Giáo án Công nghệ 10 - Tiết 12 đến tiết 18

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 Biết được đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp.

2. Kĩ năng:

 Rèn luyện kĩ năng khái quát hoá, tổng hợp.

3. Thái độ:

 Có ý thức bảo vệ môi trường và nâng cao hiệu quả khi sử dụng các loại phân bón trong sản xuất nông, lâm nghiệp.

II. Chuẩn bị của GV & HS:

1. Chuẩn bị của GV:

- Tranh, ảnh, mẫu phân bón.

 - Phiếu học tập.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1:

 

doc20 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1087 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 10 - Tiết 12 đến tiết 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12 Ngày soạn: 06 / 11 /2013 Tiết: 12 Ngày giảng:07 / 11 /2013 BÀI 12: ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT, KĨ THUẬT SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết được đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng khái quát hoá, tổng hợp. 3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường và nâng cao hiệu quả khi sử dụng các loại phân bón trong sản xuất nông, lâm nghiệp. II. Chuẩn bị của GV & HS: 1. Chuẩn bị của GV: - Tranh, ảnh, mẫu phân bón. - Phiếu học tập. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Loại phân bón Đặc điểm chính Phân hoá học Phân hữu cơ Phân vi sinh PHIÊÚ HỌC TẬP SỐ2: Loại phân bón Cách sử dụng chính Phân hoá học Phân hữu cơ Phân vi sinh 2. Chuẩn bị của HS: - Đọc trước nội dung bài học và các tài liệu tham khảo (nếu có). III. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, quy nạp. IV. Tiến trình tổ chức dạy học: 1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài củ : - Nguyên nhân hình thành, đặc điểm, tính chất và cải tạo, sử dụng đất mặn? 3. Các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY TRÒ NỘI DUNG GV: Yêu cầu HS kể các loại phân bón thường dùng trong nông- lâm-nghiệp ở địa phương. Sau đó GV xếp theo nhóm rồi hình thành các định nghĩa về phân hoá học, hữu cơ, vi sinh. GV: Phân nhóm, phát phiếu học tập số 1, yêu cầu HS làm việc theo nhóm. GV: Gọi 1 đại diện hs trình bày Gọi 1 vài hs nhận xét GV: Thống nhất ý kiến, cho hs ghi bài Gv: Phát phiếu học tập số 2, yêu cầu HS làm việc theo nhóm. Gọi 1 đại diện hs trình bày - Yêu cầu: các nhóm so sánh với kết quả của nhóm mình rồi nxét. - GV: Chỉnh sửa, yêu cầu HS ghi bài. I. MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN THƯỜNG DÙNG TRONG NÔNG, LÂM NGHIỆP - Phân hoá học. - Phân hữu cơ. - Phân vi sinh. II. ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN THƯỜNG DÙNG TRONG N, L NGHIỆP 1. Đặc điểm của phân hoá học - Ít nguyên tố dinh dưỡng, nhưng tỉ lệ cao - Dễ hoà tan nên cây dễ hấp thụ và có hiệu quả cao - Thường gây chua 2. Đặc điểm của phân hữu cơ - Chứa nhiều nguyên tố dd - Tphần và tỉ lệ dd không ổn định - Hiệu quả chậm - Bón nhiều không làm hại đất 3. Đặc điểm của phân vi sinh - Chứa VSV sống, thời gian sử dụng ngắn - Chỉ thích hợp với 1 hoặc 1 nhóm cây trồng nhất định - Không làm hại đất II. Kĩ thuật sử dụng 1. Sử dụng phân hoá học Bón thúc là chính,khi bón với lượng nhỏ (N, P) - Phân P khó hoà tan nên bón lót - Sau nhiều năm bón đạm, kali cần phải bón vôi cải tạo đất - Phân hỗn hợp NPK có thể dùng để bón lót hoặc bón thúc 2. Sử dụng phân hữu cơ - Bón