Bài 8: MẠCH KHUẾCH ĐẠI - MẠCH TẠO XUNG
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Biết được chức năng sơ đồ và nguyên lí làm việc của mạch kĐ và mạch tạo xung đơn giản.
2. Kĩ năng:
Đọc được sơ dồ và ng lí làm việc của mạch kĐ và mạch tạo xung.
3. Thái độ:
Tuân thủ theo ng lí làm việc của các mạch.
9 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1261 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 12 bài 8 đến 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 8: mạch khuếch đại - mạch tạo xung
Ngày soạn: tiết: 07
Ngày dạy:
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Biết được chức năng sơ đồ và nguyên lí làm việc của mạch kĐ và mạch tạo xung đơn giản.
2. Kĩ năng:
Đọc được sơ dồ và ng lí làm việc của mạch kĐ và mạch tạo xung.
3. Thái độ:
Tuân thủ theo ng lí làm việc của các mạch.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu bài 8 sgk.
- Tham khảo các tài liệu có liện quan.
- Một bảng điện tử đã lắp sẵn.
2. Học sinh:
- đọc trước bài 09.
- tài liệu ghi chép đầy đủ.
C. Tiến trình bài dạy:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài củ:
Sơ đồ nguyên lí của mạch chỉnh lưu cầu?
Các khối chức năng của mạch nguồn một chiều ?
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu mạch khuếch đại.
Hoạt động học sinh
Hoạt động của giáo viên
I. Mạch khuếch đại:
1. Chức năng của mạch kĐ:
- KĐ tín hiệu về mặt điện áp,dòng điện, công suất.
2. Sơ đồ và nguyên lí làm việc của mạch khuếch đại:
a) Giới thiệu về IC KĐ thuật toán và mạch kĐ dùng IC:
- IC kĐ thuật toán(OA): Có hệ số kĐ lớn,có hai đầu vào và một đầu ra.
- Kí hiệu của OA:
+ UVK: Đầu vào không đảo (+)
+ UVĐ: Đầu vào đảo (-)
+ Ura: Đầu ra.
b) Nguyên lí làm việc của mạch kĐ điện áp dùng OA:
- Đầu vào không đảo nối đất (điểm chung của mạch).
- Tín hiệu vào qua R1 đưa vào đầu đảo của OA.
- Điện áp đầu ra ngược pha với điện áp đầu vào và được kĐ lớn lên.
- HSKĐ: Kđ==
HSKĐ do Rht Và R1 quyết định.
I. Mạch khuếch đại:
Đây là mạch điện rất cơ bản,nó có mạch trong hầu hết các thiết bị điện tử. Có thể dùng Tranzito rời rạc hoặc dùng IC.
GV sử dụng tranh vẽ kết hợp vật mẫu như hình 8-1 sgk để giải thích kí hiệu về IC kĐ thuật toán.
Quan sát sơ đồ cho biết các kí kiệu co ý nghĩa gì?
GV sử dụng tranh vẽ hình 8-2 sgk để giảng giải mạch kĐ điện áp dùng OA.
Trình bày nguyên lí làm việc của mạch khuếch đại OA?
Có nhận xét gì về hệ số khuếch đại của mạch đảo và không đảo?
Hệ số khuếch đại hoàn toàn phụ thuộc cấu tạo của điện trở đầu vào và điện trở hồi tiếp.
Hoạt động 2: Tìm hiểu mạch tạo xung.
II. Mạch tạo xung:
1. Chức năng của mạch tạo xung:
Biến đổi năng lượng của dòng điện 1 chiều thành năng lượng dao động điện có hình dạng và tần số theo yêu cầu.
1. Sơ đồ và ng/lí làm việc của mạch tạo xung đa hài tự dao động:
a/ Sơ đồ mạch điện:
- T1,T2 : cùng loại.
- R1,R2,R3,R4.
- C1,C2.
b/ Nguyên lí làm việc:
- Khi đóng điện một T thông và một T tắt,sau 1 thời gian T đang thông lại tắt,T đang tắt lại thông (nhờ quá trình phóng nạp của hai tụ điện) quá trình cứ tiếp diễn theo chu kì để tạo xung.
- Nếu chọn T1 giống T2 ,R1=R2; R3=R4=R; C1=C2=C thì xung đa hài đối xứng với độ rộng xung.
