Chương I: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ
Bài 2: ĐIỆN TRỞ - TỰ ĐIỆN - CUỘN CẢM
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
- Học sinh biết được cấu tạo, ký hiệu, số liệu kỷ thuậ, của các linh kiện điện tử cơ bản như: Điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
2/ Kỷ năng :
- Nhận biết, phân biệt các loại điện trở, tụ điện, cuộn cảm
- Vận dụng công dụng của các linh kiện điện tử để giải thích các hiện tượng thực tế.
3/ Thái độ:
Yêu thích môn học, tạo hứnh thú học tập cho học sinh.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 733 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 12 Chương 1 - Bài 2: Điện trở - Tự điện - cuộn cảm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
12CN
Ngày soạn:
Tiết :
Bài dạy: Chương I: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ
Bài 2: ĐIỆN TRỞ - TỰ ĐIỆN - CUỘN CẢM
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
- Học sinh biết được cấu tạo, ký hiệu, số liệu kỷ thuậ, của các linh kiện điện tử cơ bản như: Điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
2/ Kỷ năng :
- Nhận biết, phân biệt các loại điện trở, tụ điện, cuộn cảm
- Vận dụng công dụng của các linh kiện điện tử để giải thích các hiện tượng thực tế.
3/ Thái độ:
Yêu thích môn học, tạo hứnh thú học tập cho học sinh.
II/ Chuẩn bị của Thầy và Trò:
1/ Chuẩn bị của Thầy:
- Tranh vẽ các hình 2-2;2-4;2-7 trong SGK
- Vật mẫu về điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
2/ Chuẩn bị của trò:
- Đọc trước bài 2 trong SGK.
- Tìm hiểu các kiến thức có liên quan.
III/ Tiến trình giảng dạy:
1/ Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số học sinh ( 2 phút ).
2/ Kiểm tra bài cũ: ( 10 phút )
1/ Nêu vai trò của kỷ thuật điện tử đối với sản xuất và đời sống.
2/ Nêu những ứng dụng của kỷ thuật điện tử được dùng trong hộ gia đình.
3/ Đặt vấn đề vào bài: ( 3 phút )
Trong cuộc sống ngày nay, khoa học đang phát triển, các linh kiện điện tử được sử dụng rất rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực. Vậy các linh kiện điện tử này được cấu tạo từ những dụng cụ nào? Chúng có cấu tạo, ký hiệu và công dụng như thế nào. Bài học hôm nay ta sẻ nghiên cứu.
4/ Bài mới:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về điện trở
10ph
- GV dùng vật mẫu đối chiếu tranh vẽ nêu công dụng, cấu tạo, phân loại và ký hiệu của điện trở.
-Ngoài đơn vị ôm trong thực tế người ta thường sử dụng các hệ đơn vị nào?
- Dựa và kiến thức vật lý lấy 2 ví dụ để miêu tả số liệu kỷ thuật và công dụng của nó.
- HS quan sát, theo dõi.
- HS suy nghĩ trả lời
I/ Điện trở:
1/ Công dụng, cấu tạo, phân loại, ký hiệu:
a/ Công dụng:Hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện.
b/ Cấu tạo: Thường dùng dây kim loại có điện trở suất cao hoặc dùng bột tham phun lên lõi sứ để làm điện trở.
c/ Phân loại: Diện trở được phân loại theo:
- Công suất: CS nhỏ, CS lớn.
- Trị số: Loại cố định hoặc có thể biến đổi.
- Khi đại lượng vật lý tác động lên điện trở thì trị số điện trở thay đổi thì được phân loại sau:
+ Điện trở nhiệt;
Hệ số dương.
Hệ số âm
+ Diện trở biến đổi theo điện áp.
+ Quang điện trở.
d/ Kí hiệu : SGK
2/ Các số liệu kỷ thuật của điện trở:
a/ Trị số điện trở: Cho biết mức độ cản trở của điện trở.
Đơn vị điện trở: Ôm ( )
+ 1 kilô ôm ( k)=103
+ 1 Mêga ôm ( M)=106
b/ Công suất định mức:Là công suât tiêu hao trên điện trở mà nó có thể chịu đựng được trong thời gian dài.
Đơn vị đo là oát ( W ).
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về tụ điện
7ph
- GV dùng vật mẫu đối chiếu tranh vẽ nêu công dụng, cấu tạo, phân loại và ký hiệu của tụ điện.
-Ngoài đơn vị fara trong thực tế người ta thường sử dụng các hệ đơn vị nào?
- Lấy ví dụ để giải thích công dụng của dung kháng.
- HS quan sát, theo dõi
- HS suy nghĩ trả lời
II/ Tụ điện:
1/ Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu:
a/ Công dụng: Ngăn cản dòng điện 1 chiều và cho dòng điện xoay chiều đi qua.
b/Cấu tạo: Tụ điện là tập hợp của hai hay nhiều vật dẫn ngăn cách bỡi lớp điện môi.
c/ Phân loại:Căn cứ vào vật liệu làm lớp điện môi giữa hai bản cực để phân loại và gọi tên sau:Tụ xoay, tụ giây, tụ mica, tụ gốm,tụ dầu.
d/ Kí hiệu : SGK
2/ Các số liệu kỷ thuật của tụ điện:
a/ Trị số điện dung:Cho biết khả năng tích luỹ điện trường của tụ điện khi có điện áp đặt lên hai cực của tụ điện.
- Đơn vị đo là fara ( F ) hoặc
+ 1 Micrôfara ( F ) =10-6F
+ 1 Nanôfara ( nF ) =10-9F
+ 1 picô fara ( pf ) = 10-12F.
b/ Điện áp định mức: ( Uđm)là trị số điện áp lớn nhất cho phép đặt lên hai cực của tụ điện.
c/ Dung kháng của tụ điện: ( Xc )là đại lượng biểu hiện sự cản trở của tụ điện đối với dòng điện chạy qua nó.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về cuộn cảm
8ph
- GV dùng vật mẫu đối chiếu tranh vẽ nêu công dụng, cấu tạo, phân loại và ký hiệu của cuộn cảm.
- Lấy ví dụ để giải thích công dụng của dung kháng.
- HS quan sát, theo dõi
- HS suy nghĩ trả lời
III/ Cuộn cảm:
1/ Công dụng, cấu tạo, phân loại, ký hiệu:
a/ Công dụng:Thường dùng để dẫn dòng điện một chiều, chặn dòng điện cao tần
b/ Cấu tạo: Dùng dây dẫn điện để quấn thành cuộn cảm.
c/ Phân loại:Tuỳ theo cấu tạo và phạm vi sử dụng, cuộn cảm phân loại như sau:Cuộn cảm cao tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm âm tần.
d/ Kí hiệu : SGK
2/ Các số liệu kỷ thuật của cuộn cảm:
a/Trị số điện cảm; Cho biết khả năng tích luỹ năng lượng từ trường khi có dòng điện chạy qua.
- Trị số điện cảm phụ thuộc vào kích thước, hình dạng, vật liệu lõi,
- Đơn vị đo là Henry ( H ) hoặc
+ 1 Mili henry ( mH )=10-3H
+ 1 Micrô henry (H )=10-6H
b/ Hệ số phẩm chất: ( Q ) Đặc trưng cho tổn hao năng lượng trog cuộn cảm.
c/ Cảm kháng:( XL ) Là đại lượng biểu hiện sự cản trở của cuộn cảm đối với dòng điện chạy qua nó.
XL= 2fL
IV/ Củng cố, vận dụng; ( 5 phút )
V/ Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- bai2.doc