Giáo án Công nghệ 11 Bài 2: Hình chiếu vuông góc

Bài 2

Hình chiếu vuông góc

 I.Mục tiêu

 1.Kiến thức

Qua bài này, GV cần làm cho HS:

 - Hiểu được nội dung cơ bản của phương pháp hình chiếu vuông góc: Phwong pháp hình chiếu góc thứ nhất (PPCG 1) và phương pháp chiếu góc thứ ba (PPCG3).

 - Biết được vị trí của các hình chiếu ở trên bản vẽ.

 - Phân biệt được giữa phương pháp chiếu góc thứ nhất và phương pháp chiếu góc thứ ba.

2. Kĩ năng

 

doc14 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 3459 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 11 Bài 2: Hình chiếu vuông góc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/09/2010 Ngày dạy: Bài 2 Hình chiếu vuông góc I.Mục tiêu 1.Kiến thức Qua bài này, GV cần làm cho HS: - Hiểu được nội dung cơ bản của phương pháp hình chiếu vuông góc: Phwong pháp hình chiếu góc thứ nhất (PPCG 1) và phương pháp chiếu góc thứ ba (PPCG3). - Biết được vị trí của các hình chiếu ở trên bản vẽ. - Phân biệt được giữa phương pháp chiếu góc thứ nhất và phương pháp chiếu góc thứ ba. 2. Kĩ năng - Đọc được bản vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản. 3. Thái độ - Làm việc theo quy trình, kiên trì, chính xác. - Có ý thức học tập tốt đối với môn học và vận dụng vào thực tế. II. Chuẩn bị bài giảng 1. Chuẩn bị nội dung - Nghiên cứu kĩ bài 2 SGK. - Đọc tài liệu tham khảo đến bài giảng. 2. Chuẩn bị phương tiện dạy học - Tranh vẽ phóng to hình 2.1, 2.2, 2.3, 2.4 SGK. - Vật mẫu theo hình 2.1 SGK và mô hình ba mặt phẳng hình chiếu. III. Tiến trình dạy học. 1. Cấu trúc và phân bố bài giảng. - Bài giảng gồm hai nội dung chính: + Phương pháp chiếu góc thứ nhất (PPCG 1). + Phương pháp chiếu góc thứ ba (PPCG 3). - Trọng tâm của bài là: + Vị trí tương đối giữa vật thể và các mặt phẳnh hình chiếu. + Cách bố trí các hình chiếu trên bản vẽ. 2. Các hoạt động dạy học. a. Ổn định lớp (2 phút) b. Kiểm tra bài cũ (5 phút) Câu 1: Tỉ lệ là gì? Có mấy loại tỉ lệ? Lấy dẫn chứng minh hoạ cho các loại tỉ lệ? Câu 2: Hãy nêu tên gọi, mô tả hình dáng và ứng dụng các loại nét vẽ thường dùng? Câu 3: Trình bày các quy định khi ghi kích thước? c. Đặt vấn đề vào bài mới (3 phút) Ở lớp 8 các em đã được biết đến hình chiếu, các mặt phẳng hình chiếu và vị trí các hình chiếu trên bản vẽ. Để hiểu rõ hơn về nội dung phương pháp hình chiếu vuông góc thì hôm nay chúng ta sẽ đi nghiên cứu bài 2: Hình chiếu vuông góc. d. Nội dung ( 35 phút). Thời lượng Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 15 phút Hoạt động 1: Tìm hiểu phương pháp chiếu góc thứ nhất (PPCG 1) -GV: Trên bản vẽ kĩ thuật thường dùng các hình chiếu vuông góc để biểu diễn vật thể, và có hai phương pháp dùng để biểu diễn vật thể đó là: Phương pháp chiếu góc thứ nhất và phương pháp chiếu góc thứ ba. Sau đây, chúng ta đi tìm hiểu phương pháp chiếu góc thứ nhất. - Trong phần công nghệ lớp 8 các em đã được học một số nội dung cơ bản của phương pháp chiếu vuông