lót là chính, trước khi sử dụng cần phải ủ cho hoai mục 3. Sử dụng phân vi sinh - Có thể trộn hoặc tẩm vào hạt, rễ cây trước khi gieo trồng - Có thể bón trực tiếp vào đất để tăng số lượng vsv có ích cho đất 4. Củng cố CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Chọn câu trả lời đúng nhất: Câu1: Khi bón cần một lượng nhỏ, bón nhiều lần là cách sử dụng loại phân nào? A. Đam và kali. C. Phân chuồng. B. Lân. D. Phân xanh. Câu 2: Trước khi sử dụng cần ủ cho hoai mục là cách sử dụng của loại phân? A. Phân xanh. C. Phân lân. B. Phân chuồng. D. A và B. Câu 3: Điền vào chỗ trống cho thích hợp: 1, Phân... có thể bón trực tiếp vào đất để tăng số lượng vsv có ích trong đất 2, Do tỉ lệ ... cao, dễ ... và hiệu quả nhanh nên phân N, K dùng để bón thúc là chính. 5. Dặn dò: - Học thuộc bài củ, trả lời câu hỏi sgk - Nghiên cứu trước bài mới. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Loại phân bón Đặc điểm chính Phân hoá học - ít nguyên tố dd, nhưng tỉ lệ cao - Dễ hoà tan nên cây dễ hấp thụ và có hiệu quả cao - Thường gây chua Phân hữu cơ - Chứa nhiều nguyên tố dd - Tphần và tỉ lệ dd không ổn định - Hiệu quả chậm - Bón nhiều không làm hại đất Phân vi sinh - Chứa VSV sống, thời gian sử dụng ngắn - Chỉ thích hợp với 1 hoặc 1 nhóm cây trồng nhất định - Không làm hại đất PHIÊÚ HỌC TẬP SỐ2: Loại phân bón Cách sử dụng chính Phân hoá học Bón thúc là chính,khi bón với lượng nhỏ (N, P) - Phân P khó hoà tan nên bón lót - Sau nhiều năm bón đạm, kali cần phải bón vôi cải tạo đất - Phân hỗn hợp NPK có thể dùng để bón lót hoặc bón thúc Phân hữu cơ - Bón lót là chính, trước khi sử dụng cần phải ủ cho hoai mục Phân vi sinh - Có thể trộn hoặc tẩm vào hạt, rễ cây trước khi gieo trồng - Có thể bón trực tiếp vào đất để tăng số lượng VSV có ích cho đất Tuần: 13 Ngày soạn: 11 / 11 /2013 Tiết: 13 Ngày giảng:13 / 11 /2013 BÀI 13: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG SẢN XUẤT PHÂN BÓN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: -Biết được nguyên lí sản xuất phân vi sinh vật. -Hiểu và trình bày được đặc điểm và cách sử dụng 1 số loại phân bón vi sinh trong sx nông, lâm nghiệp. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng chọn lọc ý và trình bày trước lớp. 3. Thái độ: Có ý thức sử dụng các loại phân bón vi sinh vật trong sản xuất nông, lâm nghiệp ở địa phương từ đó yêu thích khoa học công nghệ vi sinh . II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của GV: - Tranh, ảnh, mẫu 1 số loại phân bón vi sinh. - Phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của HS: Đọc trước nội dung bài học và các tài liệu tham khảo (nếu có). III. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, quy nạp, . IV. Tiến trình tổ chức dạy học: 1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài củ : Nêu đặc điểm, tính chất và cách sử dụng các loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp? 3. Các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY TRÒ NỘI DUNG GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi: H1: Thế nào là công nghệ vi sinh? (Công nghệ nghiên cứu, khai thác hoạt động sống của các vsv để tạo ra các sản phẩm có ích...) H2: Hãy cho biết các loại phân vi sinh dùng cho sản xuất nông, lâm nghiệp? (- Phân vsv cố định đạm, phân vsv chuyển hóa lân, phân vi sinh