Bài 34: ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG DÙNG CHO XE MÁY
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Qua bài giảng HS cần biết được:
- Đặc điểm và cách bố trí của ĐCĐT dùng cho xe máy.
- Đặc điểm hệ thống truyền lực dùng trên xe máy.
2. Kĩ năng:
Nhận biết được vị trí các bộ phận của ĐCĐT dùng cho xe máy.
B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY:
I. Phương pháp:
Kết hợp các phương pháp:
- Phương pháp hỏi – đáp.
- Dạy học nêu vấn đề.
- Phương pháp dạy học tích cực và tương tác (thảo luận nhóm, vận dụng thực tế).
19 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1250 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 11 bài 34 đến 37, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 34: ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG DÙNG CHO XE MÁY
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Qua bài giảng HS cần biết được:
- Đặc điểm và cách bố trí của ĐCĐT dùng cho xe máy.
- Đặc điểm hệ thống truyền lực dùng trên xe máy.
2. Kĩ năng:
Nhận biết được vị trí các bộ phận của ĐCĐT dùng cho xe máy.
B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY:
I. Phương pháp:
Kết hợp các phương pháp:
- Phương pháp hỏi – đáp.
- Dạy học nêu vấn đề.
- Phương pháp dạy học tích cực và tương tác (thảo luận nhóm, vận dụng thực tế).
II. Nội dung:
1. GV:
- Nghiên cứu kĩ bài 34 SGK.
- Tìm tài liệu và sách tham khảo có liên quan như: sửa chữa xe máy, nghề xe máy
- Chuẩn bị phiếu học tập.
- Với bài học này GV có thể lập kế hoạch dạy trên giấy, máy tính và sử dụng phần mềm Power Point.
2. HS:
- Đọc SGK bài 34 để tìm hiểu các nội dung bài học.
- Quan sát xe máy tại gia đình để nhận biết vị trí của động cơ.
III. Thiết bị, đồ dùng dạy học:
- Tranh, ảnh sưu tầm.
- Sử dụng đĩa hình, phần mềm (nếu có), GV sử dụng máy chiếu, máy tính.
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Phân bố bài giảng:
Bài giảng được thực hiện trong 1 tiết, gồm các nội dung:
- Đặc điểm và cách bố trí ĐCDT dùng cho xe máy.
- Đặc điểm hệ thống truyền lực của xe máy.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:
- Truyền lực chính có nhiệm vụ gì ? Tại sao trong truyền lực chính lại sử dụng bánh răng côn ?
2. Đặt vấn đề vào bài mới:
Bài học trước các em đã được nghiên cứu những ứng dụng quan trọng của ĐCĐT dùng cho ô tô. Em hãy cho biết ĐCĐT trong còn được ứng dụng vào các loại phương tiện nào ?
ĐCĐT còn được ứng dụng để tạo ra động lực cho xe máy, là phương tiện thông dụng và phổ biến ở nước ta. Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng học bài 34.
3. Nội dung bài mới:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của ĐCĐT dùng cho xe máy
Nếu có đĩa hình về các loại xe máy, GV cho HS xem và đặt câu hỏi. Nếu không, GV yêu cầu HS quan sát hình 34.1 để tìm hiểu trả lời câu hỏi:
- Hãy kể tên các loại xe máy mà em biết?
- Động cơ lắp trên xe máy là động cơ gì?
GV: Kết luận.
HS quan sát đĩa hình, liên hệ thực tế, đọc SGK trả lời.
HS ghi kết luận.
* Đặc điểm (5 đặc điểm)
GV dùng các câu hỏi để hướng dẫn HS tìm hiểu:
- ĐCĐT dùng cho xe máy thường là loại mấy kì? Vì sao lại sử dụng loại đó?
- ĐCDT dùng cho xe máy thường làm mát bằng gì? Vì sao? Tại sao không làm mát bằng nước?
- Số lượng xilanh?
- Có mấy động cơ? Số động cơ phụ thuộc vào thông số nào?
- Hệ thống truyền lực bố trí như thế nào?
GV nhận xét trả lời của HS và kết luận.
HS vận dụng kiến thức thực tế trả lời.
Ghi kết luận của GV.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bố trí động cơ trên xe máy
- Liên hệ thực tế em hãy cho biết động cơ xe máy thường được đặt ở đâu?
GV kết luận:
+ Đầu xe: xe ga cổ.
