Giáo án Công nghệ 10 bài 1 đến 5

Tiết 1. BÀI 2: KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG.

I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS cần đạt được:

- Biết rõ mục đích ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng.

- Biết được nội dung của từng loại thí nghiệm trong hệ thống khảo nghiệm giống cây trồng.

II. NỘI DUNG CHUẨN BỊ:

- Đọc kỹ nội dung bài học SGK và các tài liệu tham khảo

- Thiết kế, vẽ sơ đồ các loại thí nghiệm, khảo nghiệm giống (vẽ vào giấy khổ lớn).

 

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4796 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 10 bài 1 đến 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1 Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương. Tiết 1. Bài 2: Khảo nghiệm giống cây trồng. I. Mục tiêu Học xong bài này, HS cần đạt được: - Biết rõ mục đích ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng. - Biết được nội dung của từng loại thí nghiệm trong hệ thống khảo nghiệm giống cây trồng. II. Nội dung chuẩn bị: - Đọc kỹ nội dung bài học SGK và các tài liệu tham khảo - Thiết kế, vẽ sơ đồ các loại thí nghiệm, khảo nghiệm giống (vẽ vào giấy khổ lớn). So sánh toàn diện về sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng, tính chống chịu So sánh với giống đại trà để chọn ra giống vượt trội, gửi đi khảo nghiệm ở cấp Quốc gia Kiểm tra đề xuất của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kĩ thuật gieo trồng Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật Xác định thời vụ, mật độ gieo trồng, chế độ phân bón. Xây dựng quy trình kỹ thuật gieo trồng Triển khai trên diện tích rộng, kết hợp hội nghị đầu bờ để đánh giá Tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất đại trà Thí nghiệm so sánh giống Thí nghiệm sản xuất quảng cáo III. Nội dung bài dạy: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Thiết bị, đồ dùng dạy và học Hoạt động 1: Giới thiệu bài học - Đặt vấn đề: Trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp giống là một yếu tố quan trọng quyết định năng suất phẩm chất hàng hoá nông sản. Muốn có giống tốt phù hợp với từng vùng sinh thái nhất thiết phải qua khâu khảo nghiệm. Nói cách khác, công tác khảo nghiệm giống có tầm quan trọng trong quá trình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Vì vậy học bài này giúp ta biết được mục đích ý nghiã cũng như nội dung cơ bản trong công tác khảo nghiệm giống cây trồng. - Nghe giáo viên giới thiệu bài học và hướng dẫn các hoạt động tìm hiểu nội dung bài học. Hoạt động 2: Tìm hiểu mục đích ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống - GV nêu vấn đề: Vì sao các giống cây trồng trước khi đưa ra sản xuất đại trà phải qua khảo nghiệm. - Gợi ý để HS suy nghĩ về mối quan hệ giữa điều kiện ngoại cảnh với cây trồng (vùng sinh thái với đặc điểm tính trạng của giống cây trồng). Từ đó dẫn đến mục đích của khảo nghiệm giống ở các vùng sinh thái khác nhau. - Gợi ý tiếp về quan hệ giữa đặc tính giống với yêu cầu kĩ thuật trồng. Mỗi loại giống cây trồng yêu cầu kỹ thuật trồng, chăm sóc khác nhau. Vì vậy, muốn sử dụng giống có hiệu quả cao phải nắm được đặc tính giống và yêu cầu kỹ thuật canh tác. Điều đó đòi hỏi giống phải qua khảo nghiệm. - Kết thúc nội dung này, GV thể ra câu hỏi: Nếu đưa giống mới vào sản xuất không qua khảo nghiệm sẽ có hậu quả thế nào? - Sau khi cho HS thảo luận, nếu