Bài 30: ÔN TẬP
I- Mục tiêu
1- kiến thức
Hệ thống hóa và củng cố được những nội dung cơ bản của môn học
2-Kỹ năng
Nhận biết được một số loại linh kiện điện tử
3-Thái độ :
Sự say mê , ham thích môn học
Sự cần cù , nghiêm túc trong công việc
II- CHUẨN BỊ
1- Chuẩn bị của giáo viên
Lập sơ đồ tóm tắt được nội dung cơ bản của chương trình dựa trên chuẩn kiến thức kĩ năng và sgk
Lựa chọn hoặc đề xuất những câu hỏi để hướng dẫn hs tự học
2.Chuẩn bị của học sinh
Xem trước bài ôn tập
III- Hoạt động dạy học
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 739 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 12 Chương 7 - Bài 30: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy :
Tiết:
Bài 30: ÔN TẬP
I- Mục tiêu
1- kiến thức
Hệ thống hóa và củng cố được những nội dung cơ bản của môn học
2-Kỹ năng
Nhận biết được một số loại linh kiện điện tử
3-Thái độ :
Sự say mê , ham thích môn học
Sự cần cù , nghiêm túc trong công việc
II- CHUẨN BỊ
Chuẩn bị của giáo viên
Lập sơ đồ tóm tắt được nội dung cơ bản của chương trình dựa trên chuẩn kiến thức kĩ năng và sgk
Lựa chọn hoặc đề xuất những câu hỏi để hướng dẫn hs tự học
2.Chuẩn bị của học sinh
Xem trước bài ôn tập
III- Hoạt động dạy học
1.Ổn định : Kiểm tra sĩ số lớp
2.Kiểm tra bài cũ
3.Giảng bài mới
TL
Hoạt động giáo viên
Hoạt động hs
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:Lập sơ đồ tóm tắt nọi dung cơ bản của chương trình
Nêu những nội dung đã học trong kĩ thuật điện tử ?
Yêu cầu hs lên bảng trình bày sơ đồ tóm tắt các chương bài
Gv nhận xét , bổ sung hoàn chỉnh sơ đồ
Gv: trước đây , quan niệm điện tử chủ yếu dung cho thông tin , viễn thông . Ngày nay , quan niệm trên đã thay đổi , điện tử đã điều khiển điện áp tới hang nghìn vôn , dòng điện tới hang nghìn ampe
Yêu cầu hs lên bảng vẽ sơ đồ các nội dung đã học trong phần kĩ thuật điện
Hs lên bảng tóm tắt theo sự hướng dẫn của giáo viên
Hs nghe giảng
Hs tóm tắt sơ đồ
I.Hệ thống hóa nội dung
1.Kĩ thuật điện tử
- Linh kiện điện tử :điện trở , tụ điện , cuộn cảm,linh kiện bán dẫn và IC
-Một số mạch điện tử cơ bản: mạch nguồn, mạch khuếch đại , mạch tạo xung
-Một số mạch điều khiển điện tử đơn giản: mạch điều khiển tín hiệu, mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha
-Một số thiết bị điện tử dân dụng: máy tăng âm, máy thu thanh ,máy thu hình
2.Kĩ thuật điện
-Mạch điện xoay chiều 3 pha : hệ thống điện quốc gia ,mạch điên xoay chiều 3 pha
-Máy điện 3 pha :máy điện xoay chiều 3 pha ,máy biến áp 3 pha
-Mạng điện sản xuất quy mô nhỏ
Hoạt động 2: gợi ý hs trả lợi một số câu hỏi
Câu 2::Làm thế nào để phân biệt được tranzito PNP và NPN ? Hãy vẽ kí hiệu của hai loại tranzito đó?
Gv đặt câu hỏi gợi mở :
Quan sát chiều mũi tên của dòng điện chạy trong 2 loại tranzitor?
Câu : nêu sự giống nhau và khác nhau giữa điot tiếp mặt và tirixto?
Đối với câu hỏi này , gv có thể đặt câu hỏi gợi mở như sau ?
1.Điot hoạt động khi nào ?
2.Đối với tirixto điều gì sẽ xãy ra khi UAK > 0 và
-UGK>0?
-UGK<0?
