Bài 2 : ĐIỆN TRỞ, TỤ ĐIỆN, CUỘN CẢM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được cấu tạo, kí hiệu, số liệu kỹ thuật và công dụng của các linh kiện: điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
2. Kỹ năng:
- Vẽ được sơ đồ mạch điện đơn giản có chứa các linh kiện: điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
3. Thái độ:
- Có ý thức tìm hiểu về các linh kiện: điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
82 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1076 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ 12 đủ cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:15-8-2013
Tiết 1
Bài 2 : ĐIỆN TRỞ, TỤ ĐIỆN, CUỘN CẢM
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
- Biết được cấu tạo, kí hiệu, số liệu kỹ thuật và công dụng của các linh kiện: điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
Kỹ năng:
- Vẽ được sơ đồ mạch điện đơn giản có chứa các linh kiện: điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
Thái độ:
- Có ý thức tìm hiểu về các linh kiện: điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
II . CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Nghiên cứu kỹ bài 2 SGK và các tài liệu có liên quan.
Tranh vẽ các hình: 2.1, 2.3, 2.4, 2.5 trong SGK.
Các loại linh kiện điện tử thật. Có thể dùng máy chiếu đa năng.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Nghiên cứu kỹ bài 2 SGK và các tài liệu có liên quan.
Sưu tầm các loại linh kiện điện tử.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Ổn định:
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Tên hs vắng
12A2
12A4
12A6
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo, ký hiệu, SLKT và ứng dụng của điện trở.
Hoạt động của thầy
GV: Em hãy cho biết các loại điện trở thường dùng? GV dùng tranh vẽ các loại điện trở treo lên bảng.
GV: Em hãy cho biết trong các sơ đồ mạch điện các điện trỏ được kí hiệu như thế nào?
GV: Khi sử dụng điện trở người ta thường quan tâm đến các thông số nào? GV dùng tranh vẽ hoặc linh kiện thật,
gọi HS lên bảng quan sát và đọc thông số của điện trở.
.
GV: Ngồi cách ghi các trị số trực tiếp lên thân điện trở, còn cách nào để thể hiện các trị số đó?
GV: Gọi HS lên bảng vẽ một mạch điện đơn giản trong đó có thể hiện công dụng của các linh kiện?
Hoạt động của trò
I./ Điện trở:
1./ Cấu tạo và phân loại:
* Cấu tạo: Thường dùng dây điện trở hoặc bột than phủ lên lõi sứ.
* Phân loại điện trở: SGK.
2./ Kí hiệu của điện trở:
Điện trở cố định.
Biến trở.
Điện trở nhiệt.
Điện trở biến đổi theo điện áp.
Quang điện trở.
3./ Các số liệu kỹ thuật:
- Trị số của điện trở: (R) là con số chỉ mức độ cản trở dòng điện của điện trở.
- Đơn vị , K, M.
- Công suất định mức: là công suất tiêu hao trên điện trở( mà nó có thể chịu được trong thời gian dài không bị cháy đứt). Đơn vị W.
4./ Công dụng của điện trở:
- Điều chỉnh dòng điện trong mạch.
- Phân chia điện áp.
b. Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo, ký hiệu, số liệu kỹ thuật và ứng dụng của tụ điện.
GV: dùng ảnh chụp hoặc tranh vẽ một số loại tụ điện để HS quan sát.
GV: Em hãy cho biết cấu tạo của tụ điện?
.
GV: Em hãy cho biết các loại tụ điện?
GV: Em hãy cho biết trong sơ đồ các mạch điện tụ có kí hiệu như thế nào?
GV: Tụ điện có các thông số cơ bản nào?
GV: Em hãy cho biết công dụng của tụ điện ?
HS lên bảng vẽ một mạch điện đơn giản trong đó thể hiện công dụng của tụ điện.
II./ Tụ điện:
1./ Cấu tạo và phân loại:
* Cấu tạo: Gồm các bản cực cách điện với nhau bằng lớp điện môi.
* Phân loại tụ điện: Phổ biến:
Tụ giấy, Tụ mi ca, Tụ ni lông.
Tụ dầu, Tụ hóa.
2./ Kí hiệu tụ điện:
a)
b)
c)
+
+
_
_
3./ Các số liệu kỹ thuật của tụ:
- Trị số điện dung (C): Là trị số chỉ khả năng tích lũy năng lượng điện trườngcủa tụ điện khi có điện áp đặt lên hai cực của tụ đó.
