Giáo án Công nghệ 11 - Phần II - Chế tạo cơ khí

Chương 3 :

Tiết 19 - Bài 15 : VẬT LIỆU CƠ KHÍ

I/ Mục tiêu:

Học sinh biết được tính chất,công dụng của 1 số loại vật liệu dùng trong ngành cơ khí.

II/ Nội dung - Phương tiện:

1/ Nội dung:

- Một số tính chất đặc trưng của vật liệu.

- Một số loại vật liệu thông dụng.

2/ Phương tiện dạy học:

- Tranh vẽ phóng to bảng 15.1 SGK

- Một số chi tiết máy được chế tạo bằng các loại vật liệu khác nhau.

III/ Tiến trình bài giảng:

1/ ổn định lớp :

- Kiểm tra sĩ số.

2/ Kiểm tra bài cũ:

- Giờ trước kiểm tra học kì.

3/ Giảng bài mới:

 

doc35 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 1087 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ 11 - Phần II - Chế tạo cơ khí, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần II CHẾ TẠO CƠ KHÍ Chương 3 : Tiết 19 - Bài 15 : VẬT LIỆU CƠ KHÍ I/ Mục tiêu: Học sinh biết được tính chất,công dụng của 1 số loại vật liệu dùng trong ngành cơ khí. II/ Nội dung - Phương tiện: 1/ Nội dung: Một số tính chất đặc trưng của vật liệu. Một số loại vật liệu thông dụng. 2/ Phương tiện dạy học: Tranh vẽ phóng to bảng 15.1 SGK Một số chi tiết máy được chế tạo bằng các loại vật liệu khác nhau. III/ Tiến trình bài giảng: 1/ ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số. 2/ Kiểm tra bài cũ: Giờ trước kiểm tra học kì. 3/ Giảng bài mới: Nội dung Tg Hoạt động dạy và học I/ Một số tính chất đặc trưng của vật liệu: Vật liệu có nhiều tính chất khác nhau như độ bền,độ dẻo,độ cứng,tính dẫn điện,dẫn nhiệt...phần này chỉ tìm hiểu ba tính chất đặc trưng về cơ học là độ bền,độ dẻo và độ cứng. 1/ Độ bền: Độ bền biểu thị khả năng chống lại biến dạng dẻo hay phá huỷ của vật liệu dưới tác dụng của vật liệu. Độ bền là chỉ tiêu cơ bản của vật liệu. Giới hạn bền đặc trưng cho độ bền của vật liệu(db).Vật liệu có giới hạn bền càng lớn thì độ bền càng cao.Giới hạn bền được chia thành hai loại : + Giới hạn bền kéo dbk (N/mm2): Đặc trưng cho độ bền kéo của vật liệu. + Giới hạn bền nén dbn: Đặc trưng cho độ bền nén của vật liệu. 2/ Độ dẻo: Độ dẻo biểu thị khả năng biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực. Độ dãn dài tương đối d(%)đặc trưng cho độ dẻo của vật liệu.Vật liệu có độ dãn dài tương đối d càng lơn thì có độ dẻo càng cao. 3/ Độ cứng: Độ cứng là khả năng chống lại biến dạng dẻo của lớp bề mặt vật liệu dưới tác dụng của vật liệu thông qua các đầu thử có độ cứng cao được coi là không biến dạng. - Thường sử dụng các đơn vị đo độ cứng sau: +/ Độ cứng Brinen(kí hiệu HB) dùng khi đo độ cứng của các loại vật liệu có độ cứng thấp.Vật liệu càng cứng có chỉ số HB càng lớn. +/ Độ cứng Rocven ( kí hiệu HRC) dùng khi đo độ cứng của các loại vật liệu có độ cứng trung bình hoặc độ cứng cao như thép đã qua nhiệt luyện. Vật liệu càng cứng có chỉ số HRC càng lớn. +/ Độ cứng Vicker(kí hiệu HV) dùng khi đo độ cứng của các loại vật liệu có độ cứng cao.Vật liệu càng cứng có chỉ số HV càng lớn. II/ Một số loại vật liệu thông dụng: Giới thiệu bảng 15.1 SGK ( 76) Gồm 3 nhóm vật liệu phi kim : +/ Vật liệu vô cơ : Có độ cứng,độ bền nhiệt rất cao.Dùng làm đá mài, các mảnh dao cắt, các chi tiết máy trong thiết bị sản xuất sợi dùng trong công nghiệp dệt. +/ Vật liệu hữu cơ (pôlime) gồm 2 loại: Nhựa