=0,7 Rc, Chu kì xung Tx=2
GV sử dụng tranh vẽ hình 8-3 sgk giới thiệu sơ đồ mạch điện.
Mạch tạo xung có chức năng gì ?
Quan sát và cho biết các linh kiện bố trí trong mạch như thế nào?
GV Sử dụng tranh vẽ hình 8-4
Giải thích nguyên lí làm việc của mạch đa hài tự dao động.
4. Củng cố:
- Chức năng sơ đồ, ng/lí mạch kĐ dùng OA.
- Chức năng sơ đồ, ng/lí mạch tạo xung đa hài tự dao động.
5. Bài tập:
+ trả lời các câu hỏi cuối bài,học bài củ.
+ Đọc trước nội dung bài 9 sgk.
-------------------------------
Bài 9: thiết kế mạch điện tử đơn giản
Ngày soạn: tiết: 08
Ngày dạy:
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được nguyên tắc chung và các bước cần thiết tiến hành thiết kế mạch điện tử.
2. Kĩ năng:
- Thiết kế được một mạch điện tử đơn giản.
3. Thái độ:
- Tuân thủ theo nguyên tắc và các bước thiết kế.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu bài 9 sgk.
- Tham khảo các tài liệu có liện quan.
- Một bảng điện tử đã lắp sẵn.
2. Học sinh:
- Dụng cụ học tập.
- bút dạ. bìa cứng, giấy A4
III/ Tiến trình bài dạy:
1. ổn định lớp:
2. Bài củ:
Chức năng của mạch tạo xung? Sơ đồ ng/lí của mạch tạo xung đa hài?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn ban đầu
a/ GV giới thiệu mục tiêu của bài học:
Nguyên tắc chung:
- Bám sát và đáp ứng nhu cầu thiết kế.
- Mạch thiết kế đơn giản,tin cậy.
- Thuận tiện khi lắp đặt,vận hành và sửa chữa.
- Hoạt động chính xác.
- Linh kiện có sẳn trên thi trường.
b/ Nôi dung và qui trình thực hành:
Bước 1: Thết kế mạch nguyên lí
Bước 2: Thiết kế mạch lắp ráp.
b/ Phân chia dụng cụ và vật liệu:
- Như đã chuẩn bị
Hoạt động 2: Thực hành.
Hoạt đông của HS
Hoạt động của thầy
Bước 1: Thết kế mạch nguyên lí
- Tìm hiểu yêu cầu cuả mạch thiết kế.
- Đưa ra một số phương án để thức hiện.
- Chọn phương án hợp lí nhất.
- Tính toán chọn các linh kiện hợp lí.
Bước 2: Thiết kế mạch lắp ráp.
- Bố trí các linh kiện trên bảng mạch điện khoa học và hợp lí.
- Vẽ ra đường dây dẫn điện.
- Dây dẫn không chồng chéo lên nhau và ngắn nhất.
Trình bày hai bước thiết kế mạch điện tử?
Sử dụng bảng mạch để chỉ rỏ cách bố trí các linh kiện và bố trí đường dây điện trong mạch in.
Quan sát, hướng dẫn hs trong quá trình thực hành.
Hoạt động 3: Thiết kế mạch nguồn điện một chiều.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên.
Bước 1 .Lựa chọn sơ đồ thiết kế.
Bước 2. Sơ đồ bộ nguồn (hình 9-1 sgk).
Bước 3. Tính toán và chọn các linh kiện trong mạch.
* Biến áp:
- Công suất bbiến áp:
P= KP..Utải .Itải=1,3.12,1=15,6 w
Kp: Hệ số thường chọn = 1,3.
- Điện áp vào: U1=220v; f=50Hz.
- Điện áp ra: U2=(Utải+2UD)/
=(12+1,5)/=9,2v
UD= 0,75v: Sụt áp trên điốt.
- Chọn MBA có: U1=220v; U2=9,2v; Pđm=15,6w.
* Điốt:
- Dòng điện định mức (Iđm)
Iđm= KI.Itải/ 2 = 10.1/2 = 5A (KI: H số)
- Điện áp ngược lớn nhất cho phép đặt lên điốt (UN)
UN= Ku.U2.=1,8.9,2.=14,3v.
* Tụ điện: Để lọc tốt thì trị số điện dung càng lớn càng tốt và phải chịu được điện áp của mạch. C=1000F, UN 25v.
