Bài 19. MÁY THU THANH
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
Sau bài học này, HS có thể:
- Biết được sơ đồ khối và nguyên lý làm việc của máy thu thanh.
- Hiểu được nguyên lý làm việc của khối tách sóng.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị nội dung
Nghiên cứu bài 19 trong SGK, SGV.
2. Chuẩn bị phương tiện dạy học
- Có thể vẽ sẵn các hình 19.2, 19.3 SGK trên giấy khổ lớn để minh họa.
- Một máy thu thanh đã tháo vỏ để HS quan sát và nhận biết các bộ phận chính.
- Phần mềm mô phỏng (nếu có)
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 3768 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 12 Bài 19: Máy thu thanh (1 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 19. MÁY THU THANH
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
Sau bài học này, HS có thể:
- Biết được sơ đồ khối và nguyên lý làm việc của máy thu thanh.
- Hiểu được nguyên lý làm việc của khối tách sóng.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị nội dung
Nghiên cứu bài 19 trong SGK, SGV.
2. Chuẩn bị phương tiện dạy học
- Có thể vẽ sẵn các hình 19.2, 19.3 SGK trên giấy khổ lớn để minh họa.
- Một máy thu thanh đã tháo vỏ để HS quan sát và nhận biết các bộ phận chính.
- Phần mềm mô phỏng (nếu có)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Đặt vấn đề: Ở bài 18, chúng ta đã nghiên cứu về máy tăng âm. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu loại máy thu thanh đơn giản.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1. Giới thiệu khái niệm về máy thu thanh
Mô tả hoạt động: Hoạt động này nhằm giới thiệu cho HS biết được về khái niệm và phân loại máy thu thanh theo cách điều chế tín hiệu âm tần. Có thể dùng hình vẽ về hình dạng một số loại máy thu thanh (tham khảo hình 19.1 SGK) để giới thiệu một số loại máy thu thanh thông dụng.
Hoạt động này gồm các công việc sau:
1. Giới thiệu khái niệm về máy thu thanh
theo nội dung SGK
2. Giới thiệu về cách phân loại máy thu thanh
theo nội dung SGK
Giải thích thuật ngữ “điều chế tín hiệu âm tần”
Lắng nghe và ghi tóm tắt các ý chính sau:
- Khái niệm
Là thiết bị điện tử thu sóng điện từ, chọn lọc, khuếch đại và phát ra âm thanh.
- Phân loại
Theo cách điều chế tín hiệu; chia ra: máy thu thanh điều biên (AM) và điều tần (FM).
Hoạt động 2. Giới thiệu về sơ đồ khối và nguyên lý làm việc của máy thu thanh
Mô tả hoạt động: Hoạt động này nhằm giới thiệu cho HS biết được về sơ đồ khối và nguyên lý làm việc của máy thu thanh. Cần sử dụng sơ đồ khối của máy (tham khảo hình 19.2) để minh hoạ.
Hoạt động này gồm các công việc sau:
1. Tìm hiểu sơ đồ khối của máy thu thanh
- GV yêu cầu HS đọc nội dung tương ứng trong SGK; chỉ rõ tên gọi, vị trí, chức năng của từng khối trên hình vẽ).
+ Giải thích các thuật ngữ: sóng cao tần, sóng mang cao tần, sóng trung tần, sóng âm tần, chọn sóng, dao động ngoại sai.
- Có thể dùng máy thu thanh đã tháo vỏ để HS quan sát và nhận biết các bộ phận chính.
2. Tìm hiểu nguyên lý làm việc của máy thu thanh trên sơ đồ khối
Có thể yêu cầu HS đọc nội dung SGK, dựa vào hình 19.1 SGK (sơ đồ khối của máy thu thanh), trả lới các câu hỏi:
+ Dựa vào chức năng của các khối hãy mô tả nguyên lý làm việc chung của máy thu thanh?
+ Vì sao cần có dao động ngoại sai? nếu không có tầng dao động ngoại sai thì máy có làm việc được không? (máy thu thanh khuếch đại thẳng)
+ Nhận xét về các dạng sóng cao tần, trung tần và âm tần?
Nếu có điều kiện GV dùng phần mềm mô phỏng minh hoạ sự thay đổi dạng tín hiệu và nguyên lý làm việc của máy thu thanh.
Lắng nghe, trả lời câu hỏi và ghi tóm tắt các ý chính sau:
Sơ đồ khối và nguyên lý làm việc của máy thu thanh đơn giản:
- Sơ đồ khối
Được thể hiện trên hình 19.2 SGK; gồm các khối chính:
+ Khối khuếch đại cao tần
+ Khối dao động ngoại sai
+ Khối trộn tần
+ Khối khuếch đại trung tần
+ Khối tách sóng
+ Khối khuếch đại âm tần
- Nguyên lý làm việc
Tín hiệu vô tuyến điện được anten nhận và đưa vào khối chọn sóng (để chọ đúng sóng cần thu), sau đó đưa sang khối khuếch đại cao tần (để làm tăng độ nhạy của máy), được trộn với sóng ngoại sai (để được sóng trung tần), được khuếch đại và tách sóng (để lấy lại tín hiệu âm tần ban đầu); sau đó được khuếch đại cho đủ lớn rồi đưa ra loa (để nghe được âm thanh).
Hoạt động 3.Tìm hiểu về nguyên lý làm việc của khối tách sóng trong máy thu AM
Mô tả hoạt động: Hoạt động này nhằm giúp HS hiểu được nguyên lý làm việc của khối tách sóng trên máy thu thanh loại AM. Để hỗ trợ cho hoạt động này, cần sử dụng hình vẽ mô tả khối tách sóng trong máy thu thanh (tham khảo hình 19.3 SGK - khối tách sóng trong máy thu thanh AM) để minh họa.
GV giới thiệu nội dung này trên hình tương ứng trong SGK; chú ý giải thích rõ dạng sóng vào (sóng trung tần) và ra (sóng âm tần), tác dụng của điôt D và tụ lọc. Có thể hỏi:
+ Vì sao trong khối tách sóng thường dùng loại điốt tiếp điểm?
+ Nếu tụ lọc bị hỏng sẽ có hiện tượng gì xảy ra?
Có thể rút ra kết luận: “tách sóng” là quá trình ngược lại so với “điều chế”.
Lắng nghe, quan sát hình vẽ, trả lời câu hỏi và ghi tóm tắt các ý chính:
- Sơ đồ khối tách sóng (hình 19.3a SGK)
- Sóng vào là sóng trung tần (phần trên của hình 19.3b), nhờ điôt tách sóng D (thường dùng loại tiếp điểm) và tụ lọc C (để lọc sóng mang) nên sóng ra là sóng một chiều (sóng âm tần, phần dưới của hình 19.3b).
Hoạt động 4. Tổng kết bài
- Có thể yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi cuối bài trong SGK để hệ thống hóa, củng cố nội dung chính của bài học và kết luận:
+ Khối tách sóng dùng để “lấy lại” dạng tín hiệu âm thanh đã “gửi vào” sóng mang cao tần trong quá trình điều chế biên độ tại đài phát.
+ Khối tách sóng thực hiện được chức năng trên là nhờ tính dẫn điện một chiều của điôt D và tác dụng “lọc sóng cao tần” của tụ điện C.
- Hướng dẫn và yêu cầu HS về nghiên cứu mục “có thể em chưa biết” trong SGK, trang 78.
File đính kèm:
- GACN 12 May thu thanh.doc