Giáo án Công nghệ 12 kỳ 2

Bài 17. Khái niệm về hệ thống thông tin và viễn thông

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức

 - Biết được khái niệm về hệ thống thông tin và viễn thông.

 - Biết được các khối cơ bản, nguyên lí cơ bản của hệ thống thông tin và viễn thông.

 2. Kĩ năng :

 - Vẽ được mô hình hệ thống thông tin và viễn thông.

 3. Thái độ:

 - Có ý thức tìm hiểu hệ thống thông tin và viễn thông.

II. Chuẩn bị

 1. Nội dung:

 - Nghiên cứu kĩ bài 17 SGK và các tài liệu liên quan.

 

doc13 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 853 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 12 kỳ 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 19: Bài 17. Khái niệm về hệ thống thông tin và viễn thông I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Biết được khái niệm về hệ thống thông tin và viễn thông. - Biết được các khối cơ bản, nguyên lí cơ bản của hệ thống thông tin và viễn thông. 2. Kĩ năng : - Vẽ được mô hình hệ thống thông tin và viễn thông. 3. Thái độ: - Có ý thức tìm hiểu hệ thống thông tin và viễn thông. II. Chuẩn bị 1. Nội dung: - Nghiên cứu kĩ bài 17 SGK và các tài liệu liên quan. 2. Đồ dùng: - Tranh vẽ các hình: 17 – 1; 17 – 2; 17 – 3 SGK. III. Tiến trình bài giảng 1. Ổn định lớp. 2. Đặt vấn đề vào bài mới. 3. Tiến trình bài mới Nội dung chính Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về hệ thống thông tin và viễn thông I. Khái niệm hệ thống thông tin và viễn thông 1. Mô hình HTTT và VT. - Hình 17 – 1 SGK. 2. Khái niệm HTTT và VT. - Hệ thống thông tin là hệ thống dùng các biện pháp để thông báo cho nhau những thông tin cần thiết. - Hệ thống viễn thông là hệ thống truyền những thông tin đi xa bằng sóng vô tuyến điện. 3. Các biện pháp truyền thông tin đi xa - Truyền trực tuyến. - Truyền qua không gian (Bằng sóng). - GV dùng tranh phóng to cho học sinh quan sát hình 17 – 1 SGK và yêu cầu: - Giải thích mô hình HTTT và VT? - HS quan sát và giải thích theo yêu cầu. - GV: Em hãy nêu các khái niệm HTTT và VT? - Em hãy nêu một số cách truyền thông tin sơ khai mà con người đã sử dụng? - HS suy nghĩ trả lời. - GV: Em hãy cho biết các biện pháp truyền thông tin đi xa? Cho ví dụ thực tế? - HS suy nghĩ trả lời. Hoạt động 2: Tìm hiểu sơ đồ khối, nguyên lí làm việc của hệ thống thông tin và viễn thông II. Sơ đồ khối, nguyên lí làm việc của hệ thống thông tin và viễn thông 1. Phần phát thông tin a. Chức năng - Đưa nguồn tin cần phát tới nơi cần thu. b. Sơ đồ khối: Hình 17 – 2 SGK. 2. Phần thu thông tin a. Chức năng - Thu, nhận tín hiệu đã điều chế, mã hoá truyền đi từ phần phát biến đổi ngược lại để đưa tới thiết bị đầu cuối. b. Sơ đồ khối: Hình 17 – 3 SGK. - Giáo viên: Em hãy nêu chức năng của phần phát thông tin? Cho ví dụ? - HS suy nghĩ trả lời. - GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ khối hình 17 – 2 và giải thích từng khối? - GV: Em hãy nêu chức năng của phần thu thông tin? Cho ví dụ? - HS suy nghĩ trả lời. - GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ hình 17 – 3 SGK và giải thích từng khối? - HS suy nghĩ trả lời. 4. Củng cố bài giảng GV đặt các câu hỏi theo mục tiêu bài học. GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi SGK. GV dặn HS về nhà đọc trước bài 18 SGK. Tiết 20: Bài 18. MÁY TĂNG ÂM I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Hiểu được sơ đồ khối và nguyên lí làm việc của máy tăng âm. - Biết được nguyênlí hoạt động của khối khuếch đại công suất. 2. Kĩ năng: - Vẽ được sơ đồ khối của máy tăng âm. 3. Thái độ: - Có ý thức tìm hiểu máy tăng âm. II. Chuẩn bị 1. Nội dung: - Nghiên cứu kĩ bài 18 SGK và các tài liệu liên quan. - Xem lại kiến thức về Tranzito. 