vật phân giải chất HC) H3: Nêu nguyên lí sản xuất phân vi sinh? GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và liên hệ thực tế thảo luận để trả lời câu hỏi: H1: Hiện nay ta đang dùng những loại phân vi sinh vật cố định đạm nào? H2: Cho biết thành phần của phân Nitragin, Azogin cho biết thành phần nào đóng vai trò chủ đạo? H3: Nitragin, Azogin được được dùng bón cho loài cây nào? tại sao? GV thông báo: Nitragin được sx bằng cách phân lập vsv cố định N cộng sinh trong nốt sần rễ cây họ đậu, nuôi dưỡng trong mt thích hợp để tạo ra lượng lớn vsv sau đó trộn với than bùn, các chất khoáng, các ntố vi lượng. Vi sinh vật cố định N có k/n biến đổi nitơ tự do -> NH3. H4: Nitragin và azogin khác nhau ở điểm nào? (TP chính của Nitragin là vsv sống CS với nốt sần rễ cây họ đậu. Azogin - tp chính là vsv sống HS với lúa) H5: Nêu cách sử dụng phân vi sinh cố định đạm? H6: Các dạng phân vi sinh vật chuyển hóa lân? H7; Sự khác nhau giũa 2 loại? (Photphobacterin chứa vi sinh vật chuyển hoá lân HC thành lân VC, sử dụng tẩm vào hạt trước khi gieo hoặc bón trực tiếp. Phân hữu cơ vi sinh : chứa vsv chuyển hoá lân khó tan -> dễ tan, sử dụng bón trực tiếp vào đất) H1: TP chủ yếu đóng vai trò quan trọng nhất trong vi sinh vật chuyển hoá chất hữu cơ là gì?: H2: Thường gặp những loại nào? Sử dụng như thế nào? I. Nguyên lí sản xuất phân vi sinh vật - Nguyên lí: Nhân giống chủng vsv đặc hiệu, sau đó trộn với chất nền II. Một số loại phân vsv thường dùng 1. Phân vi sinh vật cố định đạm - Các loại: + Nitragin + Azogin - Thành phần: + Than bùn + Vsv đặc hiệu + Chất khoáng, ntố vi lượng. - Sử dụng: + Nitragin dùng bón cho cây họ đậu + Azogin dùng bón cho lúa. * Sử dụng: Tẩm vào hạt trước khi gieo, cần tiến hành ở nơi râm mát tránh ánh sáng trực tiếp làm chết vsv (họ đậu) - Bón trực tiếp vào đất (lúa) 2. Phân vi sinh vật chuyển hoá lân - 2 loại: + photphobacterin + phân lân hữu cơ vi sinh - Đặc điểm: Chứa vi sinh vật chuyển hoá lân hữu cơ -> lân vô cơ, lân khó tan-> dễ tan - Thành phần: + Than bùn + Bột photphát họăc apatit + Nguyên tố khoáng, vi lượng + Vsv chuyển hoá lân - Sử dụng: Tẩm vào hạt hoặc bón trực tiếp vào đất. 3. Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ - Đặc điểm: Là loại phân bón chứa các loại vsv chuyển hoá chất hữu cơ - 2 loại: + Etstrasol (Nga) + Mana (Nhật) - Sử dụng: Bón trực tiếp vào đất. 4. Củng cố: GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập sau: . Phân vi Sinh vật Chỉ tiêu Phân vi sinh vật cố định đạm Phân vi sinh vật chuyển hoá lân Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ Tên loại phân Đặc điểm Thành phần Cách sử dụng 5. Dặn dò: - Học thuộc bài củ, trả lời câu hỏi sgk. - Chuẩn bị bài thực hành. Tuần: 14 Ngày soạn: 20 / 11 /2013 Tiết: 14 Ngày giảng:21 / 11 /2013 BÀI 14: THỰC HÀNH TRỒNG CÂY TRONG DUNG DỊCH I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết được phương pháp trồng cây trong dung dịch 2. Kĩ năng: - Thực hiện đúng quy trình, trồng được cây trong dung dịch - Giữ gìn vệ sinh và đảm bảo an toàn lao động trong quá trình thực hành. 3. Thái độ: Rèn luyện đức tính chu đáo, cẩn thận và ý thức tổ chức kỉ luật, trật tự. III. Tiến trình tổ chức dạy học: II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu như đã ghi trong sgk 2. Học sinh: - Chuẩn bị