Giáo án Công nghệ 12 Tiết 11 Bài 10: Thực hành - Điều chỉnh các thông số của mạch tạo xung đa hài dùng tranzito

Chương II: MỘT SỐ MẠCH ĐIỆN TỬ CƠ BẢN.

Bài 10:THỰC HÀNH - ĐIỀU CHỈNH CÁC THÔNG SỐ CỦA MẠCH TẠO XUNG ĐA HÀI DÙNG TRANZITO.

I/ MỤC TIÊU.

 Sau bài học này giáo viên phải làm cho học sinh :

 Điều chỉnh được từ xung đa hài đối xứng sang xung đa hài không đối xứng.

 Điều chỉnh được chu kì xung nhanh hay chậm.

 Có ý thức thực hiện đúng quy trình và các quy định về an toàn.

II./ CHUẨN BỊ.

1. Chuẩn bị nội dung:

Giáo viên nghiên cứu bài 8 và bài 12 trong SGK, SGV.

Giáo viên làm bài thực hành, điền các số liệu vào báo cáo mẫu trước khi hướng dẫn cho HS.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 936 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 12 Tiết 11 Bài 10: Thực hành - Điều chỉnh các thông số của mạch tạo xung đa hài dùng tranzito, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN SỐ 11 Số giờ đã giảng: 10 Thực hiện ngày 2 tháng 11 năm 2008 Chương II: MỘT SỐ MẠCH ĐIỆN TỬ CƠ BẢN. Bài 10:THỰC HÀNH - ĐIỀU CHỈNH CÁC THÔNG SỐ CỦA MẠCH TẠO XUNG ĐA HÀI DÙNG TRANZITO. I/ MỤC TIÊU. Sau bài học này giáo viên phải làm cho học sinh : Điều chỉnh được từ xung đa hài đối xứng sang xung đa hài không đối xứng. Điều chỉnh được chu kì xung nhanh hay chậm. Có ý thức thực hiện đúng quy trình và các quy định về an toàn. II./ CHUẨN BỊ. Chuẩn bị nội dung: Giáo viên nghiên cứu bài 8 và bài 12 trong SGK, SGV. Giáo viên làm bài thực hành, điền các số liệu vào báo cáo mẫu trước khi hướng dẫn cho HS. Chuẩn bị phương tiện dạy học: Dụng cụ, vật liệu cho một nhóm học sinh. + Vật liệu, dụng cụ theo yêu cầu trong SGK, SGV. + Vẽ sẵn sơ đồ mạch điện theo hình 8.3 SGK đã thay các điện trở R1, R2 bằng các LED xanh đỏ. + Học sinh chuẩn bị báo cáo thực hành theo mẫu. BÁO CÁO THỰC HÀNH. ĐIỀU CHỈNH CÁC THÔNG SỐ CỦA MẠCH TẠO XUNG ĐA HÀI DÙNG TRANZITO Họ và tên: .. Lớp: ... Kết quả số lần sang và thời gian sang của các đèn LED. Trường hợp Số lần sang và thời gian sang của các đèn LED LED đỏ LED xanh Khi chưa thay đổi tụ điện ở bước 1 Khi mắc song song thêm tụ điện ở bước 2 Khi thay đổi tụ điện ở bước 3 Đánh giá kết quả thực hành. Tự nhận xét và KL về chiều, hướng thay đổi các thông số của mạch điện để có thể thực hiện được các trường hợp sau: + Kéo dài chu kỳ dao động cho đèn nháy chậm. + Rút ngắn chu kỳ dao động cho đèn nháy nhanh. + Cho dèn đỏ sang lâu hơn đèn xanh và ngược lại. III./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY THỰC HÀNH. 1/. Ổn định lớp. Thời gian : 1 phút Kiểm tra sĩ số của lớp và chia lớp ra làm 6 nhóm học sinh. 2/.Kiểm tra bài cũ. Thời gian: 3 phút Nhận xét báo cáo thực hành bài 11 của các nhóm, rút kinh nghiệm chung. 3/.Giảng bài mới. Thời gian: 41 phút 3.1/. Đặt vấn đề. Thời gian: 1 phút Chúng ta đã được nghiên cứu cấu tạo, nguyên lý làm việc của mạch tạo xung đa hài tự dao động dùng tranzito. Hôm nay chúng ta sẽ thực hành điều chỉnh các thông số của mạch tạo xung đa hài dung tranzito. 