I.Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh có thể:
1.Kiến thức:
- Nhận biết một số chất hóa học ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.
- Nhận biết được ảnh hưởng của các yếu tố vật lý đến sinh trưởng của sinh vật.
- Nêu được một số ứng dụng mà con người đã sử dụng các yếu tố hóa học và lý học để khống chế vi sinh vật có hại.
2.Kĩ năng:
-Hình thành kĩ năng tư duy khái quát các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật
- Vận dụng kiến thức vào thực tiển
3.Thái độ:
-Giải thích được một số vấn đề trong đời sống có liên quan đến các yếu tố hoá học và lí học đến sự sinh trưởng của vi sinh vật.
7 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2288 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 10 - Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Trường:THPT Tầm Vu 3 Họ và tên Gsh:Lê Minh Trí
Lớp:10A4 Môn: Sinh học 10 MSSV:HC0775A040
Ngày Tháng 02 Năm 2011 Họ và tên GVHD:Nguyễn Văn Út
BÀI 27:CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
I.Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh có thể:
1.Kiến thức:
- Nhận biết một số chất hóa học ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.
- Nhận biết được ảnh hưởng của các yếu tố vật lý đến sinh trưởng của sinh vật.
- Nêu được một số ứng dụng mà con người đã sử dụng các yếu tố hóa học và lý học để khống chế vi sinh vật có hại.
2.Kĩ năng:
-Hình thành kĩ năng tư duy khái quát các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật
- Vận dụng kiến thức vào thực tiển
3.Thái độ:
-Giải thích được một số vấn đề trong đời sống có liên quan đến các yếu tố hoá học và lí học đến sự sinh trưởng của vi sinh vật.
II.Phương pháp và phương tiện dạy học:
1.Phương pháp:
-Hỏi đáp nêu vấn đề
-Thảo luận nhóm
2.Phương tiện:
- SGK sinh học10(cơ bản).
- Bảng hệ thống chất hóa học ức chế sự sinh trưởng của VSV (SGK trang 106)
-Phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm:...
Dự vào SGK phần II Các Yếu Tố Lý Học trang 107 và 108, để hoàn thành bảng hệ thống sau:
Các dạng VSV
Ảnh hưởng
Ứng dụng
Nhiệt độ
Độ ẩm
Độ pH
Ánh sáng
Áp suất thẩm thấu
III.Nội dung và tiến trình lên lớp:
1.Kiểm tra bài cũ (4 phút)
+Kể tên các hình thức sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực?
2.Giới thiệu bài mới (1 phút): em hãy cho biết muốn bảo quản thịt, cá được lâu thì chúng ta phải làm gì? Vậy tại sao chúng ta phải làm như vậy hay một vấn đề nữa là tại sao trong nước máy lại có mùi Clo? Để giải thích cho những hiện tượng này chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu bài 27: “CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT”
3.Dạy bài mới:
Nội dung lưu bảng
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I.Chất hóa học
1.Chất dinh dưỡng
-Chất giúp vi sinh vật đồng hóa.
-Tăng sinh khối,hấp thu năng lượng.
-Cân bằng áp suất thẫm thấu.
-Hoạt hóa axit amin
*nhân tố sinh trưởng: là chất dinh dưỡng cần cho sinh trưởng của VSV với một lượng nhỏ mà chúng không tổng hợp được
-VSV khuyết dưỡng: là VSV không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng.
-VSV nguyên dưỡng: là VSV tự tổng hợp được các chất
2.Chất ức chế sinh trưởng
II.Các yếu tố lí học
-Nhiệt độ
-Độ ẩm
-Độ pH
-Ánh sáng
-Áp suất thẫm thấu.
10 phút
15 phút
15 phút
-Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, muối, đường, cacbohiđrat, protein,...nhưng chúng ảnh hưởng trực tiếp đến vi sinh vật theo 2 hướng:chất dinh dưỡng hay chất ức chế.