những dụng cụ, vật liệu như đã dặn ở tiết trước. III. Tiến trình tổ chức dạy học: 1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài củ: ( Không kt) 3. Các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY TRÒ NỘI DUNG 1.GV: Phân chia lớp làm 4 nhóm, kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu của mỗi nhóm. 2. GV: Nêu mục tiêu bài TH. 3. GV: Giới thiệu quy trình TH 4. GV: Làm mẫu: GV vừa làm vừa giới thiệu. HS quan sát. 5. Thực hành. -HS: Làm việc theo nhóm, mỗi nhóm làm mỗi mẫu theo đúng trình tự của quy trình. -GV: Quan sát các nhóm, nhắc hs làm đúng quy trình. 6. Đánh giá kết quả thực hành và cho điểm. -Hướng dẫn hs ghi kết quả và tự nhận xét bài TH. -Hoàn thành kết quả theo mẫu SGK để GV đánh giá 7. GV yêu cầu HS dọn vệ sinh phòng thực hành. I. Mục đích yêu cầu: -Trồng được cây trong dung dịch. -Thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường. II. Quy trình thực hành: Bước 1: Chuẩn bị dung dịch dinh dưỡng: Dung dịch Knôp đổ vào bình trồng cây. Bước 2: Điều chỉnh độ pH của dung dịch: Dùng máy đo pH hoặc giấy quỳ để kiểm tra độ pH Nếu pH chưa phù hợp với cây thì dùng H2SO4 0,2% hoặc NaOH 0,2% để diều chỉnh. Bước 3: Chọn cây: Cây con khỏe mạnh, rễ mọc thẳng. Bước 4: Trồng cây trong dung dịch: Luồn rễ cây qua lỗ ở nắp hộp sao cho một phần của rễ cây ngập vào dung dịch. Bước 5: Theo dõi sinh trưởng của cây. (Bảng SGK) 4. Dặn dò: - Về nhà tiếp tục theo dõi bước 5: kết quả thí nghiệm "Trồng cây trong dung dịch". - Chuẩn bị bài mới: bài 15. Tuần: 15 Ngày soạn: 24 / 11 /2013 Tiết: 15 Ngày giảng:27 / 11 /2013 BÀI 15: ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN CỦA SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện ổ dịch trên đồng ruộng. - Hiểu và trình bày được các điều kiện phát sinh, phát triển sâu bệnh hại cây trồng. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng so sánh, phân tích, tổng hợp . 3. Thái độ: Có ý thức phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng, bảo vệ tài nguyên môi trường . II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của GV: - Hình 15.1, 15.2 SGK. - Tranh ảnh các loại sâu, bệnh hại cây trồng (nếu có). 2. Chuẩn bị của HS: Đọc trước nội dung bài học và các tài liệu tham khảo (nếu có). III. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, quy nạp. IV. Tiến trình tổ chức dạy học: 1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài củ : (Không kiểm tra) 3. Các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY TRÒ NỘI DUNG GV: Yêu cầu HS kể tên các loài sâu, bệnh hại cây trồng ở địa phương, từ đó tìm các dấu hiệu để hình thành khái niệm về sâu, bệnh hại cây trồng. GV: Yêu cầu HS nghiên cứu sgk và liên hệ thực tế địa phương thảo luận, trả lời các câu hỏi sau: - Các loại sâu, bệnh hại tiềm ẩn ở đâu?. - Cần làm gì để ngăn ngừa sâu, bệnh phát sinh, phát triển? Tác dụng của từng biện pháp là gì? GV: Kết luận - T0 ảnh hưởng tới sự phát sinh, phát triển sâu bệnh như thế nào? GV lấy VD minh họa. - Sâu bệnh phát sinh, phát triển yêu cầu độ ẩm không khí và lượng mưa như thế nào ? - Giải thích vì sao độ ẩm không khí và lượng mưa có ảnh hưởng đến sự phát triển của sâu bệnh?. (Trực tiếp, gián tiếp). - Khi gặp điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao chúng ta cần làm gì để hạn chế sự phát