xếp đồ dùng đồ chơi ngăn nắp gọn gàng. -Biết thể hiện cảm xúc, diễn xuất thông qua các bài hát, bài múa. “Trường chúng cháu là trường mầm non”; “Ngày vui của bé”; “Em đi mẫu giáo” - Biết tạo ra sản phẩm nghệ thuật về tạo hình “ Vẽ đường tới lớp, Xâu vòng tặng cô; Nặn đồ chơi của lớp.” II.TỔ CHỨC MÔI TRƯỜNG LỚP HỌC: Sưu tầm và trưng bày tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi, sách, sản phẩm tạo hình của trẻ… về chủ đề Trường mầm non. Tuần 1: Bé đến trường Mầm non: -Tranh treo tường chủ đề: “Bé đến trường mầm non”. -Truyện tranh về các hoạt động vui chơi, học tập của trẻ trong trường mầm non. -Các loại tranh ảnh về trường mầm non nơi trẻ sống. -Tranh ảnh và bài thơ “Cô giáo em” -Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các góc chơi: Khối gỗ, hột hạt, xếp hình, que, dây… Tuần 2: Ngày hội đến trường của bé: -Thêm các đồ dùng, đồ chơi trong lớp bằng vật thật như: Phấn, bút, bảng, sách, vở, búp bê, ô tô… -Các tranh ảnh có nội dung của câu chuyện “Người bạn tốt” các loại cây cao, thấp khác nhau. -Một số đồ dùng đồ chơi ở trường mầm non. -Thăm quan khuôn viên trường Tuần 3: Lớp học của bé: -Đồ dùng, đồ chơi của trẻ: Xếp hình, hột hạt, vỏ hộp, lá cây, lõi ngô,vở vẽ, bút màu, đất nặn, nặn đồ chơi của lớp, giấy màu, trống lắc… -Các tranh ảnh về đồ dùng, đồ chơi trong và ngoài lớp học của trẻ trong trường mầm non. -Các tranh ảnh có nội dung của bài thơ: “Rủ chơi đùa” -Trò chuyện về trường, lớp học của bé. -Trường bé có những ai -Bé được tập làm quen với các góc -Bé tập làm cô giáo -Xây dựng trường mầm non. THIẾT KẾ BỘ CÔNG CỤ CHUẨN 5 TUỔI: CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON ( Từ ngày 19/ 8- 06/9/2013) Các lĩnh vực TT Chỉ số Chỉ số Hoạt động Lĩnh vực Phát triển thể chất 15 Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn; Vệ sinh 23 Không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm; HĐNT Lĩnh vực PTTC& QHXH 43 Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi; Đón trẻ 46 Có nhóm bạn chơi thường xuyên; HĐ góc 54 Có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và lễ phép với người khác; Nêu gương Lĩnh vực PTNN& Giao tiếp 65 Nói rõ ràng; HĐ chung 74 Chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp; HĐ chung 77 Sử dụng một số từ chào hỏi và từ lễ phép phù hợp với tình huống; HĐ góc Lĩnh vực PT Nhận thức 113 Thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh; HĐ chung 106 Biết cách đo độ dài và nói kết quả đo; HĐ chung Lĩnh vực PT Thẩm mỹ 18 Giữ đầu tóc quần áo gọn gàng; Vệ sinh Tiến hành: Trong giờ đón trả trẻ: Cô trò chuyện để trẻ: Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi; Cô đặt ra các câu hỏi cho trẻ trả lời: -Con hãy giới thiệu khả năng và sở thích riêng của mình cho cô và các bạn cùng nghe? -Con hãy quan sát xem sáng