Chương III: MỘT SỐ MẠCH ĐIỆN TỬ ĐIỀU KHIỂN ĐƠN GIẢN.
Bài 13: KHÁI NIỆM VỀ MẠCH ĐIỆN TỬ ĐIỀU KHIỂN
I/ MỤC TIÊU.
Sau bài học này giáo viên phải làm cho học sinh :
Biết được khái niệm, công dụng, phân loại mạch điện tử điều khiển.
II./ CHUẨN BỊ.
1. Chuẩn bị nội dung:
Giáo viên nghiên cứu bài 13 trong SGK, SGV.
Tìm hiểu các mạch điện tử điều khiển thực tế.
2. Chuẩn bị phương tiện dạy học:
- Tranh vẽ các hình 13-3, 13-4 trong SGK.
- Tranh, ảnh các thiết bị điều khiển bằng mạch điện tử.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2320 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 12 Tiết 13 Bài 13: Khái niệm về mạch điện tử điều khiển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN SỐ 13 Số giờ đã giảng: 12
Thực hiện ngày 16 tháng 11 năm 2008
Chương III: MỘT SỐ MẠCH ĐIỆN TỬ ĐIỀU KHIỂN ĐƠN GIẢN.
Bài 13: KHÁI NIỆM VỀ MẠCH ĐIỆN TỬ ĐIỀU KHIỂN
I/ MỤC TIÊU.
Sau bài học này giáo viên phải làm cho học sinh :
Biết được khái niệm, công dụng, phân loại mạch điện tử điều khiển.
II./ CHUẨN BỊ.
Chuẩn bị nội dung:
Giáo viên nghiên cứu bài 13 trong SGK, SGV.
Tìm hiểu các mạch điện tử điều khiển thực tế.
Chuẩn bị phương tiện dạy học:
Tranh vẽ các hình 13-3, 13-4 trong SGK.
Tranh, ảnh các thiết bị điều khiển bằng mạch điện tử.
III./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1/. Ổn định lớp. Thời gian : 1 phút Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/.Trả bài kiểm tra 1 tiết. Thời gian: 3 phút
Nhận xét kết quả bài kiểm tra, rút kinh nghiệm chung và vào điểm.
3/.Giảng bài mới. Thời gian: 41 phút
3.1/. Đặt vấn đề. Thời gian: 1 phút
Xu thế chung hiện nay trong quá trình sản xuất là không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng SP; muốn vậy phải nâng coa mức độ tự động hoá của các máy móc. Hiện nay những loại máy tự động như thế đòi hỏi độ chính xác xcao, tác động nhanhĐể đáp ứng yêu cầu tự động hoá cần có các mạch điều khiển.
3.2/.Tiến trình dạy học..
Nội dung
TG
Phương pháp dạy - học
I./ Khái niệm về mạch điện tử điều khiển.
Những mạch điện tử thực hiện chức năng điều khiển được coi là mạch điện tử điều khiển.
- Sơ đồ khối:
MĐTĐK
ĐTĐK
Theo sơ đồ khối, khi có tín hiệu điều mkhiển đưa vào, mạch điện tử điều khiển ( MĐTĐK) xử lý, khuếch đại tín hiệu và đưa lệnh điều khiển tới đối tượng điều khiển (ĐTĐK)
10
Hoạt động1: Tìm hiểu khái niệm mạch ĐTĐK.
- Bằng những hiểu biết thực tế, giáo viên lấy ví dụ về thiết bị điều khiển bằng điện tử: Điều khiển quạt, điều khiển điều hoà, máy giặt
- GV nêu quan điểm cũ trước đây: ĐT chỉ giới hạn trong lĩnh vực thông tin và viễn thông. Hiện nay điện tử còn được úng dụng trong nhiều lĩnh vực khác trong đó có điều khiển.
- Giáo viên giới thiệu chức năng và sơ đồ khối của mạch ĐT điều khiển.
- GV đặt câu hỏi liên hệ thực tế: Hãy nêu các VD thực tế minh hoạ cho các mạch điện tử điều khiển:
TL: bếp từ, lò vi song, chấn lưu điện tử, đèn huỳnh quang dung acquy.
II./ Công dụng.
Mạch điện tử điều khiển có rất nhiều công dụng khác nhau:
- Điều khiển tín hiệu.
- Tự động hoá các máy móc, thiết bị.
- Điều khiển các thiết bị điện tử dân dụng.
- Điều khiển trò chơi giải trí.
16
Hoạt động 2: Tìm hiểu công dụng của mạch điện tử điều khiển.
- Giáo viên giới thiệu các công dụng của MĐTĐK như hình 13-3 SGK.
- Yêu cầu học sinh lấy một số ví dụ minh hoạ các công dụng trên:
+ ĐK tín hiệu: ĐK đèn giao thông, điều khiển hàng chữ quảng cáo.
+ ĐK thiết bị dân dụng: ĐK máy điều hoà, bếp từ
III./ Phân loại.
- Phân laọi theo công suất:
+ Công suất lớn.
+ Công suất nhỏ.
-Phân loại theo chức năng:
+ Điều khiển tín hiệu.
+ Điều khiển tốc độ.
- Phân loại theo mức độ tự động hoá:
+ ĐK cứng bằng mạch điện tử.
+ ĐK bằng lập trình.
10
Hoạt động 3: Phân loại mạch ĐTĐK.
- GV yêu cầu học sinh xem sơ đồ phân loại hình 13-4 SGK.
- GV giải thích sơ đồ phân loại, mỗi cách phân loại cho 1 VD.
- Lưu ý HS cách phân loại SGK chưa ,phải là tất cả, vì nếu đặt tiêu chí khác sẽ có cách phân loại khác.
IV./ Tổng kết, đánh giá . Thơì gian: 4 phút
- Giáo viên đặt một số câu hỏi theo các mục tiêu của bài học để tổng kết, đánh giá các hiểu biết của học sinh.
+ Mạch điện tử điều khiển có vai trò gì trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp.
+ Hãy so sánh mức độ tự động hoá của các loại mạch điện tử điều khiển: Vi mạch, máy tiính, mạch rời.
V/.Giao bài.
Học sinh về nhà ôn tập chuẩn bị cho bài kiểm tra 1 tiết.
VI/. Tự rút kinh nghiệm.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tổ trưởng bộ môn Giáo viên
Trần Thị Lý Phùng Thị Tin
File đính kèm:
- CONG NGHE 12 Tiet 13.doc