I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này học sinh cần đạt được:
1. Hiểu khái niệm phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.
2. Biết được nội dung các biện pháp của phòng trừ tổng hợp.
3. Có ý thức phòng trừ dịch hại cây trồng kết hợp bảo vệ môi trường sinh thái theo hướng nông nghiệp bền vững.
II. NỘI DUNG CHUẨN BỊ:
1. Một số tranh ảnh giới thiệu các loài thiên địch ở nước ta. Nếu được in vào bản phim trong.
2. Viết tên các biện pháp chủ yếu của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng vào bản phim trong (dùng cho đèn chiếu).
3. Máy chiếu qua đầu O.P.H
17 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 10 - Tiết 12 đến tiết 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 13.
Bài 17: phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng
I. Mục tiêu:
Học xong bài này học sinh cần đạt được:
1. Hiểu khái niệm phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.
2. Biết được nội dung các biện pháp của phòng trừ tổng hợp.
3. Có ý thức phòng trừ dịch hại cây trồng kết hợp bảo vệ môi trường sinh thái theo hướng nông nghiệp bền vững.
II. Nội dung chuẩn bị:
1. Một số tranh ảnh giới thiệu các loài thiên địch ở nước ta. Nếu được in vào bản phim trong.
2. Viết tên các biện pháp chủ yếu của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng vào bản phim trong (dùng cho đèn chiếu).
3. Máy chiếu qua đầu O.P.H
III. thực hiện bài dạy:
Để dạy bài này Giáo viên tổ chức cho Học sinh đi vào các hoạt động sau:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Phương tiện dạy học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài học
- Nêu vấn đề: Trong sản xuất nông nghiệp, sâu bệnh là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm năng suất phẩm chất nông sản. Ngăn ngừa và từng bước hạn chế tác hại của sâu bệnh là mối quan tâm lớn của nhà nông. Bài học này giúp ta tìm hiểu các biện pháp phòng ngừa dịch hại đó.
- Nêu mục tiêu bài học.
- Chú ý nghe Giáo viên nêu vấn đề và giới thiệu bài học. Nắm vững mục tiêu bài học để định hướng hoạt động trong giờ học.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng
- Cho 1 học sinh đọc hai dòng đầu của mục 1 (Sách giáo khoa) nói về khái niệm.
Giáo viên ghi câu này lên bảng, đọc lại nguyên văn một lần nữa và nhấn mạnh một số từ (dùng phấn gạch dưới các từ):
Sử dụng phối hợp
Một cách hợp lý
- Nêu câu hỏi gợi ý để học sinh suy nghĩ:
Vì sao phải sử dụng phối hợp các biện pháp phòng trừ dịch hại cây trồng một cách hợp lý?
- Câu hỏi thảo luận:
Em hãy nêu nguyên lý cơ bản phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?
Giáo viên có thể đưa thêm câu hỏi phụ để yêu cầu học sinh giải thích rõ thêm các nội dung của nguyên lý này.
Ví dụ: Vì sao phải bảo tồn thiên địch để khống chế sâu bệnh phát triển?...
- Chú ý nghe bạn đọc nội dung của khái niệm phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.
- Ghi câu khái niệm vào vở và gạch dưới các từ Giáo viên vừa nhấn mạnh.
- Suy nghĩ câu hỏi gợi ý của Giáo viên. Điều này sẽ đặt ra trong suốt quá trình tìm hiểu của bài học này, vì vậy cần chú ý.
- Đọc phần II của bài (Sách giáo khoa).
- Tham gia thảo luận ở lớp.
Lưu ý thảo luận để hiểu rõ từng nội dung của nguyên lý.
- Ghi chép tóm tắt các ý chính của nguyên lý phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu các biện pháp chủ yếu của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng
- Nêu câu hỏi bao quát:
Em hãy cho biết các biện pháp chủ yếu của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng? Cho học sinh trả lời câu hỏi này.
- Câu hỏi gợi ý đi sâu tìm hiểu nội và tác dụng của từng biện pháp .
