I- Mục tiêu:
Qua bài này học sinh cần:
1- Kiến thức:
- Hiểu được mục đích và ý nghĩa của bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản.
- Biết được đặc điểm cơ bản của nông, lâm, thủy sản và ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến chất lượng nông, lâm, thủy sản trong bảo quản, chế biến.
2- Kỹ năng:
- Phân tích, so sánh và khái quát kiến thức.
- Liên hệ vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.
3- Thái độ:
- Có thái độ đúng đắn đối với lao động, ham lao động.
- Hình thành thế giới quan khoa học.
II- Phương pháp giảng dạy:
- Phương pháp sách giáo khoa – vấn đáp.
- Phương pháp trực quan – vấn đáp.
III- Dụng cụ giảng dạy:
Tranh ảnh minh họa.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1775 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 10 - Bài 40: Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên giáo sinh: Lê Quốc Doanh.
Lớp dạy: 10. Tiết: 35
Trường thực tập: PTTH Hồ Thị Kỷ.
Giáo viên hướng dẫn: Quách Minh Gia.
₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪₪
Chương 3- BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN.
Bài 40-MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN.
Mục tiêu:
Qua bài này học sinh cần:
Kiến thức:
Hiểu được mục đích và ý nghĩa của bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản.
Biết được đặc điểm cơ bản của nông, lâm, thủy sản và ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến chất lượng nông, lâm, thủy sản trong bảo quản, chế biến.
Kỹ năng:
Phân tích, so sánh và khái quát kiến thức.
Liên hệ vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.
Thái độ:
Có thái độ đúng đắn đối với lao động, ham lao động.
Hình thành thế giới quan khoa học.
Phương pháp giảng dạy:
Phương pháp sách giáo khoa – vấn đáp.
Phương pháp trực quan – vấn đáp.
Dụng cụ giảng dạy:
Tranh ảnh minh họa.
Trọng tâm bài:
Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản.
Đặc điểm của nông, lâm, thủy sản.
Ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến nông, lâm, thủy sản trong quá trình bảo quản.
Tiến trình bài giảng:
Ổn định tổ chức lớp – sỉ số.
Bài cũ:
Đặt vấn đề bài giảng:
Tỉnh Cà Mau của chúng ta là một tỉnh rất giàu tiềm năng về nông, lâm, thủy sản. Năng suất mỗi năm rất lớn, nên một vấn đề hết sức bức thiết được đặt ra chính là bảo quản và chế biến chúng như thế nào cho phù hợp. Vậy mục đích và ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản là gì, thì hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài 40.
Bài mới:
Bài 40-MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN.
Hoạt động I: Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Mục tiêu:
-Hiểu được mục đích và ý nghĩa của bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản.
-Biết được đặc điểm cơ bản của nông, lâm, thủy sản và ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến chất lượng nông, lâm, thủy sản trong bảo quản, chế biến.
-Giáo viên: Các em hãy thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
+Sau khi gặt hái xong nông dân ta thường có những hoạt động bảo quản thóc lúa như thế nào? Làm như vậy với mục đích gì?
+Đối với tre, gổ nông dân ta thường bảo quản như thế nào? Có tác dụng gì?
+Còn các sản phẩm như: Cá, tôm, người ta bảo quản như thế nào? Mục đích.
-Học sinh liên hệ trả lời.
-Giáo viên nhận xét và khái quát.
-Giáo viên: Vậy mục đích của công tác bảo quản là gì? Tại sao phải làm như vậy?
-Học sinh trả lời.
-Giáo viên tổng kết và khái quát.
-Giáo viên: Hãy kể tên một số hoạt động chế biến nông, lâm, thủy sản mà em biết?
-Học sinh thảo luận trả lời.
-Giáo viên khái quát:
Sát thóc thành gạo, chế biến thức ăn, làm đồ gổ, lầm nước mắm,
-Giáo viên: Từ đó cho thầy biết mục đích của việc chế biến nông, lâm, thủy sản là gì?
-Học sinh trả lời.
-Giáo viên khái quát.
I- MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN:
1. Mục đích và ý nghĩa của bảo quản nông, lâm, thủy sản:
-Duy trì những đặc tính ban đầu của nông, lâm, thủy sản.
-Hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng.
2- Mục đích và ý nghĩa của chế biến nông, lâm, thủy sản:
-Duy trì, nâng cao chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo quản.
-Tao ra sản phẩm có giá trị cao đáp ứng nhu cầu của con người.