Gv kết luận :
Câu : làm thế nào để có thể truyền âm thanh đi xa ? Muốn thu tín hiệu âm thanh của các đài phát thanh phải theo nguyên lí nào ?
Gv đặt câu hỏi gợi mở như sau :
Sóng âm là sóng điện từ có tần số thấp hay tần số cao ?bản thân sóng âm có khả năng truyền hoặc bức xạ đi xa không ?
Có mấy cách gửi sóng âm tần vào sóng cao tần?
Gv giải thích cách điều biên (sóng AM) và điều tần (sóng FM)
Trong kĩ thuật truyền thanh bằng sóng dài, sóng trung và sóng ngắn, thường dùng cách điều biên(sóng AM); bằng sóng cực ngắn thường dùng điều tần(sóng FM).
FM là chữ viết tắt của Frequency modulation có nghĩa là điều chỉnh tần số của tín hiệu phát rồi kết hợp vào sóng mang để tạo nên sự thay đổi tần số của tín hiệu phát sau đó tạo nên sự thay đổi tần số của tín hiệu ra loa sau khi được máy radio nhận và giải mã. Vì sóng FM mang tín hiệu được thay đổi tần số nên tín hiệu ra loa ( sau khi được máy radio giải mã ) có thể tạo nên hiệu ứng âm thanh nổi - stereo.
AM là chữ viết tắt của Amplitude Modulation nghĩa là sự biến đổi biên độ của dao động cao tần theo quy luật của tín hiệu đưa vào điều biến. Sóng trung phát thanh thường dùng phương thức ĐB hay còn gọi là sóng AM, máy thu có băng sóng AM là máy thu có băng sóng trung.
Cau 16 :Tại sao khi cấp điện 3 pha , động cơ không đồng bộ 3 pha quay được ?
Đối với câu này gv có thể đặt câu hỏi gợi mở :
Động cơ không đồng bộ làm việc thì tốc độ quay của roto n như thế nào so với tốc độ quay của từ trường n1?
Từ đó gv giải thích ý nghĩa từ “không đồng bộ”
Tốc độ quay n có thể bằng n1 được không ?
Nếu tốc độ quay n=n1 thì không có sự chuyển động tương đối , trong dây quấn roto không có sdd và dòng điện cảm ứng , lực điện từ bằng 0
Hs trả lời câu hỏi của giáo viện
Đối với tranzito , mũi tên đặt ở giữa cực emito và bazo luôn có chiều chạy từ bán dẫn p sang bán dẫn n
Tranzito PNP có mũi tên chạy vào
Tranzito NPN có mũi tên chạy ra
Hs thảo luận , sau đó trả lời
Hs thảo luận trả lời theo kiến thức trong sgk
Hs thảo luận trả lời
Tốc độ quay của n khác n1
Hs thảo luận trả lời
II.Trả lời một số câu hỏi sgk
1.Tranzito
PNP NPN
2.Diot và tirixto
Kí hiệu diot
Kí hiệu tirixto
Diot tiếp mặt và tirixto khác nhau ở điều kiện dẫn thông , còn các điều kiện làm việc khi đã dẫn thông và khi tắt là giống nhau
3.Truyền tải âm thanh đi xa
Âm thanh là một lọaị sóng , Âm muốn truyền đi xa phải qua biến đổi và điều chế . Cụ thể là :
Sóng âm được biến đổi dưới dạng sóng điện tù có tần số thấp
Bản than sóng âm không có khả năng truyền hoặc bức xạ đi xa , do đó người ta phải gửi nó vào một sóng cao tần , sóng náy do máy phát sóng tạo ra
Để gửi sóng âm tần vào sóng cao tần có hai cách là điều tần và điều biên
Để thu được tín hiệu âm thanh của các đài phát thì máy thu sóng phải tương thích với máy phát sóng nghĩa là máy phát sóng là FM hoặc AM thì máy thu sóng cũng vậy
4.Động cơ không đồng bộ 3 pha
Khi cho dòng điện 3 pha vào 3 dây quấn Stato sẽ tạo ra từ trường quay . Từ trường uay cắt các thanh dẫn của dây quấn Roto , làm xuất hiện các sdd và dòng điện cảm ứng . Lực tương tác điện từ giữa từ trường quay và dòng điện cảm ứng tạo ra momen quay
4.Dặn dò
Nhắc lại các nội dung đã học
5.Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- bai30.doc