Câu hỏi:
+ Em hãy nêu nội dung của biện pháp kỹ thuật, tác dụng của các biện pháp cụ thể.
Giáo viên gợi ý cho học sinh đọc Sách giáo khoa, ghi chép các ý trả lời.
Lưu ý: Yêu cầu học sinh thảo luận làm rõ tác dụng của từng biện pháp. Có thể học sinh không nêu được hết, Giáo viên cần giải thích bổ sung.
Ví dụ: Biện pháp luân canh có tác dụng thay đổi nguồn thức ăn của sâu hại thay đổi ký chủ của nguồn bệnh, do đó hạn chế sự phát triển gây hại của sâu bệnh. Các biện pháp khác Giáo viên cũng giải thích như vậy. Có thể giáo viên đưa ra những câu hỏi phụ gợi ý học sinh trả lời, từ đó dẫn dắt đến tìm ra tác dụng của từng biện pháp trong biện pháp kỹ thuật.
+ Em hãy cho biết nội dung biện pháp sinh học và tác dụng của nó trong việc phòng trừ sâu bệnh hại?
Có mấy ý Giáo viên cần lưu ý học sinh:
* Nội dung phương pháp này là sử dụng sinh vật, có mấy cách sử dụng:
Sử dụng vi sinh vật (vi rút, nấm men...) để sản xuất thuốc vi sinh phòng trừ sâu bệnh (ví dụ: thuốc B.T, chế phẩm vi rút và B.T, chế phẩm N.P.V...)
* Biện pháp sinh học là một trong những biện pháp tiên tiến nhất để phòng trừ dịch hại cây trồng.
Giáo viên giới thiệu tranh về các loài thiên địch để học sinh nhận biết và hiểu hơn biện pháp sinh học này.
+ Trong các biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng, theo em biện pháp nào nên dùng hạn chế, vì sao?
Biện pháp hoá học nên hạn chế dùng vì nó diệt sâu bệnh hại nhưng cũng gây hại cho cả cây trồng và các sinh vật có ích khác, gây ô nhiễm môi trường, gây hại cho sức khoẻ người sử dụng và không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Phá vỡ cân bằng sinh thái.
+ Theo em, vì sao biện pháp cơ giới, vật lý được coi là biện pháp quan trọng của phòng trừ dịch hại cây trồng?
Đơn giản, dễ làm, ít tốn kém.
Rất an toàn, không gây ô nhiễm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ được sự cân bằng sinh thái.
+ Ngoài các biện pháp đã nêu, còn có biện pháp nào nữa của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?
Biện pháp sử dụng giống chống chịu sâu bệnh.
Biện pháp điều hoà Giáo viên cần phải giải thích một chút về biện pháp điều hoà.
- Sau khi điểm qua các biện pháp chủ yếu của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng, Giáo viên lại nhắc lại câu hỏi ban đầu: Vì sao phải sử dụng phối hợp các biện pháp phòng trừ dịch hại một cách hợp lý? Yêu cầu học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi này.
Gợi ý: Khai thác mặt ưu điểm của từng biện pháp, khắc phục nhược điểm của các biện pháp đó.
* Phòng trừ được dịch bệnh nhưng vẫn bảo vệ được môi trường, giữ vững sự cân bằng sinh thái, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
* Chi phí thấp, hiệu quả kinh tế cao.
- Nghe câu hỏi và tìm câu trả lời qua Sách giáo khoa (có 6 biện pháp chủ yếu:...)
- Đọc Sách giáo khoa, suy nghĩ tác dụng của từng biện pháp cụ thể. Ví dụ: Biện pháp cày bừa đất có tác dụng lật vùi các tàn dư thực vật mang mầm mống sâu bệnh, chôn vùi cả sâu non, nhộng, trứng có trong đất. Với cách tìm hiểu này, học sinh lần lượt điểm qua các biện pháp cụ thể trong biện pháp kỹ thuật.
* Cần lưu ý: Biện pháp kỹ thuật là biện pháp chủ yếu nhất, quan trọng nhất, ghi điều này vào vở.