triển của sâu, bệnh ? (Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phun thuốc phòng, chuẩn bị tổ chức hoạt động diệt trừ bằng bẫy, bả...). - Những loại đất nào để phát sinh bệnh ? Cho VD cụ thể? Biện pháp kĩ thuật đi kèm? GV: Kết luận - Những việc làm của nông dân để tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển? Giải thích vì sao? - Cần làm gì để khắc phục những việc làm đó và hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh? GV tiểu kết - Thế nào là ổ dịch? Khi nào thì ổ dịch phát triển thành dịch sâu bệnh. - GV giới thiệu H15.5 SGK. I. Nguồn sâu, bệnh hại. - Có sẵn trên đồng ruộng. Tiềm ẩn trong đất, bụi cây, bờ ruộng - Có trên hạt giống, cây con nhiễm sâu bệnh. Biện pháp kỹ thuật: + Cày, bừa, ngâm đất, phơi đất, phát quang, vệ sinh đồng ruộng... + xử lí và sử dụng giống cây trồng sạch bệnh . II. Điều kiện khí hậu, đất đai. 1. Nhiệt độ môi trường. - Ảnh hưởng tới sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh. - Mỗi loài sâu ST, PT trong 1 giới hạn T0 nhất định. - Ngoài ra t0 còn ảnh hưởng đến quá trình xâm nhập, lây lan bệnh hại. VD: SGK . 2. Độ ẩm và lượng mưa. - Y/C: Độ ẩm không khí cao, mưa nhiều. - Ảnh hưởng trực tiếp: sinh trưởng,phát dục. Độ ẩm không khí thấp lượng nước trong cơ thể giảm dẫn đến chết. - Ảnh hưởng gián tiếp: tác động đến nguồn thức ăn sâu bệnh. 3. Điều kiện đất đai. - Đất thừa, thiếu d2 dẫn đến cây phát triển không bình thường - sâu, bệnh phát triển. - VD: Đất giàu mùn, đạm dẫn đến mắc bệnh đạo ôn, bạc lá. Đất chua dẫn đến cây kém phát triển - bệnh tiêm lửa III. Điều kiện về giống cây trồng và chế độ chăm sóc. 1. Sử dụng giống + cây con nhiễm sâu, bệnh dẫn đến sâu bệnh phát triển. 2. Chăm sóc mất cân đối giữa nước, phân bón dẫn đến sâu bệnh phát triển mạnh. 3. Bón nhiều đạm tăng tính nhiễm bệnh bệnh của cây. 4. Ngập úng và vết thương dẫn đến vi sinh vật dễ xâm nhập. IV. Điều kiện để sâu, bệnh phát triển thành dịch. - ổ dịch: Nơi xuất phát của sâu bệnh để phát triển ra đồng ruộng. - Điều kiện môi trường thuận lợi: đầy đủ thức ăn; nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, 4. Củng cố CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Chọn câu trả lời đúng nhất: Câu 1. Sâu bệnh phát sinh trên đồng ruộng thường tiềm ẩn ở: a. Trong đất, trong các loại cây, trong cỏ rác. b. Trong bụi cây cỏ ven bờ ruộng. c. Tên hạt giống, cây con. d. Cả: a,b,c. Câu 2. Ổ dịch là: a. Nơi xuất phát của sâu bệnh để phát triển rộng ra đồng ruộng. b. Nơi có nhiều sâu bệnh hại. c. Nơi cư trú của sâu bệnh. d. Cả: a,b,c. Câu 3. Biện pháp kỹ thuật có thể ngăn ngừa sâu bệnh. a. Cày bừa, ngâm đất, phơi đất. b. Phát quang c. Sử dụng thuốc trừ sâu. d. a,b,c. 5. Dặn dò: - Học thuộc bài củ. - Chuẩn bị cho bài thực hành vào tiết sau: Mẫu vật thật về sâu, bệnh hại; thước kẻ. (SGK). Tuần: 16 Ngày soạn: 02 / 12 /2013 Tiết: 16 Ngày giảng:04 / 12 /2013 BÀI 16: THỰC HÀNH NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI SÂU, BỆNH HẠI LÚA. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết được đặc điểm gây hại, đặc điểm hình thái của một số loại sâu hại lúa. - Biết được nguyên nhân và đặc điểm gây hại của một số loại bệnh hại lúa phổ biến 2. Kĩ năng: - Nhận dạng được một số loại sâu, bệnh hại lúa phổ biến ở địa phương. - Rèn tính cẩn thận, khéo léo, ý thức tổ chức kỉ luật, trật tự. - Thực hiện đúng quy trình, giữ gìn vệ sinh môi trường và bảo đảm an toàn lao động trong quá trình thực hành. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Phóng to H16.1,..., H16.36 SGK (không có lời chú giải). - Mẫu tiêu bản (không có chú thích) về sâu bệnh hại lúa. - Kính lúp. - Kim mũi mác. 2.Học sinh: - Mẫu vật thật về sâu, bệnh hại. - Thước kẻ. III. Tiến trình tổ chức dạy học: 1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài củ: - Phân tích các nguồn sâu bệnh hại? Biện pháp kĩ thuật đi kèm để ngăn ngừa sâu, bệnh phát sinh, phát triển? - Điều kiện khí hậu và chế độ chăm sóc có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng? Cho ví dụ minh họa? 3. Các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY TRÒ NỘI DUNG 1.GV: Phân chia lớp làm 4 nhóm, kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu của mỗi nhóm. 2. GV: Nêu mục tiêu bài TH. 3. GV: Giới thiệu quy trình TH, yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm và hoàn thành 2 phiếu học tập: 4. Thực hành -HS làm việc theo nhóm, theo đúng quy trình. -GV: Quan sát các nhóm.. 5. Đánh giá kết quả thực hành và cho điểm. -Hướng dẫn HS ghi kết quả và tự nhận xét bài thực hành, -Hoàn thành phiếu đánh giá theo mẫu SGK. 6.GV yêu cầu học sinh don phòng học. I. Mục đích yêu cầu: Nhận dậng được một số loại sâu, bệnh hại lúa phổ biến ở nước ta. II. Quy trình thực hành Bước 1: Đặc điểm gây hại, đặc ddiemr hình thái của một số loại sâu, bệnh hại lúa phổ biến. 1. Sâu hại lúa a, Sâu đục thân bướm 2 chấm. b, Sâu cuốn lá lúa loại nhỏ c, Rầy nâu hại lúa. 2. Bệnh hại lúa a, Bệnh bạc lá lúa. b, Bệnh khô vằn c, Bệnh đạo ôn Bước 2:: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa phổ biến ở nước ta.. Dựa vào đặc điểm gây hại, đặc điểm hình thái, nhận biết một số loại sâu bệnh hại lúa qu mẫu vật, tranh ảnh. 4. Dặn dò: - Về nhà tìm hiểu thêm các loại sâu, bệnh hại lúa khác và các loại sâu, bệnh hại cây trồng khác ở địa phương. - Chuẩn bị tiết sau ôn tập kiểm tra học kì 1. Tuần: 17 Ngày soạn: 04 / 12 /2013 Tiết: 17 Ngày giảng:11 / 12 /2013 ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS cũng cố, khắc sâu những kiến thức cơ bản đã học về giống cây trồng, đất trồng và phân bón để chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra HK I. - Giống cây trồng trong sản xuất nông, lâm nghiệp. - Sử dụng và bảo vệ đất nông, lâm nghiệp - Sử dụng và sản xuất phân bón. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng chọn lọc ý và trình bày bài viết kiểm tra. 3. Thái độ: Nâng cao khả năng tự đánh giá bản thân về những kiến thức đã học từ đó có ý thức học tập tốt hơn. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của GV: - Sơ đồ hệ thống hóa kiến thức đã học ở HK I. - Phiếu học tập 2. Chuẩn bị của HS: Đọc trước nội dung của chương và các tài liệu tham khảo (nếu có). III. Phương pháp: Vấn đáp, quy nạp. IV. Tiến trình tổ chức dạy học: 1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài củ : (Kiểm tra lồng vào bài dạy) 3. Các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY TRÒ NỘI DUNG GV: Yêu cầu HS nhớ lại những kiến thức đã học và liên hệ thực tế địa phương thảo luận trả lời các câu hỏi sau: - Mục đích khái niệm giống cây trồng. là