Phần I : KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ.
Chương I: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ.
Bài 2: ĐIỆN TRỞ - TỤ ĐIỆN - CUỘN CẢM.
I/ MỤC TIÊU.
Sau bài học này giáo viên phải làm cho học sinh :
Biết được cấu tạo, kí hiệu, số liệu kỹ thuật và công dụng của các linh kiện điện tử cơ bản: Điện trở tụ điện, cuộn cảm.
II./ CHUẨN BỊ.
1. Chuẩn bị nội dung: Nghiên cứu bài 1 trong SGK, SGV, và đọc các tài liệu có liên quan đến nội dung bài giảng.
2. Chuẩn bị phương tiện dạy học:
- Chuẩn bị các hình và tranh vẽ: 2.1, 2.3, 2.6.
- Một số linh kiện mẫu: Các loại điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 779 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 12 Bài 2: Điện trở - Tụ điện - cuộn cảm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN SỐ 2 Số giờ đã giảng: 1
Thực hiện ngày 7 tháng 9 năm 2008
Phần I : KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ.
Chương I: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ.
Bài 2: ĐIỆN TRỞ - TỤ ĐIỆN - CUỘN CẢM.
I/ MỤC TIÊU.
Sau bài học này giáo viên phải làm cho học sinh :
Biết được cấu tạo, kí hiệu, số liệu kỹ thuật và công dụng của các linh kiện điện tử cơ bản: Điện trở tụ điện, cuộn cảm.
II./ CHUẨN BỊ.
Chuẩn bị nội dung: Nghiên cứu bài 1 trong SGK, SGV, và đọc các tài liệu có liên quan đến nội dung bài giảng.
Chuẩn bị phương tiện dạy học:
Chuẩn bị các hình và tranh vẽ: 2.1, 2.3, 2.6.
Một số linh kiện mẫu: Các loại điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
III./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1/. Ổn định lớp. Thời gian : 1 phút Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/.Kiểm tra bài cũ. Thời gian: 3 phút
Nêu các ứng dụng của ngành KTĐT trong sản xuất và đời sống.
3/.Giảng bài mới. Thời gian: 44 phút
3.1/. Đặt vấn đề. Thời gian: 1 phút
Mạch điện tử được cấu tạo bởi hai loại linh kiện chính là linh kiện thụ động và linh kiện tích cực. Linh kiện thụ động bao gồm: Tụ điện, điện trở, cuộn cảmLinh kiện tích cực gồm: điôt, tranzito, tiristo, triac, điac, IC
3.2/.Trình bày bài mới. Thời gian: 32 phút
Nội dung
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
I./ ĐIỆN TRỞ.
1.Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu.
a./ Công dụng.
- Hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện.
b./ Cấu tạo.
Người ta dung dây KL có điện trở suất cao hoặc dung bột than phun lên lõi sứ để làm điện trở.
c./ Phân loại.
- Theo công suất: Điện trở công suất nhỏ, điện trở công suất lớn.
- Theo trị số: Loại có điện trở biến đổi hoặc cố định.
- Khi đại lượng vật lý tác động lên điện trở làm trị số điện trở của nó thay đổi thì được gọi tên và phân loại như sau:
+ Điện trở nhiệt: Hệ số nhiệt dương khi nhiệt độ tăng thì R tăng, hệ số nhiệt âm khi nhiệt độ tăng thì R giảm.
+ Điện trở biến đổi theo điện áp: Khi u tăng thì R giảm.
+ Quang điện trở:Khi ánh sang rọi vào thì R giảm.
d./ Kí hiệu.
Địên trở cố định Chiết áp
Thermixto và Varixto Quang điện trở
2./ Các số liệu kỹ thuật của điện trở.
a./ Trị số điện trở: Cho biết mức độ cản trở dòng điện của điện trở.
Đơn vị đo : Ω, KΩ, MΩ.
b./ Công suất định mức: Là công suất tiêu hoa trên điện trở mà nó có thể chịu đựng được trong thời gian dài, không bị quá nóng hoặc bị cháy, đứt. Đơn vị đo là W.
10
Hoạt động 1: Tìm hiểu về điện trở.
1.Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu.
- Yêu cầu học sinh đọc nội dung tương ứng và trả lời các câu hỏi sau:
Hỏi: Theo em điện trở có công dụng gì trong các mạch điện tử?
Hỏi: Dựa vào các kiến thức vật lý đã học em hãy nêu cấu tạo của điện trở?
Hỏi: Em hãy kể tên các loaị điện trở mà em biết.
Tổng ghợp các câu trả lời của học sinh giáo viên tổng kết và nêu công dụng, cấu tạo, phân loại của điện trở.
- Giáo viên chia học sinh theo nhóm và cho học sinh quan sát một số loại điện trở thật.
- Yêu cấu học sinh quan sát hình 2-2 .
2./ Các số liệu kỹ thuật của điện trở.
Hỏi: Đơn vị đo của điện trở là gì?
- Gọi một học sinh lên bảng viết công thức tính công suất tiêu hao trên điện trở.
I./ .TỤ ĐIỆN.
1.Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu.
a./ Công dụng.
- Tụ điện có tác dụng ngăn cách dòng một chiều và cho dòng điện xoay chiều đi qua. Khi mắc với cuộn cảm sẽ hình thành mạch cộng hưởng.
b./ Cấu tạo.
Tụ điện là tập hợp hai hay nhiều vật dẫn ngăn cách nhau bởi lớp điện môi.
c./ Phân loại.