nay đến lớp các bạn như thế nào? -Bố mẹ con làm nghề gì? Cô quan sát trẻ hàng ngày để ghi kết quả vào phiếu đánh giá trẻ. Trong hoạt động vui chơi: Cô trò chuyện với trẻ để trẻ mạnh dạn, chủ động trong giao tiếp, mạnh dạn nói ý kiến của mình qua các chỉ số, tại các góc chơi. Cô nhập vai chơi cùng trẻ, tạo các tình huống để trẻ sử dụng một số từ chào hỏi và từ lễ phép phù hợp với tình huống; Có nhóm bạn chơi thường xuyên; Cô quan sát trẻ trong giờ chơi để ghi kết quả vào phiếu đánh giá trẻ và điều chỉnh kế hoạch dạy cho phù hợp. Trong hoạt động ngoài trời: : Cô trò chuyện với trẻ để trẻ mạnh dạn, nói ý kiến của mình khi quan sát được. -Hàng ngày ra chơi các con chơi ở đâu? -Con hãy kể một số nơi mà con hay chơi? Từ đó trẻ thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh; Không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm; Cô quan sát trẻ trong các giờ hoạt động ngoài trời để ghi kết quả vào phiếu đánh giá trẻ và điều chỉnh kế hoạch dạy cho phù hợp. ------------------------- CHỦ ĐỀ CHÍNH :TRƯỜNG MẦM NON Chủ đê nhánh: Bé đến trường lớp mầm non Tuần 1: từ ngày 19/8-23/8/2013 Hoạt động Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Đón trẻ Thể dục buổi sáng -Trao đổi với trẻ về ngày hội đến trường. -Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi. -Hô hấp 1,tay vai 1, bụng 1 , bật 1 Hoạt động có chủ đích Thơ: “ Cô giáo em” -Trò chuyện về trường mầm non -Làm quen với vở bút và các dấu thanh. -Vẽ đường đến trường -Cho trẻ tập xếp với đội hình – đội ngũ. -Làm quen dài ngắn. Dạy hát: Trường của chúng cháu là trường mầm non Hoạt động ngoài trời -Quan sát khung cảnh xung quanh sân trường -TCVĐ: Tìm bạn thân -Không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm. Làm quen tiếng Việt -Chào cô -Chào bạn -Đi học -Đứng lên -Ngồi xuống -Vỗ tay -Xin phép -Giơ tay -Rửa tay -Xếp hàng -Vào lớp -Ra ngoài -Ôn các từ đã học trong tuần Hoạt động góc - Góc phân vai : Cô giáo , cửa hàng bách hoá - Góc xây dựng : Xây dựng trường lớp mẫu giáo - Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh - Có nhóm bạn chơi thường xuyên Hoạt động chiều -Ôn thơ : Bàn tay cô giáo -Ôn lại các từ đã học -TCHT: Ai giỏi nhất -Ôn: Các dấu thanh Vệ sinh Nêu gương Trả trẻ. Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn; Trao đổi với phụ huynh cùng phối hợp về GD lễ giáo, vệ sinh cho trẻ. Ngày dạy: Thứ hai ngày 19 tháng 8 năm 2013 ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH - THỂ DỤC BUỔI SÁNG THỂ DỤC BUỔI SÁNG (Thực hiện cả tuần) HÔ HẤP 1 – TAY 1 – CHÂN 1 – BỤNG 1 - BẬT 1. I.Mục đích yêu cầu: -Trẻ đi theo các kiểu kiễng chân khác nhau. -Trẻ tập các động tác trong BT phát triển chung. -Rèn kỹ năng tập đúng các động tác và đi theo các kiểu chính xác. -Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục sáng cho cơ thể khỏe mạnh . II.Chuẩn bị: -Các động tác của bài tập phát triển chung. - Sân tập bằng phẳng. III. Tổ chức hoạt động: *Hoạt động 1: Khởi động. Cho trẻ đi đội hình vòng tròn kết hợp hát bài “Cả nhà thương nhau”theo các kiểu đi như: Đi bằng gót chân, đi nghiêng bàn chân, đi bằng mũi bàn chân... *Hoạt động 2: Trọng động. + .Tập BT phát triển chung: Cho trẻ tập cùng cô theo nhạc. - ĐT hô hấp 1: Gà gáy ò ,ó,o…( 2 x 8 nhịp) Bước chân trái lên phía trước làm tiếng gà gáy Ò,ó,o,o,o CB TH -ĐT tay vai 1: Hai tay đưa ra trước gập trước ngực( 2 x 8 nhịp) CB .4 1.3 2 - ĐT chân 1 : Đứng đưa chân ra trước lên cao.( 2 x 8 nhịp) CB.2.4 1 3 - ĐT bụng lườn 1: Cúi gập người về trước tay chạm ngón chân( 2 x 8 nhịp) CB.4 1.3 2 - ĐT bật 1:Bật tiến về phía trước ( 2 x 8 nhịp) CB TH bật 4 nhịp rồi quay lại *Hoạt động 3 : Hồi tĩnh. - Cho trẻ vẫy tay đi nhẹ nhàng, hít thở sâu. ***************************** HỌP MẶT – TRÒ CHUYỆN VỀ CHỦ ĐIỂM I .Mục đích yêu cầu: -Cô trao đổi với trẻ về ngày hội đến trường. -Trò chuyện cùng cô về công việc của cô, bác trong trường mầm non. - Giáo dục trẻ làm những công việc vừa sức giúp đỡ cô và gia đình, kính trọng và biết ơn cô bác trong trường. - Giáo dục trẻ chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi. II. Chuẩn bị Một số hình ảnh về trường Mầm non. III .Tổ chức hoạt động : 1/ Ổn định tổ chức: -Cho trẻ nghe hát bài “Ngày đầu tiên đi học”. -đàm thoại về nội dung bài hát. 2/Nội dung: *Cô trẻ xem tranh và trò chuyện với trẻ về ngày hội đến trường. Cô đặt câu hỏi đàm thoại: -Các con có biết ngày hội đến trường của bé là ngày nào không? -Không khí của ngày hội đến trường như thế nào?... -Các con đi học có vui không? Ở trường mẫu giáo có những ai nào? - Hàng ngày các cô giáo làm những công việc gì? (Đàn thoại cùng cô) - Bác bảo vệ làm công việc gì trong trường? (Đàm thoại cùng cô) - Cô tóm tắt lại công việc của các cô bác trong trường. -Giáo dục trẻ kính trọng và biết ơn các cô bác. Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi xung quanh trẻ. * Cô đề ra các tiêu chuẩn bé ngoan : -Bé ngoan: Cháu ngoan ngoãn lễ phép, kính trên nhường dưới đoàn kết bạn bè. -Bé sạch: Cháu sạch sẽ gọn gàng, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. -Bé chăm: Đi học đều hăng say phát biểu xây dựng bài đạt 4-5 lần cờ / tuần. 3/ Kết thúc: Cho trẻ hát “Trường chúng cháu là trường mầm non” ******************** Hoạt động học: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Đề tài: THƠ “ CÔ GIÁO EM ” Tác giả :Chu Huy I. Mục đích yêu cầu: -Trẻ thuộc bài thơ, nhớ được tên bài thơ và tên tác giả. -Trẻ hiểu nội dung bài thơ. -Rèn kĩ năng trả lời mạch lạc rõ ràng đủ câu. Đọc diễn cảm bài thơ. -GD trẻ kính trọng và biết ơn cô giáo của mình, ham thích đến trường. II .Chuẩn bị: -Tranh minh họa, hình ảnh cô giáo. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức: -Cho trẻ hát bài “Cô và mẹ” -Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát.Sau đó giới thiệu có bài thơ nói về cô giáo , đó là bài “Cô giáo của em” của tác giả Chu Huy. 2. Nội dung: * Hoạt động 1: + Cô đọc diễn cảm 1 lần có tranh minh họa. + Đàm thoại giúp trẻ hiểu nội dung : - Cô đọc bài thơ gì, tác giả của ai? Cô đọc 2 câu thơ đầu “Cô dạy….cùng chơi.” -Các con được cô dạy những gì? -Khi xếp hàng cô dạy các con phải làm sao? -Cô dạy các bạn ngồi học như thế nào? -Cô dạy các bạn học chữ gì? -Cô còn kể chuyện gì nữa? Cô đọc tiếp 2 câu thơ “Em yêu cô giáo thế…..của em” -Các bạn có yêu cô giáo của mình không? -Các bạn ví cô giáo của mình giống ai? -Ở 2 câu thơ cuối các bạn đã gọi thầm điều gì? Cô tóm lại những ý của trẻ. Giải thích rõ từ “nhường bạn, thầm thì”. Giáo dục trẻ kính trọng và biết ơn cô giáo của mình, ham thích đến trường. *Hoạt động 2: + Dạy trẻ đọc thơ -Cô đọc cùng trẻ, kết hợp chỉ vào bài thơ chữ in thường. - Cho trẻ đọc theo nhiều hình thức. - Cô quan sát giúp trẻ đọc đúng và diễn cảm. *Hoạt động 3: +Cho trẻ vào góc vẽ cô giáo của mình. - Quan sát nhận xét trẻ vẽ. 3. Kết thúc: Cho trẻ đọc lại bài thơ. -Cả lớp hát . -Đàm thoại về nội dung bài hát. -Nghe cô đọc bài thơ. - Bài “Cô giáo em”của Chu Huy -Dạy xếp hàng, cách ngồi, học chữ…. -Bạn sau nhường bạn trước. -Ngay ngắn và nghiêm trang - Chữ o ,ô - Chuyện thỏ, bác gấu, voi. - Có ạ. - Giống mẹ của em. -Gọi cô giáo hiền của em. -Trẻ đọc từ khó. -Nghe cô giáo dục - Cả lớp đọc. - 1-3 cá nhân lên chỉ vào bài thơ đọc. - Trẻ vào góc vẽ cô giáo. Cả lớp đọc bài thơ. --------------------------------------------------------------- HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI THAM QUAN PHONG CẢNH XUNG QUANH TRƯỜNG Trò chơi vận động: “TÌM BẠN THÂN” I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ quan sát và ghi nhớ được khung cảnh trong trường học của mình -Trẻ nắm được luật chơi cách chơi và chơi tốt trò chơi. -GD trẻ yêu mến cảnh vật quanh trường. Không chơi ở những nơi mất vệ sinh nguy hiểm. II Chuẩn bị: -Địa điểm: Sân bằng phẳng sạch sẽ an toàn cho trẻ. -Vòng bóng, phấn, giấy… III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Dự kiến HĐ của trẻ 1. Quan sát khung cảnh trường: -Cho trẻ đi dạo quan sát khung cảnh trường. Đàm thoại: - Các con thấy sân trường hôm nay như thế nào? Có đẹp không? - Cho trẻ đi đến từng đồ chơi một quan sát thật kỹ , biết tên đồ chơi, tác dụng của chúng và tham quan vườn hoa vườn rau của trường. Qua đó giáo dục trẻ yêu thích trường lớp, không phá đồ chơi ,không xả rác XQ trường, không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm. 2. TCVĐ : Tìm bạn thân. -Cô giới thiệu trò chơi. -Luật chơi: bạn trai phải tìm bạn gái và ngược