Giáo án Công nghệ 12 Tiết 14 Bài 14: Mạch điều khiển tín hiệu

Bài 14: MẠCH ĐIỀU KHIỂN TÍN HIỆU.

I/ MỤC TIÊU.

 Sau bài học này giáo viên phải làm cho học sinh :

 Hiểu được khái niệm về mạch điều khiển tín hiệu.

 Mô tả được các khối cơ bản của mạch điều khiển tín hiệu.

II./ CHUẨN BỊ.

1. Chuẩn bị nội dung:

Giáo viên nghiên cứu bài 14 trong SGK, SGV.

2. Chuẩn bị phương tiện dạy học:

- Tranh vẽ các hình 14.3 trong SGK.

- Mạch bảo vệ quá điện áp đwocj lắp theo sơ đồ nguyên lý hình 14.3 SGK.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2050 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 12 Tiết 14 Bài 14: Mạch điều khiển tín hiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN SỐ 14 Số giờ đã giảng: 13 Thực hiện ngày 23 tháng 11 năm 2008 Chương III: MỘT SỐ MẠCH ĐIỆN TỬ ĐIỀU KHIỂN ĐƠN GIẢN. Bài 14: MẠCH ĐIỀU KHIỂN TÍN HIỆU. I/ MỤC TIÊU. Sau bài học này giáo viên phải làm cho học sinh : Hiểu được khái niệm về mạch điều khiển tín hiệu. Mô tả được các khối cơ bản của mạch điều khiển tín hiệu. II./ CHUẨN BỊ. Chuẩn bị nội dung: Giáo viên nghiên cứu bài 14 trong SGK, SGV. Chuẩn bị phương tiện dạy học: Tranh vẽ các hình 14.3 trong SGK. Mạch bảo vệ quá điện áp đwocj lắp theo sơ đồ nguyên lý hình 14.3 SGK. III./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1/. Ổn định lớp. Thời gian : 1 phút Kiểm tra sĩ số của lớp. 2/.Kiểm tra bài cũ. Thời gian: 3 phút Nêu công dụng và một vài ứng dụng của mạch điện tử điều khiển. Nhận xét và cho điểm. 3/.Giảng bài mới. Thời gian: 41 phút 3.1/. Đặt vấn đề. Thời gian: 1 phút Ở bài 13 chúng ta đã nghiên cứu về mạch điện tử điều khiển. bài học này chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu một loại mạch điện tử điều khiển khác là điều khiển tín hiệu đơn giản. 3.2/.Tiến trình dạy học.. Nội dung TG Phương pháp dạy - học I./ Khái niệm về mạch điều khiển tín hiệu. 1./ Khái niệm: Mạch ĐKTH là mạch điện tử điều khiển sự tahy đổi trạng thái, chế độ làm việc của tín hiệu nào đó. Chắng hạn như thay đổi tín hiệu nhìn, tín hiệu nghe hoặc kết hợp. 2./ Công dụng của mạch điều khiển tín hiệu. - Dùng để thông báo tình trạng thiết bị ( bình thường hay gặp sự cố). - Dùng để thông nbáo thông tin cần thực hiện theo quy định. - Dùng để trang trí, quảng cáo. 10 4 6 Hoạt động1: Tìm hiểu khái niệm mạch ĐTTH. 1./ Tìm hiểu khái niệm về mạch ĐKTH -Yêu cầu học sinh đọc nội dung tương ứng trong SGK, quan sát hình 14.1 trong SGK và cho biết: Hình 14.1 a,b,c thể hiện nội dung gì? Các tín hiệu được ĐK là những tín hiệu nào? Trong thực tế em còn biết loại tín hiệu nào nữa cần điều khiển? Điều khiển tín hiệu giao thông/ điều khiển bảng điện tử/ báo hiệu và bảo vệ điện áp được dung để làm gì? ở đâu? 2./ Giới thiệu công dụng của mạch điều khiển tín hiệu. - Yêu cầu học sinh đọc nội dung tương ứng trong SGK và cho biết: + Mạch ĐKTH có những ứng dụng gì, các tín hiệu cần được điều khiển là những tín hiệu nào? + Trong thực tế em còn biết mạch điện tử điều khiển còn được ứng dụng ở đâu? II./ Nguyên lý chung của mạch điều khiển tín hiệu. 1.Sơ đồ khối của mạch. Được thể hiện trên hình 14.2 gồm các khối chức năng: Khối nhận lệnh. Khối xử lý. khối khuếch đại. Khối chấp hành. 2. Nguyên lý chung của mạch điều khiển tín hiệu. Sau khi nhận lệnh (thường qua một cảm biến), mạch sẽ xử lý tín hiệu đã nhận, điều chế nó theo một nguyên tắc nào đó rồi đưa sang khổi khuếc đại đẻ khuếch đại tín hiệu đến công suất hợp lý để đưa tới khối chấp hành; Khối chấp hành sẽ phát lệnh báo hiệu ( bằng chuông, dèn hiệu). 