Trước tiên ta sẽ tìm hiểu yếu tố hóa học
Con người muốn sống thì phải ăn thức ăn, vậy mục đích của việc ăn thức ăn để làm gì?
GV củng cố
Vậy khi thức ăn vào cơ thể thì sẽ thực hiện quá trình gì để có thể hấp thu được các chất dinh dưỡng đó?
GV củng cố và diễn giảng
Vậy chất dinh dưởng là gì?
-Tại sao chúng ta nên ăn nhiều trái cây,rau quả?
-Tại sao chúng ta phải bổ sung vitamin?
GV củng cố
- Ta nói vitamin là một nhân tố sinh trưởng,vậy hãy phát biểu thế nào là nhân tố sinh trưởng?
Phần lớn VSV có khả năng tổng hợp được các axit amin nhưng cũng có một số VSV không có khả năng tổng hợp cac axit amin, khi đó ta gọi VSV đó là gì?
Vậy VSV khuyết dưỡng là gì?
GV củng cố và diễn giảng
-Vậy VSV nguyên dưỡng là gì?
-Mở rộng:Các VSV sống hoang dại trong tự nhiên thường là chủng nguyên dưỡng.Các VSV được nuôi cấy lâu và sống trong môi trường giàu chất dinh dưỡng thường là chủng khuyết nhiễm.
Tại sao trẽ em thường ăn keo lại bị xâu răng?
GV củng cố
-Giải quyết câu hỏi trong SGK trang 106.
-Dẫn dắt:các chất hóa học không phải hầu hết là chất dinh dưỡng mà một số chất ức chế ngược lại sự sinh trưởng của VSV.Vậy những chất đó là gì?cơ chế tác động ra sao? Ta đi vào phần 2
Hãy kể tên những chất diệt khuẩn thường dùng trong gia đình và trong bênh viện mà em biết?
GV cho học sinh xem bảng hệ thống các chất ức chế đến sự sinh trưởng của VSV củng cố kiến thức và kết hợp với câu hỏi sau:
-Tại sao khi thanh trùng nước máy người ta thường cho Clo vào?
-Vì sao sau khi rửa rau sồng nên ngâm trong nước muối hay thuốc tím 10-15 phút?
-Xà phòng có phải là chất diệt khuẩn hay không?
-Giải thích thêm cho học sinh: xà phòng không phải la chất diệt khuẩn mà chỉ có tác dụng rửa trôi vi khuẩn.
Tại sao khi mua thịt hoặc cá mà chưa kịp chế biến thì người ta thường sát muối lên chúng?
Tại sao chúng ta bị đứt tay thì thường rữa ôxi già?
Theo em tại sao người ta thừng khuyên ăn chín uống sôi, ngoài việc làm chính thức ăn?
-Cho học sinh hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập trong thời gian 1 phút, viết và giấy A2 và dán lên bảng:
Nhóm 1: yếu tố nhiệt độ
Nhóm 2: yếu tố độ ẩm
Nhóm 3: yếu tố độ PH
Nhóm 4: yếu tố ánh sáng
Nhóm 5: yếu tố áp suất thẩm thấu
Mỗi nhóm tự hoàn thành phần của mình trong phiếu học tập và trả lời câu hỏi tương ứng sau:
+Vì sao sữa chua không có VSV kí sinh gây bệnh?
+Vì sao giữ được thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh.
+ nhiệt độ nào thích hợp cho sự sinh trưởng của vi sinh vật kí sinh động vật?
+ Vì sao thức ăn chứa nhiều nước rất dễ bị nhiểm vi khuẩn?
+ Gặp hôm trời nắng to thì người ta mang đồ ra phơi, việc làm ấy có tác dụng gì?
+ Tại sao khi kho thịt hay cá, ta cho nhiều muối hay nước mắm thì bảo quản được lâu hơn?
-Để dinh dưỡng
-Thực hiện quá trình đồng hóa
-Phát biểu khái niệm
-Để bổ sung vitamin.