- Đọc Sách giáo khoa phần về biện pháp sinh học.
Quan sát tranh ảnh các loài thiên địch được sử dụng để diệt trừ sâu hại cây trồng.
Kết hợp những điều đã biết qua các môn sinh học, công nghệ và hiểu biết thực tế sản xuất địa phương, trao đổi trong nhóm nhỏ về các hướng sử dụng sinh vật vào phòng trừ dịch hại cây trồng. Ghi chép phần gợi ý của Giáo viên:
Sử dụng thiên địch.
loài thiên địch được sử dụng để diệt trừ sâu hại cây trồng.
Kết hợp những điều đã biết qua các môn sinh học, công nghệ và hiểu biết thực tế sản xuất địa phương, trao đổi trong nhóm nhỏ về các hướng sử dụng sinh vật vào phòng trừ dịch hại cây trồng. Ghi chép phần gợi ý của Giáo viên:
Sử dụng thiên địch.
Sử dụng vi sinh vật để tạo các chế phẩm sinh học phòng trừ dịch hại cây trồng.
- Đọc kỹ lại các biện pháp trong SGK, đối chiếu so sánh mặt tốt và mặt có hại của các phương pháp để tìm ra biện pháp cần hạn chế sử dụng và giải thích lý do.
Tham gia thảo luận câu hỏi này, cố gắng giải thích.
- Thảo luận nhóm về câu hỏi này. Có gắng tìm ra những ưu điểm nổi bật của phương pháp này.
- Đọc SGK, tìm câu trả lời cho câu hỏi này.
- Tổng hợp tất cả các ý đã tìm hiểu về các biện pháp chủ yếu của phòng trừ tổng hợp..., lý giải câu hỏi đã nêu ra ngay từ đầu.
- Ghi chép ý chính trả lời câu hỏi này.
Tranh ảnh về các loài thiên địch.
Hoạt động 4: Tổng kết kiểm tra đánh giá
- Nêu câu hỏi:
+ Vì sao phải phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?
* Khai thác những ưu điểm của từng phương pháp và loại trừ mặt hạn chế của chúng.
* Phòng trừ được toàn diện, triệt để dịch hại.
* Hiệu quả cao, chi phí ít.
+ Nêu tác dụng của từng biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.
- Giáo viên chỉ định 3 - 4 học sinh trả lời, những học sinh khác lắng nghe và bổ sung nếu cần.
- Nhận xét đánh giá buổi học.
- Giáo viên dặn dò học sinh những công việc chuẩn bị cho bài thực hành tiếp sau.
- Nghe Giáo viên nêu câu hỏi kiểm tra, suy nghĩ câu trả lời.
- Tham gia trả lời câu hỏi, chú ý nghe bạn trình bày. Tự đánh giá kết quả học tập của bản thân qua những câu hỏi của Giáo viên.
Ghi chép nội dung chuẩn bị cho bài thực hành tuần sau.
Tiết 14
Bài 18: Thực hành pha chế dung dịch boóc đô
phòng trừ nấm hại
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, học sinh cần đạt được:
1. Pha được dung dịch Boóc đô phòng trừ nấm hại theo đúng quy trình và yêu cầu kỹ thuật.
2. Có ý thức tuân thủ những yêu cầu kỹ thuật trong công việc. Cẩn thận, chính xác khoa học.
II. Nội dung chuẩn bị:
1. Các dụng cụ, nguyên vật liệu phục vụ thực hành như đã nêu trong SGK bài 18.
2. Đọc kỹ bài thực hành trước.
III. thực hiện bài dạy:
Để thực hiện bài này, Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động sau:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Thiết bị, đồ dùng dạy và học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài học
- Giới thiệu: dung dịch Boóc đô là một loại thuốc phòng trừ nấm hại mà việc pha chế đơn giản, có thể tự pha chế tại gia đình để sử dụng. Vì vậy chúng ta cần biết để khi cần có thể pha dùng kịp thời.
- Nêu mục tiêu bài học.