nhiệt dẻo: ở nhiệt độ nhất định chuyển sang trạng thái chảy dẻo,không dẫn điện.Gia công nhiệt được nhiều lần.Có độ bền và khả năng chống mài mòn cao.Dùng làm bánh răng cho các thiết bị kéo sợi. Nhựa nhiệt cứng: Sau khi gia công lần nhiệt lần đầu không chảy hoặc mềm ở nhiệt độ cao, không tan trong dung môi, không dẫn điện,cứng bền.Dùng để chế tạo các tấm lắp cầu dao điện, kết hợp với sợi thuỷ tinh để chế tạo vật liệu compôzit. +/ Vật liệu compôzit gồm 2 loại: Vật liệu compôzit nền là kim loại: Có độ cứng, độ bền,độ bền nhiệtcao.Dùng chế tạo dụng cụ cắt trong gia công cắt gọt. Vật liệu compôzit nền là vật liệu hữu cơ: Với nền là êpôxi,cốt là cát vàng,sỏi có độ cứng,độ bền cao.Dùng chế tạo thân máy công cụ. Với nền là êpôxi,cốt là nhôm ôxit dạng hình cầu có thêm sợi các bon có độ bền rất cao, nhẹ.Dùng làm cánh tay người máy,nắp máy. HĐ1: GV đưa ra câu hỏi để học sinh trả lời Câu hỏi 1: Hãy nêu các tính chất của một số loại vật liệu thường dùng trong chế tạo cơ khí? Câu hỏi 2: Vì sao phải tìm hiểu tính chất đặc trưng của vật liệu? */ Trả lời: Mỗi chi tiết máy đều có yêu cầu về độ bền,độ dẻo, độ cứng nhất định.Vì vậy, để chọn được vật liệu phù hợp với yêu cầu kĩ thuật của chi tiết cần phải biết các tính chất cơ học đặc trưng của vật liệu. Câu hỏi 3: Em hãy kể tên một số loại vật liệu thường dùng trong ngành chế tạocơ khí? Câu hỏi 4: Hãy kể tên một số chi tiết máy được chế tạo từ vật liệu phi kim. 4/ Củng cố: Các tính chất cơ bản của vật liệu. Trả lời các câu hỏi trong SGK trang 76. 5/ Bài tập về nhà: Đọc phần thông tin bổ sung. Xem trước bài16. Tiết 20 - Bài 16: CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI I/ Mục tiêu: Biết được bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc,hiểu được công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát. Biết được bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực và hàn. II/ Nội dung- Phương tiện dạy học: 1/ Nội dung: -Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc. 2/ Phương tiện dạy học: -Tranh vẽ phóng to hình 16.1,16.2 SGK(78,79) III/ Tiến trình bài giảng: 1/ ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: Nêu các tính chất cơ học đặc trưng của vật liệu dùng trong ngành cơ khí. Nêu tính chất và ứng dụng của vật liệu hữu cơ polime dùng trong ngành cơ khí. Nêu tính chất và ứng dụng của vật liệu compozit dùng trong ngành cơ khí. 3/ Giảng bài mới: Nội dung Tg Hoạt động dạy và học I/ Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc: 1/ Bản chất của đúc: Đúc là rót kim loại lỏng vào khuôn, sau khi kim loại lỏng kết tinh,ta được vật đúc có hình dạng và kích thước của lòng khuôn. Có nhiều phương pháp đúc khác nhau: như đúc trong khuôn cát,đúc trong khuôn kim loại... 2/ Ưu, nhược điểm : a/ Ưu điểm: Đúc được tất cả các kim loại và hợp kim khác nhau. Có thể đúc được các vật có khối lượng từ vài g tới vài trăm tấn, các vật có hình dạng phức tạp mà các phương pháp gia công khác không thể chế tạo được. Nhiều phương pháp đúc hiện đại có độ chính xác và năng suất cao,giảm chi phí sản xuất như : đúc áp lực,đúc li tâm... b/ Nhược điểm: Phương pháp đúc có thể tạo ra các khuyết tật như rỗ khí,rỗ xỉ, không điền đầy khuôn,vật đúc bị nứt... 3/ Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát: Thể