2. Đồ dùng: - Tranh vẽ hình 18 – 1; 18 – 2; 18 – 3 SGK. III. Tiến trình bài giảng 1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ. 2. Đặt vấn đề vào bài mới. 3. Tiến trình bài mới Nội dung chính Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về máy tăng âm I. Khái niệm về máy tăng âm 1. Khái niệm: Máy tăng âm là thiết bị khuếch đại tín hiệu âm thanh. 2. Phân loại * Thông thường – Chất lượng cao. * Công suất lớn – Công suất nhỏ. * Linh kiện rời rạc – Dùng IC. * GV dùng tranh cho HS quan sát hình 18 – 1 SGK và hỏi: - Em hãy cho biết thế nào là máy tăng âm? - Có những loại máy tăng âm nào? - Nó được dùng ở những đâu? - HS suy nghĩ liên hệ với thực tế trả lời. Hoạt động 2: Tìm hiểu sơ đồ khối và nguyên lí làm việc của máy tăng âm II. Sơ đồ khối và nguyên lí làm việc của máy tăng âm 1. Sơ đồ khối: Hình 18 – 2 SGK. 2. Chức năng: (SGK) * GV cho học sinh quan sát hình 18 – 2 SGK và yêu cầu: - Em hãy vẽ sơ đồ và nêu tên các khối? - HS vẽ và nêu tên các khối. - GV:Em hãy cho biết chức năng của từng khối? - HS suy nghĩ liên hệ với thực tế nêu chức năng của từng khối. Hoạt động 3: Tìm hiểu về nguyên lí hoạt động của khối khuếch đại công suất III. Nguyên lí hoạt động của khối khuếch đại công suất 1. Sơ đồ mạch: Hình 18 – 3 SGK. 2. Nguyên lí hoạt động: (SGK) - Nửa chu kì đầu: (SGK) - Nửa chu kì sau: (SGK) * Như vậy, ở cả hai nửa chu kì, đều có tín hiệu được khuếch đại ra loa. - GV cho HS quan sát hình 18 – 3 SGK và yêu cầu nêu tên các linh kiện có trong mạch? Giải thích sơ đồ mạch khuếch đại công suất? - HS quan sát, suy nghĩ nêu tên các linh kiện và giải thích mạch khuếch đại công suất. - GV: Em hãy nêu nguyên lí hoạt động của khối khuếch đai công suất? - HS suy nghĩ trình bày. 4. Củng cố bài học - GV đặt các câu hỏi theo mục tiêu bài học. - GV dặn HS về nhà đọc trước bài 19 SGK. Tiết 21: Bài 19. MÁY THU THANH I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Biết được sơ đồ khối và nguyên lí làm việc của máy thu thanh. - Hiểu được nguyên lí hoạt động của khối tách sóng. 2. Kĩ năng - Vẽ được sơ đồ khối của máy thu thanh. 3. Thái độ - Có ý thức tìm hiểu máy thu thanh. II. Chuẩn bị 1. Nội dung - Đọc kĩ bài 19 SGK và các tài liệu liên quan. 2. Đồ dùng - Tranh vẽ hình 19 – 1; 19 – 2; 19 – 3 SGK. III. Tiến trình bài giảng 1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ. 