+ Giữa xe: Yamaha, Viva, Honda
+ Lệch về phía đuôi xe: Vespa, Atila, Spacy
1. Động cơ đặt ở giữa xe:
- Em hãy nêu ưu, nhược điểm của cách bố trí trên?
GV giao phiếu học tập cho HS hoặc nhóm HS
PHIẾU HỌC TẬP
Họ và tên nhóm:
Nội dung công việc:
Hãy điền vào bảng sau ưu, nhược điểm của cách bố trí động cơ ở giữa xe máy:
Ưu điểm
Nhược điểm
GV gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận và kết luận (trong quá trình hướng dẫn HS báo cáo, GV giải thích một số vấn đề liên quan để làm rõ hơn nội dung bài).
Ví dụ:
- Tại sao động cơ được làm mát tốt hơn?
- Kết cấu phức tạp vì sao?
- Tác động nhiệt của nhiệt khí thải đối với người điều khiển là gì?
Đại diện nhóm HS báo cáo kết quả thảo luận.
HS ghi kết luận và giải thích của GV.
2. Động cơ đặt lệch về đuôi xe:
- Em hãy nêu ưu, nhược điểm của cách bố trí trên? (hình 34.2 b)
GV giao phiếu học tập cho HS hoặc nhóm HS
PHIẾU HỌC TẬP
Họ và tên nhóm:
Nội dung công việc:
Hãy điền vào bảng sau ưu, nhược điểm của cách bố trí động cơ ở giữa xe máy:
Ưu điểm
Nhược điểm
GV gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận và kết luận (trong quá trình hướng dẫn HS báo cáo, GV giải thích một số vấn đề liên quan để làm rõ hơn nội dung bài).
Ví dụ:
- Tại sao động cơ làm mát không tốt ?
- Kết cấu gọn vì sao?
- Người điều khiển ít chịu tác động của nhiệt khí thải ?
Đại diện nhóm HS báo cáo kết quả thảo luận.
HS ghi kết luận và giải thích của GV.
GV hỏi để kết luận:
- Em hãy so sánh ưu, nhược điểm của hai cách bố trí trên?
GV kết luận.
HS trả lời.
Hoạt động 3: Tim hiểu đặc điểm của hệ thống truyền lực trên xe máy
* Sơ đồ truyền mô men:
- Bằng kiến thức đã được học ở bài 33 và liên hệ thực tế em hãy cho biết hệ thống truyền lực trên xe máy có các bộ phận nào?
* Các bộ phận:
GV kết luận:
+ Động cơ: tạo ra động lực của xe máy.
+ Li hợp: ngắt, nối, truyền mô men quay đến bánh sau của xe máy.
+ Hộp số: thay đổi mô men quay → thay đổi tốc độ của xe máy.
+ Xích hoặc Các đăng: truyền mô men quay từ trục động cơ đến bánh sau của xe máy.
+ Bánh xe sau là bánh xe chủ động.
* Đặc điểm:
- Quan sát hình 33.2, 33.3 và 33.4 trong SGK em hãy cho biết đặc điểm bố trí động cơ và các bộ phận khác?
GV hướng dẫn trả lời và giải thích:
+ Động cơ, li hợp, hộp số được bố trí trong một vỏ (vỏ máy).
+ Hộp số thường có 3 – 4 cấp tốc độ, không có số lùi (đối với loại xe số).
+ Đối với loại xe đặt động cơ ở giữa truyền lực chính đến bánh xe qua hệ thống xích, bánh răng (đĩa nhông).
+ Đối với loại động cơ đặt động cơ lệch về đuôi xe, truyền lực chính đến bánh xe là trục các đăng (VD: xe tay ga).
* Nguyên lí làm việc:
- Quan sát hình 34.3 trong SGK em hãy nêu nguyên lí làm việc của hệ thống truyền lực trên xe máy?
GV ghi tóm tắt kết luận.
Động cơ (1) làm việc (tạo ra mô men) → quay trục khuỷu → li hợp (2) đóng → mô men truyền sang hộp số (3) → xích (4) → bánh xe chủ động (5) → xe máy chuyển động.
Hoạt động 4: Tổng kết bài học
GV cho HS trả lời các câu hỏi:
- So sánh cách bố trí hệ thống truyền lực trên ô tô và xe máy.
- Cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
GV nhận xét:
+ Về ý thức, tinh thần học tập.
+ Đánh giá về mức độ hiểu bài.
+ Dặn dò chuẩn bị cho bài sau.
