Phần 1 KĨ THUẬT ĐIỆN TỬ
Chương1 LINH KIỆN ĐIỆN TỬ
Bài 2 CÁC LINH KIỆN ĐIỆN TRỞ - TỤ ĐIỆN - CUỘN CẢM
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được cấu tạo, kí hiệu, số liệu kĩ thuật & công dụng của các loại linh kiện điện tử cơ bản: R - L - C
2. Kĩ năng:
- Nhận dạng và phân biệt được các loại kinh kiện: điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
3. Thái độ:
- Yêu thích các nghề trong ngành kĩ thuật điện tử.
- Đạt được kiến thức và kĩ năng trên.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 697 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 12 bài 2 và 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1 kĩ thuật điện tử
Chương1 linh kiện điện tử
Bài 2 các linh kiện điện trở - tụ điện - cuộn cảm
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được cấu tạo, kí hiệu, số liệu kĩ thuật & công dụng của các loại linh kiện điện tử cơ bản: R - L - C
2. Kĩ năng:
- Nhận dạng và phân biệt được các loại kinh kiện: điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
3. Thái độ:
- Yêu thích các nghề trong ngành kĩ thuật điện tử.
- Đạt được kiến thức và kĩ năng trên.
ii- Chuẩn bị:
1- Chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu bài 1và 2 sgk.
2- Chuẩn bị đồ dùng:
- Một số điện tử dân dụng để hs quan sát.
- Tranh vẽ các hình: 2-2; 2-4; 2-6 sgk.
- Vật mẫu: Điện trở, tụ điện, cuộn cảm các loại.
iii- Tiến trình bài học:
1- ổn định lớp:
2- Kiểm tra bài cũ
3. Giảng bài mới
Hoạt động của GV& HS
Nội dung kiến thức
- GV: Dùng vật mẫu đối chiếu với tranh vẽ kí hiệu để hs nhận dạng và phân loại được các điện trở.
- Dùng định luật ôm: I = ; P = R.I2 để mô tả các số liệu kĩ thuật và công dụng của điện trở trong mạch.
- HS: quan sát hính vẽ 2.1 và vật mẫu để nhận dạng và phân biệt các loại điện trở.
- Chú ý HS tránh nhầm lẫn giữa M và m
- GV: Dùng vật mẫu và tranh vẽ 2.3 để cho hs nhận dạng và phân loại được tụ điện.
- Dùng công thức: Xc =
để giải thích công dụng.
- HS: Quan sát vật mẫu và hình vẽ để nhận dạng và phân biệt các loại tụ điện.
- GV: Dùng vật mẫu và tranh vẽ hình 2.5 để giới thiệu cho hs nhận dạng và phân loại cuộn cảm.
- Dùng công thức: XL = 2FL để giải thích công dụng của cuộn cảm.
I- Điện trở (R):
1- Cấu tạo, kí hiệu, phân loại, công dụng
- Cấu tạo:Dùng dây kim loại có điện trở suất cao, hoặc bột than phun lên lõi sứ.
- Kí hiệu: (ở tranh vẽ)
- Phân loại:
+ Công suất:Công suất nhỏ,lớn.
+ Trị số:Cố định, biến đổi.
+ Đại lượng vật lí:
. Điện trở nhiệt:
Hệ số nhiệt dương: tocR
Hệ số nhiệt âm :tocR
. Điện trở biến đổi theo điện áp: UR
- Công dụng:
2- Các số liệu kĩ thuật của điện trở:
a- Trị số điện trở (R):
- Đơn vị đo:
1M=103k=106
b- Công suất định mức:
II- Tụ điện:
1- Cấu tạo,kí hiệu,phân loại,công dụng:
- Cấu tạo: Gồm 2 hay nhiều vật dẫn ngăn cách nhau bằng lớp điện môi.
- Kí hiệu: (ở tranh vẽ)
- Phân loại: Tụ giấy, tụ mica, tụ dầu, tụ hóa...
- Công dụng: Ngăn cách dòng điện 1 chiều và cho dòng điện xoay chiều đi qua, lọc nguồn, lọc sóng.
( Nối các tâng khuếch đại, phân đường tín hiệu và lọc nguồn)
2- Các số liệu kĩ thuật:
a- trị số điện dung: (C)
- Đơn vị: F 1F=106F=109nF=1012pF.
b- Điện áp định mức: (Uđm)
- Khi mắc tụ hóa vào mạch điện phải đặt cho đúng chiều điện áp.
III- Cuộn cảm:
1- Cấu tạo,kí hiệu,phân loại,công dụng:
- Cấu tạo: Dùng đây dẫn điện có vỏ bọc quấn thành
- Kí hiệu: (ở tranh vẽ)
- Phân loại: Cao tần, trung tần, âm tần.