XC = ()
Đơn vị: µF, nF, pF.
- Điện áp định mức (Uđm): Là trị số điện áp lớn nhất cho phếp đặt lên hai đầu cực của tụ điện mà vẫn an tồn.
4./ Công dụng của tụ:
- Ngăn cách dòng một chiều và cho dòng xoay chiều đi qua.
- Lọc nguồn.
c. Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo, ký hiệu, SLKT và ứng dụng của cuộn cảm.
GV: dùng ảnh chụp hoặc tranh vẽ một số loại cuộn cảm để HS quan sát.
GV: Em hãy cho biết cấu tạo của cuộn cảm?
GV: Em hãy cho biết các loại cuộn cảm?
HS: Lên bảng chỉ trên tranh vẽ từng loại cuộn theo hình vẽ.
GV: Em hãy cho biết trong sơ đồ các mạch điện cuộn cảm có kí hiệu như thế nào?
HS lên bảng vẽ các ký hiệu theo yêu cầu của các thầy cô.
GV: Cuộn cảm có các thông số cơ bản nào?
HS đọc các thông số trên cuộn do các thấy cô đưa cho.
GV: Em hãy cho biết công dụng của cuộn cảm ?
HS lên bảng vẽ một mạch điện đơn giản trong đó thể hiện công dụng của cuộn cảm.
III./ Cuộn cảm:
1./ Cấu tạo và phân loại cuộn cảm:
* Cấu tạo: Gồm dây dẫn quấn thành cuộn phía trong có lõi.
* Phân loại cuộn cảm :
Cuộn cảm cao tần.
Cuộn cảm trung tần.
Cuộn cảm âm tần.
2./ Ký hiệu cuộn cảm :
3./ Các số liệu kỹ thuật của cuộn cảm :
- Trị số điện cảm (L) : Là trị số chỉ khả năng tích lũy năng lượng từ trương khi có dòng điện chạy qua.
- Đơn vị : H, mH, µH.
- Hệ số phẩm chất (Q) : Đặc trưng cho sự tổn hao năng lượng của cuộn cảm và được đo bằng
Q =
4./ Công dụng của cuộn cảm:
4. Củng cố: (3 phút)
- Trình bày công dụng của điện trỏ, tụ điện, cuộn cảm
- Đọc giá trị 5k 1,5w : 15F 15V HS : Trả lời
5. Dặn dò hương dẫn học sinh học tập ở nhà : (1 phút)
- Trả lời câu hỏi 1,2,3 sách giáo khoa trang 11,
- Đọc trước Bài 3 ( Các bước chuẩn bị thực hành.)
Ký duyệt của tổ trưởng CM
Nguyễn .T. Thu Nga
*********************************
Ngày soạn: -8-2013
Tiết 2
Bài 3 : THỰC HÀNH : ĐIỆN TRỞ, TỤ ĐIỆN, CUỘN CẢM
I. MỤC TIÊU:
1 Kiến thức:
- Nhận biết về hình dạng các thông số của các linh kiện điện tử như điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
2. Kỹ năng:
- Đọc và đo các số liệu kỹ thuật của các linh kiện như điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
3. Thái độ:
- Có ý thức tuân thủ các quy trình và các qui định an toàn.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Nghiên cứu kỹ bài 2 SGK và các tài liệu có liên quan.
Các loại linh kiện điện tử thật gồm cả loại tốt và xấu.
Đồng hồ vạn năng 5 chiếc.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Nghiên cứu kỹ bài 2 SGK và các tài liệu có liên quan.
Xem tranh của các linh kiện, sưu tầm các linh kiện.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định:
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Tên hs vắng
12A2
12A4
12A6
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày các loại điện trở? Có bao nhiêu cách ghi giá trị của điện trở?
- Trình bày các số liệu kỹ thuật của tụ điện?
- Trình bày cách đôỉ giá trị của các vòng màu sang giá trị của điện trở ?
3. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Trình tự các bước thực hành.
Hoạt động của thầy
GV chia HS thành các nhóm nhỏ phù hợp với số lượng dụng cụ thực hành.
GV cho HS quan sát các linh kiện cụ thể sau đó yêu cầu HS chọn ra:
Nhóm các loại điện trở rồi sau đó xếp chúng theo từng loại.
Nhóm các loại tụ điện rồi sau đó xếp chúng theo từng loại.
