Giáo án Công nghệ 12 Tiết 1: Điện trở, tụ điện, cuộn cảm

PHẦN I : KĨ THUẬT ĐIỆN TỬ

CHƯƠNG I : LINH KIỆN ĐIỆN TỬ

Tiết 1: ĐIỆN TRỞ, TỤ ĐIỆN, CUỘN CẢM

I/ Mục tiêu:

1.Kiến thức: HS biết được cấu tạo, kí hiệu, số liệu kĩ thuật và công dụng của các linh kiện: điện trở, tụ điện, cuộn cảm.

2.Kĩ năng: Đọc được các số liệu kĩ thuật của các linh kiện điện trở, tụ điện, cuộn cảm.

3.Thái độ: Có ý thức tìm hiểu về các linh kiện :Điện trở ,tụ điện ,cuộn cảm.

II/ Chuẩn bị bài giảng:

GV:Nghiên cứu nội dung bài 2 SGK.

 Chuẩn bị các vật mẫu: Các điện trở, các loại tụ điện, cuộn cảm.

HS: Đọc trước bài 2 SGK.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 620 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 12 Tiết 1: Điện trở, tụ điện, cuộn cảm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng Lớp Sĩ số HS Vắng mặt Ngày giảng Lớp Sĩ số HS Vắng mặt C1 C4 C2 C5 C3 C6 PHẦN I : KĨ THUẬT ĐIỆN TỬ CHƯƠNG I : LINH KIỆN ĐIỆN TỬ Tiết 1: ĐIỆN TRỞ, TỤ ĐIỆN, CUỘN CẢM I/ Mục tiêu: 1.Kiến thức: HS biết được cấu tạo, kí hiệu, số liệu kĩ thuật và công dụng của các linh kiện: điện trở, tụ điện, cuộn cảm. 2.Kĩ năng: Đọc được các số liệu kĩ thuật của các linh kiện điện trở, tụ điện, cuộn cảm. 3.Thái độ: Có ý thức tìm hiểu về các linh kiện :Điện trở ,tụ điện ,cuộn cảm. II/ Chuẩn bị bài giảng: GV:Nghiên cứu nội dung bài 2 SGK. Chuẩn bị các vật mẫu: Các điện trở, các loại tụ điện, cuộn cảm. HS: Đọc trước bài 2 SGK. III/ Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra: Nêu vai trò của KTĐT đối với sản xuất và đời sống. Nêu những ứng dụng của kĩ thuật điện tử được dùng trong gia đình. 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo ,ký hiệu, số liệu kỹ thuật và ứng dụng của điện trở. HS:Tham khảo SGK nêu công dụng của điện trở. GV:Nêu cấu tạo. GV: Nêu cách phân loại của điện trở. HS:Lên bảng vẽ ký hiệu của điện trở. GV:Khi sử dụng điện trở người ta thường quan tâm đến các thông số nào. Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo,ký hiệu, số liệu kỹ thuật và ứng dụng của tụ điện HS:Nêu công dụng . GV:Nêu cấu tạo. GV:Để phân loại tụ điện dựa vào gì? HS:Vẽ ký hiệu vào vở. HS:Thấy được số liệu kỹ thuật của tụ điện gồm có : Điện dung,điện áp đm,dung kháng. HS:Đọc nhận xét trong SGK. Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo ,ký hiệu, số liệu kỹ thuật và ứng dụng của cuộn cảm HS:Nêu công dụng. GV:Nêu phân loại. HS:Vẽ ký hiệu. GV: Có thể tổng hợp theo cách kẻ bảng Các linh kiện Nội dung cần trình bày Điện trở Tụ điện Cuộn cảm 1. Công dụng 2. Phân loại 3. Kí hiệu 4. Các số liệu kĩ thuật I, Điện trở (R). 1.Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu. a, Công dụng: Hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện. b, Cấu tạo: Dùng dây kim loại có điện trở suất cao hoặc bột than phun lên lõi sứ. VD: h2.1 c, Phân loại: Được phân loại theo công suất, trị số và đại lượng vật lý tác động vào có tên như sau: Điện trở nhiệt, điện trở biến đổi theo điện áp, quang điện trở. d, Kí hiệu: SGK h 2.2 2. Các số liệu kĩ thuật của điện trở. a) Trị số điện trở (R): Cho biết mức độ cản trở dòng điện của điện trở. Đơn vị đo: , k , M b) Công suất định mức: Là công suất tiêu hao trên điện trở. Đơn vị: Oát (W) II/ Tụ điện (C) 1.Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu: a, Công dụng: Ngăn cách dòng điện một chiều và cho dòng điện xoay chiều đi qua. b, Cấu tạo: Là tập hợp của hai hay nhiều vật dẫn ngăn cách với nhau bởi lớp điện môi. c,Phân loại : Tụ giấy, tụ mica,tụ sứ, tụ nilông,tụ dầu,tụ hoá, tụ xoay... d, Kí hiệu: SGK h 2.4 2. Các số liệu kĩ thuật của tụ điện. a) Trị số điện dung (C): Cho biết khả năng tích luỹ năng lượng điện trường của tụ khi có điện áp đặt lên hai cực của nó. Đơn vị đo: Fara (F), F, nF, pF b) Điện áp định mức (U đm): Là trị số điện áp lớn nhất cho phép đặt lên hai cực của tụ điện mà vẫn an toàn, không bị đánh thủng. c, Dung kháng của tụ điện (XC): Là đại lượng biểu hiện sự cản trở của tụ điện với dòng điện chạy qua nó. XC = Nhận xét:SGK III/ Cuôn cảm (L) 1. Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu. a, Công dụng: dẫn dòng một chiều, chặn dòng điện cao tần và khi mắc phối hợp với tụ hình thành mạch cộng hưởng. b, Cấu tạo: Dùng dây dẫn điện để cuốn thành cuộn cảm.VD h2.6 c, Phân loại: SGK d, Kí hiệu: SGK h2.7 2. Các số liệu kĩ thuật của cuộn cảm. a) Trị số điện cảm: Cho biết khả năng tích luỹ năng lượng từ trường của cuộn cảm khi có dòng điện chạy qua. Phụ thuộc vào kích thước, hình dạng, vật liệu lõi, số vòng dây và cách quấn dây. Đơn vị đo: Henri (H), mH, H b) Hệ số phẩm chất (Q): Đặc trưng cho tổn hao năng lượng trong cuộn cảm. Q = (r điện trở thuần) c, Cảm kháng của cuộn cảm (XL) Là đại lượng biểu hiện sự cản trở của cuộn cảm đối với dòng điện chạy qua nó. XL = 2 Nhận xét: SGK 3, Củng cố: Tổng kết giờ dạy GV tổng kết nhấn mạnh kiến thức phần trọng tâm của bài. 4, Dặn dò: Giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi SGK. HS đọc trước bài 3 SGK, chuẩn bị thực hành. Ngày giảng Lớp Sĩ số HS Vắng mặt Ngày giảng Lớp Sĩ số HS Vắng mặt C1 C4 C2 C5 C3 C6

File đính kèm:

  • docTiet 1.doc