Giáo án Công nghệ 10 bài 6 đến 8

Bài 6: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO TRONG NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG NÔNG - LÂM NGHIỆP

I/ MỤC TIÊU:

 Học xong bài này, học sinh cần đạt được:

 1. Hiểu được khái niệm nuôi cấy mô tế bào, cơ sở khoa họccủa phương pháp nuôi cấy mô tế bào.

 2. Biết nội dung cơ bản của quy trình công nghệ nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào.

 3. Ham hiểu biết khoa học công nghệ, có ý thức say sưa học tập hơn.

 

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4613 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 10 bài 6 đến 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 4. Bài 6: ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông - lâm nghiệp i/ mục tiêu: Học xong bài này, học sinh cần đạt được: 1. Hiểu được khái niệm nuôi cấy mô tế bào, cơ sở khoa họccủa phương pháp nuôi cấy mô tế bào. 2. Biết nội dung cơ bản của quy trình công nghệ nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào. 3. Ham hiểu biết khoa học công nghệ, có ý thức say sưa học tập hơn. ii/ nội dung chuẩn bị: 1. Đọc thêm một số tài liệu tham khảo về công nghệ sinh học liên quan tới nuôi cấy mô tế bào và nhân giống cây trồng bằng phương pháp này. 2. Sưu tầm một số tranh ảnh giới thiệu phương pháp nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào. 3. Vẽ to sơ đồ quy trình nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào vào giấy khổ lớn. iii/ Nội dung bài dạy: Hoạt động của giáo viên hoạt động của học sinh đồ dùng và thiết bị dạy học Hoạt động 1: Giới thiệu bài học - Đặt vấn đề: Bằng các phương pháp truyền thống (lai tạo, gây đột biến, gây đa bội thể ...) các nhà tạo giống đã tạo ra nhiều giống cây trồng phong phú, đa dạng về các chủng loại, tạo ra năng xuất cao, phẩm chất tốt, đáp ứng yêu cầu nhiều mặt của con người. Tuy nhiên, để tạo giống mới bằng phương pháp truyền thống đòi hỏi thời gian dài (từ khi tạo được giống đến khi đưa ra sản xuất đại trà trung bình khoảng 10 năm). Ngày nay yêu cầu của con người ngày càng cao, tốc độ tạo giống như trên không còn phù hợp nữa. Các nhà khoa học tạo giống trên thế giới đã áp dụng những thành tựu của công nghệ sinh học nhằm đáp ứng yêu cầu nêu trên. Nhờ vậy đã tạo được giống cây trồng quý với thời gian rút ngắn rất nhiều. Đó là phương pháp nuôi cấy mô tế bào. Chúng ta sẽ tìm hiểu những điểm cơ bản về: - Cơ sở khoa học của phương pháp này. - Quy trình công nghệ nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào. Đây cũng chính là mục tiêu cần đạt của bài học. Nhấn mạnh lại một lần nữa mục tiêu của bài học. - Học sinh chú ý nghe giáo viên đặt vấn đề cho bài học để có thể khái quát nội dung cần học là biết được mục tiêu phải đạt được sau khi học bài này. Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm và cơ sở kho học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào. - Giáo viên chủ động giới thợi khái niệm này qua các câu hỏi dẫn dắt: + Cơ thể các loài thực vật được cấu tạo như thế nào ? (được cấu tạo bằng rất nhiều những tế bào có tính năng khác nhau và có tính độc lập). + Các tế bào thực vật có thể sống khi tách rời khỏi cây mẹ không ? Cần có điều kiện gì ? + Những tế bào được nuôi sống trong môi trường nhân tạo này sẽ phát triển thế nào ? - Giáo viên nêu câu hỏi, cho học sinh suy nghĩ để tìm đáp án và thảo luận chung ở lớp. Từ đó giúp học sinh tiếp cận với khái niệm này. - Giáo viên kết hợp giới thiệu các tranh, ảnh về nuôi cấy mô tế bào (các vật liệu nuôi cấy, các trồi cây phát triển trong ống nghiệm, trồng cây trong vườn ươm, cây trưởng thành từ nuôi cấy mô tế bào - Giáo viên nêu vấn đề chuyển tiếp sang tìm hiểu cơ sở kho học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào. Câu hỏi giợi ý: Vì sao từ một tế bào có thể phát triển thành một cây hoàn chỉnh ? Lưu ý học sinh một số đặc điểm cơ bản của tế bào thực vật có liên quan đến nội dung tìm hiểu, đó là: - Chú ý lắng nghe giáo viên giới thiệu về phương pháp nuôi cấy mô tế bào, kết hợp đọc phần 1 trong SGK (bài 6) để hiểu rõ khái niệm này. - Khi đã hiểu khái niệm nuôi cấy mô tế bào, học sinh tự ghi tóm tắt vào vở. - Quan sát tranh, ảnh, mẫu vật để hiểu thế nào là nuôi cấy mô tế bào. - Suy nghĩ câu hỏi gợi ý của giáo viên và những nội dung cần tìm hiểu: Tranh, ảnh về nuôi cấy mô tế bào + Tính toàn năng của tế bào. + Khả năng phân chia tế bào (tế bào phôi sinh) + Khả năng phân hoá tế bào. Khả năng phân hoá tế bào (tế bào phôi sinh đ tế bào chuyển hoá đặc hiệu). + Tính toàn năng tế bào. + Khả năng phân chia tế bào. + Khả năng phân hoá tế bào. + Khả năng phản phân hoá tế bào. + Khả năng phản phân hoá tế bào + Hướng dẫn học sinh làm việc với sách giáo khoa và trao đổi nhóm trước khi thảo luận chung ở lớp. Nêu các câu hỏi thảo luận: + Em hiểu thế nào về tính toàn năng của tế bào thực vật. + Em hãy trình bày quá trình phân chia, phân hoá, phản phân hoá tế bào thực vật. + Em hãy nêu bản chất của kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào trên cơ sở những hiểu biết đã thảo luận ? - Trên cơ sở các ý kiến thảo luận của học sinh, giáo viên chốt lại những ý chính là cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào. Có thể kết hợp giải thích rõ hơn những điểm học sinh còn thắc mắc. - Giáo viên minh hoạ những điều nêu trên bằng một sơ đồ để học sinh dễ hiểu và nhớ (vẽ trực tiếp lên bảng) - Đọc kỹ phần II SGK (bài 6). - Trao đổi trong nhóm về các nội dung nêu trên, ghi một số ý chính ra giấy để chuẩn bị thảo luận cả lớp. - Tham gia thảo luận các câu hỏi gợi ý giáo viên đưa ra. Chú ý lắng ý kiến thảo luận của các bạn và bổ sung những ý còn thiếu hoặc chưa rõ. - Ghi chép những ý chính là cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào. - Nếu có chỗ nào chưa rõ học sinh có thể nêu ra để giáo viên hoặc các bạn khác giải đáp. - Quan sát, vẽ sơ đồ vào vở để hiểu rõ hơn cơ sở của phương pháp nuôi cấy mô Cây hoàn chỉnh Tế bào chuyên hoá đặc hiệu Tế bào phôi sinh Tế bào hợp tử Tế bào phôi sinh Nuôi cấy mô tế bào Cây hoàn chỉnh Tế bào chuyên hoá đặc hiệu Hoạt động 3: Tìm hiểu quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào - Giới thiệu biểu đồ quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào (dùng đèn chiếu hoặc giấy khổ lớn) giáo viên nêu câu hỏi, gợi ý: + Để nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào người ta làm như thế nào, em hãy nêu tuần tự từng công việc. + Trong từng công việc cần tìm hiểu kỹ nội dung làm và yêu cầu cần đạt được. + Lưu ý trình tự các việc làm (dựa vào sơ đồ) - Cho các nhóm trao đổi, tổ chức thảo luận chung cả lớp. Mời đại diện mỗi nhóm trình bày một nội dung trong quy trình. Sau từng nội dung cho cả lớp thảo luận góp ý bổ sung và giáo viên tóm tắt lại - Quan sát biểu đồ quy trình công nghệ nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào. - Đọc nội dung phần III SKG (bài 6) - Trao đổi trong nhóm về nội dung mà câu hỏi nêu ra. - Ghi nháp một số ý cơ bản đã trao đổi trong nhóm để chuẩn bị cho thảo luận ở lớp. - Tham gia thảo luận ở lớp theo hướng dẫn của giáo viên. Ghi các ý chính giáo viên đã tóm tắt vào vở. Vẽ sơ đồ quy trình công nghệ nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào. Biểu đồ quy trình nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào. Nhân giống. Hoạt động 4: Tổng kết, kiểm tra đánh giá - Chỉ định 2 - 3 học sinh lên bảng trình bày nội dung của 2 câu hỏi cuối bài. những học sinh khác nghe và đánh giá. - Giáo viên bổ sung và nhấn mạnh trọng tâm - Nghe bạn trả lời câu hỏi kiểm tra. - Đối chiếu bài học để nhận xét đánh giá kết quả giờ học. Tiết 5. Bài 7: Một số tính chất của đất trồng i/ Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh cần đạt được: Biết được một số tính chất cua đất trồng: keo đất, khả năng hấp thu của đất, phản ứng dung dịch đất, độ phì nhiêu của đất. II/ nội dung chuẩn bị: Phóng to sơ đồ cấu tạo của keo đất III/:Nội dung bài dạy: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Đồ dùng thiết bị Hoạt động 1: Giới thiệu bài học - Mở đầu bài học, giáo viên cần nhấn mạnh một số ý sau: + Trong sản xuất trồng trọt, đất vừa là đối tượng, vừa là tư liệu sản xuất. + đất là môi trường sống chủ yếu của mọi loài cây trồng. + Muốn sản xuất trồng trọt có hiệu quả, phải biết các tính chất của đất để từ đó cải tạo và sử dụng hợp lý. + ở lớp 7 môn công nghệ cũng đã giới thiệu tính chất cơ bản của đất. Trong bài này chúng ta đi sâu hơn vào những tính chất đó để hiểu bản chất của nó. + Giáo viên nêu mục tiêu bài học - Chú ý nghe lời giới thiệu bài học của giáo viên. Nẵm vững mục tiêu của bài học để hướng tới Hoạt động 2: Tìm hiểu keo đất và hấp thụ của đất - Khái niệm về keo đất là một khái niệm hoàn toàn mới và trừu tượng đối với học sinh, vì vậy giáo viên cần diễn giải sao cho dễ hiểu. Cần lưu ý kích thước hạt keo và đặc điểm không hoà tan trong nước của nó. - Dùng sơ đồ H.7 để giới thiệu cấu tạo hạt keo. Câu hỏi gợi ý: + Quan sát sơ đồ cấu tạo của keo đất, em có những nhận xét gì? + So sánh sự khác nhau về cấu tạo giữa keo dương và keo âm. - Qua sự thảo luận của học sinh, giáo viên cần lưu ý các em một số ý sau: + Trong đất có 2 loại keo đất cơ bản: Keo âm và keo dương + keo âm có lớp ion khuyếch tán mang điện tích dương, nhờ vậy có khả năng trao đổi với các ion dương của dung dịch đất. đây chính là cơ sở của sự trao đổi dinh dưỡng giữa đất và cây trồng + Trong đất keo âm là quan trọng, nó làm tăng khả năng hấp thụ của đất, hạn chế sự rửa trôi xói mòn đất - Qua tìm hiểu cấu tạo keo đất, tìm hiểu mối quan hệ giữa keo âm và sự trao đổi các chất trong dung dịch đất giáo viên nêu câu hỏi về khả năng hấp thu của đất. - Gợi ý cho học sinh về mối quan hệ giữa keo đất và khả năng hấp thụ cua đất, từ đó chỉ ra cho học sinh thấy tầm quan trọng của keo đất - Chú ý nghe giáo viên giảng giải về khái niệm keo đất. Lưu ý đặc điểm hạt keo và vai tò của nó trong đất. - Quan sát trên sơ đồ đê tìm hiểu cấu tạo keo đất. Cần lưu ý: + Lớp ion Quyết định điện có vai trò quan trọng đặc biệt. Lớp này mang điện tích âm thì keo đất là keo âm và ngược lại. Mặt khác lớp này cũng Quyết định điện tích của lớp ion phía ngoài nó ( lớp ion bất động và lớp khuyếch tán). + Trong các lớp ion cấu tạo nên keo đất, ta cần chú ý tới lớp ion khuyếch tán vì ion ở đay mới trao đổi được với các ion ngoài dung dịch, điều này liên quan đến khả năng hấp thụ của đất. - Tham gia thảo luận những câu hỏi gợi ý của giáo viên tren cơ sở đọc kĩ nội dung phần 1 bài 7 ( SGK), quan sát sơ đồ cấu tạo hạt keo - Đọc SGK và trao đổi nhóm về khả năng hấp thụ của đất Lưu ý mối quan hệ giữa keo đất và khả năng hấp thu của đất. Sơ đồ cấu tạo hạt keo. Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm phản ứng dung dịch đất và độ phì nhiêu của đất - Giáo viên đưa ra các câu hỏi gợi ý để học sinh suy nghĩ, đọc SGK, trao đổi nhóm. + Phản ứng của dung dịch đât? + Thế nào là độ chua hoạt tính, độ chua tiền tàng + Phản ứng tiềm khác phản ứng chua của đất như thế nào? - Giáo viên lưu ý học sinh: - Đọc kỹ phần II bài 7 SGK, kết hợp với những hiểu biết đã được học ở môn công nghệ 7. Trao đổi nhõm và tham gia thảo luận ở lớp xung quanh những câu hỏi gợi ý của giáo viên. Lưu ý một số điểm sau: + Mỗi loại độ chua do cac ion H+, AL 3+ và vị trí của chúng trong đất gây lên. để làm rõ ý này giáo viên có thể minh hoạ bằng sơ đồ sau: H+ ( trong dung dịch đất) H+ H+ này gây độ chua hoạt tính H+(trong dung dịch đất) Al3+ H+, Al3+ trên bề mặt keo gây lên độ chua tiềm tàng. + Mỗi loại đất có mức độ chua khác nhau, nỗi loại cây trồng có yêu cầu độ chua khác nhau. vì vây việc xác định độ chua của đất là rất cần thiết trong sản xuất nông nghiệp ( Điều này học sinh đã biết qua các môn công nghệ 7 đã học, GV có thể gợi ý để HS nhớ lại những kiến thức này) - Sau khi học sinh thảo luận về ý nghĩa của dung dịch đất đối với sản xuất, Giáo viên chốt lại những ý cơ bản và chuyển sang nội dung cuối cùng của bài là độ phì nhiêu của đất (phần III của bài) - Nêu câu hỏi: + Độ phì nhiêu của đất là gì ? Lưu ý các cụm từ trong phần định nghĩa độ phì nhiêu của đất. + Độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu nhân tạo có gì khác nhau ? + Hãy nêu