Giáo án Công nghệ 10 - Hướng dẫn thực hiện phân phối chương trình môn Thể dục – Cấp THPT

A. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PPCT CẤP THPT

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1. Về Phân phối chương trình dạy học tự chọn

a) Môn học tự chọn nâng cao (NC) của ban Cơ bản có thể thực hiện bằng 1 trong 2 cách: Sử dụng SGK nâng cao hoặc sử dụng SGK biên soạn theo chương trình chuẩn kết hợp với chủ đề tự chọn nâng cao (CĐNC) của môn học đó. CĐNC của 8 môn phân hóa chỉ dùng cho ban Cơ bản. Thời lượng dạy học CĐNC của môn học là khoảng chênh lệch giữa thời lượng dành cho chương trình chuẩn và chương trình nâng cao môn học đó trong Kế hoạch giáo dục THPT.

b) Dạy học chủ đề tự chọn bám sát (CĐBS) là để ôn tập, hệ thống hóa, khắc sâu kiến thức, kĩ năng, không bổ sung kiến thức nâng cao mới. Hiệu trưởng các trường THPT lập Kế hoạch dạy học CĐBS (chọn môn học, ấn định số tiết/tuần cho từng môn, tên bài dạy) cho từng lớp, ổn định trong từng học kì trên cơ sở đề nghị của các tổ trưởng chuyên môn và GV chủ nhiệm lớp.

 

doc34 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1052 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ 10 - Hướng dẫn thực hiện phân phối chương trình môn Thể dục – Cấp THPT, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN THỂ DỤC – CẤP THPT A. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PPCT CẤP THPT I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Về Phân phối chương trình dạy học tự chọn a) Môn học tự chọn nâng cao (NC) của ban Cơ bản có thể thực hiện bằng 1 trong 2 cách: Sử dụng SGK nâng cao hoặc sử dụng SGK biên soạn theo chương trình chuẩn kết hợp với chủ đề tự chọn nâng cao (CĐNC) của môn học đó. CĐNC của 8 môn phân hóa chỉ dùng cho ban Cơ bản. Thời lượng dạy học CĐNC của môn học là khoảng chênh lệch giữa thời lượng dành cho chương trình chuẩn và chương trình nâng cao môn học đó trong Kế hoạch giáo dục THPT. b) Dạy học chủ đề tự chọn bám sát (CĐBS) là để ôn tập, hệ thống hóa, khắc sâu kiến thức, kĩ năng, không bổ sung kiến thức nâng cao mới. Hiệu trưởng các trường THPT lập Kế hoạch dạy học CĐBS (chọn môn học, ấn định số tiết/tuần cho từng môn, tên bài dạy) cho từng lớp, ổn định trong từng học kì trên cơ sở đề nghị của các tổ trưởng chuyên môn và GV chủ nhiệm lớp. Bộ đã ban hành tài liệu CĐBS lớp 10, dùng cho GV để tham khảo, không ban hành tài liệu CĐBS lớp 11, 12. GV chuẩn bị giáo án CĐBS với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn. c) Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập CĐNC, CĐBS các môn học thực hiện theo quy định tại Quy chế đánh giá, xếp loại HS THCS và HS THPT của Bộ GDĐT. Lưu ý: Các bài dạy CĐNC, CĐBS bố trí trong các chương như các bài khác, có thể có điểm kiểm tra dưới 1 tiết riêng nhưng không có điểm kiểm tra 1 tiết riêng. Điểm CĐNC, CĐBS môn học nào tính cho môn học đó. 2. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá a) Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH): - Những yêu cầu quan trọng trong đổi mới PPDH là: + Bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình (căn cứ chuẩn của chương trình cấp THPT và đối chiếu với hướng dẫn thực hiện của Bộ GDĐT); + Phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của HS và vai trò chủ đạo của GV; + Thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt động của GV và HS, thiết kế hệ thống câu hỏi hợp lý, tập trung vào trọng tâm, tránh nặng nề, quá tải (nhất là đối với bài dài, bài khó, nhiều kiến thức mới); bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, tránh thiên về ghi nhớ máy móc không nắm vững bản chất; + Sử dụng hợp lý SGK khi giảng bài trên lớp, tránh tình trạng yêu cầu HS ghi chép quá nhiều theo lối đọc - chép; + Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, khuyến khích sử dụng hợp lý công nghệ thông tin, sử dụng các phương tiện nghe nhìn, thực hiện đầy đủ thí nghiệm, thực hành, liên hệ thực tế trong giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài học; + GV sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động, dễ hiểu; tác phong thân thiện, khuyến khích, động viên HS học tập; tổ chức hợp lý cho HS làm việc cá nhân và theo nhóm; + Dạy học sát đối tượng, coi trọng bồi dưỡng HS khá giỏi và giúp đỡ HS yếu kém. - Đối với môn Thể dục cần coi trọng truyền thụ kiến thức, hình thành kỹ năng, bồi dưỡng hứng thú học tập, không quá thiên về đánh giá thành tích như yêu cầu đào tạo vận động viên. - Tăng cường chỉ đạo đổi mới PPDH thông qua công tác bồi dưỡng GV và dự giờ thăm lớp của GV, tổ chức rút kinh nghiệm giảng dạy ở các tổ chuyên môn, hội thảo cấp trường, cụm trường, địa phương, hội thi GV giỏi các cấp. b) Đổi mới kiểm tra, đánh giá (KTĐG): - Những yêu cầu quan trọng trong đổi mới KTĐG là: + GV đánh giá sát đúng trình độ HS với thái độ khách quan, công minh và hướng dẫn HS biết tự đánh giá năng lực của mình; + Trong quá trình dạy học, cần kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm khách quan trong KTĐG kết quả học tập của HS, chuẩn bị tốt cho việc đổi mới các kỳ thi theo chủ trương của Bộ GDĐT. + Thực hiện đúng quy định của Quy chế Đánh giá, xếp loại HS THCS, HS THPT do Bộ GDĐT ban hành, tiến hành đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ cả lý thuyết và thực hành. - Đối với các môn Mĩ thuật, Âm nhạc (THCS), Thể dục (THCS, THPT): Đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập theo quy định tại Quy chế Đánh giá, xếp loại HS THCS, HS THPT. c) Đối với một số môn khoa học xã hội và nhân văn như: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, cần coi trọng đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG theo hướng hạn chế chỉ ghi nhớ máy móc, không nắm vững kiến thức, kỹ năng môn học. Trong quá trình dạy học, cần từng bước đổi mới KTĐG bằng cách nêu vấn đề mở, đòi hỏi HS phải vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng và biểu đạt chính kiến của bản thân. d) Từ năm học 2009-2010, tập trung đổi mới KTĐG thúc đẩy đổi mới PPDH các môn học và hoạt động giáo dục, khắc phục tình trạng dạy học theo lối đọc-chép. II. NHỮNG VẤN ĐỀ CỤ THỂ CỦA MÔN THỂ DỤC Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình GDPT môn Thể dục ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 và PPCT của Sở GDĐT. 1. Do đặc điểm dạy và học môn Thể dục phụ thuộc nhiều vào cơ sở vật chất và khí hậu thời tiết, Sở GD&ĐT xây dựng PPCT đảm bảo tương đối phù hợp với địa phương, trên nguyên tắc: Đảm bảo tính khoa học của bộ môn, không cắt xén chương trình. Các đơn vị phải đảm bảo cấp mỗi giáo viên (GV) đều