I . Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được khái niệm và vai trò của sự sinh trưởng và phát dục
- Hiểu được nội dung cơ bản và ứng dụng của các quy luật ST - PD
- Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến ST – PD
- Nêu được ý nghĩa thực tiễn của các quy luật sinh trưởng, phát dục
- Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến ST, PD
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng tìm hiểu SGK
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp.
- Kỹ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng
3.Thái độ
- Biết vận dụng các qui luật sinh trưởng phát dục cũng như các yếu tố ảnh hưởng để áp dụng vào thực tiễn chăn nuôi gia đình, địa phương để thu năng suất cao.
- Có ý thức bảo vệ môi trường sống của vật nuôi tạo điều kiện nâng cao năng xuất.
II. Phương tiện dạy học
1. Chuẩn bị của GV
- Nghiên cứu SGK . Đọc phần thông tin bổ sung trong SGV.
- Tranh, ảnh có liên quan bài học
54 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1020 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ 10 - Trường THPT Thạnh An, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ...
Tuần: ..Tiết.
Chương 2: CHĂN NUÔI - THUỶ SẢN ĐẠI CƯƠNG
BÀI 22: QUY LUẬT SINH TRƯỞNG, PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI
I . Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được khái niệm và vai trò của sự sinh trưởng và phát dục
- Hiểu được nội dung cơ bản và ứng dụng của các quy luật ST - PD
- Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến ST – PD
- Nêu được ý nghĩa thực tiễn của các quy luật sinh trưởng, phát dục
- Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến ST, PD
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng tìm hiểu SGK
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp.
- Kỹ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng
3.Thái độ
- Biết vận dụng các qui luật sinh trưởng phát dục cũng như các yếu tố ảnh hưởng để áp dụng vào thực tiễn chăn nuôi gia đình, địa phương để thu năng suất cao.
- Có ý thức bảo vệ môi trường sống của vật nuôi tạo điều kiện nâng cao năng xuất.
II. Phương tiện dạy học
1. Chuẩn bị của GV
- Nghiên cứu SGK . Đọc phần thông tin bổ sung trong SGV.
- Tranh, ảnh có liên quan bài học
2. Chuẩn bị của HS
- Nghiên cứu SGK
III. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp – tìm tòi
- Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ
- Thuyết trình
IV.Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Dạy bài mới
Ø Vào bài mới: Việc phát triển nông nghiệp không chỉ dựa vào trồng trọt mà việc nuôi trồng cũng đóng gớp một vai trò rất quan trọng. Vì thế phát triển chăn nuôi, thuỷ sản cũng đang là hướng phát triển tích cực được nhà nước đầu tư, người dân chú ý. Làm thế nào để vật nuôi có thể phát triển tốt, trước hết ta phải nắm được quy luật phát triển của vật nuôi, tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến qua trình sinh trưởng, phát dục của chúng. Đó cũng chính là nội dung cần nắm được trong bài học hôm nay
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
¯ Hoạt động 1: Khái niệm sinh trưởng và phát dục
GV: Đưa VD về sinh trưởng:
Gà con mới nở (30g) -> gà 56 ngày tuổi (800g)
? Nhận xét gì về KL cơ thể của gà qua các giai đoạn? Vậy thế nào là sự ST?
GV: Đưa ví dụ: Gà sau thụ tinh tạo hợp tử, hợp tử phân chia tạo các mô...để hình thành nên cơ quan của vật nuôi.Đó là phát dục? Vậy thế nào là PD?
? Vai trò sinh trưởng và phát dục?
¯ Hoạt động 2: Quy luật sinh trưởng - phát dục
? Tham khảo SGK va cho biết có mấy quy luật sinh trưởng, phát duc?
? Thế nào là quy luật sinh trưởng, phát dục theo giai đoạn? Cho VD? Ý nghĩa qui luật này ?
? Thế nào là quy luật sinh trưởng, phát dục không đồng đều? Cho VD?
? Để vật nuôi cho nhiều sản phẩm cần phải làm gì?
? Vì sao cần nắm được quy luật sinh trưởng, phát dục không đồng đều?
? Thế nào là quy luật sinh trưởng, phát dục theo chu kì? Cho VD? Ý nghĩa của quy luật này?