3.2/.Tiến trình thực hành.. Hoạt động 1: Hướng dẫn ban đầu. Thời gian: 6 phút a./ Giới thiệu mục tiêu tiết học. Trong thời gian 45 phút mỗi nhóm học sinh phải quan sát ánh sang, đếm số lần sang của đèn LED trong khoảng 30 giây, điều chỉnh được chu kỳ xung nhanh hay chậm của mạch. b./ Giới thiệu nội dung và quy trình thực hành. c./ Phân chia dụng cụ thực hành cho các nhóm học sinh. Hoạt động 2: Thực hành. Hoạt động của học sinh TG Hoạt động của giáo viên 1./ Giới thiệu vị trí các linh kiện trên bảng mạch điện. Nhận linh kiện do giáo viên giao. Chú ý xem và nghe giảng và nhận dạng được vị trí các linh kiện trên bảng mạch điện tử. - Đưa ra các thắc mắc nếu chưa hiểu bài. - Trình bày lại nguyên lý hoạt động của mạch theo yêu cầu của giáo viên 5 - Giáo viên phát dụng cụ, vật liệu cho từng nhóm học sinh. - GV kết hợp giữa tranh vẽ hình 8-3 SGK với mạch tạo xung đa hài đối xứng dung tranzito đã lắp sẵn để giới thiệu vị trí các linh kiện trên bảng mạch điện. - Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày lại nguyên lý làm việc của mạch tạo xung đa hài tự dao động. 2. Tổ chức thực hành. a./ Bước 1: - Cấp nguồn cho mạch điện hoạt động. - Dùng đồng hồ bấm giây để quan sát và đếm số lần sang của đèn LED trong khoảng 30 giây. Làm lại khoảng hai lần. - Báo cáo kết quả để gaío viên kiểm tra. - Thống nhất và ghi kết quả vào bảng trong báo cáo thực hành. b. Bước 2: - Quan sát giáo viên làm mẫu. - Tiến hành lắp thêm hai tụ điện vào mạch. - Báo cáo để giáo viên kiểm tra, nếu chưa đạt yêu cầu phải mắc lại, nếu đạt yêu cầu tiến hành đóng điện. - Dùng đồng hồ bấm giây, quan sát và đếm số lần sang của đèn LED trong 30s. - Ghi kết quả vào báo cáo. c./ Bước 3: - Quan sát giáo viên làm mẫu. - Tiến hành tháo bớt 1 tụ điện. - Báo cáo để giáo viên kiểm tra, tiến hành đóng điện. - Dùng đồng hồ bấm giây, quan sát và đếm số lần sang của đèn LED trong 30s. - Ghi kết quả vào báo cáo. 25 5 10 10 - Giáo viên kiểm tra lại mạch của các nhóm sau đó cho học sinh cấp nguồn cho mạch hoạt đông. - Yêu cầu học sinh quan sát và đếm số lần sang của đèn LED trong 30 giây. - Giáo viên tiến hành làm mẫu: Cắt nguồn, mắc song song hai tụ điện với hai tụ điện trong sơ đồ lắp sẵn. Đóng điện và làm như bước 1. - Yêu cầu học sinh tiến hành lắp thêm tụ điện, kiểm tra mạch của các nhóm trước khi cho học sinh cấp điện. - Giáo viên theo dõi, uốn nắn quá trình thực hành của học sinh Giáo viên tiến hành làm mẫu: Cắt nguồn, bỏ ra một tụ điện ở một vế của bước 1. đóng điện và làm như bước 1. - Yêu cầu học sinh tiến hành gỡ bớt tụ điện, kiểm tra mạch của các nhóm trước khi cho học sinh cấp điện. - Giáo viên theo dõi, uốn nắn quá trình thực hành của học sinh Hoạt động 3: Đánh giá kết quả. Thơì gian: 4 phút - Yêu cầu đại diện các nhóm học sinh lên trình bày kết quả thực hành của nhóm và tự đánh giá. - Giáo viên đặt một số câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời: + Tại sao khi mắc song song hai tụ điện với hai tụ điện trong mạch lại thấy đèn nháy chậm lại? Gợi ý: Vì khi mắc song song trị số điện dung của tụ tăng lên, làm cho chu kỳ xung Tx = 1,4 RC tăng lên, tức là tần số xung giảm và đèn LED nháy chậm lại. + Tại sao khi chỉ mắc song song them tụ điện vào một bên của mạch điện lại thấy thời gian sang, tối của hai đèn LED khác nhau? Gợi ý: Vì làm như vậy trị số điện dung của hai vế tụ điện đã khác nhau làm cho làm cho độ rộng xung τ1 ≠τ2, trở thành mạch đa hài không đối xứng và thời gian sang tối của hai đèn LED khác nhau. - Giáo viên thu báo cáo thực hành của các nhóm và nhận xét chung về quá trình thực hành. - Học sinh thu dọn dụng cụ và vệ sinh lớp học 3.3/.Giao bài. Học sinh về nhà ôn tập chuẩn bị cho bài kiểm tra 1 tiết. 3.6/. Tự rút kinh nghiệm. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tổ trưởng bộ môn Giáo viên Trần Thị Lý Phùng Thị Tin

File đính kèm:

  • docCONG NGHE 12 Tiet 11.doc