I. Mục tiêu
1. kiến thức
- HS trình bày đựoc khái niệm hoocmon thực vật
- HS kể được 5 lo ại hoocmon thực vật đã biết và trình bày tác động đặc trưng của hoocmon
- HS mô tả đựoc 3 ứng dụng trong nông nghiệp đối với từng loại hoocmon thuộc nhóm kích thích
2. kỹ năng
- rèn luyện kỹ năng phân tích tranh hình
- vận dụng lý thuyết vào thực tiễn
3. Thái độ:
- Có ý thức trong việc sử dụng trực tiếp các sản phẩm Hoomôn nhân tạo đối với các sản phẩm dùng làm thức ăn
II. THIẾT BỊ DẠY VÀ HỌC
- Tranh hình SGK phóng to
- Tài liệu sinh lí học thực vật của tác giả Vũ Văn Vụ
- Phiếu học tập
6 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1312 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 10 - Bài 35: Hoocmon thực vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 35: HOOCMON THỰC VẬT
Mục tiêu
kiến thức
HS trình bày đựoc khái niệm hoocmon thực vật
HS kể được 5 lo ại hoocmon thực vật đã biết và trình bày tác động đặc trưng của hoocmon
HS mô tả đựoc 3 ứng dụng trong nông nghiệp đối với từng loại hoocmon thuộc nhóm kích thích
kỹ năng
rèn luyện kỹ năng phân tích tranh hình
vận dụng lý thuyết vào thực tiễn
3. Thái độ:
- Có ý thức trong việc sử dụng trực tiếp các sản phẩm Hoomôn nhân tạo đối với các sản phẩm dùng làm thức ăn
II. THIẾT BỊ DẠY VÀ HỌC
Tranh hình SGK phóng to
Tài liệu sinh lí học thực vật của tác giả Vũ Văn Vụ
Phiếu học tập
Phiếu học tập số 1:
TÌM HIỂU CÁC HOOCMON KÍCH THÍCH
Hoocmon kt
Nội dung
Auxin (AIA)
Giberelin (GA)
Xitokilin
Nơi sinh ra
Phân bố
Tác động sinh lý
ứng dụng
Phiếu học tập số 2:
TÌM HIỂU CÁC HOOCMON ỨC CHẾ
Nội dung
Hoocmon u/c
Nơi sinh ra
Đặc điểm
Vai trò sinh lý
Etylen
Axit abxixic (AAB, ABA)
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ (5 phút)
thế nào là sinh trửong ở thực vật
phân biệt sinh trưởng thứ cấp với sinh trưởng sơ cấp
trọng tâm
Khái niệm và vai trò của hoocmon đối với thực vật
Bài mới
Hoạt động 1: KHÁI NIÊM (8 phút)
mục tiêu
HS hiểu và trình bày được khái niệm hoocmon thực vật
HS nêu được những đặc điểm chung của hoocmon thực vật và các nhóm hoocmon
Hoạt động của GV
Hoạt dộng của HS
Nội dung
GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức lớp 8 và trả lời câu hỏi:
+ Hoocmon thực vật là gì?
+ Hoocmon có vai trò như thế nào đối với cơ thể dộng vật ?
- GV dẫn dắt hoocmon động vật cũng có đặc điểm và vai trò tương tự như hoocmon thực vật.
- GV yêu cầu HS đọc muc I SGK và trả lời câu hỏi :
- Hoocmon thực vật là gì ?
- có tác dụng như thế nào đối với thực vật ?
- Hoocmon thực vật có đặc điểm gì ?
- GV nhận xét đánh giá và yêu cầu HS khái quát kiến thức
- GV thông báo : tùy theo mức độ biểu hiện tính kích thích hay tính ức chế sinh trưởng hoocmon thực vật chia thành 2 nhóm : hoocmon kích thích và hoocmon ức chế
HS vận dụng kiến thức lớp 8 và trả lời
HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi
+ Khái niệm Hoocmon
+ Tác dụng điều tiết hoạt động
+ Các đặc điểm của hoocmon thực vật
đại diện HS trả lời lớp nhận xét bổ sung
HS khái quát kiến thức về hoocmon
I. khái niệm
- Hoocmôn thực vật là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây.
- Đặc điểm chung:
+ Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác trong cây.
+ Với nồng độ rất thấp nhưng gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.
+ Tính chuyên hoá thấp hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao.
Hoạt động 2 : TÌM HIỂU HOOCMÔN KÍCH THÍCH (15 phút)
mục tiêu
HS chỉ ra được nơi sản sinh phân bố hoocmon
HS phân biệt cơ chế tác động của từng loại hoocmon, phân biệt hoocmon với các chất điều hòa sinh trửơng.