có văn bản PPCT để áp dụng thống nhất. 2. Không dạy vào tiết 5 buổi sáng và tiết 1 buổi chiều, không bố trí học 2 tiết liền cùng buổi hoặc trái buổi. 3. Môn thể thao tự chọn (TTTC): - Tất cả các trường dạy môn Đẩy tạ. - Tuỳ theo điều kiện của từng trường để chọn 1 trong các môn còn lại. Khi giảng dạy, giáo viên cần giới thiệu nội dung một số môn thể thao có thế mạnh, mang đặc thù địa phương. Ngoài 5 môn được biên soạn trong chương trình và sách giáo viên, các trường có thể lựa chọn trên nguyên tắc: Giáo viên tổ chức biên soạn chương trình (xây dựng mục tiêu, lựa chọn nội dung, kế hoạch dạy học, kiểm tra đánh giá) bảo đảm thời lượng, nội dung vừa sức, không yêu cầu học sinh thực hành nếu không phù hợp tâm, sinh lý lứa tuổi và khó bảo đảm an toàn, trình Sở GD&ĐT phê duyệt trước khi đưa vào giảng dạy. 4. Môn Chạy bền dạy trong 2 học kì hoặc học kì II. Những tiết có nội dung chạy bền, GV cần phải tính toán kĩ lượng vận động của các nội dung trong cùng tiết dạy để đưa ra lượng vận động hợp lí cho HS theo nhóm sức khoẻ và giới tính sao cho vừa sức, tránh hiện tượng quá sức. Trong một tiết dạy, nội dung chạy bền được sắp xếp một cách hợp lí vào cuối phần cơ bản, thời gian chạy bền trong một tiết dạy khoảng 3-8 phút, khi HS đã học đủ thời lượng và luyện tập thường xuyên thì GV tổ chức kiểm tra nội dung chạy bền vào cuối học kì II. 5. Về đổi mới phương pháp dạy học: Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng: - Lấy việc góp phần giữ gìn và nâng cao sức khoẻ, thể lực học sinh là mục tiêu, tổ chức tiết dạy sao cho khoa học, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, tăng cường cách tổ chức phân nhóm (không và có quay vòng), phối hợp hợp lý giữa tập đồng loạt với tập lần lượt để tăng thời gian cho HS tập luyện đạt đến lượng vận động hợp lý; Dạy môn Thể dục ở giáo dục phổ thông là dạy cho tất cả học sinh, chưa đặt ra mục tiêu đào tạo chuyên nghiệp cho những người làm nghề thể thao. Cùng với một số môn học khác, môn Thể dục góp phần hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về hiểu biết, kỹ năng, ý thức rèn luyện sức khỏe, truyền đạt một số kiến thức cơ bản, cần thiết, mang tính phổ thông nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, đồng thời phát hiện những học sinh có năng khiếu, tạo điều kiện cho các em tiếp tục phát triển năng khiếu thể thao. - Tăng cường vận dụng phương pháp trò chơi và thi đấu; - Bồi dưỡng cho HS kĩ năng tự quản, tự điều khiển và tham gia đánh giá kết quả học tập; - Sử dụng thiết bị dạy học một cách hiệu quả, an toàn, tránh lãng phí, góp phần đổi mới phương pháp dạy học. 6. Về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Thực hiện theo Quy chế hiện hành và bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình. Trong đánh giá kết quả học tập, phải đánh giá hiệu quả của việc giáo dục tình cảm hứng thú, thái độ tích cực, tinh thần chủ động, sáng tạo, ý thức cố gắng vươn lên trong học tập của học sinh, không chỉ thiên về đánh giá thành tích chuyên môn. a) Đánh giá bằng cho điểm: - Kiểm tra định kì (KTđk): Trong mỗi học kì, thực hiện 2 lần (kiểm tra giữa học kì và học kì), theo phân phối chương trình. - Kiểm tra thường xuyên (KTtx): Mỗi nội dung (trừ nội dung để kiểm tra định kì) sau khi học xong, dành thời lượng hợp lý