Yêu cầu thiết kế: Điện áp vào 220v,50Hz. Điện áp ra một chiều 12v,dòng điện tải 1A.
Cần chọn biến áp nguồn có công suất như thế nào?
Giao nhiệm vụ thiết kế cho HS theo đầu bài sgk
Tại sao phảI tính toán sụt áp trên Điôt?
Chọn Điôt như thế nào?
Tụ điện có tác dụng gì trong đoạn mạch này?
Giới thiêu các loại sơ đồ chỉnh lưu và chọn sơ đồ.
Tính toán và lựa chọn các linh kiện.
4. Tổng kết:
- NHận xét giờ học.
- Dặn dò: + Trả lời các câu hỏi cuối bài 9 sgk.
+ Đọc trước nội dung bài 10 sgk,chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành.
--------------------------------
Bài 10: tìm hiểu mạch nguồn cấp điện một chiều
Ngày soạn: tiết: 09
Ngày dạy:
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nhận dạng được các linh kiện và vẽ sơ đồ ng/lí từ mạch nguồn thực tế.
2. Kĩ năng:
- Phân tích được ng/lí làm việc của mạch điện.
3. Thái độ:
- Có ý thức tuân thủ các qui trình và qui định về an toàn.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- GV nghiên cứu bài 7,9,10 sgk.
- Làm thử bài thực hành, điền các số liệu vào báo cáo mẫu.
- HS đọc trước nội dung bài 10 và chuẩn bị báo cáo mẫu sgk.
- Dụng cụ vật liệu cho mỗi nhóm HS:
+ 1 đồng hồ vạn năng.
+ 1 mạch nguồn cấp điện 1chiều đã lắp sẳn trên bảng mạch.
C. Tiến trình bài dạy:
1. ổn định lớp:
2. Bài củ:
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn ban đầu
Kiến thức liên quan:
1.Điốt:
- Chức năng
- Nguyên lí làm việc
2.Mạch chỉnh lưu:
Chỉnh lưu một nữa chu kì
Chỉnh lưu toàn sóng
Chỉnh lưu cầu.
3. Mạch nguồn điện một chiều:
Hình 9.1 SGK
b/ Phân chia dụng cụ và vật liệu:
- Như đã chuẩn bị
Hoạt động 2: Thực hành.
Hoạt đông của HS
Hoạt động của thầy
Bước 1: .Quan sát tìm hiểu linh kiện,
- nguồn
- biến áp
- tụ lọc nguồn
- bộ chỉnh lưu gồm 4 điốt tiếp mặt loại 1A,
- tải
Bước 2.Vẽ lại sơ đồ nguyên lí.
- sơ đồ h. 9.1 SGK
Yêu cầu học sinh vẽ lại sơ đồ nguyên lí mạch nguồn điện một chiều
Cho biết tên chức năng của mỗi linh kiện trong mạch?
giới thiệu mô hình mạch điện thực tế đã được lắp sãn theo sơ đồ hình 9.1 SGK..
Quan sát, hướng dẫn hs trong quá trình thực hành.
Hoạt động 3: Cấp nguồn xoay chiều, đo các giá trị điện áp.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên.
Kết quả:
- Điện áp sơ cấp U1
- Điện áp thứ cấp U2
- Điện áp sau mạch lọc U3
- Điện áp sau mạch ổn áp U4
* Mẫu báo cáo:
Mạch nguồn điện mọt chiều
Họ và tên:
Lớp:
1.Sơ đồ nguyên kí của mạch nguồn thực tế.
2.Kết quả đo:
U1 ~(v)
U2 ~(v)
U3 -(v)
U4 - (v)
3.Nhận xét:
- Tỉ số biến áp nguồn”
Điện áp ra sau mạch ổn apso với điến áp sau cuôn thứ cấp biến áp nguồn.
Yêu cầu thiết kế: Điện áp vào 220v,50Hz. Điện áp ra một chiều 12v,dòng điện tải 1A.
hướng dẫn học sinh cấp nguồn và đo các kết quả.
ghi kết quả đo được vào mẫu báo cáo đã chuẩn bị sẵn.
Hướng dẫn học sinh đo, thảo luận kết quả và hoàn thành báo cáo.
Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào báo cáo và quá trình quan sát học sinh làm việc
4. Tổng kết, đánh giá(8p)
a) Học sinh hoàn thành báo cáo:
- Báo cáo kết quả thu được
- Nhận xét kết quả thực hành
b) Giáo viên đánh gía kết quả thực hành của học sinh dựa theo kết quả chấm báo cáo và quá trình theo dõi quan sát học sinh thực hành.
c) Học sinh thu dọn dụng cụ, làm vệ sinh phòng thực hành.
--------------------------------
Bài 11: Thực hành lắp mạch nguồn chỉnh lưu cầu
có biến áp nguồn và tụ lọc
Ngày soạn:
Ngày dạy: Tiết Chi tiết:10
A. Mục tiêu:
1. Học sinh lắp được các linh kiện điện tử lên bo mạch thử hteo một sơ đồ nguyên lí.
2. Rèn luyện tư duy kỷ thuật, kỹ năng kỹ thuật.
3. có ý thức thực hiệnd dúng quy trình và các quy định về an toàn.
B. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
- Các dụng cụ :
+ Đồng hồ vạn năng
+ Dây dẫn
+ Bo mạch thử
+ kìm, kẹp, dao gọt dây
+ Điot tiếp mặt loại 1A
+ Tụ hoá 1000F, điện áp định mức 25V: 1 chiếc.
+ Biến áp nguồn 220V/ 9 V
+ Máy thu thanh bán dẫn chạy nguồn 9V.
2.Học sinh:
-Sách vở ghi chép đầy đủ.
C. Tiến trình:
1. ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (0p)
Trong quá trình dạy thực hành kết hợp kiểm tra bài cũ của học sinh.
3. Nội dung bài mới:
(1p)
Hoạt động 1: Hướng dẫn ban đầu
Kiến thức liên quan:
1.Điốt:
Chức năng
Nguyên lí làm việc
2.Mạch chỉnh lưu:
Chỉnh lưu một nữa chu kì
Chỉnh lưu toàn sóng
Chỉnh lưu cầu.
3. Mạch nguồn điện một chiều có tụ lọc:
Hình 9.1 SGK
b/ Phân chia dụng cụ và vật liệu:
- Như đã chuẩn bị
Hoạt động 2: Thực hành.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
tg
1.Kiểm tra loại tôt xấu và phân biệt điện cực của 4 điot tiếp mặt
- Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra chất lượng của các điốt tốt hay xấu.
Kiểm tra và phân biệt các điện cực của điốt: anốt, katôt.
2.bố tí các linhkiện lên bo mạch theo sơ đồ nguyên lí.
-Bố trí các linh kiện lên bo mạch thử theo sơ đồ ng/lí hình 9-1 sgk.
- Vẽ sơ đồ mạch lắp ráp.
- Nối mạch theo sơ đồ.
3. Giáo viên kiểm tra mạch lắp ráp
4. Học sinh đóng điện và đo điện áp một chiều ra khi có tụ lọc và khi không có tụ lọc:
- Điện áp sơ cấp U1
- Điện áp thứ cấp U2
- Điện áp sau mạch lọc U3
- Điện áp sau mạch ổn áp U4
- Ghi kết quả vào mục 3 báo cáo thực hành theo mẫu.
* Mẫu báo cáo:
Mạch nguồn điện một chiều
Họ và tên:
Lớp:
1.Sơ đồ nguyên kí của mạch nguồn thực tế.
2.Kết quả đo:
U1 ~(v)
U2 ~(v)
U3 -(v)
U4 - (v)
3.Nhận xét:
- Tỉ số biến áp nguồn”
Điện áp ra sau mạch ổn ap so với điến áp sau cuôn thứ cấp biến áp nguồn.
Yêu cầu học sinh vẽ lại sơ đồ nguyên lí mạch nguồn điện một chiều
Gv hưóng dẫn học sinh kiểm tra phân biệt điện cực và chất lượng các điôt tiếp mặt.
học sinh kiểm tra phân biệt điện cực và chất lượng các điôt tiếp mặt.
Cho biết tên chức năng của mỗi linh kiện trong mạch?
( nguồn, biến áp, tụ lọc nguồn, bộ chỉnh lưu gồm 4 điốt tiếp mặt loại 1A, tải.)
Gv yêu cầu học sinh vẽ lại sơ đồ lắp ráp theo sơ đồ nguyên lí từ mạch h.9.1 SGK
vẽ lại sơ đồ lắp ráp
Gv hướng kiểm tra mạch lắp ráp.