HS nêu đựoc ứng dụng hoocmon thực vật trong sản xuất
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS quan sát hình 35.1, 35.2, 35.3 nghiên cứu mục II SGK và hoàn thành nội dung phiếu học tập số 1 trong thời gian 5 phút
- GV kẻ bảng cho HS lên viết lớp theo dõi
- GV nhận xét, đánh giá và thông báo đáp án phiếu học tập
- HS hoạt động nhóm :
+ cá nhân phát hiện kiến thức từ việc nghiên cứu SGK và quan sát hình
+ Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến để ghi phiếu học tập
- Đại diện nhóm trình bày lớp nhận xét bổ sung
- lớp theo dõi và tự sửa chữa
- Kết luận :
+ Hoocmon kích thích gồm : auxin, gibêrêlin, xitôkilin
- Đáp án phiếu học tập
Hoocmon kt
Nội dung
Auxin (AIA)
Giberelin (GA)
Xitokilin
Nơi sinh ra
- Tại đỉnh của thân cành
Chủ yếu ở rễ và lá
Từ hệ thống rễ của thực vật, chồi, lá non, tầng phân sinh
Phân bố
- có nhiều trong chồi, hạt đang nảy mầm, lá đang sinh trưởng
- Có trong tầng phân sinh bên đang hoạt động trong nhị hoa
- Có nhiều trong lá, hạt, củ, chồi đang nảy mầm
- Trong hạt và quả đang hình thành
- Trong các lóng thân, cành đang sinh trưởng
- Nhiều trong củ
Tác động sinh lý
- mức tế bào
- Mức cơ thể
- Kích thích quá trình phân bào nguyên nhiễm và sinh trưởng kéo dài của TB
- Tham gia vào quá trình sống của cây như hướng động, ứng động, kích thích nảy mầm của hạt, chồi; kích thích ra rễ phụ.
- Tăng số lần nguyên phân và tăng sinh trưởng kéo dài của mọi tế bào
- Kích thích nảy mầm cho hạt, chồi, củ; kích thích sinh trưởng chiều cao cây; tạo quả không hạt; tăng tốc độ phân giải tinh bột.
- Kích thích sự phân chia TB làm chậm quá trình già của TB
- Hoạt hoá sự phân hoá, phát sinh chồi thân trong nuôi cấy mô callus
ứng dụng
- Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỉ lệ thụ quả (cà chua), tạo quả không hạt, nuôi cấy mô ở tế bào thực vật, diệt cỏ
- Kích thích nảy mầm cho khoai tây; kích thích chiều cao sinh trưởng của cây lấy sợi; tạo quả nho không hạt; tăng tốc độ phân giải tinh bột để sản xuất mạch nha và sử dụng trong công nghiệp sản xuất đồ uống
- Sử dụng phổ biến trong công tác giống để trong công nghệ nuôi cấy mô và tế bào thực vật (giúp tạo rễ hoặc kích thích các chồi khi có mặt của Auxin); sử dụng bảo tồn giống cây quý
Hoạt động 3: TÌM HIỂU HOOCMON ỨC CHẾ (10 phút)
Mục tiêu
HS nắm đựoc 2 hoocmon ức chế sinh trửơng
HS chỉ ra đựoc sự khác biệt trong tác động sinh lí của 2 hoocmon ức chế
HS biết liên hệ về hoocmon ức chế
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV nêu vấn đề:
+ Hoocmon ức chế là gì?
+ Có mấy loại hoocmon ức chế?
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 2 trong thời gian 3 phút
- GV kẻ bảng cho HS lên viết lớp theo dõi
- GV nhận xét, đánh giá và thông báo đáp án phiếu học tập
- GV yêu cầu HS quan sát hình 35.4 và cho biết người ta xếp quả chín cùng với quả xanh để làm gì ?
- GV nêu câu hỏi thảo luận :
+ Sự rụng lá có vai trò như thế nào ?
+ sự ngủ của hạt có tác dụng như thế nào?
+ Đóng mở khí khổng có ý nghĩa như thế nào?