để HS ôn tập và kiểm tra. Ngoài nội dung kiểm tra hết chương quy định trong phân phối chương trình, GV có thể kiểm tra lý thuyết hoặc kiểm tra thực hành trong quá trình dạy học đảm bảo trong mỗi học kì có đủ tối thiểu 3 lần điểm KTtx . b) Đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập. Xếp thành 5 loại: - Loại Giỏi (G), có các trường hợp: + Thực hiện đúng kĩ thuật động tác, bài tập hoặc trò chơi (nếu nội dung kiểm tra có tính thành tích thì phải đạt mức “khá” trở lên hoặc tương đương), tham gia học tập đầy đủ với thái độ tích cực, tự giác, hứng thú học tập. + Nếu kiểm tra về kiến thức (kiểm tra viết, kiểm tra miệng) phải đạt trên 4/5 yêu cầu. - Loại Khá (K), có các trường hợp: + Thực hiện cơ bản đúng kĩ thuật động tác, bài tập hoặc trò chơi (nếu nội dung kiểm tra có tính thành tích thì phải đạt mức “khá” hoặc tương đương), tham gia học tập đầy đủ với thái độ tự giác. + Thực hiện đúng kĩ thuật động tác, bài tập hoặc trò chơi, tuy nhiên chưa thực sự ổn định (nếu nội dung kiểm tra có tính thành tích thì phải đạt mức “Tb” hoặc tương đương), tham gia học tập đầy đủ với thái độ tự giác, hứng thú học tập. + Nếu kiểm tra về kiến thức (kiểm tra viết, kiểm tra miệng) phải đạt ở mức 3/5 - 4/5 yêu cầu. - Loại Trung bình (Tb), có các trường hợp: + Thực hiện cơ bản đúng kĩ thuật động tác, bài tập hoặc trò chơi (nếu nội dung kiểm tra có tính thành tích thì phải đạt mức “Tb” hoặc tương đương). + Thực hiện cơ bản đúng kĩ thuật động tác, bài tập hoặc trò chơi, tham gia học tập đầy đủ với thái độ tự giác, hứng thú (trường hợp này không tính thành tích). + Nếu kiểm tra về kiến thức (kiểm tra viết, kiểm tra miệng) phải đạt ở mức từ 1/2 - 3/5 yêu cầu. - Loại Yếu (Y), có các trường hợp: + Chưa thực hiện được kĩ thuật động tác, bài tập hoặc trò chơi. + Nếu kiểm tra về kiến thức (kiểm tra viết, kiểm tra miệng) phải đạt ở mức 1/5 - 2/5 yêu cầu. - Loại Kém: Các trường hợp thấp hơn loại yếu. 7. Đánh giá, xếp loại thể lực: Thực hiện theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGD ĐT ngày 18/9/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên và Công văn số 2329/SGDĐT-GDTrH ngày 13/11/2008 của Sở GDĐT về việc hướng dẫn thực hiện đánh giá, xếp loại thể lực học sinh. III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC 1. Mục tiêu của việc điều chỉnh nội dung dạy học Điều chỉnh nội dung dạy học để dạy và học phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng và mục tiêu giáo dục, phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường. Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng cắt giảm các nội dung quá khó, trùng lặp, chưa thật sự cần thiết đối với học sinh (HS), các câu hỏi, bài tập đòi hỏi phải khai thác quá sâu kiến thức lí thuyết, để giáo viên (GV), HS dành thời gian cho các nội dung khác, tạo thêm điều kiện cho GV đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông. 2. Thời gian thực hiện Điều chỉnh nội dung dạy học dựa trên sách giáo khoa (SGK) của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành năm 2011 và được áp dụng từ năm học 2011 - 2012. Nếu GV và HS sử dụng SGK của các năm khác thì cần đối chiếu với SGK năm 2011 để điều chỉnh, áp dụng phù hợp. 3. Hướng dẫn thực hiện các nội dung Các nội dung đã được hướng dẫn cụ thể trong PPCT môn học. Cần lưu ý thêm một số vấn đề sau: - Đối với các bài, các phần không dạy thì không ra bài tập và không kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS vào những nội dung được hướng dẫn là ”không dạy” hoặc ”đọc thêm”. Tuy nhiên, GV, HS vẫn có thể tham khảo các nội dung đó để có thêm sự hiểu biết cho bản thân. - Toàn bộ PPCT này được nhà trường in sao gửi cho tất cả GV bộ môn. B. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH LỚP 10 Cả năm: 70 tiết Học kì I: 36 tiết Học kì II: 34 tiết HỌC KÌ I Tiết Nội dung Tiết 1 Thể dục nhịp điệu: (TDNĐ) Học Hướng dẫn phương pháp học tập bộ môn Động tác 1-3 (bài TDNĐ nam, nữ riêng) Tiết 2 TDNĐ - Ôn Động tác 1-3 Chạy ngắn - Học + Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau + Chạy tăng tốc độ 30 – 60m Tiết 3 TDNĐ - Ôn - Học Động tác 1-3 Động tác 4-5 Chạy ngắn - Ôn + Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau + Chạy tăng tốc độ 30 – 60m Tiết 4 TDNĐ - Ôn Động tác 1-5 Chạy ngắn - Ôn + Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau + Bài tập 6, 7 (trang 57, SGV TD 10) Tiết 5 TDNĐ - Ôn - Học Động tác 1-5 Động tác 6-7 Chạy ngắn - Ôn Như tiết 4 Tiết 6 TDNĐ - Ôn Động tác 1-7 Chạy ngắn - Học Bài tập 2, 4 (trang 61, SGV TD 10) hoặc do GV chọn Tiết 7 TDNĐ - Ôn - Học Động tác 1-7 Động tác 8-9 Chạy ngắn - Ôn Như tiết 4 và bài tập 8 (trang 57, SGV TD 10) hoặc do GV chọn Tiết 8 TDNĐ - Ôn Động tác 1-9 Chạy ngắn - Ôn + Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau + Bài tập 5 (trang 61, SGV TD 10) hoặc do GV chọn Tiết 9 TDNĐ - Ôn - Học Động tác 1-9 Động tác 10-11 Chạy ngắn - Ôn Như tiết 8 Tiết 10 TDNĐ - Ôn Động tác 1-11 Chạy ngắn - Học Một số điểm trong Luật Điền kinh (phần chạy ngắn); Kiểm tra thử 80m Tiết 11 TDNĐ - Ôn - Học Động tác 1-11 Động tác 12-13 Chạy ngắn - Ôn Bài tập 9 (trang 57,SGV TD 10) hoặc do GV chọn Tiết 12 TDNĐ - Ôn - Học Động tác 1-13 Động tác 14-16 Chạy ngắn - Ôn Nội dung đã học (do GV chọn) Tiết 13 Kiểm tra hết chương: Chạy ngắn Tiết 14, 15 Ôn tập và kiểm tra (KTđk): Bài TDNĐ Tiết 16 Lí thuyết Học Tập luyện TDTT và sử dụng các yếu tố thiên nhiên để rèn luyện sức khoẻ(nội dung 1, 2) Tiết 17 Cầu lông Học Các tư thế chuẩn bị cơ bản; Cách cầm vợt, cầm cầu; Một số trò chơi xây dựng cảm giác với cầu do GV chọn TTTC Thực hiện theo kế hoạch dạy học của GV Tiết 18 Cầu lông - Ôn - Học Các tư thế chuẩn bị cơ bản; Cách cầm vợt, cầm cầu. Kĩ thuật di chuyển đơn bước; Kĩ thuật đánh cầu thấp thuận tay TTTC Thực hiện theo kế hoạch dạy học của GV Tiết 19 Cầu lông Ôn Kĩ thuật di chuyển đơn bước (tiến, lùi phải) kết hợp đánh cầu thấp thuận tay TTTC Thực hiện theo kế hoạch dạy học của GV Tiết 20 Cầu lông - Ôn - Học Như tiết 19 Kĩ thuật di chuyển đơn bước kết hợp đánh cầu thấp trái tay TTTC Thực hiện theo kế hoạch dạy học của GV Tiết 21 Cầu lông - Ôn - Học Kĩ thuật di chuyển đơn bước (tiến, lùi trái) kết hợp đánh cầu thấp trái tay Giới thiệu Luật Đánh cầu TTTC Thực hiện theo kế hoạch dạy học của GV Tiết Nội dung Tiết 22 Cầu lông - Ôn - Học Kĩ thuật di chuyển đơn bước kết hợp đánh cầu thấp thuận tay và trái tay Di chuyển ngang bước đệm, bước chéo TTTC Thực hiện theo kế hoạch dạy học của GV Tiết 23 Cầu lông - Ôn - Học Di chuyển ngang bước đệm, bước chéo kết hợp đánh cầu thấp thuận tay và trái tay Kĩ thuật di chuyển lên