Gv hướng dẫn học sinh cấp nguồn và đo các kết quả.
Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào báo cáo và quá trình quan sát học sinh làm việc
5p
5p
5p
20p
4. Tổng kết, đánh giá(8p)
a) Học sinh hoàn thành báo cáo:
- Báo cáo kết quả thu được
- Nhận xét kết quả thực hành
b) Giáo viên đánh gía kết quả thực hành của học sinh dựa theo kết quả chấm báo cáo và quá trình theo dõi quan sát học sinh thực hành.
c) Học sinh thu dọn dụng cụ, làm vệ sinh phòng thực hành.
Bài 12: Thực hành: điều chỉnh các thông số
của mạch tạo xung đa hài dùng tranzito
Ngày soạn:
Ngày dạy: Tiết CHI TIếT:11
A. Mục tiêu:
- Hiểu được ng/lí làm việc của mạch tạo xung đa hài.
- Biết cách đổi xung đa hài đối xứng sang xung đa hài không đối xứng.
- Biết cách thay đổi chu kì xung cho nhanh hay chậm.
- Có ý thức tuân thủ mọi qui trình và qui định về an toàn.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu nội dung bài 12 sgk.
- Ôn lại bài 8 sgk.
Dụng cụ,vật liệu cho mỗi nhóm HS.
- Một mạch tạo xung đa hài đối xứng dùng tranzito đã lắp sẵn (8-3)
- Hai tụ hóa loại 20 F /16v. Kìm, kẹp, tua vít.
- Nguồn điện một chiều 4,5v.
2. Học sinh:
- Sách vở ghi chép đầy đủ.
C. Tiến trình thực hành:
1/ ổn định lớp:
2/ Bài củ:
Trình bày sơ đồ và nguyên lí làm việc của mạch tạo xung đa hài đối xứng ?
3/ Nội dung thực hành:
Hoạt động 1: Hướng dẫn ban đầu.
- Giới thiệu mục tiêu của bài học.
- Giới thiệu nội dung và qui trình thực hành.
Bước 1: Cấp nguồn cho mạch điện hoạt động,quan sát ánh sáng và đếm số lần sáng của LED trong khoảng 30 giây.Ghi kết quả vào mẫu báo cáo.
Bước 2: Cắt nguồn,mắc song song 2tụ điện với 2 tụ điện trong sơ đồ,đóng điện và làm như bước 1.
Bước 3: Cắt điện và bỏ ra 1 tụ ở một vế của bước 2.Đóng điện và làm như bước 1,so sánh thời gian sáng tối của 2 LED.
- Phân chia dụng cụ,vật liệu cho từng nhóm HD.
Hoạt động 2: Thực hành.
hoạt động của HS
Hoạt động của GV
Bước 1:
-Cấp nguồn cho mạch điện hoạt động
- Quan sát ánh sáng và đếm số lần sáng của LED trong khoảng 30 giây.
- Ghi kết quả vào mẫu báo cáo.
Bước 2:
-Cắt nguồn mắc song song hai tụ với hai tụ trong mạch.
- Đóng điện.
- Quan sát.
- Ghi kết quả vào mẫu báo cáo.
Bước 3:
- Cắt nguồn
- Bỏ một tụ ở bước 2.
- Đóng điện.
- Đếm số lần sáng của LED trong khoảng 30 giây.
- Ghi kết quả vào mẫu báo cáo.
- So sánh thời gian sáng tối của 2 LED
Hướng dẫn HS đưa nguồn vào đúng vị trí và quan sát số lần sáng của LED.
Hướng dẫn ghi kết quả.
Hướng dẫn và quan sát học sinh trong quá trình thực hành.
sau khi có tụ lọc, dự đoán kết quả đo sẽ thay đổi như thế nào?
Hướng dẫn HS thao tác các bước thay đổi tụ điện và quan sát sự sáng tối của LED.
Chú ý an toàn cho người và thiết bị.
Hoạt động 3: Tổng kết đánh giá.
- Đại diện từng nhóm HS lên trình bày kết quả thức hành của nhóm.
- Thu báo cáo các nhóm và nhận xét chung.
- HS thu dọn dụng cụ,vật liệu và vệ sinh lớp học.
4. Dặn dò:
- ôn tập chương 1 và 2 để tiết sau kiểm tra một tiết.
------------------------------------
File đính kèm:
- KtCN 122 Vu Thanh.doc