lại. -Cách chơi: cho trẻ đi hát bài “Em yêu trường em”.khi nghe hiệu lệnh tìm bạn thân thì mỗi trẻ phải tìm cho mình 1 người bạn khác giới nắm tay nhau và hát. Khi có hiệu lệnh đổi bạn thì trẻ tự đi tìm bạn khác theo đúng luật. Cô QS nhận xét tuyên dương trẻ kịp thời. 3/ Kết thúc: Cho trẻ hát 1 bài vào lớp học. - Trẻ đi tự do quan sát -Rất đẹp. -Có đồ chơi cây hoa, cây xanh. - Nghe cô hướng dẫn và thực hiện chơi đúng luật và cách chơi. -Trẻ hát bài “Vườn trường mùa thu. HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN TIẾNG VIỆT LÀM QUEN VỚI CÁC TỪ : “CHÀO CÔ - CHÀO BẠN -ĐI HỌC” I.Mục đích - Trẻ nghe hiểu và nói được từ : - Chào cô, chào bạn, đi học; Hỏi và trả lời được câu hỏi: Cháu chào ai? Cháu đi đâu? - Biết nghĩa các từ: Chào cô, chào bạn, đi học. -Trẻ phát âm rõ các âm tiếng việt. -Trẻ được chuẩn bị kĩ năng tiền đọc, kĩ năng tiền viết cho trẻ. II.Chuẩn bị -Tranh vẽ cô giáo và các bạn đang đi đến trường mầm non. III. Tổ chức hoạt động: 1. Ổn định tổ chức: - Cho trẻ hát bài: “Lời chào buổi sáng” 2. Nội dung: -Cô chỉ vào tranh vẽ trẻ đang chào cô và nói: “Cháu chào cô ạ”. Cho cả lớp nhắc lại. Cô chỉ lần lượt từng trẻ nhắc lại câu: “Cháu chào cô ạ”. - Cô đứng trước mặt một trẻ và nói “tôi chào bạn”. Cho trẻ nhắc lại. - Cho trẻ lần lượt chào nhau: “Tôi chào bạn”. - Cho trẻ quan sát bức tranh lớp học. + Chỉ vào từng người trong tranh và hỏi “Cháu chào ai”? Trẻ trả lời “Cháu chào cô ạ”, Cho trẻ nhắc lại 3 lần. + Cô nói: “Các cháu chào bạn như thế nào”?. Trẻ nói: “Tôi chào bạn”. + Cô chỉ vào tranh và hỏi: Các bạn đi đâu?- Đi học ạ. Cô cho trẻ nhắc lại 3 lần. 3. Kết thúc : Cô cho trẻ đọc bài thơ. ---------------------------- HOẠT ĐỘNG GÓC I.Mục đích -Bước đầu trẻ được làm quen với các góc. Trẻ biết nhận một số vai chơi. Trẻ nắm được một số công việc của vai chơi. Trẻ xem tranh ảnh về trường mầm non. -Giáo dục trẻ biết đoàn kết trong khi chơi. Biết lấy và cất đồ chơi đúng nơi quy định. II.Chuân bị -Bộ đồ dùng, đồ chơi ở góc phân vai, góc xây dựng, góc thiên nhiên -Tranh vẽ về trường mầm non. - Cây, con vật ở góc thiên nhiên. Dụng cụ để tưới, xới cây. III. Tổ chức hoạt động: 1/Ổn định tổ chức: cho cháu hát một bài 2/Nội dung: Họat động 1: Thỏa thuận trước khi chơi Cho trẻ hát 1 bài và trò chuyện về chủ điểm Cô nói: Trong lớp mình có 4 góc nhưng hôm nay cô cho các con chơi ở 3 góc: Góc xây dựng, góc phân vai, góc thiên nhiên. Cô dẫn trẻ đến các góc và giới thiệu từng góc chơi. - Ở góc phân vai: các cháu sẽ chơi các trò chơi như: cô giáo, gia đình và bán hàng... - Ở góc xây dựng: các cháu sẽ được đóng vai bác thợ xây để xây dựng trường mẫu giáo. - Ở góc thiên nhiên: các cháu sẽ được khám phá sự phát triển của cây, được chăm sóc cây… Cô gợi ý để trẻ nhận vai chơi ở các góc và cho trẻ về góc chơi. Họat động 2:Quá