Chương III: MỘT SỐ MẠCH ĐIỆN TỬ ĐIỀU KHIỂN ĐƠN GIẢN.
Bài 14: MẠCH ĐIỀU KHIỂN TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU MỘT PHA.
I/ MỤC TIÊU.
Sau bài học này giáo viên phải làm cho học sinh :
Biết được công dụng của mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha.
Hiểu được mạch điều khiển tốc độ quạt điện bằng trac.
II./ CHUẨN BỊ.
1. Chuẩn bị nội dung:
Giáo viên nghiên cứu bài 15 trong SGK, SGV.
Nghiên cứu các tài liệu về mạch điều khiển dung tirixto và triac
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 779 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 12 Tiết 15 Bài 14: Mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN SỐ 15 Số giờ đã giảng: 14
Thực hiện ngày 30 tháng 11 năm 2008
Chương III: MỘT SỐ MẠCH ĐIỆN TỬ ĐIỀU KHIỂN ĐƠN GIẢN.
Bài 14: MẠCH ĐIỀU KHIỂN TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU MỘT PHA.
I/ MỤC TIÊU.
Sau bài học này giáo viên phải làm cho học sinh :
Biết được công dụng của mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha..
Hiểu được mạch điều khiển tốc độ quạt điện bằng trac.
II./ CHUẨN BỊ.
Chuẩn bị nội dung:
Giáo viên nghiên cứu bài 15 trong SGK, SGV.
Nghiên cứu các tài liệu về mạch điều khiển dung tirixto và triac
Chuẩn bị phương tiện dạy học:
Tranh vẽ các hình 15-2 trong SGK.
Mạch điều khiển quạy điện bằng triac
III./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1/. Ổn định lớp. Thời gian : 1 phút Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/.Kiểm tra bài cũ. Thời gian: 3 phút
Vẽ sơ đồ khối và giải thích mạch điều khiển tín hiệu
3/.Giảng bài mới. Thời gian: 41 phút
3.1/. Đặt vấn đề. Thời gian: 1 phút
Động cơ điện xoay chiều một pha được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp vcà trong đời sống như động cơ bơm nước, quạt Khi sử dụng loại động cơ này người ta cần điều khiển nhiều chế độ như điều khiển tốc độ, mở máy, đảo chiều, hãmBài hôm nay chúng ta tìm hiểu về vấn đề điều khiển tốc độ động cơ.
3.2/.Tiến trình dạy học..
Nội dung
TG
Phương pháp dạy - học
I./ Công dụng của mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha.
1. Công dụng.
Mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha là mạch dung để thay đổi tốc độ của động cơ điện xoay chiều một pha.
2. Các phương pháp điều khiển tốc độ động cơ điện một pha.
- Thay đổi số vòng dây của stato.
- Điều khiển điện áp đưa vào động cơ.
- Điều khiển tần số dòng điện đưa vào động cơ.
Hiện nay việc sử dụng các mạch điện tử điều khiển tốc độ động cơ một pha bằng cách điều khiển điện áp và tần số đưa vào động cơ được sử dụng khá phổ biến.
6
Hoạt động 1: Giới thiệu về công dụng của mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha.
GV lấy ví dụ về một sos thiết bị sử dụng động cơ 1 pha là: máy giặt, quạt điện, máy bơm nước sau đó đặt câu hỏi.
Em hãy tìm một số thiết bị điện sử dụng động cơ một pha có và không điều chỉnh tốc độ?
HS đưa ra một số VD:
+ ĐC một pha không điều chỉnh tốc độ: Máy bơm nước, tủ lạnh
+ ĐC một pha có điều chỉnh tốc độ: Quạt trần, quạt bàn
Từ những VD trên GV nêu công dụng của mạch điều khiển tốc độ động cơ và nêu các phương pháp điều khiển tốc độ ĐC.
II./ Nguyên lý điều khiển tốc độ động cơ một pha.
- Điều khiển tốc độ bằng cách thay đổi điện áp. Tốc độ được điều khiển bằng mạch điện tử thay đổi trị số
- Điều khiển tốc độ bằng cách thay đổi tần số và điện áp đưa vào ĐC. Mạch điều khiển có nhiệm vụ điều khiển tần số f1 và điện áp U1 thành tần số f2 và điện áp U2 đưa vào ĐC
10
Hoạt động 2: Giới thiệu nguyên lý điều khiển tốc độ động cơ một pha.
- Giáo viên vẽ sơ đồ khối và giải thích nguyên lý điều khiển tốc độ động cơ một pha điều khiển bằng điện áp và bằng tần số.
III. Một số mạch điều khiển tốc độ ĐC một pha.
- Công dụng của mạch: Điều khiển động cơ bằng triac.
-Sơ đồ mạch.
- Chức năng các linh kiện trong mạch.
- Nguyên lý hoạt động của mạch: Điều khiển khoảng thời gian dẫn dòng của triac để thay đổi trị số hiệu dụng điện áp đưa vào động cơ.
20
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số mạch điều khiển tốc độ ĐC một pha.
- Yêu cầu học sinh đọc nội dung tương ứng trong SGK, quan sát sơ đồ mạch trên hình 15-2 và cho biết:
- Mạch dung để làm gì? ở đâu?
- Nêu chức năng của các linh kiện trong mạch.
- GV dung sơ đồ để giải thích nguyên lý hoạt động của mạch.
- GV giải thích: Mạch trên hình 15-2a có nhược điểm là triac được mở do việc phối hợp điện áp vào và dòng điện điều khiển theo đường đặc tính của triac nên có thể thiếu chính xá do sử dụng lâu ngày. Để khắc phục nhược điểm trên đưa thêm điac vào như hình 15-2c. Khi điện áp uC tăng tới ngưỡng điện áp thông UĐA của điac Đa, có dòng điều khiển chạy vào cực điều khiển của triac, triac mở tại thời điểm đó tới khi dòng điện bằng 0.
IV./ Tổng kết, đánh giá . Thơì gian: 4 phút
- Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi cuối bài trong SGK để hệ thống hoá và củng cố nội dung của bài.
VD: Các phương pháp điều khiển tốc độ động cơ một pha bằng điện tử.
Chức năng của các linh kiện trong mạch hình 15-2.
V/.Giao bài.
Học sinh về học các câu ỏi trong SGK và đọc trước nội dung bài 16.
VI/. Tự rút kinh nghiệm.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tổ trưởng bộ môn Giáo viên
Trần Thị Lý Phùng Thị Tin
File đính kèm:
- BAI 15 MACH DIEU KHIEN TOC DO DC.doc