Giáo án Công nghệ 12 tiết 11 đến 15

Tiết 11: THỰC HÀNH

LẮP MẠCH NGUÔNG CHỈNH LƯU CẦU CÓ

BIẾN ÁP NGUỒN VÀ TỤ LỌC

I. Mục tiêu:

 1. Về kiến thức.

 - Học sinh có thể lắp được các linh kiện điện tử lên bo mạch thử theo sơ đồ nguyên lí.

 - Các em có thể biết được cách bố trí các linh kiện ntn.

 - Biết được quá trình lưu thông của mạch điện như thế nào khi tiến hành đóng điện vào trong mạch.

 2. Về kỹ năng.

 - Học sinh biết lắp các linh kiện lại với nhau theo sơ đồ nguyên lí.

 3. Về thái độ.

 - Các em có ý thức thực hiện đúng quy trình và các quy định về an toàn.

 

doc11 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 638 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 12 tiết 11 đến 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 11: Thực hành Lắp mạch nguông chỉnh lưu cầu có biến áp nguồn và tụ lọc I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức. - Học sinh có thể lắp được các linh kiện điện tử lên bo mạch thử theo sơ đồ nguyên lí. - Các em có thể biết được cách bố trí các linh kiện ntn. - Biết được quá trình lưu thông của mạch điện như thế nào khi tiến hành đóng điện vào trong mạch. 2. Về kỹ năng. - Học sinh biết lắp các linh kiện lại với nhau theo sơ đồ nguyên lí. 3. Về thái độ. - Các em có ý thức thực hiện đúng quy trình và các quy định về an toàn. II. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của giáo viên. - Nội dung bài thực hành. - Dụng cụ thực hành: Đồng hồ vạn năng 1 chiếc. Bo mạch thử 1chiếc Kìm, kẹp, dao gọt dây. 2. Chuẩn bị của học sinh. - Đọc kĩ nội dung bài 11. III. Tiến trình bài thực hành: 1. Ôn định tổ choc, kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ (đan xen ). 3. Nội dung thực hành. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Hoạt động 1: Kiểm tra và xác định cực tính của các linh kiện. GV: Hướng dẫn học sinh sử dụng đồng hồ để kiểm tra các linh kiện còn sử dụng được hay không và phân biệt đâu là cự dương và cực âm. HS tiến hành kiểm tra. Hoạt động 2: Tổ chức thực hành. GV: Giới thiệu cho học sinh về bo mạch thử, cách nối dây và lắp mạch điện trên bo mạch GV: Kiểm tra các bo mạch lắp ráp của các nhóm nếu đúng cho phép các em cắm nguồn để cho mạch làm việc. HS chú ý lắng nghe và quan sát từng bước. HS dùng đồng hồ vạn năng để đo các cấp điện áp một chiều trước và sau khi có tụ lọc. HS có thể cấp nguồn cho máy thu thanh khi có tụ lọc và khi không có tụ lọc sau đó đưa ra giải thích. Nội dung thực hành Bước 1: Kiêm tra và phân biệt cực của điốt tiếp mặt Bước 2: Bố trí các linh kiện lên bo mạch thử theo sơ đồ nguyên lí Bước 3: Kiểm tra mạch lắp ráp Bước 4: Đóng điện và kiểm tra mạch về giá trị điện áp một chiều ở đầu ra khi có tụ lọc và không có tụ lọc. Hoạt động 3: Kết thúc thực hành. GV: Thu hồi thiết bị, vật liệu của các nhóm HS viết báo cáo và điền kết quả thực hành theo mẫu. 4. Tổng kết, đánh giá kết quả thực hành. * Giáo viên nhận xét giờ thực hành: - Tinh thần thái độ thực hành nghiêm túc - Kĩ năng thực hành tương đối tốt - Đánh giá và cho điểm vào báo cáo thực hành của các nhóm. * Dặn dò học sinh ở nhà. - Về nhà các em học bài cũ và đọc trước bài 12 để giờ sau thực hành tiếp. Ngày soạn: 16/11/08 Ngày giảng: Tiết 12: Thực hành điều chỉnh các thông số của mạch tạo xung đa hài dùng tranzito I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức. - Điều chỉnh được xung từ đa hài đối xứng sang xung đa hài không đối xứng - Điều chỉnh chu kì xung nhanh hay chậm. - Xác định vị trí của các linh kiện và có thể xác đánh giá được sự thay đổi giá trị của các linh kiện phụ thuộc vào các yếu tố nào. 2. Về kỹ năng. - Điều chỉnh được xung từ đa hài đối xứng sang xung đa hài không đối xứng - Điều chỉnh chu kì xung nhanh hay chậm. - Xác định vị trí của các linh kiện và có thể xác đánh giá được sự thay đổi giá trị của các linh kiện phụ thuộc vào các yếu tố nào. 3. Về thái độ. - Các em có ý thức thực hiện đúng quy trình và các quy định về an toàn. II. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của giáo viên. - Nội dung bài 8 và bài 12 có thể dùng hình ảnh động hoặc mạch thực tế để xác định. 2. Chuẩn bị của học sinh. - Đọc kĩ nội dung bài 8 và bài 12. III. Tiến trình bài thực hành: 1. Ôn định tổ choc, kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ (đan xen ). 3. Nội dung thực hành. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu về vị trí của các linh kiện trên bảng mạch điện. GV: Dùng mạch điện động để chỉ cho học sinh vị trí của các linh kiện trên mạch điện HS trình bày lại nguyên lí làm việc của mạch tạo xung đa hài tự dao động đã học Hoạt động 2: Tổ chức thực hành. GV: Hướng dẫn học sinh thực hành theo các bước cụ thể như trong SGK HS chú ý lắng nghe và quan sát từng bước. Nội dung thực hành Bước 1: Cấp nguồn điện cho mạch điện hoạt động, quan sát ánh sáng và đếm số lần sáng của LED trong khoảng thời gian theo quy định. Ghi kết quả vào bảng mẫu. Bước 2: Cắt nguồn và tiến hành mắc song song 2 tụ điện trong sơ đồ. Đóng điện và làm lại như bước 1. Bước 3: Cắt điện và bỏ một tụ sau đó đóng điện và tiến hành làm như bước 1. So sánh thời gian sáng tối của 2 LED. Hoạt động 3: Kết thúc thực hành. GV: Thu hồi thiết bị, vật liệu của các nhóm HS viết báo cáo và điền kết quả thực hành theo mẫu. Mẫu báo cáo thực hành Điều chỉnh các thông số của mạch tạo xung đa hài dùng tranzito Họ và tên: .. Lớp: 1. Kết quả số lần sáng và thời gian sáng của các LED. Trường hợp Số lần sáng và thời gian sáng của các LED LED đỏ LED xanh Khi chưa thay đổi tụ điện ở bước 1 Khi mắc song song tụ điện ở bước 2 Khi thay đổi tụ điện ở bước 3 2. Đánh giá kết quả thực hành Tự nhận xét về chiều hướng thay đổi các thông số của mạch điện để có thể thực hiện đước các trường hợp sau: - Kéo dài chu kì dao động cho đèn nháy chậm. - Rút ngắn chu kì dao động cho đèn nháy nhanh - Cho đèn đỏ sáng lâu hơn đèn xanh hoặc ngược lại 4. Tổng kết, đánh giá kết quả thực hành. * Giáo viên nhận xét giờ thực hành: - Tinh thần thái độ thực hành nghiêm túc - Kĩ năng thực hành tương đối tốt - Đánh giá và cho điểm vào báo cáo thực hành của các nhóm. * Dặn dò học sinh ở nhà. - Về nhà các em học bài cũ và đọc trước bài 13 để giờ sau học tốt hơn. Ngày soạn: 19/11/08 Ngày giảng: Tiết 13. Kiểm tra (1Tiết) I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức. - Kiểm tra lại khả năng nhận thức của học sinh trong suốt thời gian qua để đưa ra biện pháp giáo dục tốt hơn. - Biết được khả năng làm và trình bày bài kiểm tra như thế nào. 2. Về kĩ năng. - Kiểm tra lại khả năng nhận thức của học sinh trong suốt thời gian qua để đưa ra biện pháp giáo dục tốt hơn. - Biết được khả năng làm và trình bày bài kiểm tra như thế nào. 3. Về thái độ. - Học sinh nghiêm túc trong quá trình làm bài và có thái độ đúng đắn trong suốt thời gian làm bài. II. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của giáo viên. - Đề kiểm tra và đáp án. 2. Chuẩn bị của học sinh. - Giấy kiểm tra va toàn bộ kiến thức có liên quan đến bài kiểm tra. III. Tiến trình giờ kiểm tra: 1. ổn định tổ chưc, kiểm tra sĩ số. 2. Đọc đề kiểm tra. Đề bài Câu 1: (3 điểm) Để thay đổi độ rộng xung trong mạch đa hài tự dao động ta phải làm gì? Câu 2: (3 điểm) Hãy giải thích tại sao trong các mạch chỉnh lưu lại phải bố trí thêm các tụ lọc nguồn vào trước tải? Câu 3: (4 điểm) Hãy thiết kế bộ nguồn một chiều chỉnh lưu cầu với điện áp tải là 10V, dòng điện 1,5A, sụt áp trên mỗi điốt bằng 1V, U1 = 220V. Đáp án Câu 1: Để thay đổi độ rộng xung ta chỉ cần thay đổi giá trị của điện trở R3 hoặc R4, thay đổi giá trị của tụ điện là được. Câu 2: Bố trí các tụ lọc nguồn phía trước tải của các mạch chỉnh lưu là để ổn định điện áp đầu ra được ổn định và bằng phẳng hơn. Câu 3: Các bước gần giống như SGK a. Biến áp: - Công suất biến áp P = kĐ.Utải.Itải = 1,3.10.1,5 = 16,5W Trong đó: kp là hệ số công suất biến áp, chọn kp = 1,3 - Điện áp vào: U1 = 220V, tần số 50Hz - Điện áp ra: Trong đó: U2 là điện áp của biến áp khi không tải. là sụt áp trên 2 điốt là sụt áp bên trong biến áp khi có tải, thờng bằng 6%Utải = 0,72V b.Điốt - Dòng điện điốt: Chọn hệ số dòng điện k1= 10 - Điện áp ngược: Chọn hệ số kU = 1,8 Từ các thông số trên, chọn điốt loại: 1N1089 có UN = 100V,Idm = 5A, c, Tụ điện: Để lọc tốt thì tụ có điện dung càng lớn càng tốt và phải chịu được điện áp . Chọn tụ lọc có thông số C = 1000,Uđm = 25V. Ngày soạn: 19/11/08 Ngày giảng: Chương 3: Một số mạch điện tử điều khiển đơn giản Tiết 14. Khái niệm về mạch điện tử điều khiển I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức. - Học sinh biết được khái niệm, công dụng và phân loại mạch điện tử điều khiển - Hiểu được bản chất của mạch điều khiển đơn giản. - Phân biệt được thế nào là mạch điều khiển tự động. 2. Về kĩ năng. - Học sinh biết được khái niệm, công dụng và phân loại mạch điện tử điều khiển - Hiểu được bản chất của mạch điều khiển đơn giản. - Phân biệt được thế nào là mạch điều khiển tự động. 3. Về thái độ. - Có thái độ nghiêm túc trong quá trình học và trong khi chuẩn bị bài ở nhà. II. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của giáo viên. - Nghiên cứu kĩ nội dung bài 13 SGK - Tìm hiểu các mạch điện tử điều khiển trong thực tế để làm ví dụ cho bài học. 2. Chuẩn bị của học sinh. - Nội dung bài 13. III. Tiến trình bài mới: 1. Kiểm tra sĩ số, ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ (Lồng ghép trong hoạt động). 3. Nội dung bài mới. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về mạch điện tử điều khiển. GV: Giải thích cho học sinh hiểu khái niệm về mạch điện tử điều khiển. GV: Lấy ví dụ cụ thể về mạch điện tử điều khiển. HS chú ý lắng nghe và ghi khái niệm vào vở. I. Khái niệm về mạch điện tử điều khiển. - Là những mạch điện tử thực hiện chức năng điều khiển được gọi là mạch điện tử điều khiển. * Sơ đồ khối của mạch điều khiển. Hoạt động 2: Tìm hiểu công dụng của mạch điện tử điều khiển. GV: Cho học sinh biết về công dụng của mạch điều khiển điện tử. GV: Lấy ví dụ cụ thể về từng loại mạch điều khiển có trong thực tế. HS suy nghĩ về công dụng của các mạch điện tử điều khiển. II. Công dụng. Hoạt động 3: Tìm hiểu phân loại mạch điều khiển. GV: Giới thiệu cho học sinh về cách phân loại mạch điện tử điều khiển có trong thực tế hiện nay. HS chú ý lắng nghe và nhận biết về các loại mạch điện tử điều khiển. III. Phân loại. 4. Tổng kết và đánh giá giờ dạy. * Nhận xét giờ học. - Bài học này các em cần nắm được về khái niệm và phân