hiện trên sơ đồ hình 16.1 Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát gồm các bước chính sau: Bước 1: Chuẩn bị mẫu và vật liệu làm khuôn Bước 2: Tiến hành làm khuôn Bước 3: Chuẩn bị vật liệu nấu. Bước 4: Nấu chảy và rót kim loại lỏng vào khuôn. Hãy kể tên một số đồ dùng được làm từ phương pháp đúc. */ Khái niệm về chi tiết: chi tiết là phần nhỏ nhất không thể tách rời, có hình dạng, kích thước,chất lượng bề mặt và cơ tính thoả mãn yêu cầu kĩ thuật đã đặt ra. */ Phôi : Là đối tượng gia công để thu được chi tiết theo yêu cầu. Muốn đúc một vật phải làm những việc gì? - Yêu cầu học sinh vẽ hình 16.1 SGK(78) vào vở. 4/ Củng cố: - Trả lời câu hỏi 1,2 SGK( 81) 5/ Bài tập về nhà: - Xem trước phần II,III Bài 16. Tiết 21 - Bài 16: CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI ( Tiếp theo) I. Mục tiêu: Biết được bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc,hiểu được công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát. Biết được bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực và hàn. II/ Nội dung- Phương tiện dạy học: 1/ Nội dung: -Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực. - Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn. 2/ Phương tiện dạy học: -Tranh vẽ phóng to hình 16.1,16.2 SGK(78,79) III/ Tiến trình bài giảng: 1/ ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu bản chất và ưu nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc. Vẽ sơ đồ quá trình đúc và nêu các bước cần thực hiện trong quá trình đúc khuôn cát. 3/ Giảng bài mới: Nội dung Tg Hoạt động dạy và học II/ Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực. 1/ Bản chất của gia công bằng áp lực: Dùng ngoại lực tác dụng thông qua các dụng cụ hoặc thiết bị làm cho kim loại biến dạng dẻo theo hướng định trước nhằm tạo được vật thể có hình dạng,kích thước theo yêu cầu. Khi gia công bằng áp lực, khối lượng và thành phần vật liệu không thay đổi. */ Có nhiều phương pháp gia công bằng áp lực: +/ Rèn tự do: Làm biến dạng kim loại ở trạng thái nóng theo hướng định trước bằng búa tay hoặc búa máy để thu được chi tiết có hình dạng và kích thước theo yêu cầu. +/ Dập thể tích:(Rèn khuôn): Khuôn dập thể tích được làm bằng thép có độ bền cao.Khi dập, thể tích kim loại ở trạng thái nóng bị biến dạng trong lòng khuôn dưới tác dụng của búa máy hoặc máy ép. 2/ Ưu, nhược điểm: a/ Ưu điểm: - Phôi gia công bằng áp lực có cơ tính cao. Dập thể tích dễ cơ khí hoá và tự động hoá,tạo được phôi có độ chính xác cao,tiết kiệm được kim loại và giảm chi phí cho gia công cắt gọt. b/ Nhược điểm: - Không chế tạo được vật thể có hình dạng, kết cấu phức tạp hoặc quá lớn.Không chế tạo được phôi có từ vật liệu có tính dẻo kém. Rèn tự do có độ chính xác và năng suất thấp,điều kiện làm việc nặng nhọc. III/ Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn. 1/ Bản chất: Hàn là phương pháp nối các chi tiết kim loại với nhau bằng cách nung nóng chỗ nối đến trạng thái chảy, sau khi kim loại kết tinh sẽ tạo thành mối hàn. 2/ Ưu, nhược điểm: a/ Ưu điểm: Tiết kiệm kim loại so với nối ghép bằng bu lông đai ốc hoặc đinh tán. Có thể nối các kim loại có tính chất khác nhau. Tạo ra được các chi tiết có hình dạng,kết cấu phức tạp mà các phương pháp khác khó thực hiện được Mối hàn