Hoạt động II: Tìm hiểu đặc điểm của nông, lâm. Thủy sản.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
-Giáo viên: Hãy kể tên một số loại nông, lâm, thủy sản mà em biết.
-Giáo viên nhận xét: Cà chua, lúa, ngô, bắp cải, tôm, cá, đậu, gỗ,
-Giáo viên: Vậy nông, lâm, thủy sản có những đặc điểm nào?
-Học sinh trả lời.
-Giáo vên khái quát.
II-ĐẶC ĐIỂM CỦA NÔNG, LÂM, THỦY SẢN:
-Là lương thực, thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết.
-Là nguồn nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp chế biến.
-Đa số nông, thủy sản chứa nhiều nước.
-Dể bị vi sinh vật xâm nhiểm gây thối hỏng.
Hoạt động III: Tìm hiểu sự ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến nông, lâm, thủy sản tong quá trình bảo quản.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
-Giáo viên: Những yếu tố môi trường nào có thể ảnh hưởng đến chất lượng nông, lâm, thủy sản trong quá trình bảo quản?
-Học sinh trả lời.
-Giáo viên nhận xét.
-Giáo viên: Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng nông, lâm, thủy sản trong quá trình bảo quản?
-Học sinh trả lời.
-Giáo viên khái quát.
-Giáo viên: Còn độ ẩm thì nó ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng sản phẩm?
-Học sinh trả lời.
-Giáo viên khái quát.
-Giáo viên: Ngoài các yếu tố trên nông, lâm, thủy sản còn chịu ảnh hưởng của yếu tố nào nữa và nó ảnh hưởng thế nào? Lấy ví dụ minh họa.
-Học sinh trả lời.
-Giáo viên khái quát.
III-ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẾN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN TRONG QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN:
1-Nhiệt độ:
Khi nhiệt độ tăng làm cho chất lượng sản phẩm giảm và cũng là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật hoạt động.
2-Độ ẩm:
Độ ẩm không khí cao làm cho nông, lâm, thủy sản khô bị ẩm trở lại và là điều kện thuận lợi cho các vi sinh vật, côn trùng phát triển, phá hại.
3-Sinh vật gây hại:
Vi sinh vật, côn trùng, sâu bọ, chuột, chúng xâm nhiểm vào nông, lâm, thủy sản để phá hại.
Củng cố và dặn dò:
Củng cố:
Câu 1: Chọn phương án đúng nhất:
Nông, lâm, thủy sản là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Nông, lâm, thủy sản chứa nhiều chất dinh dưỡng.
Nông, lâm, thủy sản chứa nhiều nước.
Cả a, b, c đúng.
Câu 2: Hoạt động nảo là bảo quản nông, lâm, thủy sản?
Muối dưa cà.
Sấy khô thóc.
Làm thịt hộp.
Làm bánh chưng.
Câu 3: Hoạt động nào là chế biến nông, lâm, thủy sản?
Cất khoai trong chum.
Ngâm tre dưới nước.
Làm măng ớt.
Tất cả đều đúng.
Câu 4: Phơi sấy nông sản nhằm mục đích gì?
Diệt vi sinh vật gây hại.
Tăng chất lượng nông sản.
Tăng khối lượng nông sản.
Đưa về độ ẩm an toàn.
Câu 5: Đặc điểm nào không phải là đặc điểm chung của nông, thủy sản?
Chứa nhiều chất dinh dưỡng.
Chủ yếu chứa chất xơ, ít nước.
Dể dập nát, vi sinh vật dể xâm nhập.
Nước chiếm tỉ lệ cao.
Câu 6: Trong quá trình bảo quản, nhiệt độ ảnh hưởng đến nông, lâm, thủy sản:
Nông, lâm, thủy sản dể bị thối hỏng.
Chất lượng bị giảm sút.
Làm cho nông, lâm, thủy sản nóng lên.
Cả a, b, c đều đúng.
Dặn dò:
Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi ở cuối bài, đồng thời xem và chuẩn bị trước bài 41-“Bảo quản hạt, củ làm giống”, trang 122 sách giáo khoa.
Phê duyệt của giáo viên hướng dẫn
Cà mau, ngày tháng năm 2010.
Quách Minh Gia
Cà Mau, ngày 10 tháng 03 năm 2010.
Giáo sinh:
Lê Quốc Doanh
File đính kèm:
- Le Quoc Doanh(1).doc