góc. Vì vậy một em hãy cho cô biết: ? Trong PPCG 1, vật thể được đặt như thế nào với các mặt phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng, mặt phẳng hình chiếu cạnh.? -GV kết luận: Dựa vào hình 2.1 (trang 11- SGK) ta thấy: Vật thể được đặt giữa người quan sát và mặt phẳng hình chiếu. Vật thể được đặt trong một góc tạo thành bởi các mặt phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng, mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một. -GV: Một câu hỏi nữa cô đặt ra cho các em đó là: ? Sau khi chiếu, mặt phẳng hình chiếu bằng, mặt phẳng hình chiếu cạnh được mở ra như thế nào? - GV kết luận: Mặt phẳng hình chiếu đứng ở sau, mặt phẳng hình chiếu bằng ở dưới, mặt phẳng hình chiếu cạnh ở bên phải vật thể. Các hướng chiếu từ trước, từ trên, từ trái theo thứ tự vuông góc với mặt phẳng hình chiếu đứng-bằng-cạnh như hình 2.1(SGK). ? Trên bản vẽ, các hình chiếu được bố trí như thế nào? -GV kết luận: Các em hãy quan sát hình 2.2-Trang 12 SGK mà cô đã phóng to trên đây thì ta thấy: Các hình chiếu được sắp xếp có hệ thống theo hình chiếu đứng: + Hình chiếu bằng B được đặt dưới hình chiếu đứng A. + Hình chiếu cạnh C được đặt bên trái hình chiếu đứng A. -Nước ta và nhiều nước Châu Âu dùng PPCG 1. 15 phút Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp chiếu góc thứ ba (PPCG 3) -GV: Các em vừa được tìm hiểu về PPCG1, sau đây cô và các em tiếp tục nghiên cứu một phương pháp chiếu góc nữa là PPCG 3. -GV: Cũng như PPCG1,các em hãy quan sát hinh 2.3 (trang 12-sgk) và một em hãy trả lời cho cô câu hỏi sau: ?Trong PPCG3, vật thể được đặt như thế nào đối với mặt phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng, mặt phẳng hình chiếu cạnh? -GV kết luận: +Mặt phẳng hình chiếu được đặt giữa vật thể và người quan sát. + Vật thể được đặt trong một góc tạo thành bởi các mặt phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng, mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một. ? Sau khi chiếu, mặt phẳng hình chiếu bằng, mặt phẳng hình chiếu cạnh được mở ra như thế nào? -GV kết luận: Mặt phẳng hình chiếu bằng được mở lên trên, mặt phẳng hình chiếu cạnh được mở sang trái để các hình chiếu này nằm trên mặt phẳng hình chiếu đứng là mặt phẳng bản vẽ. ? Trên bản vẽ, các hình chiếu được bố trí như thế nào? -GV kết luận: Các em hãy quan sát hình 2.4-Trang 13 SGK mà cô đã phóng to trên đây thì ta thấy: Các hình chiếu được sắp xếp có hệ thống theo hình chiếu đứng: + Hình chiếu bằng B được đặt ở trên hình chiếu đứng A. + Hình chiếu cạnh C được đặt bên trái hình chiếu đứng A. -Nhiều nước Châu Mỹ dùng PPCG 3. -HS nghe -HS ghi bài. -HS trả lời -HS ghi bài. -HS trả lời -HS ghi bài. -HS trả lời -HS ghi bài -HS lắng nghe. -HS tìm hiểu và trả lời. -HS ghi bài. -HS tìm hiểu và trả lời. -HS ghi bài. -HS tìm hiểu và trả lời. -HS ghi bài. I. Phương pháp chiếu góc thứ nhất (PPCG 1) -Vật thể được đặt giữa người quan sát và mặt phẳng hình chiếu. -Vật