D. Rút kinh nghiệm:
Ngày tháng năm 2010
Tổ trưởng chuyên môn
Bài 35: ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG DÙNG CHO TÀU THỦY
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Qua bài giảng HS cần biết được:
- Đặc điểm của ĐCĐT và hệ thống truyền lực trên tàu thủy.
2. Kĩ năng:
Nhận biết được vị trí các bộ phận của hệ thống truyền lực trên tàu thủy.
B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY:
I. Phương pháp:
Kết hợp các phương pháp:
- Dạy học tích cực và tương tác (thảo luận nhóm, vận dụng thực tế )
- Phương pháp hỏi đáp.
- Dạy học nêu vấn đề.
II. Chuẩn bị về nội dung:
1. GV:
- Nghiên cứu kĩ bài 35 SGK.
- Chuẩn bị phiếu học tập theo từng nội dung.
- Với bài học này GV có thể lập kế hoạch bài dạy trên giấy, máy tính và sử dụng phần mềm PowerPoint.
2. HS:
Đọc SGK bài 35 để tìm hiểu các nội dung bài học.
III. Thiết bị, đồ dùng dạy học:
- Sưu tầm tranh ảnh.
- Sử dụng đĩa hình, phần mềm (nếu có), GV chuẩn bị máy chiếu, máy tính.
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Phân bố bài giảng:
Bài giảng được thực hiện trong 1 tiết, gồm các nội dung:
- Đặc điểm của ĐCĐT trên tàu thủy.
- Đặc điểm hệ thống truyền lực trên tàu thủy.
II. Các hoạt động dạy hoc:
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:
- Cách bố trí hệ thống truyền lực trên xe máy có gì giống và khác so với cách bố trí trên ô tô?
2. Đặt vấn đề vào bài mới:
ĐCĐT là nguồn động lực chính để tạo ra năng lượng phục vụ cho sản xuất, đời sống. Ở các bài học trước các em đã được biết ứng dụng quan trọng của ĐCĐT trong ô tô và xe máy. Em hãy cho biết ĐCĐT còn được ứng dụng vào các loại phương tiện nào ?
ĐCĐT còn được ứng dụng để tạo ra động lực cho tàu thủy, là phương tiện vận tải mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để hiểu rõ ta học bài 35.
3. Nội dụng bài dạy:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của ĐCĐT trên tàu thủy
GV sử dụng đĩa hình (nếu có) hoặc dùng tranh ảnh tàu thủy để giảng về khái niệm tàu thủy: Tàu thủy là một loại phương tiện vận tải, đi lại trên sông, biển.
- Hãy kể tên một số loại tàu thủy mà em biết ?
+ Tàu thủy chở hàng.
+ Tàu thủy chở khách.
+ Tàu thủy nhỏ để tuần tra (ca nô),
+ GV giảng: động cơ tàu thủy phụ thuộc vào trọng tải của tàu thủy.
+ Tàu thủy cỡ lớn: chở được hàng vạn tấn hàng trong hành trình dài ngày.
+ Tàu thủy cỡ trung bình: chở được hàng ngàn tấn trong hành trình tương đối dài.
+ Tàu thủy cỡ nhỏ: chở hàng, chở khách đi lại trên sông ven biển.
HS quan sát nghe giảng.
HS trả lời.
Nghe giảng ghi chép cần thiết.
* Đặc điểm:
- Động cơ sử dụng trên tàu thủy thường sử dụng nhiên liệu gì?
GV giảng: dầu Điêzen
- Vì sao không sử dụng động cơ xăng?
(Động cơ xăng cong suất lớn khó chế tạo, kích thước lớn, cồng kềnh)
- Tàu thủy cơ thể lắp đặt mấy động cơ?
+ Một hay nhiều động cơ.
+ Mỗi động cơ là một nguồn động lực, được sử dụng cho nhiều việc khác nhau trên tàu thủy.
GV giảng: động cơ sử dụng trên tàu thủy cỡ nhỏ và trung bình thường sử dụng loại có tốc quay trung bình và cao, công suất trung bình.
+ Động cơ sử dụng trên tàu thủy cỡ lớn thường có công suất lớn, tốc độ vòng quay thấp, có thể đảo chiều quay.
- Động cơ sử dụng trên tàu thủy thường làm mát bằng phương pháp nào?
(Làm mát bằng nước cưỡng bức)
- Vì sao không làm mát bằng không khí?
GV yêu cầu HS đọc SGK để biết thêm đặc điểm của tàu thủy như công suất, số xilanh, thời gian hành trình.
HS trả lời, ghi nhận xét của GV.