¯ Hoạt động 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát dục
?Vì sao cùng chế độ nuôi dưỡng nhưng lợn LanDrat luôn có NS cao hơn lợn ỉ?
? Theo em muốn vật nuôi ST - PD tốt cần tác động vào các yếu tố nào?
?Từ những kiến thức trên chúng ta cần có ý thức bảo vệ môi trường sống của vật nuôi như thế nào?
HS: trả lời
HS: trả lời
HS: trả lời
HS: trả lời
HS: trả lời
HS: trả lời
HS: trả lời
HS: trả lời
HS: trả lời
HS: trả lời
HS: trả lời
HS: trả lời
I. Khái niệm về sinh trưởng - phát dục:
1. Định nghĩa
* Sinh trưởng:ST là sự tăng về khối lượng và kích thước của vật nuôi.
- Ví dụ:
* Phát dục: PD là quá trình biến đổi chất lượng các cơ quan bộ phận trong cơ thể
- Ví dụ:
* Vai trò sinh trưởng và phát dục: giúp cơ thể vật nuôi lớn lên; hoàn chỉnh cấu tạo và chức năng sinh lí.
II. Quy luật sinh trưởng - phát dục
1. Quy luật sinh trưởng - phát dục theo giai đoạn
- Trong quá trình PT mỗi cá thể đều phải trải qua những giai đoạn nhất định, mỗi gđ có những đặc điểm riêng đều nhằm hoàn thiện dần về cấu tạo và chức năng
- VD: Các giai đoạn phát triển của cá (SGK)
- Ý nghĩa: Mỗi thời kì phải có chế độ thức ăn, chăm sóc quản lí thích hợp để vật nuôi phát triển tốt nhất.
2. Quy luật sinh trưởng - phát dục không đồng đều
- Sự ST - PD của vật nuôi diễn ra không đồng đều có lúc nhanh, có lúc chậm.
- VD: SGK
- Ý nghĩa: Mỗi gđ có các cơ quan bộ phận PT mạnh cần cung cấp đủ và hợp lí khẩu phần dinh dưỡng.
3. Quy luật sinh trưởng - phát dục theo chu kì
- Trong quá trình PT của vật nuôi, các hoạt động sinh lí, các qúa trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra có chu kì
- VD: Nhịp tim, nhịp thở, chu kì TĐC theo ngày – đêm, hoạt động sinh dục...
- Ý nghĩa: Hiểu QL này có thể điều khiển quá trình sinh sản của VN , giúp ta biết cách nuôi dưỡng chăm sóc phù hợp chu kì sống của con vật để có hiệu suất cao
III. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát dục
1. Các yếu tố bên trong
- Đặc tính di truyền của giống
- Tính biệt, tuổi
- Trạng thái sức khoẻ
- Đặc điểm cơ thể
2. Các yếu tố bên ngoài
- Thức ăn
- Chăm sóc, quản lí
- Môi trường sống.
4. Rèn luyện, kiểm tra đánh giá
Trả lời câu hỏi SGK
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Về nhà học bài
- Xem trước bài 23.
¯
Ngày soạn: ...
Tuần: ..Tiết.
BÀI 23. CHỌN LỌC GIỐNG VẬT NUÔI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn lọc giống vật nuôi
- Biết được 1 số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi phổ biến ở nước ta
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp.
- Kỹ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng
3. Thái độ
- Biết vận dụng các cách chọn lọc giống vật nuôi vào thực tiễn chăn nuôi gia đình, địa phương để thu năng xuất cao
II. Phương tiện dạy học
1. Chuẩn bị của GV
- Nghiên cứu SGK . Đọc phần thông tin bổ sung trong SGV.
- Tranh, ảnh có liên quan bài học
2. Chuẩn bị của HS
- Nghiên cứu SGK
III. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp – tìm tòi
- Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ
- Thuyết trình
IV.Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu khái niệm về sinh trưởng - phát dục, vai trò?
- Nêu nội dung và ý nghĩa các quy luật sinh trưởng - phát dục? Lấy ví dụ làm rõ?