Nhóm các loại cuộn cảm rồi sau đó xếp chúng theo từng loại.
Yêu cầu HS chọn ra 5 điện trở màu rồi quan sát kỹ và đọc trị số của nó. Kiểm tra bằng đồng hồ vạn năng kết quả đo được điền vào bảng 01.
Yêu cầu HS chọn ra 3 cuộn cảm khác loại rồi quan sát kỹ và xác định trị số của nó, kết quả đo được điền vào bảng 01.
Chọn các tụ điện sao cho phù hợp để ghi vào bảng cho sẵn.
Hoạt động của trò
Bước 1: Quan sát nhận biết các linh kiện.
Bước 2: Chọn ra 5 linh kiện đọc trị số đo bằng đồng hồ vặn năng và điền vào bảng 01.
Bước 3: Chọn ra 3 cuộn cảm khác loại điền vào bảng 02.
Bước 4: Chọn ra 1 tụ điện có cực tính và 1 tụ điện không có cực tính và ghi các số liệu vào bảng 03
b. Hoạt động 2: Tự đánh giá kết quả bài thực hành.
Học sinh hoàn thành theo mẫu và tự đánh giá kết quả thực hành.
Giáo viên đánh giá kết quả của bài thực hành và cho điểm.
Các loại mẫu báo cáo thực hành
CÁC LINH KIỆN ĐIỆN TRỞ, TỤ ĐIỆN CUỘN CẢM
Họ và tên:
Lớp:
Bảng 1. Tìm hiểu về điện trở.
STT
Vạch màu trên thân điện trở
Trị số đọc
Trị số đo
Nhận xét
1
2
3
4
5
Bảng 1. Tìm hiểu về cuộn cảm.
STT
Loại cuộn cảm
Ký hiệu và vật liệu lõi
Nhận xét
1
2
Bảng 1. Tìm hiểu về cuộn cảm.
STT
Loại tụ điện
Số liệu kỹ thuật ghi trên tụ
Nhận xét
1
Tụ không có cực tính
2
Tụ có cực tính
4 Củng cố: (5 phút)
- GV tổng kết đánh giá bài thực hành nhấn mạnh trọng tâm của bài.
5 Dặn dò hương dẫn học sinh học tập ở nhà : (1 phút)
- Xem trước nội dung bài 4 - SGK
Ký duyệt của tổ trưởng CM
Nguyễn .T. Thu Nga
Ngày soạn: 27-8-2013
Tiết 3
Bài 4 : LINH KIỆN BÁN DẪN VÀ IC
I. MỤC TIÊU:
1 Kiến thức:
- Biết được cấu tạo, ký hiệu, phân loại và công dụng của một số linh kiện bán dẫn và IC. Biết nguyên lý làm việc của tirixto và triac.
2. Kỹ năng:
- Nhận biệt được các linh kiện bán dẫn và IC trong các sơ đồ mạch điện đơn giản
3. Thái độ:
- Có ý thức tìm hiểu về linh kiện bán dẫn và IC.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Nghiên cứu kỹ bài 4 SGK và các tài liệu có liên quan.
Các loại linh kiện điện tử thật gồm cả loại tốt và xấu.
Tranh vẽ các hình trong SGK.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Nghiên cứu kỹ bài 4 SGK và các tài liệu có liên quan.
Sưu tầm các loại linh kiện điện tử.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định:
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Tên hs vắng
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Tên hs vắng
12A2
12A6
12A4
12A8
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tìm giá trị của các điện trở có các vòng màu:
Đỏ, đỏ, tím, nâu.
Cam, cam, xám, bạc.
3. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo, ký hiệu, phân loại và ứng dụng của điốt bán dẫn
Hoạt động của thầy
- GV: em hãy cho biết cấu tạo của điốt?
GV gọi lần lượt vài em lên trình bày.
GV: em hãy cho biết các loại điốt?
GV: em hãy cho biết trong các mạch điện điốt được ký hiệu như thế nào?
GV: khi sử dụng điốt người ta thường quan tâm đến các thông số nào?
GV: em hãy cho biết một vài công dụng của điốt?
Hoạt động của trò
I./ Điốt bán dẫn:
1. Cấu tạo: gồm hai lớp bán dẫn P và N ghép lại với nhau tạo nên tiếp giáp P-N trong vỏ thuỷ tinh hoặc nhựa.
P
N
Cực anốt Cực catốt
2. Phân loại:
- Điốt tiếp điểm: dùng để tách sóng trộn tần.