hai góc gần lưới TTTC Thực hiện theo kế hoạch dạy học của GV Tiết 24 Cầu lông - Ôn - Học Di chuyển ngang bước đệm, bước chéo kết hợp đánh cầu thấp thuận tay và trái tay. Kĩ thuật di chuyển lên hai góc gần lưới kết hợp đánh cầu thấp thuận tay và trái tay. Kĩ thuật di chuyển lùi về hai góc cuối sân TTTC Thực hiện theo kế hoạch dạy học của GV Tiết 25 Cầu lông - Học - Ôn + Kĩ thuật phát cầu cao xa + Luật Phát cầu Nội dung do GV chọn TTTC Thực hiện theo kế hoạch dạy học của GV Tiết 26 Cầu lông - Ôn - Học + Kĩ thuật phát cầu cao xa + Nội dung do GV chọn Kĩ thuật phát cầu thấp gần TTTC Thực hiện theo kế hoạch dạy học của GV Tiết 27,28 Ôn tập và kiểm tra hết chương: TTTC Tiết 29 - 32 Cầu lông Ôn tập những nội dung học sinh còn yếu Tiết 33-34 - Ôn tập - Kiểm tra học kì I ( Cầu lông) Tiết 35 Lí thuyết Học Tập luyện TDTT và sử dụng các yếu tố thiên nhiên để rèn luyện sức khoẻ (nội dung 3) Tiết 36 Nhảy cao - Học - Ôn Giới thiệu kĩ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng Một số động tác bổ trợ nhảy cao, phát triển thể lực do GV chọn Đá cầu - Học Di chuyển, tâng "búng" cầu HỌC KÌ II Tiết Nội dung Tiết 37 Nhảy cao - Ôn Một số động tác bổ trợ nhảy cao, phát triển thể lực do GV chọn Đá cầu - Ôn - Học Di chuyển, tâng "búng" cầu Chuyền cầu bằng mu bàn chân Tiết 38 Đá cầu - Ôn - Học Di chuyển, tâng "búng" cầu; Chuyền cầu bằng mu bàn chân Giới thiệu kích thước sân và lưới Chạy bền Chạy trên địa hình tự nhiên Tiết 39 Nhảy cao - Ôn - Học Như tiết 37 Bài tập 1, 2 (trang 84, SGV TD 10) Đá cầu - Ôn Di chuyển; tâng "búng" cầu; Chuyền cầu bằng mu bàn chân Tiết 40 Đá cầu - Ôn - Học Như tiết 39 Luật Đá cầu Chạy bền Chạy trên địa hình tự nhiên hoặc do GV chọn Tiết 41 Đá cầu - Ôn Di chuyển; tâng "búng" cầu; Chuyền cầu bằng mu bàn chân. Nhảy cao - Ôn - Học Một số động tác bổ trợ do GV chọn Bài tập 3, 4 (trang 84, SGV TD 10) Tiết 42 Nhảy cao - Ôn - Học Bài tập 2, 4 (trang 84, SGV TD 10) Giai đoạn trên không nhảy cao kiểu "nằm nghiêng" Bài tập 5 (trang 85 SGV TD 10) Chạy bền Chạy trên địa hình tự nhiên hoặc do GV chọn Tiết 43 Đá cầu - Ôn Di chuyển; tâng "búng" cầu; Chuyền cầu bằng mu bàn chân. Đấu tập Nhảy cao - Ôn - Học Phối hợp kĩ thuật 3 giai đoạn chạy đà - giậm nhảy - trên không Một số điểm trong luật Điền kinh (phần nhảy cao) Tiết 44 Nhảy cao - Ôn - Học Phối hợp kĩ thuật 3 giai đoạn chạy đà - giậm nhảy - trên không Một số điểm trong Luật Điền kinh (phần nhảy cao) Chạy bền Thực hiện vào cuối phần cơ bản : Chạy trên địa hình tự nhiên hoặc do GV chọn Tiết 45 Nhảy cao - Ôn - Học Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và phát triển sức mạnh chân do GV chọn Kĩ thuật giai đoạn tiếp đất Đá cầu - Ôn + Chuyền cầu bằng mu bàn chân. + Đấu tập Tiết 46 Nhảy cao - Ôn Kĩ thuật 4 giai đoạn nhảy cao kiểu "nằm nghiêng" và một số động tác bổ trợ kĩ thuật do GV chọn Đá cầu - Ôn Một số kĩ thuật và đấu tập do GV chọn Tiết 47-48 Ôn tập và kiểm tra (KTđk): Đá cầu Tiết 49 Nhảy cao Phối hợp kĩ thuật 4 giai đoạn nhảy cao kiểu "nằm nghiêng" và một số động tác bổ trợ kĩ thuật, phát triển sức mạnh chân do GV chọn Chạy bền Thực hiện vào cuối phần cơ bản : Chạy trên địa hình tự nhiên hoặc do GV chọn Tiết 50 Nhảy cao Ôn Hoàn thiện kĩ thuật nhảy cao kiểu "nằm nghiêng" và một số động tác, bài tập phát triển sức mạnh