3. Dạy bài mới
Ø Vào bài : Trong chăn nuôi, giống là yếu tố quan trọng để tăng năng suất . Muốn có giống vật nuôi tốt cần có phương pháp chọn lọc thích hợp ® chọn lọc vật nuôi
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
¯ Hoạt động 1: Tìm hiểu các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn lọc giống vật nuôi
? Khi chọn giống người ta căn cứ vào chỉ tiêu nào?
? Ngoại hình là gì? Lấy 1 vài VD về ngoại hình các giống vật nuôi em biết?
CH: Em hãy quan sát hình 23 và cho biết ngoại hình của bò hướng thịt và hướng sữa có những đặc điểm gì liên quan đến hướng sản xuất của chúng?
? Thể chất là gì ?
?Em hãy nêu phương pháp để kiểm tra khả năng sinh trưởng phát dục của vật nuôi ?
? Cho ví dụ khả năng sinh trưởng phát dục của vật nuôi ?
? Sức sản xuất là gì? Cho VD?
Em hãy nêu các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất trứng?
¯ Hoạt động 2: Tìm hiểu một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi
GV chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm thảo luận hoàn thành phiếu học tập.
GV nhận xét, bổ sung.
HS: trả lời
HS: Lợn landrrat: lông trắng, tai to cụp xuống, mình dài, chân cao.
HS thảo luận nhóm nhỏ đứng tại chỗ trả lời
HS: Ktra định kì bằng PP cân, đo các chiều, từ đó thống kê đánh giá
HS: trả lời
HS: trả lời
HS: Số lượng trứng, trọng lượng trứng / 1 chu kì
HS thảo luận hoàn thành phiếu học tập
I. Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn lọc giống vật nuôi
1. Ngoại hình, thể chất
a. Ngoại hình
Là hình dáng bên ngoài của con vật, mang đặc điểm đặc trưng của giống.
b.Thể chất: là chất lượng bên trong của vật nuôi, hình thành do sự kết hợp của 2 yếu tố DT và ngoại cảnh.
2. Khả năng sinh trưởng, phát dục
Đánh gía bằng tốc độ tăng khối lượng cơ thể, mức tiêu tốn thức ăn.
3. Sức sản xuất: là mức độ sản xuất ra sản phẩm của chúng như: khả năng làm việc, khả năng sinh sản, cho thịt, trứng, sữa...
II. Một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi
1. Chọn lọc hàng loạt
( phiếu học tập)
2. Chọn lọc cá thể
( phiếu học tập)
4. Rèn luyện, kiểm tra đánh giá
Trả lời câu hỏi SGK
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Về nhà học bài
- Xem trước bài 24.
PHIẾU HỌC TẬP
Nội dung so sánh
Chọn lọc hàng loạt
Chọn lọc cá thể
Khái niệm
Là chọn lọc số lượng nhiều vật nuôi cùng 1 lúc hay trong thời gian ngắn.
Là chọn lọc căn cứ vào đặc điểm từng cá thể vật nuôi
Đối tượng áp dụng
Vật nuôi cái sinh sản
Đực giống
Cách tiến hành
- Các bước:
+ Đặt ra tiêu chuẩn về chỉ tiêu chọn lọc
+ Chọn các cá thể đạt tiêu chuẩn
+ Nuôi dưỡng để làm giống
- Các bước:
+ Chọn lọc tổ tiên
+ Chọn lọc bản thân
+ Kiểm tra qua đời sau
Điều kiện chọn lọc
Ngay trong đk sản xuất
Trong đk tiêu chuẩn
Ưu điểm
Đơn giản, nhanh, không tốn kém, dễ thực hiện.
Đánh giá chính xác, chất lượng kĩ thuật cao, đáng tin cậy.
Nhược điểm
Hiệu quả chọn lọc không cao.
Cần nhiều thời gian, điều kiện cơ sở vật chất tốt và có trình độ khoa học kĩ thuật cao
Ngày soạn: //.
Tuần: ..Tiết.
BÀI 24. THỰC HÀNH
QUAN SÁT NHẬN DẠNG NGOẠI HÌNH GIỐNG VẬT NUÔI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Khắc sâu cac kiến thức đã học ở bài trước
- Nhận dạng được ngoài hình một số giống vật nuôi phổ biến và hướng sản xuất của chúng
- Phân biệt và nhớ tên một số giống vật nuôi phổ biến ở địa phương
2. Kỹ năng
- Phân tích, so sánh, tổng hợp
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp.