- Điốt tiếp mặt: dùng để chỉnh lưu.
- Điốt Zêne (ổn áp) dùng để ổn áp.
3. Ký hiệu của điốt
A K
4. Các thông số của điốt:
- Trị số điện trở thuận.
- Trị số điện trở ngược.
- Trị số điện áp đánh thủng.
5. Công dụng của điốt
- Dùng để chỉnh lưu.
- Dùng để khuếch đại tín hiệu.
b. Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo, ký hiệu, phân loại và ứng dụng của Tranzito
GV treo tranh cho HS quan sát
Em hãy cho biết cấu tạo của tranzito?
Em hãy cho biết các loại Tranzito?
Em hãy cho biết trên sơ đồ các mạch điện tranzito được ký hiệu như thế nào? Giải thích ký hiệu có đặc điểm gì đặc biệt liên quan đến cấu tạo và hoạt động của tranzito.
Yêu cầu HS lên bảng vẽ các ký hiệu và giải thích sau đó GV nhận xét và bổ sung.
GV: Khi sử dụng tranzito chúng ta cần phải chú ý đến các số liệu kỹ thuật nào?
GV gọi HS lên bảng quan sát tranh vẽ các linh kiện thật hoặc linh kiện thật để đọc các số liệu được ghi trên tranzito.
GV: hãy cho biết tranzito có công dụng như thế nào?
I
I./ Tranzito
1. Cấu tạo và phân loại của Tranzito
Cấu tạo:
Tranzito gồm 2 lớp tiếp giáp P-N trong vỏ bọc nhựa hoặc kim loại.
Phân loại: N-P-N, P-N-P
2. Ký hiệu Tranzito:
Loại P-N-P
Loại N-P-N
3. Các số liệu kỹ thuật của Tranzito
- Trị số điện trở thuận.
- Trị số điện trở ngược.
- Trị số điện áp đánh thủng.
4. Công dụng của Tranzito
- Dùng để khuếch đại tín hiệu.
- Dùng để tạo sóng.
- Dùng để tạo xung.
c. Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo, ký hiệu, ứng dụng và NLLV của Tirixto
GV dùng tranh vẽ hoặc ảnh chụp tirixto cho HS quan sát sau đó đặt câu hỏi:
Em hãy cho biết cấu tạo của tirixto?
HS sinh trả lời theo sự hiểu biết của mình.
So sánh cấu tạo của tirixto với cấu tạo của tranzito, điốt?
Em hãy cho biết trên sơ đồ các mạch điện tirixto được ký hiệu như thế nào? Giải thích ký hiệu có đặc điểm gì đặc biệt liên quan đến cấu tạo và hoạt động của tirixto.
HS lên bảng vẽ các ký hiệu và giải thích sau đó GV nhận xét và bổ sung.
GV: Khi sử dụng tirixto chúng ta cần phải chú ý đến các số liệu kỹ thuật nào?
GV gọi HS lên bảng quan sát tranh vẽ các linh kiện thật hoặc linh kiện thật để đọc các số liệu được ghi trên tirixto.
GV: hãy cho biết tranzito có công dụng như thế nào?
Yêu cầu HS lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện có tirixto và giải thích công dụng của tirixto trong mạch.
III./ Tirixto
Cấu tạo: Gồm 3 lớp tiếp giáp P-N trong vỏ bọc nhựa hoặc kim loại.
P1
N1
P2
N2
A1 A2
G
Kí hiệu:
Các số liệu kỹ thuật:
IA định mức.
UAK định mức.
UGK
Công dụng của Tirixto:
Dùng trong mạch chỉnh lưu có điều khiển.
5. Nguyên lý làm việc của Tirixto:
Dẫn khi UAK > 0 và UGK > 0.
Ngưng khi UAK = 0.
d. Hoạt động 4: Tìm hiểu cấu tạo, ký hiệu, ứng dụng và NLLV của Triac và Diac
GV dùng tranh vẽ hoặc ảnh chụp Triac và Điac cho HS quan sát sau đó đặt câu hỏi:
Em hãy cho biết cấu tạo của Triac và Điac?
Em hãy cho biết trên sơ đồ các mạch điện Triac và Điac được ký hiệu như thế nào? Giải thích ký hiệu có đặc điểm gì đặc biệt liên quan đến cấu tạo và hoạt động của Triac và Điac.