Người ta căn cứ vào vật liệu làm lớp điện môi giữa hai bản cực để phân loại và gọi tên các tụ điện như: Tụ xoay, tụ giấy, tụ mica, tụ gốm, tụ nilon, tụ dấu, tụ gốm.
d./ Kí hiệu.
Tụ cố định Tụ biến đổi.
Tụ bán chỉnh hoặc tinh chỉnh Tụ hoá
2./ Các số liệu kỹ thuật của tụ điện.
a./ Trị số tụ điện : Cho biết khả năng tích luỹ năng lượng điện trường của tụ điện khi có điện áp đựat lên hai bản cực của tụ đó.
Đơn vị đo : F, µF, nF, pF.
b./ Điện áp định mức: Là trị số điện áp lớn nhất cho phép đặt lên hai cực của tụ điện mà vẫn đảm bảo an toàn, tụ không bị đánh thủng.
c./ Dung kháng của tụ điện.
XC: Dung kháng (Ω)
f: Tần số của dòng điện qua tụ, Hz
C: Điện dung của tụ, F.
11
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tụ điện.
1.Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu.
- Yêu cầu học sinh đọc nội dung tương ứng và trả lời các câu hỏi sau:
Hỏi: Theo em tụ điện có công dụng gì trong các mạch điện tử?
Hỏi: Dựa vào các kiến thức vật lý đã học em hãy nêu cấu tạo của tụ điện?
Hỏi: Em hãy kể tên các loại tụ điện mà em biết.
Tổng hợp các câu trả lời của học sinh giáo viên tổng kết và nêu công dụng, cấu tạo, phân loại của tụ điện .
- Giáo viên chia học sinh theo nhóm và cho học sinh quan sát một số loại tụ điện thật.
- Yêu cấu học sinh quan sát hình 2-4 .
2./ Các số liệu kỹ thuật của tụ điện.
Hỏi: Đơn vị đo của tụ điện là gì?
- Gọi một HS lên bảng viết công thức tính dung kháng của tụ điện.
Giáo viên thay trị số f = 0 ( dòng DC) và f = ∞( dòng AC lý tưởng) để từ đó giải thích công dụng của tụ điện trong mạch điện.
I./ .CUỘN CẢM.
1.Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu.
a./ Công dụng.
Cuộn cảm thường dung để dẫn dòng điện một chiều, chặn dòng cao tần. Khi mắc với tụ điện sẽ hình thành mạch cộng hưởng.
b./ Cấu tạo.
Người ta dung dây dẫn điện để cuốn thành cuộn cảm.
c./ Phân loại.
Tuỳ theo cấu tạo và phạm vi sử dụng cuộn cảm được phân loại như sau: Cuộn cảm cao tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm âm tần.
d./ Kí hiệu.
2./ Các số liệu kỹ thuật của cuộn cảm..
a./ Trị số điện cảm: Cho biết khả năng tích luỹ năng lượng từ trường của cuộn cảm khi có dòng điện chạy qua.
Đơn vị đo : H, mH, µH
b./ Hệ số phẩm chất Q: Đặc trưng cho tổn hao năng lượng trong cuộn cảm.
c./ Cảm kháng của cuộn cảm.
XL = 2πfL
XL: Cảm kháng (Ω)
f: Tần số của dòng điện qua tụ, Hz
L: Trị số điện cảm của cuộn dây, F.
11
Hoạt động 3: Tìm hiểu về cuộn cảm.
1.Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu.
- Yêu cầu học sinh đọc nội dung tương ứng và trả lời các câu hỏi sau:
Hỏi: Theo em cuộn cảm có công dụng gì trong các mạch điện tử?
Hỏi: Dựa vào các kiến thức vật lý đã học em hãy nêu cấu tạo của cuộn cảm?
Hỏi: Em hãy kể tên các loại cuộn cảm mà em biết.
Tổng hợp các câu trả lời của học sinh giáo viên tổng kết và nêu công dụng, cấu tạo, phân loại của cuộn cảm .
- Giáo viên chia học sinh theo nhóm và cho học sinh quan sát một số loại cuộn cảm thật.
- Yêu cấu học sinh quan sát hình 2-4 .
2./ Các số liệu kỹ thuật của điện trở.
Hỏi: Đơn vị đo trị số điện cảm là gì?
- Gọi một học sinh lên bảng viết công thức tính dung kháng của tụ điện.
Giáo viên thay trị số f = 0 ( dòng DC) và f = ∞( dòng AC lý tưởng) để từ đó giải thích công dụng của trong mạch điện.
3.3/.Áp dụng. Thời gian: 4 phút
Giáo viên đưa ra bài tập áp dụng.
Một bóng đèn có ghi 127V-100W. Người ta cần mắc bong đèn này vào nguồn 220V-50Hz.Hỏi cần phải mắc bong đèn với tụ điện hoặc cuộn cảm có giá trị bằng bao nhiêu và mắc như thế nào để đèn sang bình thường.
3.4/.Củng cố bài mới. Thời gian: 3 phút
Giáo viên hệ thống lại toà bộ các kiến thức trọng tâm của bài và gọi một vài học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK.
3.5/.Giao bài.
Học sinh về nhà học các câu hỏi 1,2 ,3 trong SGK và đọc trước nội dung bài 3
3.6/. Tự rút kinh nghiệm.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tổ trưởng bộ môn Giáo viên
Trần Thị Lý Phùng Thị Tin
File đính kèm:
- CONG NGE 12.doc