các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất trồng trọt có tác dụng làm tăng độ phì nhiêu của đất. Những nội dung này ít nhiều HS đã biết qua môn học công nghệ lớp 7 và qua thực tiễn sản xuất (đối với HS vùng nông thôn). Vì vậy GV gợi ý cho HS suy nghĩ, trao đổi trong nhóm và tham gia thảo luận cả lớp. + Thực chất khái niệm phản ứng dung dịch đất là đề cập tới tính chua của đất. + Phân biệt độ chua hoạt tính (do H+, Al3+) + Trong đất có các loại độ chua khác nhau, xác định độ chua của đất để có cơ sở cải tạo đất cũng như bố trí cây trồng cho phù hợp , có như vậy sản xuất mới đạt hiệu quả cao được. - Đọc phần III bài 7 SGK (độ phì nhiêu của đất). ở lớp 7 đã được giới thiệu khái niệm này. Đọc qua trong SGK các em có thể hiểu được. - Trong khái niệm này cần lưu ý một số từ ngữ sau: + Cung cấp đồng thời và không ngừng - không chứa các chất độc hại - đảm bảo cho cây đạt năng suất cao. + Liên hệ thực tế sản xuất ở gia đình địa phương để tìm hiểu những biện pháp canh tác có tác dụng nâng cao độ phì nhiêu của đất. - Tham gia thảo luận chung theo gợi ý hướng dẫn của giáo viên. - Ghi chép một số ý chính vào vở học Hoạt động 4: Tổng kết kiểm tra đánh giá - Trước khi tổng kết bài học GV có thể kiểm tra đánh giá kết quả giờ học tập trugn vào một số ý sau: + Cấu tạo keo đất + Phản ứng dung dịch đất + Độ phì nhiêu của đất. - Chỉ định 3 - 4 HS trình bày qua đó bổ sung, nhận xét đánh giá và tổng kết bài học. - Suy nghĩ, chuẩn bị nội dung trả lời các câu hỏi của GV. - Lắng nghe ý kiến trả lời của bạn, phát hiện chỗ sai, chỗ thiếu để bổ sung. Qua đó tự đánh giá kết quả tiếp thu bài học của bản thân (đối chiếu với mục tiêu bài học) Tiết 6 Bài 8: Thực hành xác định độ chua của đất i/ mục tiêu Học xong bài này HS cần đạt được. 1. Biết phương pháp đo pH của đất. 2. Thành thạo một số kỹ năng của cơ bản khi xác định pH đất bằng máy đo thông dụng. 3. Cẩn thận, chính xác trong hoạt động lao động kỹ thuật. II/ nội dung chuẩn bị 1. Mẫu đất kho đã nghiền nhỏ: 4 - 5 mẫu đất khác nhau, đánh số kí hiệu. Mỗi mẫu chừng 200gam, đựng trong hộp nhựa (thuỷ tinh), có kèm một thìa nhỏ để xúc. 2. Máy đo pH: mỗi nhóm 1 cái. 3. Các dụng cụ hoá chất khác (SGK) 4. Giáo viên làm thử trước, đo trị số pH KCL và pH H2O của các mẫu đất, ghi lại để cho HS đối chiếu kết quả khi làm thực hành. 5. Phiếu thực hành: mỗi HS làm thực hành có một phiếu thực hành, nội dung phiếu như sau: Phiếu thực hành. - Tên bài thực hành: - Mục tiêu cần đạt được: - Yêu cầu nội dung công việc. Mỗi HS (hoặc nhóm) xác định pH KCL và pH H2O của hai mẫu đất khác nhau. - Tường thuật những công việc đã làm. - Kết quả Ghi kết quả đo pH của 2 mẫu đất vào bảng sau: Mẫu đất Trị số pH đo được pH H2O pH KCL Mẫu 1 Mẫu 2 ... ... Họ tên HS (Nhóm thực hành) iii/ thực hiện bài dạy Hoạt động của giáo viên hoạt động của học sinh Phương tiện dạy và học Hoạt động 1: Giới thiệu bài học - Nêu tóm tắt sự cần thiết phải xác định pH của đất. - Giới thiệu quy trình thực hành - Giới thiệu mục tiêu - Chú ý theo dõi để nắm quy trình thực