chân do GV chọn Chạy bền Chạy trên địa hình tự nhiên hoặc do GV chọn Tiết 51 Nhảy cao Ôn Hoàn thiện kĩ thuật nhảy cao kiểu "nằm nghiêng " Một số động tác, bài tập phát triển sức mạnh chân do GV chọn Chạy bền Chạy trên địa hình tự nhiên hoặc do GV chọn Tiết 52-53 Ôn tập và Kiểm tra hết chương: Nhảy cao. Tiết 54 - 63 TTTC Thực hiện kế hoạch dạy học của GV Chạy bền Thực hiện vào cuối phần cơ bản theo kế hoạch của GV Tiết 64 Chạy bền: Kiểm tra hết chương Tiết 65 – 66 - Ôn tập - Kiểm tra học kì II (TTTC) 67-70 - Ôn tập, kiểm tra đánh giá, xếp loại thể lực. LỚP 11 Cả năm: 70 tiết Học kì I: 36 tiết Học kì II: 34 tiết HỌC KÌ I Tiết Nội dung Tiết 1 Bài Thể dục nhịp điệu (nữ); Học Hướng dẫn phương pháp học tập bộ môn + Động tác 1- 2 (nữ) Bài Thể dục phát triển chung (nam) (Bài TD) + Động tác 1- 6 (nam) Tiết 2 Chạy tiếp sức - Học Cách trao - nhận tín gậy Bài TD - Ôn - Học Động tác 1-2 (nữ);Động tác 1-6 (nam) Động tác 3(nữ); Động tác 7-15 (nam) Tiết 3 Chạy tiếp sức - Học Bài tập 1 và 2, một số động tác bổ trợ (do GV chọn) Bài TD - Ôn Động tác 1-3 (nữ); Động tác 1-15 (nam) Tiết 4 Chạy tiếp sức - Ôn Bài tập 1 và 2; một số động tác bổ trợ (do GV chọn) Bài TD - Ôn Động tác 1-3 (nữ); Động tác 1-15 (nam) - Học Động tác 4 (nữ); Động tác 16 -20 (nam) Tiết 5 Chạy tiếp sức - Học Xuất phát của người số 1, (bài tập 3 và 4); Xuất phát của người nhận tín gậy số 2, 3, 4 Bài TD - Ôn Động tác 1- 4 (nữ); Động tác 1- 20 (nam) Tiết 6 Chạy tiếp sức - Ôn Xuất phát của người số 1, (bài tập 3 và 4); Xuất phát của người nhận tín gậy số 2, 3, 4; Phối hợp của người trao - nhận tín gậy Bài TD - Ôn - Học Động tác 1-4 (nữ);Động tác 1-20(nam) Động tác 5-6 (nữ);Động tác 21-30 (nam) Tiết 7 Chạy tiếp sức - Ôn Phối hợp của người trao - nhận tín gậy hoặc nội dung do GV chọn Bài TD - Ôn - Học Động tác 1- 6 (nữ); Động tác 1-30 (nam) Động tác 7 (nữ); Tiết 8 Chạy tiếp sức - Ôn Phối hợp của người trao - nhận tín gậy hoặc nội dung do GV chọn Bài TD - Ôn - Học Động tác 1- 7 (nữ); Động tác 1 - 30 (nam) Động tác 8 (nữ); Động tác 31 - 40 (nam) Tiết 9 Chạy tiếp sức - Học - Ôn Một số điểm cơ bản trong Luật Điền kinh (phần chạy tiếp sức 4 x 100m) Nội dung do GV chọn Bài TD - Ôn - Học Động tác 1 - 8 (nữ); Động tác 1 - 40 (nam) Động tác 9 (nữ) ; Động tác 41 - 50 (nam) Tiết 10 Kiểm tra hết chương: Chạy tiếp sức Tiết 11-12 Ôn tập và Kiểm tra (KTđk): Bài TD Tiết 13 Lí thuyết Học Nguyên tắc vừa sức Tiết 14 Nhảy cao TTTC Ôn Chạy đà - giậm nhảy Một số động tác bổ trợ (do GV chọn) Thực hiện theo kế hoạch dạy học của GV Tiết 15 Nhảy cao TTTC Ôn Chạy đà - giậm nhảy - trên không hoặc một số động tác bổ trợ kĩ thuật (do GV chọn) Thực hiện theo kế hoạch dạy học của GV Tiết 16 Nhảy cao TTTC Ôn + Hoàn chỉnh bốn giai đoạn kĩ thuật; + Một số động tác bổ trợ kĩ thuật và bài tập phát triển thể lực (do GV chọn) Thực hiện theo kế hoạch dạy học của GV Tiết 17 Nhảy cao TTTC Ôn + Hoàn chỉnh bốn giai đoạn kĩ thuật + Một số động tác bổ trợ kĩ thuật và bài tập phát triển thể lực (do GV chọn) Thực hiện theo kế hoạch dạy học của GV Tiết 18 Nhảy cao TTTC Ôn + Hoàn chỉnh bốn giai đoạn kĩ thuật + Một số động tác bổ trợ kĩ thuật và bài tập phát triển thể lực (do GV chọn) Thực hiện theo kế hoạch dạy học của GV Tiết 19 Nhảy cao TTTC Ôn + Hoàn chỉnh bốn giai đoạn kĩ thuật + Một số