- Chú ý nghe GV giới thiệu bài học và mục tiêu cần đạt.
Hoạt động 2: GV trình diễn kỹ năng
- Vừa làm mẫu vừa giới thiệu quy trình thực hành pha chế dung dịch Boóc đô phòng trừ nấm hại.
Chú ý các bước:
+ B1: cân 10g đồng Sunfát và 15 gam vôi tôi, để riêng ra.
+ B2: cho 15g vôi tôi vào cốc chia độ cộng thêm 200ml nước, khuấy đều, để lắng, chắt bỏ phần sạn, nước vôi đổ vào chậu.
+ B3: cho 10g đồng Sunfát vào cốc chia độ, đổ thêm 800ml nước khuấy đều cho tan hết.
+ B4: đổ từ từ dung dịch đồng Sunfát vào chậu đựng sẵn nước vôi (không đổ ngược lại), vừa đổ vừa khuấy đều ta được 1lít dung dịch Boóc đô 1%.
+ B5: kiểm tra chất lượng sản phẩm (SGK).
- Chú ý quan sát các thao tác GV làm mẫu. Nghe và ghi chép tóm tắt qui trình pha chế thuốc Boóc đô.
- Trong các bước của quy trình pha chế Boóc đô, cần chú ý:
+ Vì vôi tôi khi pha không tan hết, còn ít cặn khó tan. Vì vậy phải cân 15 gam vôi. Nhớ chắt nước để loại trừ sạn.
+ Chỉ được đổ từ từ dung dịch đồng Sunfát vào nước vôi, vừa đổ vừa khuấy cho đều tay, không được làm ngược lại.
+ Kiểm tra: dùng giấy quì để kiểm tra sản phẩm về pH (dung dịch có phản ứng kiềm là được). Dùng que sắt kiểm tra lượng đồng. Que sắt cạo sạch nhúng vào dung dịch không có các phân tử đồng bám vào thanh sắt là được.
Dụng cụ, hoá chất, nước sạch, giấy quì ... phục vụ bài
Hoạt động 3: Thực hành pha chế thuốc Boóc đô.
- Nhắc các nhóm kiểm tra dụng cụ, hoá chất,... cần cho pha Boóc đô.
- Quán xuyến các nhóm HS trong quá trình làm, luôn nhắc nhở HS phải làm đúng trình tự và yêu cầu từng bước trong quy trình.
- Từng nhóm kiểm tra dụng cụ, hoá chất... cần thiết, phân công công việc trong nhóm.
- Tiến hành làm từng bước của qui trình thực hành.
Lưu ý các thao tác:
+ Cân chính xác khối lượng theo yêu cầu.
+ Đong đủ lượng nước để pha.
+ Đổ dung dịch đồng Sunfát vào nước vôi (không làm ngược lại), vừa đổ vừa khuấy đều.
+ Tránh đổ vãi ra ngoài.
Trong hoạt động này, HS cần luân phiên nhau để mỗi em đều được làm các công việc trong quy trình pha chế Boóc đô.
Dụng cụ, hoá chất phục vụ cho các nhóm HS thực hành.
Hoạt động 4: Tổng kết bài học, kiểm tra đánh giá kết quả
- GV hướng dẫn HS cách đánh giá kết quả bài học, cụ thể:
+ Làm đúng trình tự và yêu cầu các bước trong qui trình điều chế Boóc đô: 4 điểm.
+ Kiểm tra sản phẩm bằng giấy quì và que sắt, chất lượng Boóc đô đạt yêu cầu: 4 điểm.
+ ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần học tập: 2 điểm
- Yêu cầu các nhóm trao đổi sản phẩm thực hành để kiểm tra đánh giá chéo.
- Căn cứ vào nhận xét của GV và kết quả tự đánh giá của HS, GV cho điểm bài thực hành.
- Nhắc nhở các nhóm làm vệ sinh, thu dọn lớp.
Nghe hướng dẫn để nắm được các tiêu chí đánh giá kết quả bài học.
- Trao đổi sản phẩm thực hành cho nhóm khác để tiến hành kiểm tra chéo.