2. Đặt vấn đề vào bài mới. 3. Tiến trình bài mới Nội dung chính Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về máy thu thanh I. Khái niệm về máy thu thanh 1.Khái niệm: - Là thiết bị điện tử thu sóng điện từ do các đài phát thanh phát ra trong không gian. 2.Phân loại - Máy điều biên (AM). - Máy điều tần (FM). - GV:Em hãy cho biết khái niệm máy thu thanh? - HS suy nghĩ nêu khái niệm. - GV: Em hãy cho biết các loại máy thu thanh? - Thế nào là máy điều biên? - Thế nào là máy điều tần? - HS suy nghĩ trả lời. Hoạt động 2: Tìm hiểu về sơ đồ khối và nguyên lí làm việc của máy thu thanh II. Sơ đồ khối và nguyên lí làm việc của máy thu thanh 1. Sơ đồ khối: Hình 19 – 2 SGK. 2. Chức năng: (SGK). - GV: yêu cầu HS vẽ sơ đồ khối và nêu tên các khối của máy thu thanh? - Học sinh vẽ sơ đồ và nêu tên các khối của máy thu thanh. - GV: Em hãy nêu chức năng các khối của máy thu thanh? - HS suy nghĩ nêu chức năng các khối của máy thu thanh. - GV giải thích giúp HS hiểu rõ hơn. Hoạt động 3: Tìm hiểu về nguyên lí hoạt động của khối tách sóng trong máy thu thanh III. Nguyên lí hoạt động của khối tách sóng trong máy thu thanh 1. Sơ đồ: Hình 19 – 3 SGK. 2. Nguyên lí hoạt động: (SGK). - GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ khối tách sóng và nêu tên các linh kiện có trong sơ đồ. - HS vẽ sơ đồ và nêu tên các linh kiện. - GV: Em hãy trình bày nguyên lí hoạt động của khối tách sóng? - HS suy nghĩ trình bày nguyên lí hoạt động của khói tách sóng. - GV giải thích giúp HS hiểu rõ hơn. 4. Củng cố bài học - GV đặt các câu hỏi theo mục tiêu bài học. - GV dặn HS về nhà đọc trước bài 20. Tiết 22: Bài 20. MÁY THU HÌNH I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Biết được sơ đồ khối, nguyên lí làm việc của máy thu hình. 2. Kĩ năng - Vẽ được sơ đồ khối của máy thu hình. 3. Thái độ - Có ý thức tìm hiểu máy thu hình. II. Chuẩn bị 1. Nội dung - Nghiên cứu kĩ bài 20 SGK và các tài liệu liên quan. 2. Đồ dùng - Tranh vẽ hình 20 – 1; 20 – 2; 20 – 3 SGK. III. Tiến trình bài giảng 1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ. 2. Đặt vấn đề vào bài mới. 3. Tiến trình bài mới Nội dung chính Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về máy thu hình I. Khái niệm máy thu hình 1. Khái niệm - Là thiết bị nhận và tái tạo lại tín hiệu âm thanh và hình ảnh của đài truyền hình. 2. Phân loại - Máy thu hình đen trắng. - Máy thu hình màu. - GV: Em hãy cho biết máy thu hình là gì? - HS suy nghĩ và nêu khái niệm. - GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ tổng quát của máy thu hình (Hình 20 – 1 SGK). - GV: Em hãy cho biết các loại máy thu hình? - HS suy nghĩ nêu các loại máy thu hình. Hoạt động 2: Tìm hiểu sơ đồ khối và nguyên lí làm việc của máy thu hình II. Sơ đồ khối và nguyên lí làm việc của máy thu hình 1. Sơ đồ khối: Hình 20 – 2 SGK. 2. Chức năng của các khối: (SGK) - GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ khối và gọi tên các khối của máy thu hình? - HS vẽ và gọi tên theo yêu cầu. - GV: Em hãy nêu và giải thích chức năng của các khối máy thu hình? - HS suy nghĩ nêu và giải thích chức năng của các khối máy thu hình. - GV giải thích thêm chức năng của các khối giúp HS hiểu rõ hơn. Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên lí làm việc của khối xử lí tín hiệu màu III.Nguyên lí làm việc của khối xử lí tín hiệu màu 1. Sơ đồ khối: Hình 20 – 3 SGK. 2. Nguyên lí hoạt động: (SGK) - GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ và gọi tên các khối (Hình 20 – 3 SGK). - HS vẽ và gọi tên theo yêu cầu. - GV: Em hãy trình bày nguyên lí hoạt động của khối xử lí tín hiệu màu? - HS suy nghĩ và trình bày nguyên lí hoạt động của khối xử lí tín hiệu màu. - GV giải thích thêm nguyên lí hoạt