- Công dụng: Dùng dẫn dòng điện 1 chiều, chặn dòng điện cao tần.
( kho từ)
2- Các số liệu kĩ thuật:
a- Trị số điện cảm: (L)
- Đơn vị: H 1H=103mH=106H.
b- Hệ số phẩm chất:
Q =
4. Tổng kết đánh giá:
- GV nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của ngành kt điện tử trong sx và đời sống.
- Dùng vật mẫu và tranh vẽ để hs nhận dạng và phân biệt các linh kiện từ đó cho biết: Cấu tạo,kí hiệu,phân loại và công dụng của từng linh kiện cụ thể.
- Đánh giá tinh thần thái độ học tập và tiếp thu bài của hs.
5. Hướng dẫn tự học
- HS trả lời các câu hỏi trong sgk.
- Đọc kĩ trước bài 3 sgk và sưu tầm các linh kiện: Điện trở,tụ điện,cuộn cảm các loại để thức hành.
IV. Rút kinh nghiệm
*************************************
Bài 3 Thực hành
các linh kiện điện trở - tụ điện - cuộn cảm
I- Mục tiêu:
1- Kiến thức:
- Nhận biết hình dạng,thông số của các linh kiện.
2- kĩ năng:
- Đọc và đo được các thông số kĩ thuật của các linh kiện.
- Sử dụng thành thạo đồng hồ vạn năng.
3- thài độ:
- Có ý thức tuân thủ các quy trình và quy định về an toàn.
II- Chuẩn bị:
1- chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu kĩ bài 2và 3 sgk.
- Làm thử bài thực hành.
2- Chuẩn bị đồ dùng:
- Dụng cụ, vật liệu cho mỗi nhóm hs.
+ Đồng hồ vạn năng: 1 chiếc.
+ Các loại điện trở: 10 chiếc.
+ Các loại tụ điện: 10 chiếc.
+ Các loại cuộn cảm: 10 chiếc.
- HS nghiên cứu qui ước các vòng màu trên điện trở hình 3.1 sgk,chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành trang 14 sgk.
III- Tiến trình bài dạy:
1- ổn định lớp:
2- kiểm tra bài củ:
Nêu kí hiệu,phân loại,số liệu kĩ thuật và tác dụng của điện trở trong mạch ?
3- Nội dung bài thực hành:
Hướng dẫn ban đầu:
a- GV giới thiệu mục tiêu của bài học:
Trong thời gian 45/ mỗi nhóm hs phải biết nhận dạng,đọc và đo được các số liệu kĩ thuật của các linh kiện: Điện trở,tụ điện,cuộn cảm.
b- GV giới thiệu nội dung và qui trình thực hành.
- Bước 1: Quan sát,nhận biết và phân loại các linh kiện.
- Bước 2: Chọn ra 5 điện trở màu lận lượt lấy ra từng điện trở để đọc trị số và đo bằng đồng hồ rồi ghi vào bảng số 01.
- Bước 3: Chọn ra 3 loại cuộn cảm khác nhau về vật liệu làm lõi và cách quấn dây rồi điền vào bảng 02.
- Bước 4: Chọn ra 1 tụ điện có cực tính và 1 tụ điện không có cực tính để ghi ra các số liệu kĩ thuật rồi điền vào bảng 03.
c- Phân chia dụng cụ,vật liệu cho các nhóm hs: Theo như đã chuẩn bị
Thực hành
Hoạt động của hs
Hoạt động của GV
1- Quan sát,nhận biết và phân loại các linh kiện:
Quan sát hình dạng các linh kiện để nhận biết và phâ loại ra các linh kiện: điện trở,tụ điện,cuộn cảm.
2- Đọc và đo trị số của điện trở màu.
- Cách đọc các điện trở màu.
- Cách sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện trở.
- Đo trị số điện trở.
- Ghi trị số vào bảng 01.
3- Nhận dạng và phân loại cuộn cảm:
Phân loại theo vật liệu làm lõi.
Ghi vào bảng 02.
4- Phân loại,cách đọc và giải thích số liệu kĩ thuật ghi trên tụ điện:
- Theo dõi, hướng dẫn quá trình thực hành của hs.
- Hướng dẫn hs cách sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện trở.
- Quan sát hướng dẫn cách đọc điện trở của hs.
- Hướng dẫn hs ghi số liệu vào mẫu báo cáo thực hành.
Đánh giá kết quả.
- Yêu cầu đại diện các nhóm hs lên trình bày kết quả thực hành của nhóm và tự đánh giá.
- GV thu báo cáo thực hành của các nhóm và nhận xét chung về quá trình thực hành.
- Thu dọn vật liệu,dụng cụ và vệ sinh lớp học.
- Về nhà đọc trước bài 4 sgk.
IV. Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- bai 23.doc