trình chơi -Cô hướng trẻ vào góc chơi: Như góc chơi phân vai, cô hướng 1 trẻ làm cô giáo và một số bạn làm học sinh. Một số trẻ đóng vai các thành viên trong gia đình, chăm sóc trẻ, cho trẻ đi học và mua bán một số đồ dùng, đồ chơi ở trường mầm non. - Góc thiên nhiên: cô hướng dẫn một số trẻ cách xới đất và chăm sóc cây. - Góc xây dựng: Cho trẻ xây dựng trường mầm non. -Cô vào góc chơi cùng với trẻ giúp trẻ nhận vai chơi. -Hướng dẫn trẻ 1 số kỹ năng của vai chơi. * Họat động 3: Nhận xét quá trình chơi Cho trẻ tự nhận xét về vai chơi của bạn trong nhóm chơi của mình Cô nhận xét trẻ về cách thể hiện một số vai chơi trong các nhóm chơi 3/ Kết thúc: Cho trẻ hát và thu dọn đồ chơi để vào nơi quy định -------------------------------- IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU HOẠT ĐỘNG HỌC: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ ĐỀ TÀI: ÔN BÀI THƠ; “CÔ GIÁO EM” I. Mục đích yêu cầu: -Trẻ thuộc bài thơ, nhớ được tên bài thơ và tên tác giả. -Trẻ hiểu nội dung bài thơ. -Rèn kĩ năng trả lời mạch lạc rõ ràng đủ câu. Đọc diễn cảm bài thơ. -GD trẻ kính trọng và biết ơn cô giáo của mình, ham thích đến trường. II .Chuẩn bị: -Tranh minh họa, hình ảnh cô giáo. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức: -Cho trẻ hát bài “Cô và mẹ” -Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát.Sau đó giới thiệu có bài thơ nói về cô giáo , đó là bài “Cô giáo em” của tác giả Chu Huy. 2. Nội dung: * Hoạt động 1: + Cô đọc diễn cảm 1 lần có tranh minh họa. + Đàm thoại giúp trẻ hiểu nội dung : *Hoạt động 2: + Dạy trẻ đọc thơ -Cô đọc cùng trẻ, kết hợp chỉ vào bài thơ chữ in thường. - Cho trẻ đọc theo nhiều hình thức. - Cô quan sát giúp trẻ đọc đúng và diễn cảm. *Hoạt động 3: +Cho trẻ vào góc vẽ cô giáo của mình. - Quan sát nhận xét trẻ vẽ. 3. Kết thúc: Cho trẻ đọc lại bài thơ. -Cả lớp hát . -Đàm thoại về nội dung bài hát. -Nghe cô đọc bài thơ. -Trẻ đọc bài thơ 1 lượt -Trẻ đọc bài thơ theo lớp, tổ, cá nhân. -Trẻ thực hiện -Trẻ đọc ------------------------------------------------ Trả trẻ: Cô nêu gương. Kiểm tra vệ sinh trước khi trả trẻ. Cô trao đổi với phụ huynh về công tác phối hợp giáo dục trẻ biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn. Giáo dục cháu không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm. Chủ động trong giao tiếp. * NHẬT KÍ TRONG NGÀY ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ******************** Ngày dạy: Thứ ba ngày 20 tháng 8 năm 2013 ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH - THỂ DỤC BUỔI SÁNG Hoạt động học: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Đề tài: TRÒ CHUYỆN VỀ TRƯỜNG MẦM NON I .Mục đích yêu cầu: -Trẻ biết công việc của cô giáo cô kế toán, bác bảo vệ trong trường mầm non. Biết được mỗi người có 1 công việc khác nhau. -Rèn kỹ năng phát triển ngôn ngữ, trẻ trả lời đủ câu, diễn đạt mạch lạc không nói ngọng. -Giáo dục trẻ kính trọng và biết ơn các cô bác trong trường mầm non. II.Chuẩn bị: -Báo cáo với BGH nhà trường cho trẻ đi tham quan các lớp học và quan sát bác bảo vệ làm việc. - Nội dung đàm thoại. - Giấy A4 - sáp màu. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định: - Cho trẻ hát bài “Trường chúng cháu là trường Mầm non” -Đến trường Mầm non có những ai nào? -Trong trường có cô giáo, cô hiệu phó… Mỗi người có 1 công việc khác nhau các con có muốn tìm hiểu về công việc của các cô, các bác không? Hôm nay các con cùng tìm hiểu về trường mầm non nhé! 2. Nội dung: * Hoạt động 1: -Cho trẻ xem tranh ảnh quan sát công việc của các cô đang làm . -Đến đâu cô giới thiệu với trẻ về công việc đó. VD : bác bảo vệ đang chăm sóc cây xanh… cho trẻ lên quan sát nơi làm việc của Ban giám hiệu, giới thiệu với trẻ về công việc của cô hiệu trưởng, cô hiệu phó. Cứ tiếp tục như vậy cô gới thiệu công việc của các cô giáo trong trường … -Sau khi quan sát tranh xong cô cùng trẻ đàm thoại: * Hoạt động 2: + Đàm thoại: - Các con thấy công việc của cô hiệu trưởng như thế nào. - Các cô giáo hàng ngày làm những công việc gì? - Còn công việc của bác bảo vệ thì sao. Cô tóm lại những ý trả lời của trẻ qua đó trẻ thấy được sự mệt nhọc vất vả của các cô, bác trong trường Giáo dục trẻ biết ơn và kính trọng. * Hoạt động3: Trẻ vẽ về trường mầm non Các con hãy hình dung lại công việc của cô, bác và vẽ lại hình ảnh mà con thích. - Cô quan sát nhận xét tuyên dương trẻ. 3. Kết thúc: Trẻ chơi trò chơi “Pha nước chanh”. -Cả lớp hát -Có cô giáo, cô kế toán, bác bảo vệ, cô hiệu trưởng cô hiệu phó. -Có ạ -Trẻ quan sát tranh và nghe cô nói công việc của từng cô bác trong trường -Chỉ đạo các hoạt động trong nhà trường. - Dạy các con đọc, viết, chơi … - Chăm sóc cây xanh - Trẻ lắng nghe. -Trẻ vào góc vẽ - Trẻ thực hiện chơi ******************************************* Hoạt động học: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Đề tài: LÀM QUEN VỞ, BÚT VÀ CÁC DẤU THANH I .Mục đích yêu cầu: -Trẻ làm quen với vở tập tô… và bút chì. Bút màu. Bước đầu trẻ biết cách cầm bút, lật vở. Biết tác dụng của từng loại vở. Làm quen các dấu thanh. -Rèn kỹ năng cầm bút đúng, kỹ năng để vở mở vở, tư thế ngồi. -Giáo dục trẻ giữ gìn sách vở. II.Chuẩn bị: -Vở tập tô, vở toán…bút chì, bút màu. Các dấu ? ~/ \ . - Mỗi trẻ 1quyển vở, 1 cây bút III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định: -Cho trẻ đọc thơ “ cô giáo của em” Năm nay lên lớp lá các con được học nhiều loại vở khác nhau, các con xem đó là những quyển vở gì nhé. 2. Nội dung: *Hoạt động 1: + Giới thiệu các loại vở, bút : - Cô lần lượt đưa từng quyển vở, bút ra giới thiệu tên gọi đặc điểm và tác dụng của chúng. -Hướng