động của khối xử lí tín hiệu màu, giúp HS hiểu rõ hơn. 4. Củng cố bài giảng - GV đặt các câu hỏi theo yêu cầu bài học. - GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi trong SGK. - GV dặn HS về nhà xem trước bài 21 SGK. Tiết 23 Bài 21. Thực hành MẠCH KHUẾCH ĐẠI ÂM TẦN I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Nhận biết được các linh kiện trên mạch lắp ráp. - Mô tả được nguyên lí làm việc của mạch khuếch đại âm tần. 2. Kĩ năng - Biết cách chọn được linh kiện cho mạch lắp ráp. 3. Thái độ - Có ý thức thực hiện đúng quy trình và các quy định về an toàn. II. Chuẩn bị 1. Nội dung - Nghiên cứu bài 21 SGK và các tài liệu liên quan. - Xem lại bài 4 và bài 18 SGK. 2. Phương tiện dạy học - Tranh vẽ sơ đồ mạch khuếch đại âm tần đã lắp ráp sẵn. - Mạch khuếch đại âm tần đã lắp ráp sẵn. - Nguồn một chiều tương ứng. - Micro và loa. III. Tiến trình thực hành 1. Ổn định lớp, chia nhóm học sinh. 2. Ôn lại kiến thức lí thuyết. 3. Nội dung và quy trình thực hành. Trình tự các bước Hoạt động của GV và của HS Bước 1. Tìm hiểu nguyên lí làm việc của mạch điện theo sơ đồ bản vẽ. Vẽ sơ đồ nguyên lí vào báo cáo thực hành. Giải thích nguyên lí làm việc của sơ đồ mạch điện. * GV đưa ra bản vẽ để HS quan sát và yêu cầu: - Nêu nguyên lí hoạt động và báo cáo. - Giải thích nguyên tắc hoạt động theo sơ đồ. - HS thực hiện theo yêu cầu. Bước 2. Nhận biết linh kiện trên mạch lắp ráp theo bản vẽ. Căn cứ vào bản vẽ nguyên lí và bảng mạch, chỉ ra những linh kiện tương ứng giữa chúng. Ghi tên các linh kiện và số liệu kĩ thuật của chúng vào báo cáo thực hành. * GV cho HS quan sát mạch điện theo bản vẽ và yêu cầu: - Nhận biết linh kiện. - Ghi tên các linh kiện và thông số vào báo cáo thực hành theo mẫu. - HS thực hiện theo yêu cầu. Bước 3. Cấp nguồn và kiểm tra sự làm việc của mạch điện. - GV cấp nguồn cho mạch. - HS kiểm tra sự làm việc của mạch. 4. Tổng kết, đánh giá kết quả thực hành. - HS hoàn thành báo cáo thực hành theo mẫu và tự đánh giá kết quả. - GV đánh giá kết quả dựa vào quá trình theo dõi và chấm bài báo cáo thực hành của HS. Tiết 24 Bài 22. HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Hiểu được khái niệm và vai trò của hệ thống điện quốc gia. - Hiểu được sơ đồ lưới điện quốc gia. 2. Kĩ năng: Nhận biết được các kí hiệu trong sơ đồ hệ thống điện. 3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu về hệ thống điện quốc gia. II. Chuẩn bị 1. Nội dung - Nghiên cứu kĩ bài 22 SGK và đọc các tài liệu tham khảo liên quan. - Xem lại bài 32 SGK công nghệ 8. 2. Đồ dùng dạy học - Tranh phóng to các hình: 22 – 1; 22 – 2 SGK. - Các hình ảnh về hệ thống điện quốc gia. III. Tiến trình bài giảng 1. Ổn định lớp. 2. Đặt vấn đề vào bài mới. 3. Tiến trình bài mới. Nội dung chính Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về hệ thống điện quốc gia I. Khái niệm về hệ thống điện quốc gia 1. Định nghĩa Hệ thống diện quốc gia gồm có: Nguồn điện, các lưới điện và các hộ tiêu thụ điện trong toàn quốc, được liên kết với nhau. 2. Chức năng Để thực hiện quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện năng. 3. Sơ đồ hệ thống điện: Hình 22 – 1 SGK. * GV yêu cầu học sinh quan sát hình 22 – 1 SGK và hỏi: - Có những thành phần nào trong hệ thống? - Các nhà máy