Yêu cầu HS lên bảng vẽ các ký hiệu và giải thích sau đó GV nhận xét và bổ sung.
IV./ Triac và Điac
Cấu tạo của Triac và Điac:
P1
P2
N1
N4
N3
N2
A2
G
A1
Ký hiệu:
Công dụng:
Dùng để điều khiển dòng điện xoay chiều.
Nguyên lý làm việc:
4. Củng cố: (5 phút)
- Em hãy cho biết công dụng của điốt, tranzito, tirixto, triac và điac?
- Em hãy cho biết thông số cơ bản của điốt, tranzito, tirixto, triac và điac?
5. Dặn dò hương dẫn học sinh học tập ở nhà : (1 phút)
- Xem trước nội dung bài 5 - SGK Chuẩn bị bài thực hành
Ký duyệt của tổ trưởng CM
Nguyễn .T. Thu Nga
Ngày soạn: 03-09-2013
Tiết 4
Bài 5 : THỰC HÀNH ĐIỐT, TIRIXTO, TRIAC
I. MỤC TIÊU:
1 Kiến thức:
- Nhận dạng được các loại điốt, tirixto và triac.
2. Kỹ năng:
- Đo điện trở thuận ngược của các linh kiện để xác định các cực của điốt và xác định tốt hay xấu.
3. Thái độ:
- Có ý thức tuân thủ các quy trình và các qui định về an toàn
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Nghiên cứu kỹ bài 4 SGK và các tài liệu có liên quan.
Các loại linh kiện điện tử thật gồm cả loại tốt và xấu.
Tranh vẽ các hình trong SGK.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Nghiên cứu kỹ bài 4 SGK và các tài liệu có liên quan.
Sưu tầm các loại linh kiện điện tử.
II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định:
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Tên hs vắng
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Tên hs vắng
12A2
12A6
12A4
12A8
2. Kiểm tra bài cũ:.
3. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Trình tự các bước thực hành
Hoạt động của thầy
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ phù hợp với số lượng dụng cụ thực hành.
GV cho HS quan sát các linh kiện cụ thể sau đó yêu cầu HS nhận biết các loại điốt. Sau đó GV giải thích để các em hiểu.
Thực hiện tương tự như vậy đối với tirixto và triac.
Cho học sinh tìm hiểu đồng hồ đo.
GV giới thiệu đồng hồ vạn năng và hướng dẫn cách sử dụng đồng cho đúng cách tránh làm hư hỏng đồng hồ.
GV giới thiệu cách đo điốt, cách đo tirixto và triac. Cách phân biệt chân và phân biệt tốt cấu và ghi vào bảng đã cho sẵn.
Hoạt động của trò
Bước 1: Quan sát nhận biết các linh kiện.
Điốt tiếp điểm vỏ thuỷ tinh màu đỏ.
Điốt ổn áp có ghi trị số ổn áp.
Điốt tiếp mặt vỏ sắt hoặc nhựa có hai điện cực.
Tirixto và Triac có 3 điện cực.
Bước 2: Chuẩn bị đồng hồ đo: đồng hồ vạn năng để ở thang đo X100
Bước 3: Đo điện trở thuận và điện trở ngược.
Điện trở thuận khoảng vài chục ôm
Điện trở ngược khoảng vài trăm ôm
a. Chọn ra 2 loại điốt sau đó thực hiện đo điện trở thuận điện trở ngược.
b. Chọn ra tirixto sau đó lần lượt đo điện trở thuận và điện trở ngược trong hai trường hợp UGK = 0 và UGK > 0.
Chọ ra Triac và đo trong hai trường hợp: cực G để hở và cực G nối với A2.
b. Hoạt động 2: Tự đánh giá kết quả bài thực hành.
Học sinh hồn thành theo mẫu và tự đánh giá kết quả thực hành.
Giáo viên đánh giá kết quả của bài thực hành và cho điểm.
Các loại mẫu báo cáo thực hành
CÁC LINH KIỆN ĐIỐT, TIRIXTO, TRIAC
Họ và tên:
Lớp: Bảng 1. Tìm hiểu và kiểm tra điốt.