còn thiếu, giáo viên bổ sung và kết luận, nhấn mạnh vai trò của công tác khảo nghiệm giống trong sản xuất công nghiệp. - Đọc kỹ phần I của bài trong SGK, trao đổi theo nhóm để hiểu rõ ý nghĩa mục đích của khảo nghiệm giống. Chỗ nào chưa rõ có thể xin phép hỏi GV để GV giải đáp. - Tham gia thảo luận cả lớp ghi chép các ý chính vào vở. + Khảo nghiệm giống ở các vùng sinh thái khác nhau để xác định những đặc tính, tính trọng giống, từ đó chọn ra giống thích hợp nhất cho từng vùng. + Khảo nghiệm giống nhằm cung cấp thông tin về yêu cầu kýx thuật trồng của giống mới và hướng sử dụng. Tóm lại: Khảo nghiệm giống có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa giống mới vào sản xuất đại trà. - Trao đổi nhóm về câu hỏi GV đưa ra để kết thúc nội dung này. + Giống không qua khảo nghiệm sẽ không biết có phù hợp hay không với điều kiện sinh thái ở địa phương, do đó không đảm bảo chắc chắn giống có tốt hay không khi sản xuất đại trà. Trong sản xuất điều này là không thể chấp nhận được. + Vì không qua khảo nghiệm nên không biết những đặc tính giống và yêu cầu kĩ thuật canh tác. Do vậy, nếu đưa vào sản xuất chắc chắn hiệu quả sẽ rất thấp, thậm chí, năng suất phẩm chất không đảm bảo gây mất mùa, thất thu. Hoạt động 3: Tìm hiều các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng. - Giới thiệu các loại thí nghiệm giống cây trồng qua sơ đồ đã chuẩn bị sẵn. Giới thiệu khái quát cả 3 phương pháp và nêu câu hỏi gợi ý cho HS. Câu hỏi: Mục đích, nội dung và phạm vi tiến hành các thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng có những điểm khác nhau gì? - Bao quát các nhóm HS trao đổi, có chỗ nào vướng mắc GV gợi ý hướng dẫn. - Tổ chức cho HS thảo luận câu hỏi đã nêu, lưu ý HS nên bám sát vào các nội dung mà biểu đồ đã thể hiện. - Tổng kết phần thảo luận giáo viên nhấn mạnh mục đích của từng loại thí nghiệm. - Quan sát các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng trên sơ đò theo sự hướng dẫn của giáo viên. - Đọc SGK phần II của bài, trao đổi trong nhóm về câu hỏi đặt ra của giáo viên. HS có thể so sánh lần lượt các tiêu chí của 3 loại thí nghiệm: + Mục đích + Nội dung + Phạm vi - Ghi chép các ý chính vào vở học (tham khảo trên biểu đồ). - Tham gia thảo luận trong lớp về vấn đề giáo viên nêu ra. Các em dựa vào sơ đồ có trên bảng để trình bày những nội dung câu hỏi đặt ra. Sơ đồ các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng. Hoạt động 4: Tổng kết, kiểm tra đánh giá kết quả bài học. - GV lần lượt nêu các câu hỏi ghi ở cuối bài trong SGK, gọi HS trả lời (4 HS, mỗi em trả lời một câu) - Qua phần trả lời của HS, GV nhận xét đánh giá chung kết quả học tập của HS - Trả lời câu hỏi kiểm tra bài của GV. - Chú ý các nội dung trả lời của bạn, nếu còn thiếu hay sai xin đợc bổ sung cho đủ và đúng. Qua đó từng HS tự đánh giá mức độ tiếp thu bài đối chiếu với mục đích ban đầu. Tiết 2. Bài 3 - 4: Sản xuất giống cây trồng I. Mục tiêu: Học xong bài này HS cần đạt được. - Hiểu được mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng trong ngành nông nghiệp. - Biết được hệ thống và quy trình sản xuất giống cây trồng các loại. II. Nội dung chuẩn bị: - Phóng to hình 3.1 (hệ thống sản xuất giống cây trồng); hình 3.2 (sản xuất hạt giống theo sơ đồ duy trì ở cây tự thụ phấn); hình 3.3 (sản xuất giống theo sơ đồ phục tráng ở cây tự thụ phấn, hình 3.4 (sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo)). vẽ trên giấy khổ lớn. - Đọc kỹ nội dung bài học số 3 và 4. III. Nội dung bài dạy: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Thiết bị, đồ dùng dạy và học Hoạt động 1: Giới thiệu bài học - Trong sản xuất nông lâm nghiệp, giống là một yếu tố quan trọng quyết định năng suất chất lượng nông sản, song thực tế cho thấy sau một thời gian sử dụng giống thường vị thoái hoá, lẫn tạp, kém phẩm chất. Vì vậy, để sản xuất có hiệu quả, cần tập trung làm tốt khâu giống. Bài học này giúp tìm hiểu những nội dung cơ bản của công tác giống cây trồng. - GV giới thiệu tóm tắt mục tiêu bài học. - Chú ý nghe GV giới thiệu bài học mới, qua đó nắm được mục tiêu bài học. Hoạt động 2: Tìm hiểu mục đích công tác sản xuất giống và hệ thống sản xuất giống cây trồng. - Nêu một số giống cây trồng ở địa phương có biểu hiện thoái hoá, kém phẩm chất cần cải tạo. Nhu cầu thực tiễn của sản xuất nông nghiệp luôn đòi hỏi phải có giống mới và phong phú đa dạng về chủng loại đáp ứng yêu cầu thị trường. - Giáo viên gợi ý cho HS vận dụng vốn hiểu biết thực tiễn để minh hoạ các ý trên. Từ đó rút ra mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng. - Hướng dẫn HS thảo luận để tiếp cận tới nội dung đã nêu trong phần I (SGK). - Giới thiệu sơ đồ hệ thống sản xuất giống cây trồng, nêu câu hỏi gợi ý cho HS: + Hệ thống sản xuất giồng cây trồng được thực hiện qua những giai đoạn nào. + Những điểm khác nhau trong từng giai đoạn (nhiệm vụ, sản phẩm, nơi thực hiện). - Giáo viên theo dõi ý kiến thảo luận của HA, nếu cần tiếp tục gợi ý để HS suy nghĩ và thảo luận cho đúng hướng của bài. Động viên, khuyễn khích những HS yếu kém của lớp tham gia vào hoạt động (chỉ định những HS này phát biểu...) - GV tổng kết phần hoạt động này và nhấn mạnh: + Khái niệm hạt giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng và xác nhận. + Nhiệm vụ trọng tâm ở từng giai đoạn và sự phân cấp cơ quan sản xuất giống. - Chú ý nghe cách nêu vấn đề của giáo viên để trao đổi trong nhóm, tìm ra những dẫn chứng trong thực tế sản xuất ở gia đình địa phương minh hoạ thực trạng về giống cây trồng. Từ đó rút ra mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng. - Tham gia thảo luận chung cả lớp vể những nội dung nêu trên. - Ghi chép kết luận cuối cùng về mục đích công tác sản xuất giống (theo 3 ý trong SGK). - Quan sát sơ đồ, đọc kỹ phần II SGK, trao đổi trong nhóm ghi tóm tắt các ý chính theo câu hỏi gợi ý của GV - Tham gia thảo luận chung cả lớp. + Dựa vào sơ đồ để trình bày các giai đoạn trong hệ thống sản xuất giống cây trồng. + Nêu sự khác biệt về nhiệm vụ của từng giai đoạn cũng như sản phẩm tạo ra qua các giai đoạn đó. So sánh tìm ra sự khác nhau về nơi thực hiện các giai đoạn trong hệ thống giống (giải thích sự khác nhau này). - Ghi bổ sung những ý nhấn mạnh của GV. Dùng bản vẽ phóng to sơ đồ hệ thống sản xuất giống cây trồng. Hoạt động 3: Tìm hiểu qui trình sản xuất giống cây trồng nông nghiệp và cây rừng. - Nêu vấn đề cho HS tìm hiểu: Cây trồng nông nghiệp rất phong phú, đa dạng, có loài cây trồng tự thụ phấn, có loại thụ phấn chéo và có loại nhân giống vô tính. Vì vậy, qui trình sản xuất giống cây trồng cũng có những điểm khác nhau giữa các loài cây. - Hướng dẫn hoạt động: trong hoạt đông này chúng ta cần tìm hiểu nội dung của từng quy trình sản xuất giống, so sánh giữa các qui trình để tìm ra