- Kỹ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng
3. Thái độ
- Thấy được tầm quan trọng của công tác giống trong chăn nuôi
II. Phương tiện dạy học
1. Học sinh
- Đọc trước bài ở nhà, hoàn thành phiếu học tập
2. Giáo viên
- Hình ảnh một số giống vật nuôi phổ biến
III. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp + thảo luận nhóm
IV. Tiến trình bày giảng
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn lọc vật nuôi làm giống?
- Trình bày phương pháp chọn lọc hàng loạt và nêu ưu nhược điểm của phương pháp này?
- Trình bày phương pháp chọn lọc cá thể và nêu ưu nhược điểm của phương pháp này?
3.Dạy bài mới
* Mở bài: Ngoại hình vật nuôi mang tính chất đặc trưng cho giống, vậ ngoài hình vật nuôi giữa giống này và giống khác có gì khác và có thể dựa vào ngoại hình biết được hướng sản xuất của vật nuôi hay không?
* Hoạt động 1: Nhận dạng các giống bò qua hình dạng
- Mục tiêu: mô tả đặc điểm ngoại hình của từng giống, cho biết hướng sản xuất
Giống vật nuôi
Nguồn gốc
Đặc điểm ngoại hình
Hướng sản xuất
-Bò vàng Thanh Hoá
- Bò Lai Sin
- Bò Hà lan
- Giống nội
- Giống nội
(VN + ÂĐ)
- Giống nhập nội
-Hình chử nhật, đầu đực thô, sừng ngắn, trán phẳng, hơi lõm, mõm ngắn, yếm dài, bò cái không u
- Lông vàng hoặc đỏ sẫm, trán gồ, tai to cụp, yếm phát triển mạnh, u vai nổi rõ, lưng ngắn, mông dốc đuôi dài.
- Lông lưng trắng đen, loang trắng đỏ hoặc đen, tai nhỏ, sừng thanh, cong vế trước, cổ dài, không yếm bầu vú phát triển, da mỏng.
- Lấy thịt
- Lấy thịt, sức kéo
- Lấy sữa
* Hoạt động 2: Nhận biết các giống lợn
- Mục tiêu: phân biệt được ngoại hình cá giống lợn và hướng sản xuất của chúng
Giống
Nguồn gốc
Ngoại hình
Hướng sản xuất
- Lợn Móng Cái
- Lợn Ba Xuyên
- Lơn Landrat
- Giống nội (Quãng Ninh)
- Giống nội ( Sóc Trăng)
- Giống ngoại ( Đan Mạch)
- Đầu đen, mõm trắng, chân ngắn, lưng cong, bụng xệ
- Đen đóm trắng, tai to hướng về trước, mõm ngắn
- Lông trắng tuyền, mình dài, tai to úp, bụng gọn, nhực không sâu, chân mãnh dẽ, đẹp
- Mỡ nạc
- Mỡ nạc
- Nạc mỡ
* Hoạt động 3: nhận biết các giống gà
- Mục tiêu phân biệt được ngoại hình của các giống gà, hướng sản xuất của chúng
Giống vật nuôi
Nguồn gốc
Ngoại hình
Hướng sản xuất
- Gà Ác Việt nam
- Gà lương phượng
- Gà lơgo
- Gà Tam Hoàng
- Giống nội
- Giống nhập( TQ)
- Giống nhập(Itali)
- Giống ngoại ( TQ)
- Đầu nhỏ, chân thấp, ngực sâu, lông trắng , thit đen, trứng nhỏ 80/năm
- Lông nhiều màu, đầu to, chân ngắn, tăng trong nhanh 150-175tr/năm
- Lông trắng. đầu nhỏ, mình dài chân khoẻ 250-270tr/năm
- Nhiều màu lông khác 10 tuần nặng 1.4-1.5 kg, 148-155tr/năm
- Lấy thịt bồi bổ
- Lấy thịt
- Lấy trứng thịt
- Lấy thịt trứng
* Hoạt động 4: nhận biết các giống vịt
- Mục tiêu nhận dạng được ngoại hình các giống vịt hướng sản xuất của chúng
Giống vật nuôi
Nguồn gốc
Ngoại hình
Hướng sản xuất
- Vịt bầu
- Vịt Bắc Kinh
- Vịt CV Supe M
- Giống nội ( Hoà Bình)
- Giống ngoại ( TQ)
- Giống ngoại (Anh)
- Đầu to, mỏ vàng, đực mỏ xanh lá cây cổ dài, chân vàng, 3-3.5kg ,90-100 tr/năm
- Đầu to, mỏ vàng cam, hơi cong xuống, mắt to, mình dài, ngực sâu lông trắng tuyền chân ngắn vàng cam, 3-4 kg, 120-130tr/năm
- Lông trắng, chân ngắn, ngực sâu, 180-220tr/năm
- Thịt trứng
- Lấy thịt trứng
- Lấy thịt
4. Rèn luyện, kiểm tra đánh giá
- Học sinh mô tả lại ngoại hình một số giống vật nuôi phố biến
5. Hướng dẫn học ở nhà
-Chuẩn bị bài các phương pháp nhân giống vật nuôi và thuỷ sản
- Chuẩn bị các câu hỏi cuối bài
¯
Ngày soạn: ...