Các loại điốt
Trị số điện trở thuận
Trị số điện trở ngược
Nhận xét
Điốt tiếp mặt
Điốt tiếp điểm
Bảng 2. Tìm hiểu và kiểm tra tranzito
UGK
Trị số điện trở thuận
Trị số điện trở ngược
Nhận xét
Khi UGK = 0
Khi UGK > 0
Bảng 3. Tìm hiểu và kiểm tra triac
UG
Trị số điện trở thuận
Trị số điện trở ngược
Nhận xét
Khi G hở
Khi G nối A2
4. Củng cố: (5 phút)
Chọn ra 2 loại điốt sau đó thực hiện đo điện trở thuận điện trở ngược.
b. Chọn ra tirixto sau đó lần lượt đo điện trở thuận và điện trở ngược trong hai trường hợp UGK = 0 và UGK > 0.
5. Dặn dò hương dẫn học sinh học tập ở nhà :
Ký duyệt của tổ trưởng CM
Nguyễn .T. Thu Nga
Ngày soạn: -9-2013
Tiết 5
Bài 6 : THỰC HÀNH TRANZITO
I. MỤC TIÊU:
1 Kiến thức:
Nhận dạng được các loại tranzito N-P-N và P-N-P, các loại tranzito cao tần, âm tần, các loại trazito công suất lớn và công suất nhỏ.
2. Kỹ năng:
- Đo điện trở thuận, điện trở ngược giữa các chân tranzito để phân biệt loại N-P-N và P-N-P, phân biệt tốt hay xấu và xác định các cực của tranzito.
3. Thái độ:
- Có ý thức tuân thủ các quy trình và các qui định về an toàn
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Đọc kỹ nội dung bài 4 SGK.
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cho các nhóm HS gồm: đồng hồ vạn năng, các linh kiện cả tốt và xấu.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Đọc kỹ nội dung bài 4 SGK và phần kiến thức có liên quan đến tranzito.
Đọc trước các bước thực hành.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Ổn định:
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Tên hs vắng
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Tên hs vắng
12A2
12A6
12A4
12A8
2. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy cho biết thông số cơ bản của tranzito?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Trình tự các bước thực hành
Hoạt động của thầy
GV chia HS thành các nhóm nhỏ phù hợp với số lượng dụng cụ thực hành.
GV cho HS quan sát các linh kiện cụ thể sau đó yêu cầu HS nhận biết các loại tranzito. Sau đó GV giải thích để các em hiểu
Cho học sinh tìm hiểu đồng hồ đo.
GV giới thiệu đồng hồ vạn năng và hướng dẫn cách sử dụng đồng cho đúng cách tránh làm hư hỏng đồng hồ.
GV giới thiệu cách đo tranzito. Cách phân biệt chân và phân biệt tốt cấu và ghi vào bảng đã cho sẵn.
Hoạt động của trò
Bước 1: Quan sát nhận biết các loại tranzito N-P-N và P-N-P, các loại tranzito cao tần, âm tần, các loại trazito công suất lớn và công suất nhỏ.
Bước 2: Chuẩn bị đồng hồ đo: đồng hồ vạn năng để ở thang đo X100. Hiệu chỉnh đồng hồ đo bằng cách chập hai que đô vào nhau để kim chỉ 0W.
Bước 3: Xác định loại tranzito, tốt xấu và phân biệt các cực sau đó ghi vào mẫu báo cáo
GV chia HS thành các nhóm nhỏ phù hợp với số lượng dụng cụ thực hành.
Hoạt động 2: Tự đánh giá kết quả bài thực hành.
Giáo viên đánh giá kết quả của bài thực hành và cho điểm.
Học sinh hồn thành theo mẫu và tự đánh giá kết quả thực hành.
Các loại mẫu báo cáo thực hành
TRANZITO
Họ và tên:
Lớp:
Bảng : Tìm hiểu và kiểm tra Tranzito
Các loại Tranzito
Ký hiệu Tranzito
Trị số điện trở
B-E(W)
Trị số điện trở
B-C(W)
Nhận xét
Que đỏ ở B
Que đen ở B
Que đỏ ở B
Que đen ở B
Tranzito N-P-N
A
B
Tranzito N-P-N
C
D
4. Củng cố:
- GV tổng kết đánh giá bài thực hành nhấn mạnh trọng tâm của bài.
5. Dặn dò hương dẫn học sinh học tập ở nhà : (1 phút)
- Chuẩn bị bài 7: Khái niệm về mạch điện tử - chỉnh lưu nguồn một chiều
Ngày soạn: -9-2013
Tiết 6
Bài 7 : KHÁI NIỆM VỀ MẠCH ĐIỆN TỬ - CHỈNH LƯU
NGUỒN MỘT CHIỀU
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được khái niệm, phân loại mạch điện tử.