HS trả lời.
HS trả lời.
HS nghe GV giảng và ghi chép.
HS trả lời.
HS ghi kết luận của GV.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của hệ thống truyền lực trên tàu thủy
1. Cách bố trí
- Quan sát hình 35.1 SGK em hãy cho biêt cách bố trí động cơ và hệ thống truyền lực trên tàu thủy?
GV: có nhiều cách bố trí động cơ và hệ thống truyền lực trên tàu thủy, song đều tuân theo nguyên tắc chung:
Động cơ → Li hợp → Hộp số → Hệ trực → Chân vịt
HS xác định vị trí các bộ phận trên hình 35.1
- Em có nhận xét gì về cách bố trí động cơ và hệ thống truyền lực so với ô tô, xe máy ?
(Tuân theo nguyên tắc như trên ô tô và xe máy)
HS so sánh với cách bố trí trên xe máy, ô tô
Ghi kết luận của GV.
2. Cấu tạo:
- Quan sát hình 35.3 a, b em có nhận xét gì về cách bố trí động cơ trên tàu thủy ?
+ Động cơ đặt giữa.
+ Động cơ lệch sang một phía.
GV yêu cầu HS quan sát hình 35.3 để giảng về cấu tạo của hệ thống truyền lực trên tàu thủy.
GV dùng các câu hỏi gợi ý để hướng dẫn HS quan sát, tìm hiểu.
- Vì sao động cơ được bố trí ở đầu tàu?
- Động cơ có nhiệm vụ gì ?
- Li hợp và hộp số có nhiệm vụ gì khi động cơ làm việc ?
- Chân vịt có tác dụng gì khi động cơ làm việc?
HS quan sát và nhận xét nội dung theo câu hỏi hướng dẫn.
HS quan sát, tìm hiểu qua SGK.
HS trả lời.
3.Đặc điểm:
- Quan sát hình 35.3 em có nhận xét gì về khoảng cách giữa động cơ và chân vịt tàu thủy?
(Khoảng cách rất lớn)
GV giảng: một động cơ có thể truyền mô men quay cho 2 – 3 chân vịt cùng một lúc và một chân vịt có thể nhận mô men từ nhiều động có khác nhau.
- Để thực hiện được nhiệm vụ trên trong hệ thống truyền lực của tàu thủy cần có bộ phận nào ?
GV giảng: bộ phận phân phối và hòa công suất.
- Tàu thủy có phanh không ? Tại sao ?
- Muốn giảm tốc độ hoặc dừng tàu phải làm thế nào ?
+ Đổi chiều quay của chân vịt.
+ Dùng số lùi.
GV giảng: tàu thủy có hệ thống truyền lực 2 hoặc nhiều chân vịt, việc lái tàu dễ dàng.
- Để tàu chạy được thì chân vịt hoạt động như thế nào ?
+ Chân vịt ngập trong nước, khi quay tác động vào nước → nước sinh ra phản lực làm tàu chuyển động.
- Chân vịt làm việc trong điều kiện môi trường thế nào ?
GV giảng: đối với tàu thủy chạy trên sông đặc biệt là tàu biển, nước mặn ăn mòn kim loại mạnh. Vì vậy phải chống ăn mòn cho chân vịt. Vì chân vịt phải chìm trong nước nên phải chống nước lọt vào tàu.
- Quan sát hình 35.3 hãy cho biết hệ trục của tàu thủy có gì khác so với của ô tô, xe máy ?
GV: hệ trục trên tàu thủy gồm nhiều đoạn ghép nối với nhau bằng khớp nối.
Lực đẩy chân vịt tạo ra tác động lên vỏ tàu qua ổ chặn.
HS trả lời.
HS trả lời.
HS trả lời.
HS nghe giảng, tự ghi nội dung cần thiết.
HS trả lời
HS trả lời.
Ghi chép giải thích của GV.
HS quan sát, tìm hiểu nội dung theo hướng dẫn của GV, trả lời.
Hoạt động 4: Tổng kết bài học
GV cho HS trả lời các câu hỏi:
- So sánh cách bố trí hệ thống truyền lực trên tàu thủy với ô tô ?
- Cho HS trả lời các câu hỏi 1, 2 trong SGK.
GV nhận xét:
+ Về ý thức, tinh thần học tập.
+ Đánh giá về mức độ hiểu bài.
+ Dặn dò chuẩn bị cho bài học sau.