- HS nghiên cứu SGK khái quát kiến thức:
+ Hoocmon ức chế kìm hãm sinh trưởng
+ Có 2 loại hoocmon ức chế là: etylen và axit abxixic
- HS hoạt động nhóm :
+ cá nhân phát hiện kiến thức từ việc nghiên cứu SGK
+ Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến để ghi phiếu học tập
- Đại diện nhóm trình bày lớp nhận xét bổ sung
- lớp theo dõi và tự sửa chữa
- HS vận dụng kiến thức để trả lời được :
+ quả đang chín sản ra nhiều etylen
+ Khi xếp quả chín gần quả xanh thì etylen sinh ra kích thích tăng nhanh quá trình chín của quả xanh ở gần
- HS trao đổi nhóm vận dụng kiến thức về vai trò sinh lý của axit abxixic và etylen để trả lời. Yêu cầu nê được :
+ Khi nhiệt độ thấp khô hanh cây rụng lá để giảm bớt sự thoát hơi nứơc để chống mất nước cho cây
+ Sự ngủ của hạt có tác dụng bảo vệ hạttrong những điều kiện bất lợi của môi trừơng
+ Khí khổng đóng giảm sự thoát hơi nước giúp lá khỏi bị khô héo
III. HOOCMON ỨC CHẾ
etylen
Axit abxixic
- Nội dung phiếu học tập
Nội dung
Hoocmon u/c
Nơi sinh ra
Đặc điểm
Vai trò sinh lý
Etylen
Lá già, hoa già, quả chín
- Được sản ra nhiều trong thời gian rụng lá, hoa già, mô bị tổn thương
- điều chỉnh quá trình sinh trưởng và phát triển của cây
- Điều chỉnh sự chín
- Điều chỉnh sự rụng lá
- Kích thích sự ra hoa đặc biệt là ra hoa trái vụ
- Tác động lên sự phân hóa giới tính
Axit abxixic (AAB, ABA)
Trong lá, chóp rễ hoặc các cơ quan đang hoá già, cơ quan sinh sản
- Đựoc tích lũy nhiều trong các cơ quan đang ngủ nghỉ, cơ quan dự trữ, cơ quan sắp rụng
- Kìm hãm quá trình trao đổi chất, giảm sút các hoạt động sinh lý và chuyển cây vào trạng thái ngủ nghỉ
- Điều chỉnh sự rụng : AAB kích thích sự hình thành tầng rời gây nên sự rụng
- Điều chỉnh sự ngủ nghỉ : trong cơ quan đang ngủ nghỉ, hàm lượng AAB tăng gấp 10 lần nên ức chế quá trình nảy mầm
- Điều chỉnh sự đóng mở khí khổng : khi hàm lựong AAB tăng lên trong lá khí khổng đóng lại
- AAB là hoocmon stress : hàm lượng AAB tăng nhanh giúp cây chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường
Hoạt động 4 : TƯƠNG QUAN HOOCMON THỰC VẬT (7 phút)
Mục tiêu
HS chỉ ra đựơc mối tương quan giữa hoocmon kích thích và hoocmon ức chế sinh trưởng
HS thấy được tương quan giữa các hoocmon kích thích với nhau
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS nghiên cứu mục IV SGK và trả lời câu hỏi :
+ tương quan giữa các hoocmon thực vật thể hiện như thế nào ?
- GV nhận xét và bổ sung kiến thức
- GV đưa ví dụ về tương quan hoocmon thực vật
+ Etylen và AAB có tác dụng đối kháng tuyệt đối với auxin trong sự rụng lá và quả
+ Khi có tác nhân nào đó cảm ứng sự rụng thì lập tức trong lá và quả tăng cường tổng hợp và tích lũy AAB và etylen tầng rời xuất hiện và gây ra sự rụng của chúng.
* Liên hệ : tương quan hoocmon thực vật được ứng dụng trong sản xuất như thế nào ?
- HS nghiên cứu mục IV SGK và trả lời được :
+ Tương quan giữa hoocmon kích thích và hoocmon ức chế sinh trưởng
+ Tưong quan giữa các hoocmon kích thích với nhau
- HS vận dụng kiến thức trong bài để trả lời :
+ xử lí làm rụng lá trước khi thu hoạch để bổ sung nguồn chất hữu cơ cho đất tạo điều kiện dễ dàng cho thu hoạch
+ Bảo quản hạt
+ Kích thích chồi
IV. Tương quan hoocmon thực vật
- Tương quan giữa hoocmon kích thích và hoocmon ức chế sinh trưởng
Ví dụ : tương quan giữa chất kích thích và chất ức chế là GA/AAB điều tiết trạng thái sinh lí của hạt
+ Hạt khô : GA rất thấp, AAB đạt cực đại
+ Hạt nảy mầm : GA tăng nhanh, AAB giảm mạnh
- Tưong quan giữa các hoocmon kích thích với nhau
VD tương quan giữa auxin và xitokilin điều tiết sự phát triển của mô callus
+ Ưu thế về auxin callus ra rễ
+ Ưu thế về xitokilin chồi xuất hiện
IV. CỦNG CỐ (4 phút)
HS nhắc lại kiến thức cơ bản của bài
HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Sinh trưởng của cây bị kìm hãm bởi
Auxin C.Axit abxixic
Giberelin D. Xitôkinin
Câu 2: Giberelin có chức năng chính là
A. Kéo dài thân ở cây gỗ C. Đóng mở lỗ khí
B. Ức chế phân chia tế bào D. Sinh trưởng chồi bên
Câu 3: Nơi sản sinh của Auxin
Tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả
B. Tế bào đang phân chia ở mô phân sinh chồi ngọn
Lá già, thân, quả, hạt
Lục lạp, phôi hạt, chóp rễ
Câu 4: Để quả chuối chín đều người ta thường sử dụng Hoomôn sinh trưởng nào?
Auxin C. Axit abxixic
B. Giberelin D. Etilen
V. DẶN DÒ (1phút)
Trả lời câu hỏi SGK
Đọc mục em có biết
Đọc bài mới: Bài 36 “Sự phát triển của thực vật có hoa”
File đính kèm:
- sinh hoc 11 co ban.doc