điện khác nhau có sự liên hệ với nhau không? - Hệ thống điện thực hiện nhiệm vụ gì? - Có máy nhà máy điện và các đường dây truyền tải chính với cấp điện áp nào? - HS quan sát, suy nghĩ trả lời. - GV kết luận. Hoạt động 2: Tìm hiểu sơ đồ lưới điện quốc gia II. Sơ đồ lưới điện quốc gia * Định nghĩa: Là tập hợp gồm các đường dây dẫn điện và các trạm điện (Trạm biến áp và trạm đóng cắt) có chức năng truyền tải điện năng từ nhà máy điện tới nơi tiêu thụ. 1.Cấp điện áp của lưới điện * Có nhiều cấp điện áp khác nhau: 800 kv; 500kv; 220kv; 110kv; 66kv; 35kv; 22kv - Lưới điện truyền tải từ 66 kv trở lên. - Lưới điện phân phối từ 35 kv trở xuống. 2. Sơ đồ lưới điện Trình bày các phần tử chủ yếu của lưới điện như đường dây, máy biến áp và cách nối giữa chúng. (Hình 22 – 2 SGK). - GV: Em hãy cho biết thế nào là lưới điện quốc gia, nó gồm những phần tử nào? HS xem SGK, suy nghĩ trả lời. * GV: - Em hãy cho biết thế nào là cấp điện áp? - Căn cứ vào đâu để phân loại lưới điện? - Lưới điện gồm những phần tử nào? - Vì sao trên lưới điện phải ghi rõ cấp điện áp, các số liệu kĩ thuật của các phần tử? - HS xem SGK, suy nghĩ trả lời. - GV kết luận. Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của hệ thống điện quốc gia III. Vai trò của hệ thống điện quốc gia (SGK) - HTĐQG có tác dụng gì trong sx, sinh hoạt ? - HS xem SGK, suy nghĩ trả lời. 4.Củng cố bài học - GV đặt các câu hỏi theo mục tiêu bài học. - GV yêu cầu HS về nhà xem trước bài23 SGK. Tiết 25, 26 Bài 23. MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU BA PHA I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Hiểu được nguồn điện ba pha và các đại lương đặc trưng của mạch điện ba pha. - Biết được cách nối nguồn điện, tải thành hình sao, hình tam giác. - Biết các quan hệ giữa đại lượng dây và pha. 2. Kĩ năng: - Đọc, vẽ được các sơ đồ mạch điện hình sao và hình tam giác. 3. Thái độ: - Có ý thức tìm hiểu về mạch điện xoay chiều ba pha. II. Chuẩn bị 1. Nội dung: Đọc kĩ bài 23 SGK và các tài liệu liên quan. 2. Đồ dùng: Tranh phóng to các hình 23 – 1; 23 – 2; đến 23 – 11 SGK. III. Tiến trình bài giảng 1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ. 2. Đặt vấn đề vào bài mới. 3. Tiến trình bài mới. Nội dung chính Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về mạch điện xoay chiều ba pha I. Khái niệm về mạch điện xoay chiều ba pha 1. Nguồn điện ba pha a. Cấu tạo máy phát điện (H 23 – 1 SGK) Gồm: Ba dây quấn và nam châm điện b. Nguyên tắc hoạt động (SGK) 2. Tải ba pha Thường là các loại động cơ điện ba pha, các lò điện ba pha - GV: i xoay chiều ba pha tạo ra từ đâu? - HS suy nghĩ trả lời. - GV: Em hãy nêu cấu tạo của máy phát điện xoay chiều ba pha? - HS quan sát hình 23 – 1 SGK nêu cấu tạo máy phát điện xoay chiều ba pha. - GV: Máy phát điện xoay chiều ba pha phát ra dòng điện khi nào? - HS suy nghĩ trả lời. - GV thuyết trình về tải ba pha. - HS nghe và ghi nhớ. - GV yêu cầu HS nêu ví dụ về các tài ba pha. - HS suy nghĩ , nêu ví dụ về tài ba pha. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách nối nguồn điện và tải ba pha II. Cách nối nguồn điện và tải ba pha * Nguyên tắc nối dây: - Nối dây hình sao: SGK - Nối dây hình tam giác: SGK 1. Cách nối nguồn điện ba pha (H 23 – 5 SGK) 2. Cách nối tải ba pha (H 23 – 6 SGK) - GV: Nếu nối mỗi pha nguồn với mỗi pha tải có được không? - HS suy nghĩ trả lời. - GV: Thực tế người ta không nối như trên, mà có cách nối hình sao hay hình tam giác. - GV yêu cầu HS nêu các cách nối dây hình sao và nối dây hình tam giác. Hoạt động 3: Tìm hiểu sơ đồ mạch điện ba pha III. Sơ đồ mạch điện ba pha 1. Sơ đồ mạch điện ba pha a. Nguồn điện nối hình sao, tải nối hình sao (Hình 23 – 7 ) b. Nguồn điện và tải nối hình sao có dây trung tính (Hình 23 – 8 SGK) c. Nguồn điện nối hình sao, tải nối hình tam giác (Hình 23 – 9 SGK) 2. Quan hệ giữa đại lương dây và pha a. Khi nối hình sao: Id = Ip Ud = Up b. Khi nối hình tam giác: Id = Ip Ud = Up - GV dùng tranh phóng to hình 23 – 7, 23 – 8, 23 – 9 SGK giảng về dây pha, dây trung tính - Mỗi sơ đồ mạch điện giáo viên yêu cầu HS nêu đặc điểm. - HS quan sát hình vẽ và nêu đặc điểm của từng mạch điện. - GV yêu cầu học sinh nêu các quan hệ giữa đại lượng dây và đại lượng pha đối với mỗi mạch. HS suy nghĩ và nêu mối quan hệ giữa đại lượng dây và pha Hoạt động 4: Tìm hiểu về ưu điểm của mạch điện ba pha bốn dây IV. Ưu điểm của mạch điện ba pha bốn dây - Tạo ra hai trị số điện áp khác nhau, vì thế thuận tiện cho việc sử dụng đồ dùng điện. - Nhờ có dây trung tính, giúp cho điện áp pha trên các tải hầu như vẫn giữ được bình thường, không vượt quá điện áp định mức mặc dù tải sinh hoạt thường không đối xứng. - GV giảng về ưu điểm của mạch điện ba pha bốn dây trong thực tế. - HS nghe giảng và ghi nhớ hai ưu điểm SGK. 4. Củng cố bài học - GV đặt các câu hỏi thêo mục tiêu bài học. - GV yêu cầu HS về nhà xem trước bài 24 SGK. Tiết 27 Bài 24. Thực hành NỐI TẢI BA PHA HÌNH SAO VÀ HÌNH TAM GIÁC I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Nối được tải ba pha hình sao và hình tam giác. - Vận dụng được vào thực tiễn. 2. Kĩ năng - Vẽ được sơ đồ mạng điện ba pha hình sao và hình tam giác. - Nối được tải ba pha hình sao và hình tam giác. 3. Thái độ - Có ý thức thực hiện đúng quy trình và các quy định về an toàn. II. Chuẩn bị 1. Nội dung - Đọc kĩ bài 24 SGK và các tài liệu liên quan. - Xem lại bài 23 SGK. 2. Đồ dùng dạy học - Bảng điện thực hành nối tải ba pha hình sao và hình tam giác. - Bóng đèn, cầu dao, vôn kế III. Tiến trình bài giảng 1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ. 2. Đặt vấn đề vào bài mới. 3. Tiến trình tiết dạy Nội dung và quy trình thực hành Hoạt động của GV và của HS Hoạt động 1: Thực hành nối tải hình sao và hình tam giác I. Thực hành nối tải hình sao và tam giác Bước 1. Tìm hiểu các dụng cụ đo. Bước 2. Quan sát, tìm hiểu bảng thực hành. Bước 3. Nối tải ở bảng thành hình tam giác. Bước 4. Nối tải ở bảng thành hình sao có dây trung tính. - GV cho HS quan sát và giới thiệu các dụng cụ và yêu cầu sử dụng đúng - HS quan sát và ghi nhớ. - GV cho học sinh quan sát và giới thiệu bảng thực hành. - HS quan sát nắng nghe và ghi nhớ. - GV thực hiện nối dây cho học sinh quan sát cách nối và trình tự các bước. - HS quan sát và ghi nhớ sau đó tiến hành nối tải hình sao và tam giác theo yêu cầu. 4. Tổng kết, đánh giá kết quả thực hành - Học sinh hoàn thành báo cáo thực hành theo mẫu. - GV đánh giá kết quả dựa vào quá trình theo dõi và chấm bài báo cáo thực hành của