- Làm vệ sinh lớp học, thu dọn đồ dùng thực hành.
tiết 15.
Bài 19: ảnh hưởng của thuốc hoá học bảo vệ thực vật
đến quần thể sinh vật và môi trường
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, HS cần đạt được:
1. Biết được những ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật, môi trường và con người.
2. Có ý thức thận trọng khi tiếp xúc và sử dụng thuốc hoá học bảo vệ thực vật, tuyên truyền vận động mọi người nên hạn chế dùng thuốc hoá học bảo vệ thực vật trong nông nghiệp.
II. Nội dung chuẩn bị:
1. Tranh ảnh về tác hại của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đối với môi trường, con người.
2. Sưu tầm tư liệu thực tế địa phương về những tác hại của thuốc hoá học bảo vệ thực vật.
III. thực hiện bài dạy:
Thực hiện bài dạy này, GV tổ chức và hướng dẫn HS làm việc theo các hoạt động sau:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Phương tiện dạy học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài học
- Nêu vấn đề: Đã từ lâu, con người đã nghiên cứu sản xuất và sử dụng thuốc hoá học bảo vệ thực vật trong sản xuất trồng trọt. Thuốc hoá học đã giúp ngăn chặn kịp thời, hạn chế tác hại của nhiều loài sâu bệnh trên đồng ruộng.
Tuy nhiên, thuốc hoá học bảo vệ thực vật cũng có nhiều mặt hạn chế, ảnh hưởng không tốt đến môi trường, quần thể sinh vật và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Muốn nâng cao hiệu quả của thuốc hoá học bảo vệ thực vật, người dùng thuốc cần biết những mặt hạn chế của nó và cách khắc phục. Bài học này sẽ giúp ta tìm hiểu về những vấn đề đó.
- Mục tiêu bài học:
- Tập trung chú ý nghe GV đặt vấn đề cho bài học và mục tiêu cần đạt được qua bài học.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của thuốc hoá học bảo vệ thực vật
- GV nêu câu hỏi thảo luận:
Người ta nói: thuốc hoá học bảo vệ thực vật có ảnh hưởng xấu đến quần thể sinh vật. Theo em điều đó đúng hay sai, chứng minh?
- Gợi ý cho HS suy nghĩ:
+ Do phổ độc của thuốc rộng nên dùng tuỳ tiện.
+ Do dùng thuốc không theo hướng dẫn: pha nồng độ cao, lượng thuốc dùng nhiều.
Vì vậy thuốc diệt sâu bệnh và ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cây trồng, làm giảm năng suất chất lượng sản phẩm. Thuốc còn gây độc cho các loài sinh vật có ích khác trên đồng ruộng.
- Cho HS thảo luận, động viên HS liên hệ việc sử dụng thuốc ở địa phương để chứng minh nội dung bài học.
- GV nêu câu hỏi tiếp:
Sử dụng nhiều thuốc hoá học bảo vệ thực vật có ảnh hưởng gì tới môi trường?
- Cho HS thảo luận sau khi đọc xong SGK.
- Gợi ý:
+ Nơi thuốc tiếp xúc khi dùng (trừ sâu bệnh hại):
Cây trồng.
Đất, nước.
Không trung.
+ ở những nơi này cũng có các loài động thực vật có ích.
+ Tóm lại: thuốc vừa diệt sâu bệnh, vừa làm hại cây trồng và những động thực vật có ích khác. Làm ảnh hưởng tới môi trường, cân bằng sinh thái bị phá vỡ.
- Sau thảo luận, GV tóm tắt một số ý chính cho HS ghi vào vở.
- Ghi nhanh câu hỏi vào giấy nháp. Đọc phần I của bài (SGK) suy nghĩ đáp án của câu hỏi.
Lưu ý: Thuốc hoá học bảo vệ thực vật có phổ độc rộng, nên nó vừa độc với sâu bệnh vừa độc với cây trồng và các loài sinh vật có ích khác trên đồng ruộng (lấy ví dụ minh hoạ).