thể được đặt trong một góc tạo thành bởi các mặt phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng, mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một. -Mặt phẳng hình chiếu đứng ở sau, mặt phẳng hình chiếu bằng ở dưới, mặt phẳng hình chiếu cạnh ở bên phải vật thể. Các hướng chiếu từ trước, từ trên, từ trái theo thứ tự vuông góc với mặt phẳng hình chiếu đứng-bằng-cạnh -Các hình chiếu được sắp xếp có hệ thống theo hình chiếu đứng: + Hình chiếu bằng B được đặt dưới hình chiếu đứng A. + Hình chiếu cạnh C được đặt bên trái hình chiếu đứng A. II. Phương pháp chiếu góc thứ ba (PPCG 3) Mặt phẳng hình chiếu được đặt giữa vật thể và người quan sát. + Vật thể được đặt trong một góc tạo thành bởi các mặt phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng, mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một. - Mặt phẳng hình chiếu bằng được mở lên trên, mặt phẳng hình chiếu cạnh được mở sang trái để các hình chiếu này nằm trên mặt phẳng hình chiếu đứng là mặt phẳng bản vẽ -Các hình chiếu được sắp xếp có hệ thống theo hình chiếu đứng: + Hình chiếu bằng B được đặt ở trên hình chiếu đứng A. + Hình chiếu cạnh C được đặt bên trái hình chiếu đứng A. -Nhiều nước Châu Mỹ dùng PPCG 3. Hoạt động 3: Tổng kết, đánh giá (5 phút) -GV đặt câu hỏi theo các mục tiêu của bài để đánh giá sự tiếp thu của HS. -Câu hỏi: Câu 1: Vì sao phải dùng nhiều bản vẽ để biểu diễn vật thể? Câu 2: Sự khác nhau của PPCG1 và PPCG3 như thế nào? -GV giao nhiệm vụ cho HS: +Trả lời cấc câu hỏi trong SGK. +Làm bài tập trong SGK. +Đọc trước bài 3, chuẩn bị dụng cụ, vật liệu để làm bài thực hành vào giờ học sau. Ngày soạn: 18/09/2010 Ngày dạy: Bài 23 Cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền I. Mục tiêu 1. Kiến thức. Qua bài này, GV cần làm cho HS hiểu được: -Nhiệm vụ, cấu tạo của các chi tiết chính trong hệ thống trục khuỷu, thanh truyền. 2. Kĩ năng - Đọc được sơ đồ cấu tạo của pittông, thanh truyền và trục khuỷu. - Nhận dạng được một số chi tiết chính trong hệ thống trục khuỷu, thanh truyền trên máy thật. 3. Thái độ -Có ý thức học tập tốt đối với giờ học va có ý thức liên hệ với thực tế. II. Chuẩn bị bài giảng. 1. Chuẩn bị nội dung. - Nghiên cứu nội dung bài 23: Cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền (trang 107-sgk). - Tham khảo các thông tin có liên quan trong các tài liệu. - Nghiên cứu cấu tạo của cơ cấu ( nếu có vật thật ) 2. Chuẩn bị phương tiện dạy học - Tranh vẽ phóng to các hình 23.1, 23.2, 23.3 và 23.4 trong SGK. - Mô hình động cơ đốt trong ( nếu có vật thật ) III. Tiến trình dạy học 1. Cấu trúc và phân bố bài giảng Bài 23: Cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền có ba nội dung trọng tâm đó là: + Pittông +Thanh truyền +Trục khuỷu 2. Các hoạt động dạy học a. Ổn định lớp (2phút) b. Kiểm tra bài cũ (5 phút) Câu hỏi: Đặc điểm chính của thân máy, nắp máy của động cơ làm mát bằng không khí và nước là gì? -GV gọi HS trả lời, nhận xét và đánh giá, cho điểm. c.