Tuần: ..Tiết.
BÀI 25. CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ THUỶ SẢN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu và trình bày được một số phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản
- Trình bày được hệ thống sản xuất, quy trình sản xuất giống vật nuôi và thủy sản
2. Kỹ năng
- Phân tích, hoạt động nhóm, vận dụng
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp.
- Kỹ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng
3. Thái độ
- Vận dụng các phương pháp lai giống để tạo ra các giống vật nuôi có năng suất cao, phẩm chất tốt cho gia đình và địa phương
II. Phương tiện dạy học
1. Học sinh
- Đọc trước bài ở nhà, chuẩn bị nội dung các câu hỏi cuối bài
2. Giáo viên
- Chuẩn bị nội dung bài, chuẩn bị câu trả lời cho các câu hỏi cuối bài
III. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp + thảo luận nhóm
IV. Tiến trình bày giảng
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (Không có do tiết trước thực hành)
3.Dạy bài mới
- Mở bài: Khi có một giống tốt muốn duy trì đặc điểm tốt đó cho các cá thể trong dòng thì phải làm như thế nào
* Hoạt động 1: tìm hiểu phương pháp nhân giống thuần chủng
- Mục tiêu: nêu được khái niệm, mục đích, và phương pháp nhân giống thuần chủng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Hoạt động nhóm và trả lời các câu hỏi sau:
? Cho biết nhân giống thuần chủng là gì ?
? Mục đích của phương pháp này là gì ?
?Phương pháp này được tiến hành như thế nào?
? Tại sao lại lựa con đực là con đầu dòng ?
- Học sinh hoạt động nhóm + nội dung sách giáo khoa thảo luậntrả lời:
+ Nhân giống thuần chủng là phương pháp ghép đôi giao phối giữa đực và các của cùng một giống
+ Duy trì, cũng cố nâng cao chất lượng của giống, phát triển nhanh về số lượng
+ Số lượng cá thể dùng để nhân giống phải lớn,chọn đực giống tốt làm đực đầu dòng, chọn đôi giao phối đồng chất, chăm sóc, nuôi dưỡng, chọn lọc con lai
+ Một con đực có thể giao phối với nhiều con cái
I. Nhân giống thuần chủng
1. Khái niệm
- Nhân giống thuần chủng là phương pháp ghép đôi giao phối giữa đực và các của cùng một giống, đời con mang hoàn toàn đặc điển di truyền của giống đó
- Vd: Lợn ỉ đực và lợn ỉ cái
2.Mục đích
- Duy trì, cũng cố nâng cao chất lượng của giống
- Phát triển nhanh về số lượng
3. Phương pháp
- Số lượng cá thể dùng để nhân giống phải lớn
- Chọn đực giống tốt làm đực đầu dòng
- Chọn đôi giao phối đồng chất
- Chăm sóc, nuôi dưỡng, chọn lọc con lai
4. Kết quả
- Tăng số lượng cá thể
- Cũng cố tính trạng của giống
* Hoạt động 2:tìm hiểu các phương pháp lai giống vật nuôi
- Mục tiêu: học sinh trình bày được các phương pháp lai giống vật nuôi
? Khái niệm lai giống vật nuôi ?