HS. - GV yêu cầu HS về nhà xem trước bài 25 SGK. Tiết 28 Bài 25. MÁY ĐIỆN XOAY CHIỀU BA PHA VÀ MÁY BIẾN ÁP BA PHA I. Mục tiêu bài học - Biết được khái niệm, phân loại và công dụng của máy điện xoay chiều ba pha. - Biết công dụng, cấu tạo, cách nối dây, nguyên lí làm việc của máy biến áp ba pha. - Có ý thức tìm hiểu về máy điện xoay chiều ba pha và máy biến áp ba pha. II. Chuẩn bị 1. Nội dung - Nghiên cứu bài 25 SGK. - Đọc các tài liệu liên quan. 2. Đồ dùng dạy học - Tranh vẽ các hình 25 – 1, 25 – 2, 25 – 3 SGK. - Các lá thép kĩ thuật điện làm vật mẫu. III. Tiến trình bài giảng 1. Ổn định lớp. 2. Đặt vấn đề vào bài mới. 3. Tiến trình bài mới Nội dung chính Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, phân loại và công dụng của máy điện xoay chiều ba pha I. Khái niệm, phân loại và công dụng của máy điện xoay chiều ba pha 1. Khái niệm Là máy điện làm việc với dòng điện xoay chiều ba pha dựa trên nguyên lí cảm ứng điện từ. 2. Phân loại và công dụng - Máy điện tĩnh dùng để biến đổi các thông số của hệ thống điện. - Máy điện quay biến cơ năng thành điện năng hoặc ngược lại. - GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm máy điện một pha. - GV: Máy điện ba pha tương tự như máy điện một pha chỉ có một số điểm khác (Học sinh xem SGK). - GV: Em hãy nêu phân loại và công dụng máy điện ba pha? - HS suy nghĩ , nêu phân loại và công dụng của điện ba pha (Cho ví dụ đối với mỗi loại). Hoạt động 2: Tìm hiểu máy biến áp ba pha II. Máy biến áp ba pha 1. Khái niệm và công dụng Máy biến áp ba pha là máy điện tĩnh, dùng để biến đổi điện áp xoay chiều nhưng giữ nguyên tần số. Để truyền tải và phân phối điện năng. 2. Cấu tạo (Hình 25 – 1 SGK) - Lõi thép: Nhiều lá thép mỏng kĩ thuật điện ghép sát cách điện với nhau. - Dây quấn: Làm bằng dây đồng có phủ sơn cách điện * Cách đấu dây (Hình 25 – 3 SGK) 3. Nguyên lí làm việc Làm việc dựa trên nguyên lí cảm ứng điện từ. * Hệ số biến áp pha: Kp = Up1 / Up2 =N1 / N2 * Hệ số biến áp dây: Kd = Ud1 / Ud2 - GV yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm MBA một pha. - GV nêu điểm khác nhau giữa máy biến áp ba pha so với máy biến áp một pha. - GV : Em hãy nêu công dụng của MBA ba pha? - HS suy nghĩ trả lời. - GV: Em hãy nêu cấu tạo của MBA ba pha? - HS quan sát hình 25 – 1, 25 – 2 suy nghĩ nêu cấu tạo của MBA ba pha. - Gv: Em hãy cho biết các cách đấu dây máy biến áp ba pha? - HS quan sát hình 25 – 3 SGK nêu. - GV :Em hãy trình bày nguyên lí làm việc của MBA ba pha? - HS suy nghĩ, nhớ lại kiến thức cũ trình bày. - GV yêu cầu HS tìm mối quan hệ giữa hệ số biến áp dây và pha cho mỗi cách đấu dây. 4. Củng cố bài học - GV đặt các câu hỏi theo mục tiêu bài học. - GV hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong SGK. - GV yêu cầu HS về nhà xem trước bài 26 SGK. Tiết 29 Bài 26. ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA I. Mục tiêu bài học - Biết được công dụng, cấu tạo, nguyên lí làm việc và cách nối dây ĐCKĐB ba pha. - Có ý thức tìm hiểu động cơ không đồng bộ ba pha. II. Chuẩn bị 1. Nội dung - Nghiên cứu bài 26 SGK. - Đọc các tài liệu liên quan. 2. Đồ dùng dạy học - Trang vẽ các hình từ 26 – 1 đến hình 26 – 6 SGK. - Lõi thép Stato và Rôto của động cơ không đồng bộ. III. Tiến trình bài giảng 1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ. 