Do dùng thuốc tuỳ tiện còn dẫn đến hiện tượng một số sâu bệnh kháng thuốc (nếu ở địa phương có hiện tượng này thì đưa ra minh hoạ).
- Tham gia thảo luận cả lớp, tập trung vào 2 ý chính của vấn đề nêu ra.
- Ghi nhanh câu hỏi mới GV đưa ra. Đọc phần II của bài trong SGK.
- Tham gia thảo luận lớp.
Tập trung làm rõ các ý:
+ Khi phun (rắc) thuốc trên đồng ruộng, thuốc đi tới đâu (ngoài cơ thể sâu và vết bệnh): bám lên cây trồng, tan vào nước, tích tụ trong đất, ở đó tính độc hại như thế nào (?): làm chết cây, dư lượng độc tồn tại trong nông sản, diệt vi sinh vật và các động vật có ích trong đất (?), diệt các loài động vật có ích trong nước (?) và động vật có ích trong không trung (chim, thiên địch...).
- Ghi các ý chính của phần này vào vở.
Hoạt động 3: Tìm hiểu các biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học bảo vệ thực vật
- Nêu câu hỏi thảo luận:
+ Theo em, người dùng thuốc hoá học bảo vệ thực vật phải làm gì để hạn chế những mặt hạn chế của thuốc?
- Gợi ý:
+ Nên dùng thuốc khi nào?
+ Dùng thuốc loại gì?
+ Cách dùng thế nào cho an toàn, có lợi nhất.
+ Liên hệ xem ở địa phương đã sử dụng thuốc hoá học bảo vệ thực vật như thế nào, có điểm nào cần khắc phục.
- Tóm tắt các biện pháp một cách ngắn gọn để HS ghi vào vở.
- Ghi nhanh câu hỏi vào giấy nháp.
Đọc phần III của bài SGK.
- Tham gia thảo luận.
Căn cứ vào các mặt hạn chế của thuốc, tự tìm ra các biện pháp khắc phục.
Chú ý những điểm gợi ý của GV.
- Ghi chép những ý chính GV đã tóm tắt.
Hoạt động 4: Tổng kết, kiểm tra đánh giá
- GV nêu câu hỏi kiểm tra
+ Em hãy nêu những mặt tồn tại (hạn chế) của thuốc hoá học bảo vệ thực vật?
+ Nên sử dụng thuốc thế nào để hạn chế tác hại của thuốc?
- Chỉ định 2-3 HS trả lời, cho HS góp ý nhận xét, đánh giá các câu trả lời của bạn.
- Bổ sung và tổng kết ý chính của bài qua 2 câu hỏi trên.
- Nêu một số nhận xét đánh giá kết quả giờ học.
- Chú ý nghe GV nêu câu hỏi.
- Suy nghĩ phương án trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe ý kiến của các bạn để có sự nhận xét đánh giá, qua đó tự đánh giá kết quả giờ học của bản thân (đối chiếu với mục tiêu của bài).
Tiết 16.
Bài 20: ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất
chế phẩm vảo vệ thực vật
I. Mục tiêu:
Học xong bài này HS cần đạt được:
1. Biết được thế nào là chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng.
2. Biết được bản chất và quy trình sản xuất một số chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật.
3. Có nhận thức đúng về giá trị của chế phẩm sinh học BVTV, có ý thức tuyên truyền vận động bà con nông dân sử dụng các chế phẩm sinh học BVTV để phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ môi trường, giữ gìn cân bằng sinh thái, thực hiện nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
II. Nội dung chuẩn bị:
1. Vẽ to 3 sơ đồ H.20.1, H.20.2, H.20.3 trên giấy khổ rộng (Ao) hoặc chụp vào bản phim trong để dùng đèn chiếu O.P.H.
2. Sưu tầm các mẫu vật chế phẩm vi sinh phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng (cả thuốc và bao bì của nhà sản xuất).
III. thực hiện bài dạy:
Bài này thực hiện với 3 hoạt động chủ yếu của HS.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Phương tiện dạy và học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài học
- Nêu vấn đề: ở bài 17 đã giới thiệu biện pháp chủ yếu của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng. Qua đó ta biết biện pháp tiên tiến nhất để phòng trừ dịch hại cây trồng.
Bài học hôm nay sẽ giúp ta đi sâu tìm hiểu về nội dung biện pháp sinh học (sản xuất chế phẩm sinh học).
- Nêu mục tiêu bài học.
- Chú ý nghe GV nêu vấn đề của bài học và mục tiêu cần đạt được sau khi học bài này. Lưu ý mối quan hệ của bài này với bài 17 đã học.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số chế phẩm vi sinh phòng trừ sâu hại
- Nêu câu hỏi dẫn dắt tới khái niệm về chế phẩm vi sinh phòng trừ sâu hại.
+ Theo em, thế nào là chế phẩm vi sinh phòng trừ sâu hại? Nó khác gì so với thuốc hoá học phòng trừ sâu bệnh.
+ Gợi ý: Sâu hại là một loài động vật, vậy chúng có mắc các bệnh tật không? Nguyên nhân gây bệnh? (do yếu tố khí hậu và do các loài VSV gây bệnh) nhấn mạnh vai trò các loài VSV gây bệnh cho sâu. Dựa vào điều này, người ta sử dụng các loài VSV gây hại cho sâu làm nguyên liệu chính sản xuất ra các chế phẩm.
Chế phẩm sinh học khác cơ bản với thuốc hoá học là nó được sản xuất từ nguyên liệu chính là những sinh vật sống có tác dụng gây bệnh cho sâu để diệt sâu. Dùng các chế phẩm vi sinh không gây ảnh hưởng đến môi trường, giữ cân bằng hệ sinh thái nông nghiệp và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Nếu câu hỏi gợi ý tìm hiểu chế phẩm vi khuẩn trừ sâu.
+ Loại vi khuẩn nào được dùng để sản xuất ra chế phẩm vi khuẩn trừ sâu, vì sao vi khuẩn này diệt được sâu hại, quy trình sản xuất chế phẩm này?
GV hướng dẫn HS đọc SGK phần I của bài 20
+Cho HS thảo luận chung cả lớp về nội dung câu hỏi đặt ra.
Lưu ý HS: Vi khuẩn có rất nhiều loại khác nhau, nhưng để diệt được
sâu hại cần có loại tinh thể protein độc ở giai đoạn bào tử. Tác nhân này được tìm thấy ở loại vi khuẩn Baccillus Thuringiensis. Vì vậy, chế phẩm này được đặt tên B.T (viết tắt tên loài vi khuẩn)
+ GV dùng đèn chiếu giới thiệu quy trình sản xuất chế phẩm B.T.
- Nếu câu hỏi gợi ý tìm hiểu chế phẩm virút trừ sâu.
+ Hãy trình bầy những điều em biết về virút gây bệnh trên sâu hại?
+ Quy trình sản xuất chế phẩm virút trừ sâu?
+ Giới thiệu sơ đồ quy trình sản xuất chế phẩm virút diệt sâu hại.
+ Cho HS thảo luận theo hai câu hỏi trên. Lưu ý virút trừ sâu có thể HS lúng túng ở phần đầu, vì vậy GV cần nói rõ thêm: để sản xuất chế phẩm virút này, người ta phải nuôi sâu giống làm vật chủ. Từ đó cho nhân giống hàng loạt để có số lượng lớn vật chủ. Tiếp đó, cho virút tiếp xúc để nhiễm bệnh vào sâu. Sâu đã nhiễm virút gây bệnh là nguyên liệu trực tiếp sản xuất chế phẩm.
- Nếu câu hỏi gợi ý tìm hiểu chế phẩm nấm trừ sâu.
+ Em hãy nêu cơ chế diệt sâu của các loài nấm?
+ Trình bày quy trình sản xuất chế phẩm nấm trừ sâu?
+ Giới thiệu sơ đồ quy trình sản xuất chế phẩm nấm trừ sâu.
+ GV hướng dẫn HS thảo luận những câu hỏi nêu ra.