D. Rút kinh nghiệm:
Ngày tháng năm 2010
Tổ trưởng chuyên môn
Bài 36: ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG DÙNG CHO MÁY NÔNG NGHIỆP
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Qua bài giảng HS cần biết được:
Đặc điểm của ĐCĐT và HTTL dùng cho một số máy nông nghiệp.
2. Kĩ năng:
Nhận biết được vị trí các bộ phận của HTTL dùng cho máy nông nghiệp.
B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY:
I. Phương pháp:
Kết hợp các phương pháp:
- Phương pháp dạy học tích cực và tương tác (thảo luận nhóm, vận dụng thực tế).
- Dạy học nêu vấn đề.
- Phương pháp đàm thoại.
II. Chuẩn bị về nội dung:
1. GV:
- Nghiên cứu kĩ bài 36 SGK.
- Tìm hiểu tài liệu và sách tham khảo có liên quan.
- Chuẩn bị phiếu học tập theo từng nội dung.
- Với bài học này GV có thể lập kế hoạch bài dạy trên giấy, máy tính và phần mềm Power Point.
2. HS:
- Đọc SGK bài 36 để tìm hiểu các nội dung bài học.
- Sử dụng đĩa hình, phần mềm (nếu có), GV chuẩn bị máy chiếu, máy tính.
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Phân bố bài giảng:
Bài giảng được thực hiện trong 1 tiết, gồm các nội dung:
- Đặc điểm của ĐCĐT dùng cho máy nông nghiệp.
- Đặc điểm HTTL máy nông nghiệp.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:
GV đặt câu hỏi (có thể sử dụng câu hỏi trong SGK hoặc chuẩn bị câu hỏi khác).
- So sánh cách bố trí HTTL trên táu thủy có gì giống và khác so với cách bố trí trên ô tô ?
GV gọi HS lên trả lời.
GV nhận xét, đánh giá cho điểm.
Đáp án:
- Giống nhau:
+ Tuân theo nguyên tắc chung: Động cơ ð Li hợp ð Hộp số ð Trục ð Máy công tác.
+ Nguồn động lực: ĐCĐT.
- Khác nhau:
Ô tô
Tàu thủy
Công suất
Công suất trung bình, thường dùng một động cơ.
Công suất lớn, dùng nhiều động cơ.
Máy công tác
Trục truyền lực đến bánh xe chủ động, có thể nhiều trục truyền lực đến nhiều bánh xe chủ động.
Hệ trục truyền lực đến chân vịt, có thể là 1 hoặc 2 chân vịt.
Bố trí động cơ
Cả đầu và đuôi xe, cân giữa trục xe.
Bố trí cân hoặc lệch.
2. Đặt vấn đề vào bài mới:
ĐCĐT là nguồn động lực quan trọng để tạo ra năng lượng phục vụ cho sản xuất, đời sống. Ổ các bài học trước các em đã được biết ứng dụng quan trọng của ĐCĐT trong ô tôm xe máy và tàu thủy.
Em hãy cho biết ĐCĐT còn được ứng dụng vào các loại phương tiện sản xuất nào trong ngành nông nghiệp ?
GV: ĐCĐT còn được ứng dụng để tạo ra động lực cho máy kéo, máy cày – là phương tiện vận tải và phục vụ cày bừa năng suất cao, giải phóng sức lao động cho con người và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để hiểu rõ hơn chúng ta học bài 36.
3. Nội dụng bài dạy:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của ĐCĐT dùng cho máy nông nghiệp
* Công dụng:
GV sử dụng đĩa hình (nếu có) hoặc treo tranh ảnh về máy nông nghiệp, yêu cầu HS quan sát. Nếu không có tranh yêu cầu HS quan sát hình 36.1 SGK để tìm hiểu về các máy nông nghiệp.
- Quan sát tranh trên bảng (SGK) hãy cho biết tên các máy nông nghiệp và công dụng của chúng trong nông nghiệp ?
(GV vừa gợi ý vừa hỏi)
GV kết luận: Máy kéo, máy cày, máy gặt, xe vận chuyển, máy gặt đập liên hợp (nếu có).
HS quan sát, tim hiểu nội dung qua SGK và GV giảng.
HS trả lời.
HS ghi kết luận.
* Đặc điểm:
- Quan sát hình 36.1 SGK và vận dụng kiến thức thực tế hãy cho biết máy nông nghiệp thường làm việc trong những môi trường nào ?
GV: Lầy lội, trơn trượt, sức cản lớn, đi lại khó khăn
- Em hãy liên hệ thực tế và cho biết ĐCĐT dùng trong nông nghiệp thường là loại động cơ gì ?