loại cũng như hiểu được bản chất của công dụng của các mạch điện tử điều khiển. * Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. - Về nhà các em học bài cũ và trả lời các câu hỏi trong SGK> - Đọc trước nội dung bài 14 để giờ sau học tốt hơn. Ngày soạn:2/12/08 Ngày giảng: Tiết 15. Mạch điều khiển tín hiệu I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức. - Học sinh biết được khái niệm về mạch điều khiển tín hiệu. - Biết được các khối cơ bản của mạch điều khiển tín hiệu. 2. Về kĩ năng. - Các em có thể biết về công dụng và nguyên lí của mạch điều khiển tín hiệu - Có thể thiết kế mạch điều khiển tín hiệu đơn giản. 3. Về thái độ. - Có thái độ nghiêm túc trong quá trình học và trong khi chuẩn bị bài ở nhà. II. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của giáo viên. - Nghiên cứu kĩ nội dung bài 14 SGK - Tìm hiểu các mạch điện tử điều khiển tín hiệu trong thực tế để làm ví dụ cho bài học. 2. Chuẩn bị của học sinh. - Nội dung bài 14. III. Tiến trình bài mới: 1. Kiểm tra sĩ số, ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ (Lồng ghép trong hoạt động). 3. Nội dung bài mới. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm mạch điều khiển tín hiệu. GV: Thế nào là mạch điều khiển tín hiệu? Lấy ví dụ cụ thể về mạch điều khiển tín hiệu mà em biết? GV Lấy hình về đèn báo hiệu giao thông và một số tranh ảnh khác chiếu cho học sinh xem và có thể trả lời được câu hỏi và khẳng định được câu trả lời của mình là đúng. HS suy nghĩ và trả lơi câu hỏi I. Khái niệm về mạch điều khiển tín hiệu - Mạch điện tử dùng để điều khiển sự thay đổi trạng thái của tín hiệu, trạng thái hoạt động, chế độ làm việc của máy móc, thiết bị. Hoạt động 2: Tìm hiểu về công dụng của mạch điều khiển tín hiệu. GV: vậy mạch điều khiển tín hiệu có những công dụng nào? Lấy ví dụ cụ thể? HS suy nghĩ về công dụng của mạch điều khiển căn cứ vào những ví dụ cụ thể đã nêu ở phần I để trả lời. Và lấy ví dụ để chứng minh. II. Công dụng. - Thông báo về tinh trạng thiết bị và con ngời khi gặp sự cố. Ví dụ: Như điện cao, thấp, quá nhiệt độ, cháy nổ, tàu qua đường ngang.... - Thông báo nhng thông tin cần thiết cho con ngời thực hiện theo hiệu lệnh. Ví dụ: Như đèn xanh, đỏ của tín hiệu giao thông... - Làm các thiết bị trang trí các bảng điện tử Ví dụ: Như hình ảnh quảng cáo, biển hiệu... - Thông báo về tinh trạng hoạt động của máy móc. Ví dụ: Tín hiệu thông báo có nguồn, băng catset đang chạy, âm lợng của catset... Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên lí chung của mạch điều khiển tín hiệu. GV: Vậy em nào có thể nói về nguyên lí của các mạch điện tử điều khiển mà các em vừa nêu? GV: Nhận xét câu trả lời của HS và đưa ra sơ đồ của mạch điều khiển tín hiệu một cách tổng quát nhất và giới thiệu‏ ‏‎ nghĩa của từng khối‏‎. GV: Căn cứ vào sơ đồ khối để đưa ra nguyên lí chung cho mạch điều khiển tín hiệu. GV: Lấy ví dụ để cho học sinh hiểu hơn về quá trình thiết kế mạch điều khiển tín hiệu. HS suy nghĩ HS quan sát sơ đồ khối về mạch điều khiển tín hiệu và tự đưa ra nguyên lí chung của các mạch điều khiển tín hiệu. HS quan sát ví dụ mà GV đã chuẩn bị để biết về quá trình thiết kế cũng như biết được các thiết bị, linh kiện sử dụng trong các mạch điều khiển tín hiệu III. Nguyên lí chung của mạch điều khiển tín hiệu. 1. Sơ đồ khối 2. Nguyên lí chung. - Sau khi nhận lệnh báo hiệu từ một cảm biến mạch điều khiển xử lí tín hiệu đã nhận, điều chế theo một nguyên tắc nào đó. Sau khi xử lí xong tín hiệu được khuếch đại đến công suất cần thiết và đa tới khối chấp hành. Khối chấp hành sẽ phát lệnh báo hiệu (bằng chuông, đèn, hàng chữ nổi) và chấp nhận lệnh . 