động tác bổ trợ kĩ thuật và bài tập phát triển thể lực (do GV chọn) Thực hiện theo kế hoạch dạy học của GV Tiết 20 Nhảy cao Ôn + Hoàn chỉnh bốn giai đoạn kĩ thuật + Một số động tác bổ trợ kĩ thuật và bài tập phát triển thể lực (do GV chọn) TTTC Thực hiện theo kế hoạch dạy học của GV Tiết 21 Lí thuyết Nguyên tắc hệ thống Tiết 22 Nhảy cao Ôn Hoàn chỉnh kĩ thuật, một số bài tập nâng cao thành tích (do GV chọn) TTTC Thực hiện kế hoạch dạy học của GV Tiết 23 Nhảy cao - Ôn - Học Hoàn chỉnh kĩ thuật, một số bài tập nâng cao thành tích (do GV chọn) Một số điểm trong Luật Điền kinh (phần nhảy cao) TTTC Thực hiện kế hoạch dạy học của GV Tiết 24 Nhảy cao Ôn Hoàn chỉnh kĩ thuật, một số bài tập nâng cao thành tích (do GV chọn) TTTC Thực hiện kế hoạch dạy học của GV Tiết 25-26 Ôn tập và Kiểm tra hết chương: (Nhảy cao) Tiết 27 - 32 TTTC Thực hiện kế hoạch dạy học của GV Tiết 33 - 34 - Ôn tập - Kiểm tra học kì I: TTTC Tiết 35 Đá cầu - Ôn - Học Một số động tác bổ trợ đã học ở lớp 10 + Kĩ thuật di chuyển bước lướt + Tâng "giật" cầu Nhảy xa - Học Tập mô phỏng động tác chân lăng, động tác chân giậm và một số bài tâp phát triển thể lực (do GV chọn) Tiết 36 Đá cầu - Ôn + Kĩ thuật di chuyển bước lướt + Tâng "giật" cầu Nhảy xa - Ôn - Học Tập mô phỏng động tác chân lăng, động tác chân giậm Phối hợp chạy đà - giậm nhảy - trên không Chạy bền Chạy trên địa hình tự nhiên hoặc do GV chọn HỌC KÌ II Tiết Nội dung Tiết 37 Đá cầu - Ôn - Học Tâng "giật" cầu Kĩ thuật tâng cầu (nhịp 1) - đá tấn công bằng mu bàn chân Nhảy xa - Ôn Phối hợp chạy đà - giậm nhảy - trên không - tiếp đất, một số bài tập bổ trợ (do GV chọn) Tiết 38 Đá cầu - Ôn Một số kĩ thuật đã học (do GV chọn) Nhảy xa - Ôn Tập phối hợp chạy đà - giậm nhảy - trên không - tiếp đất, một số bài tập bổ trợ (do GV chọn) Chạy bền Chạy trên địa hình tự nhiên hoặc do GV chọn Tiết 39 Đá cầu - Ôn Một số kĩ thuật đã học (do GV chọn) Nhảy xa - Ôn Tập hoàn chỉnh 4 giai đoạn kĩ thuật, một số bài tập bổ trợ (do GV chọn) Tiết 40 Đá cầu - Ôn + Kĩ thuật tâng cầu (nhịp 1) - đá tấn công bằng mu bàn chân Nhảy xa - Ôn - Học Tập hoàn chỉnh 4 giai đoạn kĩ thuật, một số bài tập bổ trợ (do GV chọn) Một số điểm trong Luật Điền kinh (phần nhảy xa) Tiết 41 Đá cầu - Ôn - Học Như nội dung tiết 40 hoặc do GV chọn Một số điểm trong Luật Đá cầu Nhảy xa - Ôn - Học Tập hoàn chỉnh 4 giai đoạn kĩ thuật, một số bài tập bổ trợ (do GV chọn) Một số điểm trong Luật Điền kinh (phần nhảy xa) Chạy bền Chạy trên địa hình tự nhiên hoặc do GV chọn Tiết 42 Đá cầu - Ôn - Học Các kĩ thuật đã học, đấu tập hoặc do GV chọn Một số điểm trong Luật Đá cầu Nhảy xa - Ôn Tập hoàn chỉnh 4 giai đoạn kĩ thuật, một số bài tập bổ trợ và phát triển thể lực (do GV chọn) Chạy bền Chạy trên địa hình tự nhiên hoặc do GV chọn Tiết 43 Đá cầu - Ôn Các kĩ thuật đã học, đấu tập hoặc do GV chọn Nhảy xa - Ôn Tập hoàn chỉnh 4 giai đoạn kĩ thuật, một số bài tập bổ trợ và phát triển thể lực (do GV chọn) Chạy bền Chạy trên địa hình tự nhiên hoặc do GV chọn Tiết 44 Đá cầu - Ôn Các kĩ thuật đã học, đấu tập, kiểm tra thử hoặc do GV chọn Nhảy xa - Ôn Tập hoàn chỉnh 4 giai đoạn kĩ thuật, một số bài tập bổ trợ và phát triển thể lực (do GV chọn) Tiết 45-46 Ôn tập và Kiểm tra (KTđk): Nhảy xa Tiết 47- 48 Ôn tậ

File đính kèm:

  • docThể dục THPT.doc