GV: Động cơ Điêzen.
- Vì sao dùng động cơ Điêzen ?
- Hãy nêu những đặc điểm của ĐCĐT dùng cho máy nông nghiệp ?
+ Công suất ?
+ Tốc độ quay ?
+ Hệ thống làm mát ?
+ Hệ thống khởi động ?
+ Hệ số dư công suất ? Vì sao hệ số dư công suất phải lớn ?
+ Bánh, xích khởi động ?
GV: liên hệ với điều kiện làm việc để giải thích vì sao lại có đặc điểm như đã nêu trên.
HS quan sát tranh, liên hệ thực tiễn để trả lời.
Ghi giải thích của GV.
Vận dụng kiến thức đã học trả lời.
HS trả lời.
HS trả lời.
Trả lời câu hỏi và ghi giải thích của GV.
Hoạt động 2: Giới thiệu khái quát về máy nông nghiệp
GV yêu cầu HS quan sát tranh 36.1 SGK và giới thiệu về một số loại máy nông nghiệp.
HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
Máy nông nghiệp có nhiều loại song có thể chia thành 3 nhóm:
+ Máy canh tác: hình 36.2 a, b SGK.
+ Máy thu hoạch: hình 36.2 c SGK.
+ Máy vận chuyển; hình 36.2 d SGK.
Máy kéo có thể dùng để cày, bừa, vận chuyển (kéo móoc).
+ Ưu điểm: Máy kéo có thể lắp thêm các thiết bị, các dụng cụ canh tác khác nhau để thực hiện được nhiều tính năng khác nhau.
Ghi chép các nội dung GV nhấn mạnh.
HS phải nhớ ddwwocj tính năng quan trọng này của máy kéo bánh hơi.
GV yêu cầu HS tìm hiểu thêm các loại máy nông nghiệp dùng ĐCĐT khác.
GV kết luận.
HS liên hệ trả lời.
Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm của HTTL trên máy nông nghiệp
* Nguyên tắc:
- Hãy nêu nguyên tắc ứng dụng ĐCĐT trên máy nông nghiệp ?
- Để máy công tác làm việc được cần có điều kiện gì ?
- Để thay đổi mô men cần hệ thống nào ?
GV: Kết luận về nguyên tắc chung. Tuy nhiên mỗi loại máy có những cấu tạo riêng phù hợp điều kiện làm việc.
- Quan sát hình 36.2, 36.3 SGK em có nhận xét gì về hệ thống truyền lực của máy kéo bánh hơi và máy kéo bánh xích so với ô tô ?
(Tương tự như ở trên ô tô, chỉ khác là ở máy kéo có thêm HTTL cuối cùng.).
HS suy nghĩ theo hướng dẫn của GV.
HS nghe giảng và tự ghi.
HS trả lời.
Hoạt động 4: Tìm hiểu HTTL ở máy kéo bánh hơi
* Các bộ phận chính:
GV yêu cầu HS quan sát hình 36.2 a, b SGK để giới thiệu vị trí và nhiệm vụ các bộ phận chính của HTTL trên máy kéo bánh hơi.
+ Động cơ (1).
+ Li hợp (2).
+ Hộp số (3).
+ Truyền lực chính (4, 11).
+ Truyền lực cuối cùng (6, 13).
+ Hộp số phân phối (9).
+ Bộ vi sai (5, 12).
+ Truyền lực Các đăng (8, 10).
+ Bánh xe chủ động (7, 14)
* Nguyên tắc làm việc:
GV yêu cầu HS quan sát hình 36.2 SGK và trả lời câu hỏi:
- Trên cơ sở HTTL trên ô tô hãy cho biết quá trình truyền lực của máy kéo bánh hơi ?
GV kết hợp hỏi và giảng để củng cố kiến thức của các bài trước hoặc giao phiếu học tập cho các nhóm HS thực hiện.
PHIẾU HỌC TẬP
Họ và tên HS hoặc nhóm:
Nội dung công việc:
Hãy chọn các từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ để được mệnh đề đúng.
Nguồn động lực, điều chỉnh tốc độ quay của truyền lực cuối cùng, thay đổi tốc độ. thay đổi chiều mô men, ngắt nối truyền mô men, ngắt đường truyền, thay đổi hướng truyền mô men, tăng mô men, giảm tốc độ, phân phối mô men.
A, Động cơ đốt trong là trên máy nông nghiệp bánh hơi.