có độ bền cao và kín. b/ Nhược điểm: Do biến dạng nhiệt không đều nên các chi tiết hàn dễ bị cong,vênh,nứt. 3/ Một số phương pháp hàn thông dụng: Xem bảng 16.1 SGK ( 81). Hàn hồ quang tay, hàn hơi, hàn tiếp xúc, hàn rèn... */ Hàn hơi : Sử dụng nhiệt do phản ứng cháy của khí axêtilen ( C2H2) với ôxi (O2). ứng dụng: Chủ yếu dùng các tấm mỏng hoặc hàn đồng với nhôm.VD: khung xe đạp, giàn nóng ở tủ lạnh,điều hoà... */ Hàn hồ quang tay: Sử dụng nhiệt của ngọn lửa hồ quang. ứng dụng: Dùng trong ngành chế tạo máy,ôtô,xây dựng,cầu...Hàn các chi tiết có chiều dày trung bình và lớn. VD: Vỏ tàu thuỷ,các kết cấu của cầu... Câu hỏi 1: Kể tên một số đồ dùng được gia công bằng áp lực? - Siêu,chảo,xoong,nồi.... Câu hỏi 2: Khi gia công bằng áp lực thường sử dụng các loại dụng cụ gì? - Búa, kìm,đe... */ So sánh rèn tự do và dập thể tích. + Rèn tự do: Bản chất: - Lực biến dạng do người hoặc máy tạo ra. Điều khiển kim loại biến dạng theo hướng định trước bằng tay thông qua các dụng cụ. Đặc điểm: - Độ chính xác thấp. -Năng suất thấp. - Dùng để chế tạo các phôi có kích thước nhỏ. +/ Dập thể tích: Bản chất: -Lực biến dạng do máy tạo ra. - Kim loại được biến dạng trong lòng khuôn có hình dạng và kích thước xác định. Đặc điểm : - Độ chính xác cao,năng suất cao, tiết kiệm kim loại.Cải thiện điều kiện làm việc của công nhân. Dùng chế tạo các phôi có kích thước nhỏ và trung bình. Câu hỏi 3: Hãy nêu điểm khác nhau cơ bản giữa công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc và phương pháp gia công áp lực. Đúc là gia công kim loại ở trạng thái lỏng. Gia công áp lực là gia công kim loại ở trạng thái rắn. Câu hỏi 4: Hãy kể tên các phương pháp hàn mà em biết. Câu hỏi 5: Hàn hơi và hàn hồ quang tay khác nhau ở điểm nào? 4/ Củng cố: - Phân biệt sự khác nhau giữa gia công áp lực và đúc. - Trả lời các câu hỏi 3,4 trong SGK trang 81. 5/ Bài tập về nhà: - Tìm các chi tiết máy hoặc đồ dùng được gia công bằng các phương pháp đã học. - Đọc trước bài 17. Chương IV- Tiết 22- Bài 17 : CÔNG NGHỆ CẮT GỌT KIM LOẠI I/ Mục tiêu: Học sinh biết được bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt. Biết được nguyên lí cắt và dao cắt. II/ Nội dung- Phương tiện: 1/ Nội dung: Nguyên lí cắt và dao cắt. 2/ Phương tiện: Tranh vẽ phóng to các hình từ 17.1 đến 17.4 SGK. Một số mô hình, vật thật. III/ Tiến trình bài giảng: 1/ ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: Nêu bản chất và ưu,nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực. Nêu bản chất và ưu,nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn. 3/ Giảng bài mới: Nội dung Tg Hoạt động dạy và học I/ Nguyên lí cắt và dao cắt: 1/ Bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt: Là lấy đi một phần kim loại của phôi dưới dạng phoi nhờ các dụng cụ cắt để thu được chi tiết có hình dạng và kích thước theo yêu cầu. - Tạo ra được các chi tiết máy có độ chính xác cao. 2/ Nguyên lí cắt: a/ Quá trình hình thành phoi: Giả sử phôi cố định,dao chuyển động tịnh tiến.Bộ phận cắt của dao có dạng như 1 cái chêm cắt.Dưới tác dụng của lực cắt,dao tiến vào phôi làm cho lớp kim loại phía trước dao bị dịch chuyển theo các mặt trượt tạo thành phoi. b/ Chuyển động cắt: Để cắt được vật liệu,giữa phôi và dao phải có chuyển động tương đối với