? Mục đích của lai giống vật nuôi?
?Các phương pháp lai giống vật nuôi ?
? Tại sao con lai trong lai kinh tế dùng làm sản phẩm không dùng làm giống ?
- Trả lời lệnh sách giáo khoa
? Ưu điểm của phương pháp lai gây thành ?
- Học sinh thảo luận + sgk trả lời:
+Ghép đôi giao phối giữa cá thể đực và cái khác giống tạo con lai mang nhiều đặc điểm tốt
+ Tạo ưu thế lai, làm thay đổi đặc điểm di truyền của giống hoặc tạo ra giống mới
+ Lai kinh tế, lai gây thành
- Học sinh hoạt động nhóm trả lời hai câu hỏi này:
II/ Lai giống
1/ Khái niệm
- Ghép đôi giao phối giữa cá thể đực và cái khác giống tạo con lai mang nhiều đặc điểm tốt
- Vd: lợn Landrat với duroc
2/ Mục đích
- Tạo ưu thế lai
- Làm thay đổi đặc điểm di truyền của giống hoặc tạo ra giống mới
3/ Phương pháp
a/ Lai kinh tế
- Lai giữa những cá thể khác giống mục đích tạo con lai dùng làm sản phẩm không dùng làm giống
- Vd: lai hai giống, ba giống hay nhiều giống
b/ Lai gây thành
- Là phương pháp lai hai hay nhiều giống sau đó chọn lọc đời lai tốt nhất để nhân lên tạo giống mới
- Vd: công thức lai giống cá V1 ở nước ta
4.Luyện tập, kiểm tra đánh giá
- Sử dụng các câu hỏi cuối bài để cũng cố
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài
- Chuẩn bị bài mới “ Sản xuất giống trong chăn nuôi và thuỷ sản ” và các câu hỏi cuối bài
¯
Ngày soạn: ...
Tuần: ..Tiết.
Bài 26. SẢN XUẤT GIỐNG TRONG CHĂN NUÔI VÀ THỦY SẢN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu và trình bày được cách tổ chức và đặc điểm của hệ thống nhân giống vật nuôi
- Hiểu và trình bày được quy trình sản xuất giống trong chăn nuôi và thuỷ sản
2. Kỹ năng
- Phân tích, so sánh, tổng hợp, hoạt động nhóm
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp.
- Kỹ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng.
3. Thái độ
- Có thể vận dụng các quy trình sản xuất giống vào thực tiễn chăn nuôi tại gia đình, địa phương
II. Phương tiện và phương pháp dạy học
1. Phương tiện, đồ dùng dạy học
- Chuẩn bị nội dung bài, hình 26.1, 26.2, 26.3 sách giáo khoa
2. Phương pháp
- Phối hợp phương pháp giảng giải và đàm thoại giải quyết vấn đề, thuyết trình, diễn giảng, vấn đáp tìm tòi.
III. Tiến trình dạy
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Trình bày khái niệm và mục đích của việc nhân giống thuần chủng ?
3. Giảng bài mới
Ø Vào bài: Để SX trong các con giống tốt phục vụ trong chăn nuôi và thủy sản thì chúng ta cần phải biết về cách tổ chức và qui trình SX con giống như thế nào ® Bài học
* Hoạt động 1: Tìm hiểu hệ thống nhân giống vật nuôi
- Mục tiêu: Trình bày được cách tổ chức và đặc điểm của hệ thống nhân giống hình tháp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
? Thế nào là một đàn gia súc, gia cầm ?
? Theo mô hình nhân giống hình tháp thứ tự đàn giống được sắp xếp như thế nào?
? Đặc điểm của từng đàn nhân giống?
? Hệ thống nhân giống hình tháp chỉ đúng khi nào? Vì sao.
? Vì sao hệ thống nhân giống chỉ được thực hiện từ trên xuống?
? Theo mô hình nhân giống nhình tháp có thể đảo vị trí các đàn nhân giống được hay không? Vì sao ?