B, Li hợp có nhiệm vụ trong máy kéo bánh hơi.
C, Trong máy kéo bánh hơi, hộp số thực hiện nhiệm vụ
D, Truyền lực chính làm nhiệm vụ trong HTTL của máy kéo bánh hơi.
E, Bộ vi sai được nối với trục Các đăng và bánh xe chủ động có nhiệm vụ
GV gọi một số HS đọc kết quả hoặc thu phiếu học tập của một số nhóm xem nhanh và nhận xét.
HS ghi lời giảng.
* Đặc điểm riêng của máy kéo:
- Vì sao phải bố trí hai bánh xe chủ động ? Truyền lực cuối cùng và hộp phân phối ?
GV hướng dẫn HS liên hệ điều kiện làm việc của máy kéo: chuyển động với tốc độ thấp, lầy lội, dễ quá tải, trượt, nhiều chức năng, đồng thời giải thích lí do.
GV giới thiệu việc thay bánh chủ động bằng bánh lồng để cày ruộng nước ở Việt Nam là một sáng kiến phù hợp với điều kiện thực tế.
+ Tỉ số truyền mô men từ động cơ tới bánh xe chủ động lớn.
- Trục trích công suất có tác dụng gì ?
GV: đi trên đường bộ cần một bánh xe chủ động, đường ruộng cần hai bánh chủ động cùng làm việc.
+ Phân phối mô men đến bánh xe chủ động có thể trực tiếp từ hộp số chính hoặc qua hộp số phân phối.
HS trả lời.
Nghe hỏi và giải thích của GV.
Ghi các đặc điểm.
Hoạt động 5: Tìm hiểu HTTL trên máy kéo bánh xích
* Các bộ phận chính:
GV yêu cầu HS quan sát hình 36.3 a, b trong SGK để giới thiệu các bộ phận chính của hệ thống truyền lực trên máy kéo bánh xích.
GV yêu cầu HS quan sát hình 36.3 trong SGK và trả lời câu hỏi:
- Trên cơ sở HTTL của máy kéo bánh hơi, cho biết quá trình truyền lực của máy kéo bánh xích?
GV giới thiệu vị trí, nhiệm vụ các bộ phận trong HTTL.
+ Cơ cấu quay vòng (5).
+ Truyền lực Các đăng (9).
+ Các bánh sau chủ động (7).
+ Truyền lực cuối cùng 6)
* Nguyên tắc lam việc:
GV đặt câu hỏi và điền vào ô trong sơ đồ khối.
- Quan sát hình 36.3 a, b trong SGK hãy điền tên các bộ phận chính vào ô trống trong bảng dưới đây để mô tả quá trình truyền lực của máy kéo bánh xích ?
Đáp án:
GV giải thích về tác dụng của các bộ phận trong khi máy kéo bánh xích làm việc.
HS tự ghi chép.
* Đặc điểm riêng:
- Máy kéo bánh xích quay vòng bằng cách nào?
GV cho HS quan sát hình 36.3 trong SGK giải thích:
+ Quay vòng.
+ Quay vòng tại chỗ.
+ Cơ cấu giúp cho việc quay vòng.
HS trả lời.
Nghe hỏi và giái thích của GV.
- Đặc điểm điều kiện làm việc của máy kéo bánh xích ?
GV giải thích: Do điều kiện làm việc mà cấu tạo phải phù hợp, cụ thể:
+ Mô men quay phải rất lớn.
+ Cơ cấu quay vòng giúp thay đổi hướng chuyển động của máy kéo.
HS liên hệ với bài 35 để trả lời câu hỏi.
Nghe và ghi giải thích của GV.
Hoạt động 6: Tổng kết, đánh giá bài dạy
Do nội dung bài dài GV chỉ nhện xét về ý thức, tinh thần, thái độ học tập của HS.
D. Rút kinh nghiệm:
Ngày tháng năm 2010
Tổ trưởng chuyên môn
Bài 37: ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG DÙNG CHO MÁY PHÁT ĐIỆN
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Qua bài giảng HS cần biết được:
Đặc điểm của ĐCĐT và HTTL dùng cho máy phát điện.
2. Kĩ năng:
Nhận biết được vị trí các bộ phận của hệ thống truyền lực dùng cho máy phát điện.
B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY:
I. Phương pháp:
Kết hợp các phương pháp:
- Dạy học nêu vấn đề.
- Phương pháp dạy học tích cực và tương tác (thảo luận nhóm, vận dụng thực tế).
- Phương pháp đàm thoại.