điểm khác biệt. - Giáo viên lần lượt giới thiệu từng qui trình sản xuất giống thông qua các sơ đồ đã phóng to vào giấy + Quy trình sản xuất giống ở cây tự thụ phấn. GV cho HS quan sát lần lượt sơ đồ H.3.2; H.3.3 yêu cầu các em đọc trong SGK về hai quy trình (theo sơ đồ duy trì và sơ đồ phục tráng) và thảo luận: - Nội dung từng quy trình. - Những điểm khác nhau: - Trường hợp nào dùng sơ đồ duy trì, trường hợp nào dùng sơ đồ phục tráng. Trong nội dung này HS chưa hiểu khái niệm "dòng", nên GV cần giải thích rõ (Dòng là những cây sinh ra từ hạt của một cây mẹ). + Quy trình sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo. Giới thiệu sơ đồ quy trình sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo. GV gợi ý cho HS: - Nội dung quy trình - Những điểm khác cần chú ý giữa quy trình này với quy trình sản xuất giống ở cây tự thụ phấn (yêu cầu phải có khu sản xuất giống cách li, loại bỏ những cây không đạt yêu cầu trước khi cây tung phấn, yêu cầu kỹ thuật ở vụ thứ nhất...) GV gợi ý cho HS quan sát kĩ sơ đồ, đọc kỹ nội dung này trong SGK (bài 4) và thảo luận trong nhóm theo những ý đã nêu. Nhấn mạnh và lưu ý một số điểm do đặc điểm thụ phấn chéo của cây. - Quy trình sản xuất giống cây rừng. GV gợi ý để HS làm việc với SGK, chỉ định một HS trình bày nội dung quy trình này. Nhấn mạnh một điểm là cây ràng thuộc loài cây dài ngày, quá trình sản xuất cây giống khó khăn phức tạp và cũng kéo dài hơn cây trồng nông nghiệp. - Chú ý nghe để nắm được vấn đề GV đặt ra trong hoạt động này và nhiệm vụ học tập cần thực hiện. Cụ thể là: + Nắm vững từng quy trình sản xuất giống đối với các loài cây (tự thụ phấn, giao phấn, sinh sản vô tính). + So sánh tìm ra sự khác biệt giữa các quy trình đó. - Chú ý theo dõi, quan sát các sơ đồ theo sự hướng dẫn của GV. - Làm việc với SGK, trao đổi trong nhóm, tham gia thảo luận chung về 3 ý GV nêu ra. Nếu có điều gì chưa hiểu có thể nêu để GV giải đáp. - Chủ động ghi chép những ý chính đã thảo luận vào vở. Có thể tham khảo trong SGK để ghi chép cho chính xác. - Quann sát kĩ sơ đồ sản xuất giống cây thụ phấn chéo, đặc biệt ở giai đoạn đầu (vụ thứ nhất) - Đọc kĩ nội dung quy trình trong SGK, lưu ý một số điểm khác biệt so với cây tự thụ phấn. - Trao đổi trong nhóm về các vấn đề giáo viên đã gợi ý (nội dung quy trình và những điểm cần lưu ý). Ghi chép những điểm đã trao đổi nhóm để phục vụ thảo luận chung cả lớp. - Tham gia thảo luận lớp. Chú ý lắng nghe ý kiến của bạn và bổ sung những ý còn thiếu, sửa lại các ý bạn hiểu chưa đúng. - Ghi chép bổ sung những nội dung còn thiếu, ý kiến của GV. - Đọc phần sản xuất giống ở cây trồng nhân giống vô tính trong SGK. Trao đổi trong nhóm để tìm ra điểm khác cơ bản, đó là chọn lọc duy trì thế hệ vô tính siêu nguyên chủng (chọn củ, hom, thân ngầm, cây ghép và cành ghép...). Từ đó sản xuất ra giống cây cấp nguyên chủng và nhân ra thành vật liệu giống. - Đọc kỹ quy trình sản xuất giống cây rừng trong SGK, ghi tóm tắt nội dung quy trình vào vở. Các sơ đồ phóng to theo hình 3.2, 3.3, 3.4 SGK Hoạt động 4: Tổng kết bài học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS Nội dung kiểm tra : + Nội dung các quy trình sản xuất giống cây trồng đã học. + So sánh nhận xét sự khác nhau giữa hai quy trình sơ đồ duy trì và phục vụ tráng, giữa quy trình sản xuất cây giống ở cây tự thụ phấn với cây giao phấn. + Một số khái niệm mới về