3./ Ví dụ. Mạch báo hiệu và bảo vệ quá điện áp - Công dụng của mạch: Thông báo và cắt điện khi điện áp vựôt quá ngưỡng nguy hiểm. - Sơ đồ mạch gồm: Các khối nhận lệnh( biến áp, điôt D, tụ điện C), xử lý (Điện trở R1, biến trở VR, điôt ổn áp Đo, điện trở R2), khuếch đại ( T1, T2, điện trở bảo vệ R3, rơle K), chấp hành (đèn hiệu ĐH, chuông, các tiếp điểm K1, K2) - Chức năng các linh kiện trong mạch. - Nguyên lý hoạt động của mạch. + Trường hợp bình thường ( K đóng) + Khi quá điện áp ( K mở) 26 6 10 10 Hoạt động 2: Giới thiệu về nguyên lý chung của mạch điều khiển tín hiệu. 1./ Tìm hiểu sơ đồ khối của mạch. - Giáo viên vẽ sơ đồ khối lên bảng, yêu cầu học sinh đọc nội dung tương ứng trong SGK và cho biết: + Mạch ĐKTH gồm những khối chức năng nào? + Nêu công dụng của từng khối chức năng trên sơ đồ hình 14.2 SGK. 2./ Giới thiệu nguyên lý chung của mạch điều khiển tín hiệu. - GV giải thích các thuật ngữ: Cảm biến, điều chế. + Cảm biến: là dụng cụ có thể cảm nhận trị số tuyệt đối hay trị số biến thiên của một đại lượng vật lý và biến đổi thành một tín hiệu điện làm đầu vào hữu hiệu cho một hệ thống thu thập và xử lý thông tin. + Điều chế: Là phương thức biến đổi đặc điểm của một tín hiệu theo đặc điểm của một tín hiệu khác. - GV đặt câu hỏi: +Vì sao cần khuếch đại tín hiệu sau khi xử lý? + Những biểu hiện có thể nhận biết được của khối chấp hành. - GV giới thiệu nguyên lý chung của mạch trên sơ đồ khối. 3./ Giới thiệu mạch bảo vệ quá điện áp - Yêu cầu học sinh đọc nội dung tương ứng trong SGK, quan sát sơ đồ mạch trên hình 14.3 SGK và cho biết: - Mạch dung để làm gì? ở đâu? - Nêu chức năng của các linh kiện trong mạch. - Giáo viên giới thiệu nguyên lý làm việc của mạch trên sơ đồ. - Giáo viên dung sơ đồ đã lắp sẵn cho hoạt động để minh hoạ. IV./ Tổng kết, đánh giá . Thơì gian: 4 phút - Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi cuối bài trong SGK để hệ thống hoá và củng cố nội dung của bài. VD: Trong sơ đồ hình 14.3 khi cần thay đổi ngưỡng báo hiệu và bảo vệ từ 230V xuống 225 V thì con chạy của biến trở VR cần nâng lên phái trên hay giảm xuống phía dưới? Tại sao? Gợi ý: Rơ le K hút khi T1, T2 dẫn ( Khi điện áp từ VR vượt quá ngưỡng chọc thủng của điôt ổn áp). Việc đặt ngưỡng Đo là nhờ VR. Đầu biến trở nối với Đo càng xuống thấp ( gần về phái R1) thì điện áp trên Đo càng thấp; lúc đó điện áp nguồn phải cao hơn mới đủ ngưỡng chọc thủng Đo. Ngược lại đầu nối với Đo càng lên cao ( Gần về phái Đ ) thì điện áp trên Đo càng cao; điện áp nguồn dù thấp đã đủ ngưỡng đánh thủng Đo. V/.Giao bài. Học sinh về đọc phần thông tin bổ sung trong SGK và đọc trước nội dung bài 15. VI/. Tự rút kinh nghiệm. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tổ trưởng bộ môn Giáo viên Trần Thị Lý Phùng Thị Tin

File đính kèm:

  • docBai 14 Mach dieu khien tin hieu.doc