hiện đo pH đất, mục tiêu bài học Hoạt động 2: Giáo viên trình diễn kĩ năng bài thực hành - Bước 1: Cân hai mẫu đất, mỗi mẫu đổ vào một bình tam giác. Lưu ý HS kĩ năng sử dụng cân kĩ thuật (đĩa cân trái đặt quả cân, đĩa cân phải đổ đất từ từ vào cho tới khi đất thẳng đứng). - Bước 2: Đong 50ml dung dịch KCL 1N đổ vào bình đã có đất (B1), đóng tiếp 50ml nước cất đổ vào bình 2 (B2). - Bước 3: Hai tay cầm 2 bình B1, B2 lắc nhẹ và đều tay 15 phút. Lưu ý HS kĩ năng lắc bình (dùng ngón tay cái và tay trỏ giữ cổ bình tam giác, cổ tay để lỏng, điều khiển lắc bình bằng 2 ngón tay. Lắc nhẹ theo chiều kim đồng hồ, có thể lắc ngang). - Bước 4: Đo pH bằng máy đo thông dụng Lưu ý HS: Đặt máy trên bàn (trước mặt). Tay phải cầm bầu điện cực đưa vào trong bình dung dịch đất sao cho bầu điện cực đưa vào trong bình dung dịch đất sao cho bầu điện cực nằm giữa dung dịch đất. Trị số pH sẽ hiện trên máy, nhưng chờ khi ổn định - Theo dõi từng bước thực hiện của giáo viên, chú ý những kí năng khó: + Sử dụng cân kĩ thuật. + Lắc bình. + Sử dụng máy đo pH (khoảng 30 giây) mới ghi kết quả. Giáo viên vừa làm, vừa nhắc từng bước quy trình và những điểm cần lưu ý ở một số kỹ năng cần thiết. Hoạt động 3: Học sinh thực hành đo độ pH đất - Nhắc các nhóm kiểm tra lại dụng cụ, hoá chất, mẫu đất. - Phát phiếu thực hành. - Nhắc lại yêu cầu mỗi nhóm xác định pH KCL và pH H2O của 2 mẫu đất khác nhau. - Quan sát, theo dõi các nhóm HS thực hành. Kịp thời phát hiện và uốn nắn những kỹ năng học sinh làm chưa đúng. - Nhắc nhở các nhóm ghi chép đầy đủ công việc đã làm, kết quả cuối cùng (đo pH của 2 mẫu đất) vào phiếu thực hành. - Kiểm tra lại dụng cụ, vật liệu thực hành của nhóm. - Nhận và đọc kĩ nội dung của phiếu thực hành. - Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. - Bắt tay làm thực hành. - Lưu ý những kĩ năng khó mà GV đã nhắc nhở. - Ghi chép công việc đã làm vào phiếu thực hành. - Lưu ý: Trong quá trình hoạt động, cần luân phiên nhau để mỗi học sinh đều được trực tiếp làm các bước trong quy trình thực hành. Hoạt động 4: Tổng kết, kiểm tra đánh giá - Giáo viên đưa ra nhận xét chung trong buổi học thực hành. - Công bố trị số pH KCL và pH H2O của mẫu đất để HS đối chiếu khi đánh giá kết quả. - Hướng dẫn cách đánh giá. Kết quả thực hành: + Xác định đúng một trị số pH được 1,5 điểm (x 4 = 6 điểm) + Làm đúng quy trình, thao tác được 2 điểm. - Các nhóm hoàn chỉnh nội dung ghi trong phiếu thực hành. - Trao đổi bài với các nhóm để kiểm tra đánh giá kết quả bài học. - Dựa vài thang điểm giáo viên đã hướng dẫn, cho điểm. + ý thức tổ chức, kỉ luật trong giờ học tốt: 2 điểm. - Yêu cầu các nhóm kiểm tra đánh gái kết quả chéo thông qua phiếu thực hành. - Căn cứ kết quả các nhóm tự đánh giá, kết hợp sự theo dõi trong giờ thực hành, giáo viên đánh giá cho điểm cuối cùng. - Kiểm tra sự đánh giá của các bạn về kết quả của nhóm mình, nếu chưa đúng và có thể trao đổi lại với người chấm hoặc với giáo viên. - Thu dọn, vệ sinh lớp học sau giờ thực hành

File đính kèm:

  • docGiao an cong nghe 10(1).doc