Lưu ý HS: có nhiều loại nấm gây bệnh cho sâu hại, nhưng có hai nhóm được sử dụng rộng rãi để phòng trừ sâu hại.
- Chú ý nghe câu hỏi, đọc phần đầu của bài 20 SGK. Suy nghĩ đối chiếu với thuốc hoá học để tìm ra sự khác biệt cơ bản.
- Tìm trong bài 20 (SGK) một số liệu chứng minh VSV gây nhiều bệnh cho sâu hại (trên 250 bệnh virút ở 200 loài sâu hại).
- Tham gia thảo luận câu hỏi đã nêu ra, từ đó rút ra các ý cơ bản sau:
+ Chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng là chế phẩm được sản xuất từ nguyên liệu chính là các loài VSV gây bệnh cho sâu hại.
+ Khác thuốc hoá học ở chỗ: nguyên liệu sản xuất là những VSV sống (không phải hoá chất). Dùng chế phẩm sinh học vừa diệt được sâu vừa bảo vệ môi trường, giữ cân bằng sinh thái, an toàn.
- Đây là điểm ưu việt hơn hẳn thuốc hoá học.
- Ghi nhanh câu hỏi vào giấy nháp để làm việc.
- Đọc SGK, tìm các ý trả lời cho câu hỏi trên. Tham gia thảo luận lớp có 3 điểm cần lưu ý :
+ Những vi khuẩn có tinh thể protein độc ở giai đoạn bào tử mới diệt được sâu hại.
+ Hiện nay đang sử dụng loài vi khuẩn Baccillus Thuringiensis để sản xuất chế phẩm B.T
+ Quy trình sản xuất chế phẩm (Sơ đồ SGK)
+ Tóm tắt các ý chính ghi vào vở học.
- Quan sát trên màn hình và trình bày quy trình sản xuất chế phẩm B.T.
- Đọc phần II của bài (SGK) tìm các ý trả lời cho 2 câu hỏi của GV nêu ra. Tham gia thảo luận lớp.
+ Có trên 250 bệnh virút trên 200 loài sâu hại.
+ Triệu chứng của sâu bị virút gây bệnh.
+ Nắm vững quy trình sản xuất chế phẩm virút trừ sâu.
+ Chế phẩm hiện dùng ở nước ta là N.P.V (trừ sâu róm hại thông, sâu đo sâu xanh hại bông, đay).
- Ghi chép các ý chính vào vở
- Ghi nhanh câu hỏi gợi ý của GV vào giấy giáp dể làm việc.
- Đọc phần II bài 20 (SGK). Tham gia thảo luận lớp. Tìm cơ chế gây hại của các loại nấm:
+ Nấm túi: cơ thể sâu trương lên khi bị nhiễm nấm. Nấm càng phát triển nội tạng của sâu bị ép vào thành cơ thể sâu yếu dần rồi chết.
+ Nấm phân trắng làm cho cơ thể sâu bị cứng lại rồi chết.
+ Quan sát sơ đồ về quy trình sản xuất chế phẩm nấm trừ sâu.
+ Những vi khuẩn có tinh thể protein độc ở giai đoạn bào tử mới diệt được sâu hại.
Đèn chiếu phim trong về quy trình sản xuất chế phẩm B.T
Sơ đồ quy trình sản xuất chế phẩm virút diệt sâu (máy đèn chiếu nếu cần).
Sơ đồ quy trình sản xuất chế phẩm nấm trừ sâu (máy đèn chiếu nếu cần).
Hoạt động 3: Tổng kết, kiểm tra đánh giá
- GV sử dụng 3 câu hỏi ở cuối bài (SGK) để kiểm tra, qua đó tổng kết bài học và đánh giá kết quả học tập của HS
- Tham gia trả lời câu hỏi, chú ý nghe bạn trả lời để đánh giá mức độ tiếp thu bài của bạn, qua đó kiểm tra đánh giá chính bản thân mình.
File đính kèm:
- Giao an cong nghe 10 tiet 12 16.doc