Đặt vấn đề vào bài mới (2 phút) Động cơ đốt trong bao gồm rất nhiều hệ thống, và hệ thông nào cũng có vai trò rất quan trọng trong sự hoạt động của động của động cơ. Và hôm nay chúng ta đi tìm hiểu thêm một hệ thống của động cơ đốt trong đó là cơ cấu trục khuỷu thanh truyền. d. Nội dung (36 phút) Thời lượng Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 13 phút 5 phút Hoạt động 1: Giới thiệu về cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền -GV: Cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền gồm có ba chi tiết: nhóm pittông, nhóm trục khuỷu, nhóm thanh truyền; trong đó pittông, trục khuỷu, thanh truyền là chi tiết chính. -GV yêu cầu HS quan sát hinh 21.2 (trang 99-sgk) và trả lời câu hỏi: ? Khi động cơ làm việc, hoạt động của pittông, truc khuỷu và thanh truyền như thế nào? -GV: Khi động cơ làm việc, pittông chuyển động tịnh tiến trong xilanh, trục khuỷu quay tròn. Thanh truyền là chi tiết truyền lực giữa pittông và trục khuỷu. Sau đây, chúng ta sẽ đi nghiên cứu từng chi tiết. Thứ nhất là pittông. Hoạt động 2: Tìm hiểu pittông -GV: Treo tranh 23.1 ( trang 107- sgk), yêu cầu HS quan sát và trả lời: Hình 23.1: Cấu tạo của pittông A.Đỉnh 1.Rãnh xecmăng khí B.Đầu 2. Rãnh xecmăng dầu C.Thân 3.Lỗ thoát dầu 4.Lỗ lắp chốt pittông ? Các em hãy vận dụng kiến thức đã học hãy cho biết pittông có nhiệm vụ gì? -GV kết luận:pittông có hai nhiệm vụ: +Pittông cùng với xilanh và nắp máy tạo thành không gian làm việc. +Nhận lực đẩy của khí cháy rồi truyền cho trục khuỷu để sinh công và nhận lực từ trục khuỷu để thực hiện quá trình nạp, nén, và thải khí. -GV: Như vậy, pittông có hai nhiệm vụ chính, vậy còn cấu tạo của pittông như thế nào ta sang nghiên cứu phần 2.Cấu tạo. -GV: Chỉ vào tranh 23.1 và nói được pittông được chia ra làm 3 phần: đỉnh pittông, đầu pittông, thân pittông. -GV: Treo tranh 23.2 (trang 107-sgk) yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: a.Đỉnh bằng b. Đỉnh lồi c.Đỉnh lõm Hình 23.2: Các dạng đỉnh pittông ? Đỉnh pittông có các dạng gì?Vì sao đỉnh pittông có nhiều hình dạng khác nhau? -GV kết luận: Đỉnh pittông có 3 dạng: đỉnh bằng, lồi và lõm. Và trong quá trình làm việc, pittông chịu các điều kiện rất nặng nhọc: vừa chịu tải trọng cơ học, vừa chịu tải trọng nhiệt va ngoài ra pittông còn chịu lực ma sát và ăn mòn. Ngoài ra, mỗi loại đỉnh pittông có nhiều hình dạng dẫn đến đặc tính kĩ thuật khác nhau. Vì vậy, đỉnh pittông có nhiều hình dạng là để phù hợp với điều kiện làm việc và mục đích sử dụng. Ví dụ: Trong động cơ xăng và động cơ điezen sử dụng pittông có các dang đỉnh khác nhau: + Đỉnh bằng: kết cấu đơn giản, diện tích chịu nhiêt nhỏ, thường dùng cho động cơ xăng có tỉ số nén thấp. + Đỉnh lồi: độ cứng vững cao, diện tích chịu nhiệt lớn nên đỉnh lồi thường sử dụng cho động cơ xăng có buồng cháy chỏm cầu, xupap treo, động cơ xăng 2 kì có công. + Đỉnh lõm sử dụng cho