nhau. 3/ Dao cắt: a/ Các mặt của dao: Trên dao tiện có các mặt chính sau: Mặt trước là mặt tiếp xúc với phoi. Mặt sau là mặt đối diện với bề mặt đang gia công của phôi. Giao tuyến của mặt sau với mặt trước tạo thành lưỡi cắt chính. - Mặt đáy là mặt phẳng tì của dao trên đài gá dao. b/ Các góc của dao. Trên dao tiện cắt đứt có các góc sau: +/ Góc trước ( g) : Là góc tạo bởi mặt trước của dao với mặt phẳng song song với mặt phẳng đáy.Góc g càng lớn thì phoi thoát càng dễ. +/ Góc sau (a): Là góc hợp bởi mặt sau với tiếp tuyến của phôi đi qua mũi dao.Góc a càng lớn, ma sát giữa phôi với mặt sau càng giảm. +/ Góc sắc (b): Là góc hợp bởi mặt trước và mặt sau của dao.Góc sắc b càng nhỏ, dao càng sắc nhưng dao yếu và chóng mòn. c/ Vật liệu làm dao: Thân dao thường được làm bằng thép tốt như thép 45. Bộ phận cắt của dao được chế tạo từ các loại vật liệu có độ cứng, khả năng chống mài mòn và khả năng bền nhiệt cao như thép gió, hợp kim cứng, hợp kim gốm... HĐ1: Tìm hiểu bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt . - Cho HS quan sát phôi của 1 chi tiết và đặt câu hỏi. Câu hỏi1: Để tạo ra chi tiết phải làm thế nào? - Phải bỏ bớt phần vật liệu dư thừa. Câu hỏi 2: Bản chất của gia công cắt gọt bằng kim loại là gì? VD: Khi tiện phôi quay tròn tạo ra chuyển động cắt. Khi khoan, mũi khoan quay tròn tạo ra chuyển động cắt. Câu hỏi 3: So sánh sự khác nhau giữa gia công cắt gọt và các phương pháp gia công đã học? Các phương pháp gia công đã học không có phoi tạo ra khi gia công. Gia công cắt gọt có độ chính xác và độ nhẵn bóng bề mặt cao hơn . HĐ2: Tìm hiểu nguyên lí cắt và dao cắt. Giới thiệu hình 17.1, hình 17.2. Yêu cầu học sinh vẽ hình vào vở. GV giới thiệu các góc của dao trên tranh vẽ và yêu cầu học sinh vẽ hình vào vở. Câu hỏi 4: Muốn cắt được,dao cắt phải có độ cứng như thế nào so với phôi? Độ cứng của dao phải lớn hơn độ cứng của phôi. 4/ Củng cố: Quá trình hình thành phoi. Cấu tạo của dao cắt. 5/ Bài tập về nhà: Trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK trang 85. Xem trước bài 17 phần 2: Gia công trên máy tiện. Tiết 23- Bài 17 : CÔNG NGHỆ CẮT GỌT KIM LOẠI ( Tiếp theo) I/ Mục tiêu: Học sinh biết được cấu tạo của máy tiện. Biết được các chuyển động khi tiện và khả năng gia công của tiện. II/ Nội dung- Phương tiện: 1/ Nội dung: - Các chuyển động khi tiện và khả năng gia công của tiện. / Phương tiện: Tranh vẽ phóng to các hình từ 17.1 đến 17.4 SGK. Một số mô hình, vật thật. III/ Tiến trình bài giảng: 1/ ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: Hãy trình bày bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt? Trình bày quá trình hình thành phoi? Kể tên các mặt và các góc của dao tiện cắt đứt? 3/ Giảng bài mới: Nội dung T/g Hoạt động dạy và học II/ Gia công trên máy tiện: 1/ Máy tiện: Cấu tạo các bộ phận chính của máy tiện: ụ trước và hộp trục chính. 