-Vì cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp vitamin.
- Nhân tố sinh trưởng là chất dinh dưỡng cần cho sự sinh trưởng của VSV với một lượng nhỏ nhưng chúng không tự tổng hợp được.
- Là VSV không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng
- Là VSV tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng
Học sinh trả lời.
-Clo sinh oxi nguyên tử có tác dụng oxi hóa mạnh đối với VSV
-Trả lời:nồng độ muối gây co nguyên sinh tế bào vi khuẩn,kiềm hãm sự phát triển của vi sinh vật.
-Học sinh thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập.
-Do sữa chua lên men đồng hình,pH thấp ức chế mọi VSV gây bệnh
-Dựa theo câu trả lời của học sinh để giải thích (do muối có tác dụng rút hết nước trong thịt,cá làm cho vi sinh vật không có môi trường hoạt động)
-Vì nhiệt độ tủ lạnh khoảng 00C- 40C nên ức chế các vi sinh vật gây hại.
IV.Củng cố-dặn dò (5 phút)
1.Củng cố: (4 phút)
-Kể tên các yếu tố hóa học ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật?
- Kể tên một số chất lí học ức chế đến sự sinh trưởng của vi sinh vật?
-Yếu tố nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng của vi sinh vật? căn cứ vào nhiệt độ thì ta có thể chia vi sinh vật thành mấy nhóm? Kể tên?
2.Dặn dò: (1 phút)
-Trả lời câu hỏi trong SGK
-Đọc phần Em có biết
-Chuẩn bị bài 28 thực hành
Giáo viên hướng dẫn
Ngày.thángnăm.
(kí duyệt) người soạn
(kí tên)
ĐÁP ÁN
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm:...
Dự vào SGK phần II Các Yếu Tố Lý Học trang 107 và 108, để hoàn thành bảng hệ thống sau:
Các dạng VSV
Ảnh hưởng
Ứng dụng
Nhiệt độ
Chia thành 4 nhóm:
-Vi sinh vật ưa lạnh :sống ở nam cực: t0≤150C
-Vi sinh vật ưa ấm:sống ở trong nước, kí sinh:t0: 200C→400C
-Vi sinh vật ưa nhiệt:nấm, tảo, vi khuẩn:t0: 550C→650C
-Vi sinh vật ưa siêu nhiệt:t0≥750C
-Tốc độ phản ứng sinh hóa trong tế bào làm vi sinh vật sinh sản nhanh hay chậm
Con người dùng nhiệt độ cao để thanh trùng, nhiệt độ thấp để kìm hảm sinh trưởng của vi sinh vật
Độ ẩm
-Vi khuẩn đòi hỏi độ ẩm cao
-Nấm men đòi hỏi ít nước
-Nấm sợi cần độ ẩm thấp
-Hàm lượng nước trong môi trường quyết định độ ẩm
-Nước là dung môi của các chất khoáng dinh dưỡng, là yếu tố hóa học tham gia vào quá trình thủy phân các chất
Dùng nước để khống chế sự sinh trưởng của từng nhóm sinh vật
Độ pH
Chia làm 3 nhóm:
Vi sinh vật ưa axit: nấm, một số vi khuẩn, pH:4→6
Vi sinh vật ưa trung tính: vi khuẩn, động vật nguyên sinh, pH: 6→8
Vi sinh vật ưa kiềm: vi khuẩn ở các ao hồ, pH:9→10
-Ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hóa vật chất trong tế bào, hoạt tính enzim, sự hình thành ATP
Tạo đề kiên nuôi cấy thích hợp
Ánh sáng
-Tác đông đến sự hình thành bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố, chuyển động ánh sáng
Bức xạ ánh sáng dùng tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật như là tia tử ngoại
Áp suất thẩm thấu
-Gây co nguyên sinh làm cho vi sinh vật không phân chia được
Bảo quản thực phẩm
File đính kèm:
- sinh hoc 10.doc