I. Mục tiêu:Học xong bài này học sinh cần
1. Kiến thức
- Biết được các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chon lọc vật nuôi
- Biết được một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang sử sụng phổ biến ở nước ta.
2. Kỹ năng :quan sát, so sánh, phân tích, chọn lọc
3. Thái độ :có ý thức quan tâm đến giá trị của giống và việc chọn lọc giống khi tiến hành chăn nuôi.
II. Chuẩn bị
1. Gio vin: SGK Gio n Tranh vẽ. Dụng cụ dạy học.
2. Học sinh: SGK. Tập. Viết.
III. Phương pháp: trực quan, so sánh, phân tích, vấn đáp.
IV. Tiến trình
1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS, Kiểm tra vệ sinh lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
a. Câu hỏi:
Có mấy qui luật sinh trưởng và phát dục? Nêu nội dung và cho biết ý nghĩa của các qui luật đó?(7 đ)
-Yếu tố nào ảnh hưởng đến sinh trường và phát dục của vật nuôi? (3đ)
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1117 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 10 - Chọn lọc giống vật nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỌN LỌC GIỐNG VẬT NUÔI
I. Mục tiêu:Học xong bài này học sinh cần
1. Kiến thức
- Biết được các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chon lọc vật nuôi
- Biết được một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang sử sụng phổ biến ở nước ta.
2. Kỹ năng :quan sát, so sánh, phân tích, chọn lọc
3. Thái độ :có ý thức quan tâm đến giá trị của giống và việc chọn lọc giống khi tiến hành chăn nuôi.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: SGK Giáo án Tranh vẽ. Dụng cụ dạy học.
2. Học sinh: SGK. Tập. Viết.
III. Phương pháp: trực quan, so sánh, phân tích, vấn đáp.
IV. Tiến trình
Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS, Kiểm tra vệ sinh lớp.
Kiểm tra bài cũ:
a. Câu hỏi:
Có mấy qui luật sinh trưởng và phát dục? Nêu nội dung và cho biết ý nghĩa của các qui luật đó?(7 đ)
-Yếu tố nào ảnh hưởng đến sinh trường và phát dục của vật nuôi? (3đ)
b. Đáp án
- Có 3 qui luật (1đ).
+ Quy luật sinh trưởng và phát dục theo giai đoạn (2đ)
+ Quy luật sinh trưởng phát dục không đồng đều (2đ)
+Quy luật sinh trưởng phát dục theo chu kì (2đ)
-Nêu được có hai yếu tố ảnh hưởng đến ST&PD của vật nuôi (1đ)
-Kể đủ 7 tên yếu tố ảnh hưởng (2đ)
3. BaØi mới
Hoạt động của thầy và trị
Nội dung bài học
I.Tìm hiểu về các chỉ tiêu đánh giá, chọn lọc vật nuôi
- GV: Khi chọn mua một con vật để nuôi theo em cần phải chọn con vật như thế nào? VD như các em mua trâu để cày, bò lấy sữa, gà để đẻ trứng, vịt lấy thịt, chim để làm cảnh
- HS xem SGK GV chỉ định một em trả lời
- GV nhận xét bổ xung
- HS quan sát hình 23 và cho biết ngoại hình của bò hướng thịt và hướng sữa có đặc điểm gì liên quan đến hướng sản xuất của chúng? (bò lấy sữa có bầu sữa to, bò lấy thịt thì mập nhiều thịt hơn).
- GV yêu cầu học sinh thảo luận theo 3 nhóm mỗi nhóm 1 chỉ tiêu: nhóm 1 ngoại hình thể chất; nhóm 2 khả năng sinh trưởng, phát dục; nhóm 3: sức sản xuất.
- GV gợi ý à bổ sung nếu thiếu ý sau khi các em trả lời.
II. Tìm hiểu về hai phương pháp chọn lọc giống vật nuôi
GV:Chọn lọc hàng loạt dựa trên các chỉ tiêu nào?
- Đối tượng của chọn lọc hàng loạt là gì? Của chọn lọc cá thể là gì?
- Thường áp dụng chọn lọc hàng loạt khi nào? Và cá thể khi nào?
- Đối với chọn lọc hàng loạt thì CL theo tổ tiên có được tiến hành không? Chọn lọc cá thể có tiến hành không?
- Đối với chọn lọc hàng loạt thì chọn lọc theo đặc điểm bản thân có được tiến hành không? Chọn lọc theo cá thể tiến hành được không.
- Nêu ưu và nhược điểm của phương pháp CL hàng loạt và CL cá thể
- Sau đó GV nhấn mạnh sự khác nhau cơ bản giữa 2 phương pháp: CL hàng loạt dựa trên KH của bản thân cá thể, trong khi đó CL cá thể kiểm tra được cả kiểu di truyền của cá thể về các tính trạng CL .
I. Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn lọc vật nuôi.
- Khi chọn giống ta căn cứ vào 5 tiêu chí sau: Ngoại hình, thể chất, khả năng sinh trưởng, phát dục; sức sản xuất .
1. Ngoại hình thể chất:
a. Ngoại hình: Là hình dáng bên ngoài của con vật, mang đặc điểm đặc trưng của giống.
b.Thể chất: Là chất lượng bên trong cơ thể của vật nuôi.
2. Khả năng sinh trưởng và phát dục.
-Lớn nhanh, mức tốn thức ăn thấp, phát triển hoàn thiện, sự thành thục tính dục biểu hiện rõ, phù hợp với độ tuổi của từng giống.
3. Sức sản xuất: Là khả năng làm việc, sinh sản, cho trứng, sữa,.....của vật nuôi.
II. Một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi.
1.Chọn lọc hàng loạt
-Thường được sử dụng để chọn giống với số lượng lớn trong thời gian ngắn, áp dụng cho vật nuôi cái sinh sản.
-Dựa trên 5 chỉ tiêu, theo dõi các cá thể trong đàn của cùng một giống.Những con nào đạt các chỉ tiêu sẽ được giữ lại.
-Ưu điểm:Dễ làm, nhanh
-Nhược điểm:Hiệu quả chọn không cao.
2.Chọn lọc cá thể.
-Thường được sử dụng để chọn giống vật nuôi cần đạt yêu cầu cao về chất lượng, thường là đực giống.
- Quá trình chọn lọc gồm 3 bước như sau:
a. Chọn lọc tổ tiên:Dựa vào lí lịch của tổ tiên.Cá thể nào có tổ tiên tốt thì có triển vọng tốt.
b. Chọn lọc bản thân: Các cá thể được nuôi và chăm sóc trong điều kiện chuẩn.Những cá thể nào đạt chỉ tiêu tốt nhất sẽ được chọn làm giống.
c. Kiểm tra đời sau:Dựa vào phẩm chất đời con đánh giá phẩm chất ở đời bố mẹ.
-Ưu điểm:Đạt yêu cầu cao về chất lượng giống.
-Nhược điểm:Mất nhiều thời gian, cần có cơ sở vật chất.
4. Củng cố và luyện tập
- Dựa vào chỉ tiêu cơ bản nào để đánh giá chọn lọc vật nuôi làm giống?
- Trình bày phương pháp CL hàng loạt, CL cá thể, ứng dụng, ưu và nhược điểm ?
5. Hướng dẫn tự học ở nhà
- Về xem lại nội dung của bài học
- Trả lời câu hỏi cuối bài
- Xem trước bài thực hành
V. Rút kinh nghiệm
SGK
GV:
HS:
Thiết bị:
File đính kèm:
- TIET20.doc