- Hiểu chức năng, nguyên lý làm việc mạch chỉnh lưu và ổn áp.
2. Kỹ năng:
- Đọc được sơ đồ mạch chỉnh lưu và mạch nguồn một chiều.
3. Thái độ:
- Có ý thức tìm hiểu mạch chỉnh lưu và mạch nguồn một chiều.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Nghiên cứu kỹ bài 7 SGK và các tài liệu có liên quan.
Các loại mạch chỉnh lưu thật gồm cả loại tốt và xấu. Tranh vẽ các hình trong SGK.
Máy chiếu đa năng nếu có.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Đọc kỹ nội dung bài 7 SGK.
Sưu tầm các mạch điện.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Ổn định:
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Tên hs vắng
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Tên hs vắng
12A2
12A6
12A4
12A8
2. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy cho biết thông số cơ bản của tranzito?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, phân loại mạch điện tử.
Hoạt động của thầy
GV: treo tranh hình 7-2, 7-3, 7-4 để học sinh quan sát.
- Em hãy cho biết trong sơ đồ mạch điện gồm những linh kiện nào?
- HS lên bảng nhận diện các linh kiện điện tử đã được học.
- GV: Em hãy cho biết mạch điện tử là gì?
- HS trả lời theo hiểu biết của các em trong thực tế hằng ngày quan sát được.
GV: Em hãy cho biết các loại mạch điện tử trong thực tế mà em biết.
Hoạt động của trò
I./ Khái niệm, phân loại mạch điện tử.
1. Khái niệm:
- MĐT là mạch điện mắc phối hợp giữa các linh kiện điện tử để thực hiện một chức năng nào đó trong kỹ thuật điện tử.
2. Phân loại
a. Theo chức năng và nhiệm vụ:
Mạch khuếch đại.
Mạch tạo sóng hình sin.
Mạch tạo xung.
Mạch nguồn chỉnh lưu và ổn áp
b. Theo phương thức gia công và xử lý tín hiệu:
Mạch kỹ thuật tương tự.
- Mạch kỹ thuật số
Hoạt động 2: Tìm hiểu chỉnh lưu và nguồn một chiều.
GV dùng tranh vẽ lần lượt giới thiệu mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ:
GV: Em hãy cho biết các linh kiện trong mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ?
lên bảng trình bày nguyên lý của mạch.
GV: dùng tranh vẽ lần lượt giới thiệu mạch chỉnh lưu tồn kỳ.
GV: gọi HS lên bảng trình bày cấu tạo, của mạch chỉnh lưu hình cầu.
GV treo tranh vẽ mạch nguồn một chiều và yêu cầu HS tách ra từng khối theo công dụng của mạch?
HS lên bảng phân mạch theo sự hiểu biết của mình sau đó GV nhận xét .
GV phân tích cho HS hiểu được tại sao phải lựa chọn các khối như vậy? Đưa ra các ưu khuyết điểm của các khối.
II./ Chỉnh lưu và nguồn một chiều.
Mạch chỉnh lưu:
Công dụng: Mạch chỉnh lưu dùng điốt để chuyển đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.
Mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ:
Mạch chỉnh lưu tồn kỳ:
Mạch chỉnh lưu hình cầu:
2. Nguồn một chiều:
a. Sơ đồ khối:
1
2
3
4
Tải
5
- Khối 1: Biến áp nguồn.
- Khối 2: Mạch chỉnh lưu.
- Khối 3: Mạch lọc nguồn.
- Khối 4: Mạch ổn áp.
- Khối 5: Mạch bảo vệ.
b. Mạch nguồn thực tế:
Biến áp hạ áp từ 220V xuống 6 – 24V tuỳ theo yêu cầu của từng máy.
Mạch chỉnh lưu hình cầu dùng để đổi nguồn xoay chiều thành một chiều.
Mạch lọc dùng tụ điện và cuộn cảm có trị số lớn để san phẳng độ gợn sóng.
Mạch ổn áp dùng IC để ổn định điện áp ngõ ra.