gì? Các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng.? - Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng.là gì? Hệ thống sản xuất giống cây trồng.gồm các giai đoạn nào? Quy trình sản xuất giống cây trồng.? - Khái niệm, cơ sở khoa học và quy trình công nghệ của phương pháp nuôi cấy mô tế bào? - Các khái niệm về tính chất đất. Biện pháp kĩ thuật đi kèm? Yêu cầu HS nhắc lại các nộ dung sau của mỗi loại đất: - Điều kiện và nguyên nhân hình thành... - Đặc điểm, tính chất.... - Biện pháp cải tạo.... - Hướng sử dụng.... Yêu cầu HS liên hệ thực tế địa phương GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tâp. Sau đó đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung GV: Kết luận.(Như phiếu HT bài 12) Yêu cầu HS nhắc lại các ND sau của mỗi loại phân: - Định nghĩa.... - Tên loại phân.... - Các loại.... - Thành phần.... - Sử dụng..... Yêu cầu HS liên hệ thực tế việc sử dụng và bảo quản phân vi sinh vật ở địa phương I. Giống cây trồng trong sản xuất nông- lâm- nghiệp. 1. Khảo nghiệm giống cây trồng: - Mục đích của khảo nghiệm giống cây trồng. - Các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng. 2. Sản xuất giống cây trồng, nông- lâm- nghiệp. - Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng. - Hệ thống sản xuất giống cây trồng. - Quy trình sản xuất giống cây trồng.. 3. ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô, tế bào trong nhân giống cây trồng, nông- lâm- nghiệp: - Khái niệm về phương pháp nuôi cấy mô tế bào. - Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào. - Quy trình công nghệ của phương pháp nuôi cấy mô tế bào. II. Sử Dụng và bảo vệ đất nông, lâm nghiệp. 1. Một số tính chất cơ bản của đất trồng. - Keo đất và khả năng hấp phụ của đất. - Phản ứng của dd đất. - Độ phì nhiêu của đất. 2. Biện pháp cải tạo và sử dụng một số loại đất trồng chủ yếu. - Đất xám bạc màu. - Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá. - Đất mặn. - Đất phèn. III. Sử dụng và sản xuất phân bón. 1. Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường: - Định nghĩa - Đặc điểm, tính chất - Kĩ thuật sử dụng 2. ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón: - Nguyên lý SX phân VS: SX VSV đặc hiệu sau đó trộn với chất nền. - Một số loại phân VSV thường dùng: + Phân VSV cố định đạm. + Phân VSV chuyển hóa lân. + Phân VSV phân giải chất hữu cơ. 4. Củng cố: GV hệ thống hóa kiến thức đã học bằng sơ đồ sau: Khảo nghiệm GCT GCT trong sản xuất Sản xuất GCT nông lâm nghiệp nông, lâm nghiệp Ứng dụng CN nuôi cấy mô, tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp. Sử dụng và bảo vệ Một số tính chất cơ bản của đất trồng. đất nông, lâm nghiệp Biện pháp cải tạo và sử dụng một số loại đất trồng chủ yếu Sử dụng và sản xuất Đặc điểm, tính chất, sử dụng một số loại phân bón phân bón thông thường Ứng dụng CNVS trong SX phân bón 5. Dặn dò: Về nhà nghiên cứu kĩ bài tiết sau kiểm tra học kì I Tuần: 18 Ngày soạn: 16 / 12 /2013 Tiết: 18 Ngày giảng:18 / 12 /2013 KIỂM TRA HỌC KÌ I I. Mục tiêu: 1. Kiến thức - HS: Khái quát và hệ thống được những kiến thức cơ bản, phổ thông về giống cây trồng đất trồng và phân bón trong sản xuất nông, lâm nghiệp. - HS: Nêu được mối liên hệ thống nhất giữa các yếu tố giống cây trồng, đất trồng và phân bón. 2. Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng viết, kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp. 3. Thái độ. Có ý thức tự đánh giá bản thân về khả năng tự học từ đó có ý thức học tập tốt hơn. II. Chuẩn bị: GV: Đề ra, đáp án, biểu điểm. HS: Giấy, viết, kiến thức. III. Phương pháp: - Kiểm tra viết - tự luận. IV. Tiến trình tổ chức kiểm tra: 1. Ổn định tổ chức lớp: - Kiểm tra sĩ số. - Nhắc nhở HS làm bài nghiêm túc không sử dụng tài liệu, không xem bài bạn. 2. Tiến hành kiểm tra: - Gv đọc đề chép đề lên bảng, Hs chép đề. - Hs làm bài, Gv bao quát lớp. - Hs nộp bài, Gv thu bài. 3. Dặn dò: Về nhà nghiên cứu trước bài 17: Phòng trừ tổng hợp hại cây trồng. ĐỀ RA ĐỀ SỐ 1 Câu 1 (2,5đ): Thế nào là keo đất? So sánh sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo giữa keo đất âm và keo đất dương? Câu 2 (5đ): Thế nào là ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón? Hãy lập bảng so sánh giữa phân vi sinh vật cố định đạm và phân vi sinh vật chuyển hóa lân về các chỉ tiêu: các loại phân, thành phần và cách sử dụng? Câu 3 (2,5đ): Ủ phân hữu cơ trước khi bón cho cây trồng có tác dụng gì? Hãy liên hệ thực tế địa phương em, trình bày kỹ thuật ủ phân hữu cơ? ĐỀ SỐ 2 Câu 1 (2,5đ): Thế nào là keo đất? Trình bày cấu tạo của keo đất? Vì sao keo đất có khả năng hấp phụ? Câu 2 (5đ): Thế nào là phân hóa học, phân hữu cơ? Hãy lập bảng so sánh giữa phân hóa học và phân hữu cơ về các chỉ tiêu: đặc điểm, tính chất và cách sử dụng? Câu 3 (2,5đ): Ủ phân hữu cơ trước khi bón cho cây trồng có tác dụng gì? Hãy liên hệ thực tế địa phương em, trình bày kỹ thuật ủ phân hữu cơ? ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHI TIẾT ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ SỐ 1 Câu 1: (2,5đ). * Định nghĩa về keo đất: (0,5đ). Keo đất là những phần tử nhỏ bé ở trong đất có kích thước khoảng dưới 1micromet, không tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù. * So sánh về cấu tạo giữa keo âm và keo dương: (2đ, mỗi ý 1đ). - Giống nhau: Trong cùng là nhân. Lớp phân tử nằm nằm phía ngoài của nhân phân li thành các ion và tạo ra lớp ion quyết định điện. Phía ngoài của lớp ion quyết định điện là lớp ion bù (gồm 2 lớp: lớp ion bất động và lớp ion khuếch tán) mang điện tích trái dấu với lớp ion quyết định điện. - Khác nhau: Keo âm có lớp ion quyết định điện mang điện tích âm, do đó lớp ion bù ở vòng ngoài mang điện tích dương còn keo dương có lớp ion quyết định điện mang điện tích dương lớp ion bù ở vòng ngoài mang điện tích âm. Câu 2: (5đ) * Định nghĩa về ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón: (0,5đ). Công nghệ vi sinh nghiên cứu khai thác các hoạt động sống của vi sinh vật để sản xuất ra các loại phân vi sinh khác nhau phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp. * Lập bảng so sánh: (4,5đ). Phân vi sinh vật cố định đạm Phân vi sinh vật chuyển hóa lân Các loại phân (2 điểm) -Nitragin: Phân VSV cố định đạm sống cộng sinh với cây họ đậu. -Azogin: Phân VSV cố định đạm sống hội sinh với cây lúa và cây trồng khác. -Photphobacterin: Chứa VSV chuyển hóa lân hữu cơ thành lân vô cơ. -Phân lân hữu cơ vi sinh: Chứa VSV chuyển hóa lân khó tan thành lân dễ tan. Thành phần (1,5 điểm) -VSV cố định đạm. -Than bùn. -Khoáng, vi lượng. -VSV chuyển hóa lân. -Than bùn. -Bột photphorit hoặc apatit.

File đính kèm:

  • doctiet 11 den tiet 17.doc