dẫn trẻ cách để vở ngay ngắn, tay trái giữ vở, tay phải cầm bút bằng 3 đầu ngón tay. Ngồi ngay ngắn không tựa ngực vào bàn, không cúi đầu sát vở, biết xích vở lên khi tô viết phần cuối. *Hoạt động 2: +Làm quen các dấu thanh Cô giới thiệu các dấu \ / ? ~ . và cho trẻ đọc. Cho trẻ thi đua tìm dấu thanh theo yêu cầu của cô. *Hoạt động 3: +Cho trẻ thực hành -Tập cho trẻ làm quen và thực hiện theo hiệu lệnh, trẻ tập lật vở, đặt vở, ngồi ngay ngắn và cầm bút đúng kỹ năng. -Tô các dấu thanh \ / ? ~ . - Giáo dục trẻ giữ gìn sách vở cẩn thận … 3. Kết thúc: cho trẻ hát bài “Em yêu trường em” Trẻ cả lớp đọc -Quan sát từng loại vở. Chú ý nhìn cô hướng dẫn các kỹ năng. -Đọc tên các loại vở cho dễ nhớ. -Đọc dấu thanh. -Nghe hiệu lệnh và thực hành. -Cả lớp hát *Hoạt động ngoài trời: Như thứ 2 -------------------------------- HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN TIẾNG VIỆT LÀM QUEN VỚI CÁC TỪ: “ĐỨNG LÊN”- “NGỒI XUỐNG” – “VỐ TAY” I.Mục đích: - Trẻ nghe hiểu và thực hiện được các hành động: - “Đứng lên, ngồi xuống, vỗ tay”; Theo hiệu lệnh. - Biết nghĩa các từ: - “Đứng lên, ngồi xuống, vỗ tay”. -Trẻ phát âm rõ các âm tiếng việt. -Trẻ được chuẩn bị kĩ năng tiền đọc,kĩ năng tiền viết cho trẻ. II.Chuẩn bị: -Cho trẻ ngồi hình chữ U. III. Tổ chức hoạt động: 1. Ổn định tổ chức: - Cho trẻ hát 1 bài: 2. Nội dung: -Cô vừa nói vừa làm động tác: “Đứng lên, ngồi xuống, vỗ tay”. - Cho 2 trẻ xung phong lên làm cùng cô: “3 lần” - Cô thay đổi khẩu lệnh xen kẽ để tạo sự hứng thú như: “Đứng lên, ngồi xuống, vỗ tay”; - Kết hợp cho trẻ làm quen với tên các bạn: Yêu cầu trẻ đứng lên khi được gọi tên. Ví dụ: Cô gọi tên Thúy thì bạn sẽ đứng lên, sau đó cô nói Thúy “Đứng lên, ngồi xuống, vỗ tay”. Trẻ làm theo hiệu lệnh của cô (Nếu trẻ làm đúng là đã hiểu được yêu cầu của cô. Nếu trẻ làm chưa đúng, cô cho trẻ thực hiện lại, cô hô chậm, rõ ràng để trẻ dễ dàng làm theo. 3. Kết thúc : Cô cho trẻ đọc bài thơ. ---------------------------------------------------- IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU HOẠT ĐỘNG HỌC: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ ĐỀ TÀI: ÔN LẠI CÁC DẤU THANH I .Mục đích yêu cầu: -Trẻ tập mở vở, tập tô… và bút chì. Bút màu. Bước đầu trẻ biết cách cầm bút, lật vở. Biết tác dụng của từng loại vở. Làm quen các dấu thanh. -Rèn kỹ năng cầm bút đúng, kỹ năng để vở mở vở, tư thế ngồi. -Giáo dục trẻ giữ gìn sách vở. II.Chuẩn bị: -Vở tập tô, vở toán…bút chì, bút màu. Các dấu ? ~/ \ . - Mỗi trẻ 1quyển vở, 1 cây bút III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định: -Cho trẻ đọc thơ “ cô giáo của em” 2. Nội dung: *Hoạt động 1: -Hướng dẫn trẻ cách để vở ngay ngắn, tay trái giữ vở, tay phải cầm bút bằng 3 đầu ngón t

File đính kèm:

  • docgiao an mam non vung kho.doc
Giáo án liên quan