động cơ Điezen. -GV: Vậy đó là đỉnh pittông, thế còn đầu pittông thì sao? Các em hãy quan sát hinh 23.1 và trả lời cho cô câu hỏi: ? Đầu pittông có cấu tạo như thế nào? Vì sao đầu pittông có cấu tạo như vậy? -GV kết luận: Đầu pittông có các rãnh để lắp xecmăng dầu và xecmăng khí. Xecmăng dầu được lắp ở phía dưới. Đáy rãnh lắp xecmăng dầu có khoan các lỗ nhỏ thông vào bên trong để thoát dầu. Sở dĩ đầu pittông có cấu tạo như vậy là vì đầu pittông có nhiệm vụ bao kín buồng cháy nên đầu pittông có các rãnh xecmăng. Xecmăng khí không cho khí lọt xuống cácte, xecmăng dầu ngăn không cho dầu nhờn sục lên buồng cháy. -GV: Đó là nội dung của đầu pittông, vậy còn thân pittông có cấu tạo như thế nào và nhiệm vụ ra sao? Một em trả lời cho cô cùng các bạn nghe. -GV kết luận: Thân pittông có nhiệm vụ dẫn hướng cho pittông chuyển động trong xilanh và liên kết với thanh truyền để truyền lực. Trên thân pittông có lỗ ngang để lắp chốt pittông. -GV: Các em hãp quan sát hình 23.1 thì thấy thân pittông có chiều dài lớn nhất. Vì sao thân pittông dài? -GV kết luận: Vì chiều dài của pittông càng lớn thì việc dẫn hướng cho pittông càng tốt, áp suất tác dụng lên pittông càng nhỏ, pittông ít bị mài mòn. Hoạt động 3: Tìm hiểu thanh truyền. -GV: Như vậy, vừa rồi chúng ta đã tìm hiểu xong về pittông. Sau đây, chúng ta đi nghiên cứu tiếp chi tiết nữa đó là thanh truyền. 1. Đầu nhỏ 2. Bạc lót đầu nhỏ 3. Thân 4,6. Đầu to 7. Đai ốc 8. Bulông 13 phút Hình 23.3: Cấu tạo thanh truyền ? Nhiệm vụ của thanh truyền là gì? -GV kết luận: Thanh truyền là chi tiết truyền lực giữa pittông và trục khuỷu. -GV: Chúng ta đi tìm hiểu cấu tạo của thanh truyền. -GV yêu cầu HS quan sát hình 23.3 (trang 108-sgk) và trả lời câu hỏi: ? Thanh truyền gồm những chi tiết nào? - GV kết luận: Thanh truyền bao gồm có nhiều chi tiết như trên hình 23.3 và thanh truyền được chia ra làm 3 phần: Đầu nhỏ, thân, đầu to. ? Đầu nhỏ thanh truyền được lắp với bộ phận nào và có đặc điểm gì? -GV: Đầu nhỏ thanh truyền có dạng hình trụ rỗng để lắp chốt pittông. ? Thân thanh truyền có đặc điểm gì? -GV: Thân thanh truyền nối đầu to với đầu nhỏ, thường có tiết diện ngang là hình chữ I. ? Đầu to thanh truyền được lắp với bộ phận nào và có đặc điểm gì? -GV: Đầu to thanh truyền để lắp với chốt khuỷu, có thể làm liền khối hoặc cắt làm hai nửa, một nửa liền với thân thanh truyền và một nửa rời. Hai nửa được gắn với nhau bằng các bulông. Bên trong đầu nhỏ và đầu to thanh truyền có lắp bạc lót hoặc ổ bi. Riêng với đầu to thanh truyền loại cắt làm hai nửa chỉ dùng bạc lót và bạc lót cũng được cắt làm hai nửa tương ứng. ? Vậy một em hãy cho cô biết tại sao ở đầu nhỏ và đầu to thanh truyền lại phải lắp bạc lót hoặc ổ bi ? -GV kết luận: Khi động cơ làm việc, pittông chuyển động tịnh tiến, trục khuỷu chuyển động quay tròn, nên chốt pittông và chốt khuỷu có chuyển động quay trong lỗ đầu nhỏ và đầu to của thanh truyền. Vì vậy lắp bạc lót hoặc ổ bi nhằm làm giảm ma sát va giảm độ mài mòn của các bề mặt. 13 phút Hoạt động 4: Tìm hiểu trục khuỷu -GV: Vừa rồi, chúng ta đã tìm hiểu xong chi tiết thứ hai của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền. Bây giờ, chúng ta tiếp tục nghiên cứu một chi tiết cuối cùng của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền đó là trục khuỷu. ? Khi động cơ làm việc thì trục khuỷu có nhiệm vụ gì? -GV: Nhiệm vụ chính của trục khuỷu là nhận lực từ thanh truyền để tạo mômen quay để kéo máy công tác. Ngoài ra, trục khuỷu còn có nhiệm vụ dẫn động các cơ cấu và hệ thống của động cơ. -GV: Trục khuỷu có nhiệm vụ như vậy thì trục khuỷu có cấu tạo như thế nào để thực hiện được nhiệm vụ đó? Để trả lời câu hỏi này chúng ta sang phần 2. Cấu tạo -GV: Các em hãy quan sát hình 23.4 (trang 109-sgk) và cô sẽ vẽ lại đơn giản trục khuỷu như sau: 5 6 1 3 4 1. Đầu trục khuỷu 2. Chốt khuỷu 3. Cổ khuỷu 4. Má khuỷu 5. Đối trọng 6. Đuôi trục khuỷu Hình 23.4: Trục khuỷu -GV: Dùng tranh 23.4 hoặc hình vẽ minh hoạ đơn giản để giảng cho HS hiểu được cấu tạo của trục khuỷu gồm 3 phần: Phần đầu, đuôi va thân trục khuỷu.Và phần thân trục khuỷu gồm các chi tiết chính sau: + Cổ khuỷu 3 là trục quay của trục khuỷu. + Chốt khuỷu 2 để lắp với đầu to thanh truyền. + Má khuỷu 4 để nối cổ khuỷu với chốt khuỷu. ? Để trục khuỷu quay, thanh truyền và pittông chuyển động được thì cổ khuỷu và chốt khuỷu có hình dáng như thế nào? - GV: Cổ khuỷu và chốt khuỷu có dạng hình trụ. Còn má khuỷu có hình dáng tuỳ thuộc vào động cơ. Trên má khuỷu chúng ta thấy có đối trọng. Vậy, đối trọng có tác dụng gì? -GV: Đối trọng có tác dụng giữ cân bằng cho trục khuỷu. ? Phần đuôi trục khuỷu 6 có cấu tạo gắn với bánh đà nhằm mục đích gì? -GV: Phần đuôi trục khuỷu 6 có cấu tạo gắn với bánh đà nhằm truyền lực tới máy công tác hay truyền công suất ra ngoài. -HS lắng nghe -HS tìm hiểu và trả lời -HS lắng nghe và ghi ý chính. - HS quan sát -HS tìm hiểu và trả lời -HS lắng nghe và ghi ý chính. -HS lắng nghe và ghi ý chính. -HS tìm hiểu và trả lời -HS lắng nghe và ghi ý chính. -HS lắng nghe -HS tìm hiểu và trả lời -HS lắng nghe và ghi ý chính. -HS tìm hiểu và trả lời -HS lắng nghe và ghi ý chính. -HS tìm hiểu và trả lời -HS lắng nghe và ghi ý chính. -HS lắng nghe -HS tìm hiểu và trả lời -HS lắng nghe và ghi ý chính. -HS tìm hiểu và trả lời -HS ghi ý chính. -HS tìm hiểu và trả lời -HS ghi ý chính. -HS tìm hiểu và trả lời -HS ghi ý chính. -HS tìm hiểu và trả lời -HS lắng nghe và ghi ý chính. -HS tìm hiểu và trả lời -HS lắng nghe -HS lắng nghe và ghi ý chính. -HS tìm hiểu và trả lời -HS lắng nghe -HS quan sát và vẽ hình vào vở. -HS lắng nghe và ghi ý chính. -HS tìm hiểu và trả lời -HS lắng nghe, tìm hiểu và trả lời - HS ghi bài -HS tìm hiểu và trả lời -HS lắng nghe, ghi bài I. Giới thiệu chung -Khi động cơ làm việc, pittông chuyển động tịnh tiến trong xilanh, trục khuỷu quay tròn. Thanh truyền là chi tiết truyền