II. Chuẩn bị nộ dung:
1. GV:
- Nghiên cứu kĩ bài 37, SGK.
- Tìm tài liệu và sách tham khảo có liên quan đọc trước.
- Chuẩn bị phiếu học theo từng nội dung (ghi trong nội dung).
- Với bài học này GV có thể lập kế hoạch bài dạy trên giấy, máy tính và sử dụng phần mềm Power Point (nếu có).
2. HS:
- Đọc SGK bài 37 để tìm hiểu các nội dung bài học.
- Đọc lại chương “Chuyển động cơ khí” của Công nghệ 8.
- Liên hệ, so sánh với bài học trước.
III. Chuẩn bị thiết bị, đồ dùng dạy học:
- Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học.
- Sử dụng đĩa hình, phần mềm (nếu có), GV chuẩn bị máy chiếu, máy tính.
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Phân bố bài giảng:
Bài giảng được thực hiện trong 1 tiết gồm các nội dung:
- Đặc điểm của ĐCĐT dùng cho máy phát điện.
- Đặc điểm HTTL trong máy phát điện.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:
GV đặt câu hỏi ( có thể sử dụng câu hỏi trong SGK) hoặc chuẩn bị câu hỏi khác:
- Hãy so sánh cách bố trí HTTL trên trên máy kéo bánh hơi và máy kéo bánh xích có gì giống, khác?
+ GV gọi HS lên trả lời.
+ GV nhận xét đánh giá cho điểm.
Đáp án:
- Giống nhau:
+ Tuân theo nguyên tắc chung: Động cơ ð Li hợp ð Hộp số ð Trục ð Máy công tác.
+ Nguồn động lực: ĐCĐT.
+ Công suất lớn.
+ Nhiệm vụ, chức năng giống nhau, sử dụng vào nhiều công việc khác nhau khi thay đổi bộ phận canh tác.
- Khác nhau:
Đặc điểm
Máy kéo bánh hơi
Máy kéo bánh xích
Khởi động
Trực tiếp bằng động cơ điện
Động cơ xăng
Bố trí hệ trục
2 trục các đăng ở hai phía
2 trục các đăng ở phía sau
Di chuyển
Nhanh trên đường bộ, ruộng
Di chuyển chậm hơn
2. Đặt vấn đề vào bài mới:
GV: ở các bài trước các em đã được biết ứng dụng quan trọng của ĐCĐT trong ô tô, xe máy, tàu thủy và máy nông nghiệp
- Em hãy cho biết ĐCĐT còn được ứng dụng vào các loại phương tiện sản xuất nào trong các ngành khác nhau ?
+ HS trả lời.
+ GV: ĐCĐT còn ứng dụng để chạy các máy phát điện phục vụ sản xuất và đời sống. Để hiểu rõ hơn ta học bài 37.
3. Nội dung bài dạy:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu máy phát điện dùng ĐCĐT
- Em hãy cho biết máy phát điện dùng ĐCĐT thường sử dụng ở đâu ?
GV kết luận:
+ Những cơ sở sản xuất, gia đình nơi không có lưới điện quốc gia.
+ Dự phòng trong cơ sở sản xuất, khách sạn, gia đình khi mất điện lưới.
HS liên hệ thực tế trả lời.
Ghi kết luận của GV.
* Nguyên tắc:
- Quan sát sơ đồ khối cụm động cơ – máy phát hãy cho biết nguyên tắc chung để nối cụm này?
+ Động cơ (1) ð khớp nối (2) ð Máy phát điện (3).
Toàn bộ đặt trên giá đỡ (4).
GV: Tùy theo khối lượng máy mà giá đỡ có kích thước, hình dạng, khối lượng khác nhau
- Hãy nhận xét về cách nối trên ?
GV: Đơn giản, chất lượng dòng điện cao.
- So sánh tốc độ quay của động cơ và máy phát (bằng nhau).
- Có thể nối qua hộp số, dây đai, xích được không ? Sử dụng trong trường hợp nào ?
GV kết luận sau khi HS trả lời.
HS trả lời.
HS ghi sơ đồ nguyên tắc.
HS trả lời.
HS so sánh/
HS liên hệ thực tế trả lời.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của ĐCĐT kéo áy phát điện
GV yêu cầu HS đọc SGK (mục I trang 153) để tìm hiểu đặc điểm chính của ĐCĐT kéo máy phát điện, sau đó trao đổi nhóm (theo bàn).
File đính kèm:
- bai 3411.doc