2. Đặt vấn đề vào bài mới. 3. Tiến trình bài mới Nội dung chính Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1: Tìm hiểu Khái niệm và công dụng I. Khái niệm và công dụng 1. Khái niệm: ĐCKĐB ba pha có tốc độ quay của rôto nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường dòng điện cấp cho động cơ. 2. Công dụng: Được sử dụng trong công nghiệp, nông nghiệp và trong đời sống - GV nêu và giải thích khái niệm động cơ không đồng bộ ba pha. - HS nghe và ghi nhớ. - GV: Em hãy nêu công dụng của ĐCKĐB ba pha cho ví dụ thực tế? - HS suy nghĩ, xem SGK nêu công dụng và cho ví dụ thực tế. Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu tạo II. Cấu tạo 1. Stato (Phần tĩnh) - Lõi thép: Gồm các lá thép kĩ thuật điện ghép lại thành hình trụ. - Dây quấn: Dây đồng có phủ sơn cách điện, có ba dây quấn. 2. Rôto (Phần quay) - Lõi thép: Làm bằng các lá thép kĩ thuật điện ghép thành hình trụ. - Dây quấn: Có hai kiểu + Dây quấn kiểu rôto lồng sóc (H 26 – 5a). + Dây quấn kiểu rôto dây quấn (H26 – 5b). - Gv: Em hãy cho biết cấu tạo của động cơ không đồng bộ ba pha? - Học sinh quan sát hình 26 – 1; 26 – 2; 26 – 3; 26 – 5; 26 – 6 SGK, suy nghĩ nêu cấu tạo. Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên lí làm việc III. Nguyên lí làm việc (SGK) * GV giảng: Cho i ba pha vào ba dây quấn Stato ® Từ trường quay ® Quét qua các thanh dẫn rôto ® Xuất hiện Sđđ cảm ứng ® i cảm ứng ® lực tương tác điện từ do từ trường quay và i cảm ứng ® Mô men quay ® rôto quay theo với tốc độ nhỏ hơn từ trường quay. Hoạt động 4: Tìm hiểu cách đấu dây IV. Cách đấu dây (H 26 – 7) GV giới thiệu về hộp đầu dây và cách đấu dây. 4. Củng cố bài - GV đặt các câu hỏi theo mục tiêu bài học. - Gv hướng dẫn HS trả lời các cau hỏi trong SGK. - GV yêu cấu HS về nhà xem trước bài 27 SGK. Tiết 30 Bài 27. Thực hành QUAN SÁT VÀ MÔ TẢ CẤU TẠO CỦA ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA I. Mục tiêu bài học - Đọc và giải thích được các số liệu trên nhãn ĐCKĐB ba pha. - Phân biệt được các bộ phận chính của ĐCKĐB ba pha. - Thực hiện đúng quy trình thực hành và các quy định an toàn. II. Chuẩn bị 1. Nội dung - Đọc kĩ bài 27 SGK. - Đọc các tài liệu liên quan. - Ôn lại bài 26 SGK. 2. Đồ dùng dạy học - Các bộ phận rời của ĐCKĐB ba pha. - ĐCKĐB ba pha nguyên vẹn. III. Tiến trình bài giảng 1. Ổn định lớp, chia nhóm HS. 2. Đặt vấn đề vào bài 3. Tiến trình bài mới Nội dung và quy trình thực hành Hoạt động của GV và HS Bước 1: Quan sát và mô tả hình dáng bên ngoài của động cơ, đọc các số liệu kĩ thuật trên nhãn động cơ, ghi và nêu ý nghĩa các số liệu kĩ thuật vào bảng 1 báo cáo thực hành theo mẫu. * GV cho HS quan sát hình dáng bên ngoài của động cơ để biết: - Hình dáng. - Hộp đấu dây. - Số lượng đầu dây trong hộp đấu dây. - Các số liệu kĩ thuật trên nhãn: + Loại động cơ. + Công suất. + Mức điện áp. + Dòng điện. + Tốc độ của động cơ. + Hiệu suất. + Tần số. Bước 2: Quan sát, đo, đếm các bộ phận của động cơ, ghi kết quả vào bảng 2 báo cáo thực hành theo mẫu. * GV cho HS quan sát các bộ phận tháo rời của động cơ so sánh với hình vẽ trong SGK để nhận biết: -Hình dạng các bộ phận - Số lượng

File đính kèm:

  • docCN12HKII.doc
Giáo án liên quan