6. Bàn dao ngang Mâm cặp. 7. Bàn xe dao Đài gá dao 8. Thân máy. Bàn dao dọc trên. 9.Hộp bước tiến dao. ụ động 2/ Các chuyển động khi tiện: Khi tiện có các chuyển động sau: -Chuyển động cắt : Phôi quay tròn tạo ra tốc độ cắt Vc (m/ph). Chuyển động tiến dao gồm : + Chuyển động tiến dao ngang Sng:được thực hịên nhờ bàn dao ngang để cắt đứt phôi hoặc gia công mặt đầu. + Chuyển động tiến dao dọc Sd:được thực hiện nhờ bàn dao dọc trên hoặc xe dao để gia công theo chiều dài chi tiết. + Chuyển động tiến dao phối hợp: Phối hợp hai chuyển động tiến dao ngang và tiến dao dọc tạo thành chuyển tiến dao chéo để gia công các bề mặt côn hoặc bề mặt định hình. 3/ Khả năng gia công của tiện: Gia công được các mặt tròn xoay ngoài và trong, các mặt đầu, các mặt côn ngoài và trong, các mặt tròn xoay định hình, các loại ren ngoài và trong. Sử dụng tranh vẽ hình 17.3 để giới thiệu. Câu hỏi 1: Hãy cho biết các chuyển động chính khi tiện? Giới thiệu các chuyển động trên hình 17.4. Câu hỏi 2: Hãy kể một số chi tiết được gia công bằng phương pháp tiện. 4/ Củng cố: Các chuyển động khi tiện. 5/ Bài tập về nhà: - Trả lời câu hỏi 4,5 SGK trang 84. Chuẩn bị dụng cụ,vật liệu để làm bài thực hành giờ sau. Tiết 24- Bài 18 : Thực hành I/ Mục tiêu: Giúp học sinh lập được quy trình công nghệ chế tạo một chi tiết đơn giản trên máy tiện II/ Chuẩn bị : Chuẩn bị một chi tiết mẫu hoặc bản vẽ chi tiết cần chế tạo. Chuẩn bị các dụng cụ và vật liệu cần thiết cho bài thực hành: thước kẻ,êke,giấy... III/ Tiến trình bài giảng: 1/ ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: Trình bày các chuyển động khi tiện?Nêu khả năng gia công của tiện? 3/ Giảng bài mới: Nội dung t/g Hoạt động dạy và học Nội dung thực hành: 1/ Tìm hiểu chi tiết cần chế tạo: Chi tiết được làm từ vật liệu gì?Hình dạng cấu tạo của chi tiết?Kích thước của chi tiết? Chi tiết ở hình 18.1 có các đặc điểm sau: Được làm bằng thép, có dạng hình trụ tròn xoay với 2 bậc có đường kính khác nhau. Hai đầu có vát mép. 2/ Lập quy trình công nghệ chế tạo: */ Quy trình công nghệ là gì? Quy trình công nghệ thực chất là trình tự các bước cần phải thực hiện để chế tạo một chi tiết. Muốn chế tạo chi tiết cho ở hình 18.1 phải thực hiện các công việc theo trình tự sau: 1.Chọn phôi 2.Gá phôi và dao lên máy tiện. 3.Tiện mặt đầu. 4.Tiện phần trụ F25,dài 45 mm. 5. Tiện trụ F20,dài 25mm. 6. Tiện trụ F20,dài 20mm. 7.Vát mép 1x450 8.Cắt đứt đủ chiều dài 40mm 9.Đảo đầu, vát mép. 3/ Dựa vào các bước trên lập quy trình công nghệ của một số chi tiết trong phần bài tập. 10' 35' HĐ1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cấu tạo của chi tiết. - GV đưa ra chi tiết mẫu để đối chứng với bản vẽ. Câu hỏi: Muốn chế tạo một chi tiết phải làm những việc gì? Yêu cầu học sinh đưa ra quy trình công nghệ của từng bài tập và chọn ra phương án tối ưu. 4/ Củng cố : Các bước để xây dựng quy trình công nghệ cho 1 chi tiết. 5/ Bài tập về nhà: Hoàn thành nốt việc xây dựng quy trình công nghệ của các chi tiết trong phần bài tập. Xem trước bài 19. Tiết 25 - Bài 19: TỰ ĐỘNG HÓA TRONG CHẾ TẠO CƠ KHÍ I/ Mục tiêu: Biết được các khái niệm về máy tự động,máy điều khiển số,người máy công nghiệp và dây chuyền tự động. Biết được các biện pháp bảo đảm sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí. II/ Nội dung - Phương tiện dạy học: 1/ Nội dung: - Máy tự động,người máy công nghiệp và dây chuyền tự động - Các biện pháp bảo đảm sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí. 2/ Phương tiện: -Tranh vẽ phóng to các hình 19.1,19.2,19.3 SGK. III/ Tiến trình bài giảng: 1/ ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Giảng bài mới: Nội dung T/g Hoạt