- Học sinh thảo luận trả lời:
+ Đàn là một tập hợp các vật nuôi cùng loại hay khác loại
+ Đàn hạt nhân,đàn nhân giống, đàn thương phẩm
- Học sinh thảo luận trả lời:
+ Phẩm chất cao nhất, điều kiện nuôi tốt nhất
+ Phẩm chất điều kiện nuôi, chọn lọc kém hơn đàn hạt nhân
+ Do đàn nhân giống sinh ra dùng làm sản phẩm số lượng nhiều nhất
- Học sinh hoạt động nhóm trả lời:
+ Cả 3 đàn giống đều thuần chủng
Do chất lượng phẩm giống của đàn hạt nhân > đàn nhân giống > đàn thương phẩm
+ Không vì giống không thuần chủng
I. Hệ thống nhân giống vật nuôi
1. Tổ chức các đàn giống
- Đàn là tập hợp các vật nuôi cùng loại hay khác loại nuôi tại một nơi nào đó
- Thứ tự các đàn giống theo mô hình hệ thống nhân giống hình tháp
+ Đàn hạt nhân:phẩm chất cao nhất, điều kiện nuôi tốt nhất chọn lọc nghiêm ngặc nhất, số lượng ít nhất
+ Đàn nhân giống: do đàn hạt nhân sinh ra, phẩm chất điều kiện nuôi, chọn lọc kém hơn đàn hạt nhân nhưng số lượng nhiều hơn
+ Đàn thương phẩm: do đàn nhân giống sinh ra dùng làm sản phẩm số lượng nhiều nhất
2. Đặc điểm của hệ thống nhân giống hình tháp
- Trường hợp cả 3 đàn giống đều thuần chủng thì năng suất của chúng mới xếp theo thứ tự trên
- Chỉ được phép đưa con giống từ đàn hạt nhân xuống đàn nhân giống hoặc từ đàn nhân giống xuống đàn thương phẩm, không được làm ngược lại .
* Hoạt động 2: Tìm hiểu quy trình sản xuất con giống
- Mục tiêu: Trình bày được quy trình sản xuất giống gia súc
? Quy trình sản xuất gia súc giống được thực hiện như thế nào?
? Quy trình sản xuất cá giống được thực hiện như thế nào?
? Quy trình sản xuất cá giống có gì giống và khác với qui trình sản xuất gia súc giống ?
- Học sinh thảo luận trả lời:
+ Chọn lọc giống bố mẹ, phối giống, nuôi dưỡng gia súc mang thai, gia súc đẻ con, nuôi con gia súc, cai sữa chuyển sang giai đoạn sau tuỳ mục đích
+ Chọn lọc cá bố mẹ, cho cá đẻ tự nhiên hay nhân tạo, ấp trứng nuôi cá hương, cá bột, cá giống, chọn lọc chuyển sang giai đoạn sau tuỳ mục đích
- Học sinh hoạt động nhóm trả lời:
+ Gồm bốn bước
+ Khác bước hai và ba
II. Quy trình sản xuất con giống
1. Quy trình sản xuất gia súc giống
- Chọn lọc giống bố mẹ
- Phối giống, nuôi dưỡng gia súc mang thai
- Gia súc đẻ con, nuôi con gia súc
- Cai sữa chuyển sang giai đoạn sau tuỳ mục đích
2. Quy trình sản xuất cá giống
- Chọn lọc cá bố mẹ
- Cho cá đẻ tự nhiên hay nhân tạo
- Ấp trứng nuôi cá hương, cá bột, cá giống
- Chọn lọc chuyển sang giai đoạn sau tuỳ mục đích
4. Luyện tập, kiểm tra đánh giá
- So sánh các công đoạn sản xuất cá giống và gia súc giống?
5. Hướng dẫn HS về nhà
Trả lời các câu hỏi SGK và chuẩn bị bài mới.
¯
Ngày soạn: ...
Tuần: ..Tiết.
Bài 27. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO TRONG CÔNG TÁC GIỐNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trình bày được khái niệm và cơ sở khoa học của công nghệ cấy truyền phôi bò
- Nêu được trình tự các công đoạn của công nghệ cấy truyền phôi bò
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp, kỹ năng hoạt động nhóm
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp.
- Kỹ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng.