giống cây trồng có trong bài như: giống siêu nguyên chủng. Xem lại vở ghi và SGK để trả lời các câu hỏi kiểm tra của GV. Lắng nghe ý kiến trình bày của bạn, phát hiện chỗ thiếu hoặc sai để bổ sung góp ý. Khi trình bày HS có thể sử dụng các sơ đồ cần thiết. Chuẩn bị các sơ đồ để HS sử dụng khi trình bày câu trả lời. Tiết 3. Bài 5: Thực hành: Xác định sức sống của hạt I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS cần đạt được. 1. Biết quy trình xác đinh sức sống của hạt. 2. Làm thành thạo các thao tác của quy trình xác định sức sống của hạt giống. 3. Nghiêm túc trong học tập, cẩn thận chính xác trong công việc. II. Nội dung chuẩn bị: 1. Đọc kỹ nội dung bài thực hành. 2. Pha chế sẵn 1 lọ thuốc thử theo hướng dẫn trong SGK. 3. Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư thực hành theo nội dung trong SGK (số lượng đủ cho từng HS thực hành). HS chuẩn bị các mẫu hạt giống theo hướng dẫn. 4. Sơ đồ quy trình thực hành. III. nội dung thực hành: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Thiết bị, đồ dùng dạy và học Hoạt động 1: Giới thiệu bài thực hành, ổn định tổ chức lớp học. - Giới thiệu bài thực hành + Nội dung: Xác định sức sống của hạt giống. + Mục tiêu bài học: Nêu tóm tắt các mục tiêu đã nêu trên. + Sản phẩm thực hành: xác định tỷ lệ (%) hạt sống. - ổn định tổ chức lớp. + Chia nhóm thực hành tại lớp. + Kiểm tra hạt giống HS được giao chuẩn bị (Ngô, đậu, lạc...) + Giao dụng cụ thực hành cho các nhóm thực hành. - Chú ý lắng nghe giáo viên giới thiệu bài học. - ổn định nhóm thực hành theo sắp xếp của giáo viên. Kiểm tra hạt giống mang theo để thực hành. - Nhận dụng cụ thực hành của nhóm. Dụng cụ thực hành cấp cho các nhóm HS. Hoạt động 2: Trình diễn kỹ năng - Giới thiệu quy trình xác định sức sống của hạt (dùng sơ đồ đã vẽ sẵn để giới thiệu) Ngâm hạt trong thuốc thử Chuẩn bị mẫu hạt giống Lau sạch hạt sau khi ngâm Cắt đôi hạt quan sát nội nhũ Tính tỷ lệ hạt sống - Nghe giáo viên giới thiệu quy trình xác định sức sống của hạt - Ghi chép từng bước của quy trình (Vẽ sơ đồ quy trình) Sơ đồ quy trình thực hành. Sơ đồ quy trình thực hành xác định sức sống của hạt. - Giáo viên làm mẫu các bước của quy trình trên. Làm chậm, vừa làm vừa lưu ý các yêu cầu kỹ thuật trong từng bước. Trong bước 1 và 3 GV không cần lau hết số hạt mẫu, mà chỉ cần lau ít hạt làm mẫu cho HS quan sát. Lưu ý HS khi dùng dao phải cẩn thận để tránh gây đứt tay trong khi thực hành. - Quan sát kĩ các thao tác trình diễn của GV, lưu ý bước 4 (dùng panh kẹp hạt bằng tay trái, dùng dao cắt hạt bằng tay phải). Cẩn thận, tỉ mỉ, tránh gây thương tích do dùng dao. Hoạt động 3: HS thực hành rèn kỹ năng - Bao quát cả lớp và theo dõi hướng dẫn HS thực hành. Luôn nhắc nhở HS cẩn thận trước khi dùng dao. - Yêu cầu mỗi nhóm thực hành với 3 loại hạt giống. - Từng HS thực hành bước 1, 2, 3 làm chung theo nhóm. - Ghi chép kết quả quan sát của cả nhóm, từ đó tính %. Dụng cụ, thuốc thử, mẫu vật cho từng nhóm HS thực hành. Hoạt động 4: Tổng kết, kiểm tra đánh giá kết quả bài học - Hướng dẫn HS sau khi tính tỷ lệ % đưa kết quả vào bảng (SGK) và các nhóm kiểm tra chéo kết quả của nhau. - Căn cứ vào tinh thần, thái độ và kết quả thực hành, GV cho điểm cuối cùng. - Các nhóm đánh giá kết quả. - Thu dọn dụng cụ thực hành, làm vệ sinh lớp học trước khi kết thúc buổi thực hành.

File đính kèm:

  • docGiao an cong nghe 10.doc