động dạy và học Máy tự động,người máy công nghiệp và dây chuyền tự động. 1/Máy tự động: a/ Khái niệm: Máy tự động là máy hoàn thành được một nhiệm vụ nào đó theo một chương trình định trước mà không có sự tham gia trực tiếp của con người. b/ Phân loại:Thường chia làm 2 loại: */Máy tự động cứng: Là máy điều khiển bằng cơ khí nhờ các cơ cấu cam. Cam là một dạng lưu trữ chương trình điều khiển quá trình làm việc của máy. */ Máy tự động mềm: Là máy có thể thay đổi chương trình hoạt động một cách dễ dàng để gia công được các loại chi tiết khác nhau. 2/ Người máy công nghiệp: a/ Khái niệm: Người máy công nghiệp(Rôbốt) là một thiết bị tự động đa chức năng hoạt động theo chương trình nhằm phục vụ tự động hoá các quá trình sản xuất. b/ ứng dụng của rôbốt: Được dùng trong các dây chuyền sản xuất công nghiệp Thay thế con người làm việc ở những môi trường nguy hiểm và độc hại. 3/ Dây chuyền tự động: Là tổ hợp các máy và các thiết bị tự động được sắp xếp theo một trật tự xác định để thực hiện các công việc khác nhau nhằm hoàn thành một sản phẩm nào đó. Máy tự động và dây chuyền tự động tạo ra năng suất cao,góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm. II/ Các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí. 1/ ô nhiễm môi trường trong sản xuất cơ khí:Dầu mỡ,các chất bôi trơn và làm nguội,chất phế thải không qua xử lí ,đưa trực tiếp vào môi trường sẽ gây ra ô nhiễm về đất đai và nguồn nước. 2/ Các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí: Cần phải xây dựng và phát triển hệ thống sản xuất xanh,sạch bằng cách: +/ Sử dụng công nghệ cao trong sản xuất. +/ Có các biện pháp xử lí chất thải. +/ Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân. Máy tự động là gì? Hãy kể tên các loại máy công nghiệp mà em biết? Khi thay đổi loại chi tiết gia công phải thay đổi cam điều khiển. Người máy công nghiệp là gì? Rôbốt có những khả năng gì? Khả năng thay đổi chuyển động,xử lí thông tin... Hãy nêu các ứng dụng của rôbốt. Giới thiệu hình 19.3 Hãy nêu những ví dụ về ô nhiễm môi trường trong sản xuất cơ khí. 4/ Củng cố : - Trả lời các câu hỏi SGK 90. 5/ Bài tập về nhà: - Xem trước bài 20. Chương 5: Tiết 26- Bài 20: KHÁI QUÁT VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG I/ Mục tiêu:-Hiểu được khái niệm và cách phân loại ĐCĐT.Biết cấu tạo chung của ĐCĐT. II/ Nội dung- Phương tiện: 1/ Nội dung: -Khái niệm và phân loại ĐCĐT.Cấu tạo ĐCĐT 2/ Phương tiện:-Tranh vẽ phóng to hình 20.1.Mô hình ĐC 4 kì. III/ Tiến trình bài giảng: 1/ ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: - Máy tự động là gì? Có mấy loại máy tự động?Rôbốt là gì?Nêu ứng dụng của rôbốt? -Kể các ví dụ về ô nhiễm môi trường do SX cơ khí gây ra?Các biện pháp khắc phục ô nhiễm? 3/ Giảng bài mới: Nội dung T/g Hoạt động dạy và học I/ Sơ lược lịch sử phát triển ĐCĐT: - Năm 1860 Giăng Êchiên Lơnoa(người Pháp gốc Bỉ ) đã chế tạo ra ĐCĐT 2 kì đầu tiên, chạy bằng khí thiên nhiên. - Năm 1877,Nicôla Aogut Ôttô(KS người Đức) cùng với cộng sự của mình là Lăng ghen(người Pháp) chế tạo ra ĐC 4 kì chạy bằng khí than. - Năm 1885, Gôlíp Đămlơ(người Đức) đã chế tạo ra ĐCĐT chạy bằng xăng đầu tiên,công suất 8 mã lực,tốc độ quay 800 vòng/phút. - Năm 1897 Ruđônphơ Điezen(KS người Đức đã chế tạo thành công