lực giữa pittông và trục khuỷu. II. Pittông 1. Nhiệm vụ - Pittông cùng với xilanh và nắp máy tạo thành không gian làm việc. - Nhận lực đẩy của khí cháy rồi truyền cho trục khuỷu để sinh công và nhận lực từ trục khuỷu để thực hiện quá trình nạp, nén, và thải khí. 2. Cấu tạo -Gồm 3 phần: + đỉnh pittông + đầu pittông + thân pittông -Đỉnh pittông có 3 dạng: + Đỉnh bằng + Đỉnh lồi + Đỉnh lõm. - Đầu pittông có các rãnh để lắp xecmăng dầu và xecmăng khí. Xecmăng dầu được lắp ở phía dưới. Đáy rãnh lắp xecmăng dầu có khoan các lỗ nhỏ thông vào bên trong để thoát dầu. - Thân pittông có nhiệm vụ dẫn hướng cho pittông chuyển động trong xilanh và liên kết với thanh truyền để truyền lực. Trên thân pittông có lỗ ngang để lắp chốt pittông. II. Thanh truyền 1. Nhiệm vụ - Thanh truyền là chi tiết truyền lực giữa pittông và trục khuỷu. 2. Cấu tạo - Thanh truyền bao gồm có nhiều chi tiết và thanh truyền được chia ra làm 3 phần: Đầu nhỏ, thân, đầu to. - Đầu nhỏ thanh truyền có dạng hình trụ rỗng để lắp chốt pittông. - Thân thanh truyền nối đầu to với đầu nhỏ, thường có tiết diện ngang là hình chữ I. - Đầu to thanh truyền để lắp với chốt khuỷu, có thể làm liền khối hoặc cắt làm hai nửa, một nửa liền với thân thanh truyền và một nửa rời. Hai nửa được gắn với nhau bằng các bulông. Bên trong đầu nhỏ và đầu to thanh truyền có lắp bạc lót hoặc ổ bi. Riêng với đầu to thanh truyền loại cắt làm hai nửa chỉ dùng bạc lót và bạc lót cũng được cắt làm hai nửa tương ứng. IV. Trục khuỷu 1. Nhiệm vụ - Nhận lực từ thanh truyền để tạo mômen quay để kéo máy công tác. - Trục khuỷu dẫn động các cơ cấu và hệ thống của động cơ. 2. Cấu tạo - Trục khuỷu gồm 3 phần: Phần đầu, đuôi va thân trục khuỷu.Và phần thân trục khuỷu gồm các chi tiết chính sau: + Cổ khuỷu 3 là trục quay của trục khuỷu. + Chốt khuỷu 2 để lắp với đầu to thanh truyền. + Má khuỷu 4 để nối cổ khuỷu với chốt khuỷu. - Cổ khuỷu và chốt khuỷu có dạng hình trụ. -Má khuỷu có hình dáng tuỳ thuộc vào động cơ. Trên má khuỷu có đối trọng. - Phần đuôi trục khuỷu 6 có cấu tạo gắn với bánh đà nhằm truyền lực tới máy công tác hay truyền công suất ra ngoài. Hoạt động 5: Tổng kết, đánh giá (5 phút) - GV khái quát lại toàn bộ cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền và nhấn mạnh sự liên hệ của các bộ phận khi làm việc: Như vậy, bài học ngày hôm nay đã giúp cho các em hiểu về cấu tạo của cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền và nhiệm vụ của từng chi tiết trong cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền. Mỗi một chi tiết trong cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền đều có vai trò riêng và chúng có sự liên kết chặt chẽ với nhau, để trở thành một hệ thống không thể thiếu trong động cơ, góp phần vào sự vận hành của động cơ. - Dặn dò HS về nhà học bài cũ, tra lời các câu hỏi trong SGK vs đọc trước bài 24.

File đính kèm:

  • docbai soan chi tiet cong nghe 11(1).doc
Giáo án liên quan