4. Củng cố: Yêu cầu HS lên bảng hoàn thành C4 (SGK)
5. Dặn dò hương dẫn học sinh học tập ở nhà :
Xem lại nội dung bài cũ.
chuẩn bị bài 8 MẠCH KHUẾCH ĐẠI – MẠCH TẠO XUNG
Ký duyệ của tổ trưởng CM
Nguyễn T. Thu Nga
Ngày soạn: Tiết 7
15-9-2013
Bài 8 : MẠCH KHUẾCH ĐẠI – MẠCH TẠO XUNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được chức năng sơ đồ và nguyên lý làm việc của mạch khuếch đại và mạch tạo xung đơn giản
2. Kỹ năng:
- Đọc được sơ đồ mạch mạch mạch khuếch đại và mạch tạo xung đơn giản.
3. Thái độ:
- Có ý thức tìm hiểu về các mạch khuếch đại và mạch tao xung đơn giản.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh vẽ các hình 8-1; 8-2; 8-3; 8-4 trong SGK.
- Các mô hình mạch điện sưu tầm được. dùng máy chiêú đa năng.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Xem kỹ nội dung bài 8.
- Sưu tầm các mạch điện đơn giản.
III TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định:
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Tên hs vắng
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Tên hs vắng
12A2
12A6
12A4
12A8
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy vẽ sơ đồ mạch điện và nêu nguyên lý của mạch chỉnh lưu hai nửa chu kỳ và mạch chỉnh lưu hình cầu?
- Hãy vẽ sơ đồ khối và nêu nguyên lý của mạch nguồn một chiều?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu mạch khuếch đại.
Hoạt động của thầy
GV: Em hãy cho biết thế nào là khuếch đại?
GV: Em hãy cho biết chức năng của mạch khuếch đại là gì?
nêu chức năng của mạch khuếch đại/
GV: Em hãy vẽ sơ đồ và chỉ rõ các đầu của IC khuếch đại thuật tốn?
lên bảng vẽ sơ đồ sau đó GV nhận xét sửa chữa.
GV: Em hãy cho biết nguyên lý làm việc của IC khuếch đại?
GV: Em hãy cho biết hồi tiếp âm là gì?
giải thích theo cách các em hiểu rồi sau đó GV nhận xét.
GV: Em háy vẽ sơ đồ và chỉ rõ các linh kiện trong mạch khuếch đại điện áp dùng OA?
Hoạt động của trò
I./ Mạch khuếch đại:
1. Chức năng của mạch khuếch đại:
Mạch khuếch đại mắc phối hợp các linh liện để khuếch đại tín hiệu về điện áp, dòng điện, công suất.
2. Sơ đồ và nguyên lý làm việc:
URA
UVK
+
-
UVĐ
-E
+E
Sơ đồ khuếch đại dùng IC và IC khuếch đại thuật tốn viết tắt là OA thực chất là bộ khuếch đại dòng điện một chiều có hệ số khuếch đại lớn có hai đầu vào và một đầu ra. (đầu vào đảo đánh dấu trừ “-” đầu vào không đảo đánh dấu cộng “+”).
Nguyên lý làm việc của mạch khuếch đại điện áp dùng OA
- Mạch hồi tiếp âm thông qua. Đầu vào không đảo được nối với điểm chung của mạch điện ( Nối đất).
- Tín hiệu vào qua đưa vào đầu vào không đảo của OA.
- Kết quả ngược pha với và đã được khuếch đại
Hoạt động 2: Tìm hiểu mạch tạo xung.
GV: Em hãy cho biết thế nào là xung?
trả lời theo hiểu biết của mình.
GV: Em hãy cho biết công dụng của mạch tạo xung?
GV: Em hãy vẽ sơ đồ và nêu rõ các linh kiện trong mạch tạo xung?
GV: Em hãy cho biết mạch tạo xung hoạt động như thế nào?
II./ Mạch tạo xung.
Chức năng của mạch tạo xung:
Mạch tạo xung là mạch điện tử nhằm phối hợp các linh kiện điện tử để biến đổi dòng điện thành năng lượng xoay chiều có hình dạng và tần số theo yêu cầu.
Sơ đồ và nguyên lý làm việc của mạch tạo xung đa hài tự dao động.
a. Sơ đồ:
b. Nguyên lý làm việc:
- Khi đóng điện, ngẫu nhiên một Tranzito mở còn Tranzito tắt. Nhưng chỉ sau thời gian Tranzito đang mở lại tắt và Tranzito đang tắt lại mở. Chính quá rình phóng nạp của hai tụ điện đã làm thay đổi điện áp mở tắt của h
File đính kèm:
- CONG NGHE 12. ĐANG DÙNG.doc