3. Thái độ
- Say mê với các ứng dụng kỹ thuật hiện đại trong sản xuất nông nghiệp để có ý thức hướng tới nghề nghiệp tương lai
II. Phương tiện và phương pháp dạy học
1. Phương tiện, đồ dùng dạy học
- Chuẩn bị nội dung bài, hình sách giáo khoa
2. Phương pháp
- Phối hợp phương pháp giảng giải và đàm thoại giải quyết vấn đề, thuyết trình, diễn giảng, vấn đáp tìm tòi.
III. Tiến trình dạy
1. Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
- Trình bày các công đoạn của quy trình sản xuất gia súc giống
3. Giảng bài mới
* Mở bài :
- Hiện nay khoa học kỹ thuật đang phát triển mạnh và có nhiều ứng dụng trong chăn nuôi trồng trọt. Một quy trình kỹ thuật hiện đại được sử dụng trong chăn nuôi giúp tăng nhanh số lương con giống đó chính là quy trình công nghệ cấy truyền phôi bò. Vậy cấy truyền phôi là gì? được tiến hành như thế nào ?
* Phát triển bài:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm công nghệ cấy truyền phôi bò
- Mục tiêu: trình bày được khái niệm công nghệ cấy truyền phôi bò
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Thế nào là công nghệ cấy truyền phôi bò ?
- Học sinh thảo luận trả lời:
+ Công nghệ cấy truyền phôi bò là quá trình đưa phôi được tạo ra từ cơ thể bò mẹ này sang cơ thể bò mẹ khác, phôi vẫn sống và phát triển tốt, tạo thành cá thể mới và được sinh ra bình thường
I. Khái niệm
- Công nghệ cấy truyền phôi bò là quá trình đưa phôi được tạo ra từ cơ thể bò mẹ này sang cơ thể bò mẹ khác, phôi vẫn sống và phát triển tốt, tạo thành cá thể mới và được sinh ra bình thường
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ sở khoa học của công nghệ cấy truyền phôi bò
- Mục tiêu: nắm được cơ sở khoa học của công nghệ cấy truyền phôi bò
- Cho biết cơ sở khoa học của công nghệ cấy truyền phôi bò ?
- Làm thế nào để điều khiển vật nuôi động dục theo ý muốn ?
- Học sinh thảo luận trả lời
- Sử dung hoocmon sinh dục gây rụng trứng hàng loạt
II. Cơ sở khoa học
- Phôi là một cơ thể độc lập ở giai đoạn đầu của sự phát triển, nếu được chuyển sang một cơ thể khác có trạng thái sinh lí phù hợp thì nó vẫn sống và phát triển bình thường. Sự phù hợp này gọi là sự đồng pha
- Hoạt động sinh dục của vật nuôi là do hoocmon điều tiết, vì vậy có thể sử dụng các chế phẩm sinh học để điều khiển quá trình này
* Hoạt động 3: Tìm hiểu quy trình công nghệ cấy truyền phôi bò
- Mục tiêu: nắm được các giai đoạn của công nghệ cấy truyền phôi bò
- Hãy cho biết các giai đoạn của quy trình công nghệ cấy truyền phôi bò?
- Mục đích của gây động dục đồng pha
- Sử dụng quy trình công nghệ cấy truyền phôi bò nhằm mục đích gì?
- Học sinh thảo luận trả lời:
+Chọn bò cho phôi, chọn bò nhận phôi, gây động dục hàng loạt, gây rụng nhiều trứng ở bò cho phôi, bò nhận phôi động dục, phối giống bò cho phôi với bò đực giống, thu hoạch phôi, cấy phôi cho bò nhận.
- Học sinh hoạt động nhóm trả lời:
+ Tạo ra số lượng giống lớn đồng loạt về mặt di truyền
III. Quy trình công nghệ cấy truyền phôi bò
- Chọn bò cho phôi, chọn bò nhận phôi
- Gây động dục hàng loạt
- Gây rụng nhiều trứng ở bò cho phôi, bò nhận phôi động dục
- Phối giống bò cho phôi với bò đực giống
- Thu hoạch phôi
- Cấy phôi cho bò nhận
- Bò cho phôi trở lại bình thường chờ chu kì sinh sản tiếp theo
- Bò nhận phôi có chữa
- Đàn con mang tiềm năng tốt cùa bò cho phôi
4. Luyện tập, kiểm tra đánh giá
- Trình bày
File đính kèm:
- GIAO AN CN10.doc