3. Ví dụ - BA - Biến áp hạ điện áp từ 220V xuống 15V để nuôi mạch điều khiển. - Đ1, C - Điốt và tụ điện biến đổi từ điện xoay chiều thành điện một chiều nuôi mạch điều khiển. - VR, R1 - Chỉnh ngỡng tác động khi quá áp. - Đo, R2 - Đặt ngưỡng tác động cho T1, T2. - R3 - Bảo vệ các tranzitor. - T1, T2 - Tranzito điều khiển rơle hoạt động. K - Rơle đóng, cắt nguồn. - Đ2 Điốt bảo vệ T1 và T2 4. Tổng kết và đánh giá giờ dạy. * Nhận xét giờ học. - Bài học này các em cần nắm được về khái niệm và công dụng cũng như hiểu được nguyên lí chung của các mạch điều khiển tín hiệu. * Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. - Về nhà các em học bài cũ và trả lời các câu hỏi trong SGK> - Đọc trước nội dung bài 15 để giờ sau học tốt hơn. Ngày soạn:13/12/08 Ngày giảng: Tiết 16. Mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức. - Học sinh biết được công dụng của mạch điều khiển tốc độ động cơ một pha. - Hiểu được mạch điều khiển tốc độ của quạt điện bằng triác. - Biết về một số mạch điều khiển động cơ một pha trong thực tế. 2. Về kĩ năng. - Các em có thể biết về công dụng và nguyên lí của điều khiển tốc độ của động cơ một pha - Biết được một số mạch điều khiển động cơ một pha trong thực tế và các em có thể vận hành được nó. - Các em có thể hiểu được kết cấu chung của các mạch điều khiển tốc độ của động cơ một pha. 3. Về thái độ. - Có thái độ nghiêm túc trong quá trình học và trong khi chuẩn bị bài ở nhà. II. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của giáo viên. - Nghiên cứu kĩ nội dung bài 15 SGK - Tìm hiểu các mạch điện tử điều khiển tín hiệu trong thực tế để làm ví dụ cho bài học. 2. Chuẩn bị của học sinh. - Nội dung bài 15. III. Tiến trình bài mới: 1. Kiểm tra sĩ số, ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ (Lồng ghép trong hoạt động). 3. Nội dung bài mới. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu công dụng của mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha: GV: I. Công dụng của mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha. - Được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và trong đời sống như động cơ máy bơm nước, quạt điện. * Để điều khiển động cơ một pha ta có thể sử dụng các phương pháp sau: + Thay đổi số vòng dây của stato + Điều khiển điện áp đưa vào động cơ + Điều khiển tần số nguồn điện đưa vào động cơ (trong trường hợp này điện áp cũng phải thay đổi cho phù hợp) Hoạt động 2: Tìm hiểu về nguyên lí điều khiển tốc độ động cơ một pha: II. Nguyên lí điều khiển tốc độ động cơ một pha. * Điều khiển tốc độ bằng cách thay đổi điện áp. Tốc độ được điều khiển bằng mạch điện tử thay đổi trị số điện áp đặt vào động cơ. * Điều khiển tốc độ bằng cách thay đổi tần số và điện áp đưa vào động cơ. Mạch điều khiển có nhiệm vụ điều khiển tần số f1 và điện áp U1 thành tần số f2 điện áp U2 đưa vào động cơ. Hoạt động 3: Tìm hiểu một số mạch điều khiển động cơ một pha: III. Một số mạch điều khiển động cơ một pha. * Chức năng của các linh kiện: Ta triac điều khiển điện áp trên quạt VR biến trở để điều khiển khoảng thời gian dẫn của triac R điện trở hạn chế Da điac định ngưỡng điện áp để triac dẫn C tụ điện tạo điện áp ngưỡng để mở thông triac và mở thông điac K công tắc

File đính kèm:

  • docbai 14 Mach dieu khien tin hieu(1).doc