ĐCĐT chạy bằng điêzen. II/ Khái niệm và phân loại ĐCĐT: 1/ Khái niệm:- ĐCĐT là loại ĐC nhiệt mà quá trình đốt cháy nhiên liệu sinh nhiệt và quá trình biến đổi nhiệt năng thành công cơ họcdiễn ra ngay trong xilanh của động cơ. 2/ Phân loại: Có nhiều cách phân loại: - Theo nhiên liệu có : ĐC xăng và ĐC điêzen - Theo số kì có: ĐC 2 kì và ĐC 4 kì. - Theo số xi lanh có : ĐC 1 xi lanh và ĐC nhiều xi lanh. III/ Cấu tạo chung của ĐCĐT: Gồm 2 cơ cấu và 4 hệ thống chính: Cơ cấu trục khuỷu- thanh truyền. Cơ cấu phân phối khí; + Hệ thống làm mát. + Hệ thống bôi trơn. + Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí; + Hệ thống khởi động. ĐC xăng còn có thêm hệ thống đánh lửa. Nên nêu thêm về sự ra đời của máy hơi nước: Năm 1784,Giêm Oát ( KS người Anh ) đã chế tạo thành công máy hơi nước, mở đầu cho cuộc CMKHKT lần thứ nhất,máy móc thay thế cho lao động chân tay. Nêu thêm về các loại ĐC : ĐC pitton,ĐC tua bin khí,ĐC phản lực. Giới thiệu trên hình 20.1 Kể tên các chi tiết của từng cơ cấu trên hình vẽ. 4/ Củng cố: - Trả lời câu hỏi SGK 95. 5/ Bài tập về nhà: - Xem trước bài 21. Tiết 27- Bài21: NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG I/ Mục tiêu: - Hiểu được một số khái niệm cơ bản về ĐCĐT. - Hiểu được nguyên lí làm việc của ĐCĐT. II/ Nội dung - Phương tiện: 1/ Nội dung: Một số khái niệm cơ bản. Nguyên lí làm việc của ĐC 4 kì. 2/ Phương tiện: Tranh vẽ phóng to các hình 21.1,21.2,21.3,21.4 SGK Mô hình ĐCĐT 4 kì. III/ Tiến trình bài giảng: 1/ ổn định lớp: 2/ Kiểm ta bài cũ: Trình bày khái niệm và phân loại ĐCĐT? ĐCĐT gồm những cơ cấu và hệ thống chính nào? 3/ Giảng bài mới: Nội dung Tg Hoạt động dạy và học I/ Một số khái niệm cơ bản: 1/ Điểm chết của pittông: Là vị trí tại đó pittông đổi chiều chuyển động. Có 2 loại điểm chết: Điểm chết dưới ( ĐCD): Là điểm chết mà tại đó pittông ở gần tâm trục khuỷu nhất. Điểm chết trên ( ĐCT): Là điểm chết mà tại đó pittông ở xa tâm trục khuỷu nhất. 2/ Hành trình pittông (S): Là quãng đường mà pittông đi được giữa 2 điểm chết: S = 2R ( R là bán kính quay của trục khuỷu) 3/ Thể tích toàn phần(Vtp )(cm3 hoặc lít): Là thể tích xi lanh khi pittông ở ĐCD ( Thể tích không gian giới hạn bởi nắp máy,xilanh và đỉnh pittông) 4/ Thể tích buồng cháy (Vbc) )(cm3 hoặc lít): Là thể tích xi lanh khi pittông ở ĐCT. 5/ Thể tích công tác ( Vct) )(cm3 hoặc lít): Là thể tích xi lanh giới hạn bởi 2 điểm chết: Vct = Vtp - Vbc Nếu gọi D là đường kính xi lanh thì : Vct = pD2S/4 6/ Ti số nén ( e): Là tỉ số giữa thể tích toàn phần và thể tích buồng cháy e = Vtp / Vbc ĐC xăng e = 6 ¸ 10, ĐC điêzen e = 15¸ 20 7/ Chu trình làm việc của động cơ: Khi ĐC làm việc, trong xi lanh diễn ra lần lượt các quá trình: nạp,nén,cháy- giãn nở và thải, tổng hợp của 4 quá trình đó gọi là chu trình làm việc của ĐC. 8/ Kì: Là 1 phần của chu trình diễn ra trong một hành trình của pittông. II/ Nguyên lí làm việc của động cơ 4 kì: 1/ Nguyên lí làm việc của động cơ điêzen 4 kì: a/ Kì 1( Nạp): - Pittông đi từ ĐCT xuống ĐCD, xupáp nạp mở,xu páp thải đóng. - áp suất trong xilanh giảm, không khí trong đường ống nạp qua cửa nạp đi vào xi lanh nhờ sự chênh lệch áp suất. b/ Kì 2 ( Nén):

File đính kèm:

  • docbai 28 he thong cung cap nhien lieu va khong khi trong dongco diezen.doc