Giáo án Công nghệ 12 Tiết 2 bài 3: Thực hành điện trở

Tiết: 2 Bài 3: THỰC HÀNH ĐIỆN TRỞ

I. Mục tiêu bài học:

 Sau khi học xong bài học này học sinh có thể:

 - Trình bày được quy ước vòng màu.

 - Nhận biết được các loại điện trở.

 - Xác định được các số liệu ghi trên điện trở.

 - Phát triển khả năng sáng tạo của học sinh, có ý thức cao trong việc thực hiện đúng quy trình và các quy định về an toàn, góp phần đào tạo con người lao động mới cho xã hội.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 749 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 12 Tiết 2 bài 3: Thực hành điện trở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngày soạn: 03/ 03/ 2010 Tiết: 2 Bài 3: Thực hành điện trở I. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài học này học sinh có thể: - Trình bày được quy ước vòng màu. - Nhận biết được các loại điện trở. - Xác định được các số liệu ghi trên điện trở. - Phát triển khả năng sáng tạo của học sinh, có ý thức cao trong việc thực hiện đúng quy trình và các quy định về an toàn, góp phần đào tạo con người lao động mới cho xã hội. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 1. Chuẩn bị của giáo viên. - Nghiên cứu kỹ nội dung sách giáo khoa và sách tham khảo. - Soạn giáo án thật chi tiết. - Các loại điện trở cố định và công suất nhỏ, công suất lớn (loại tốt và loại bị hỏng) 20 chiếc. - Tranh vẽ quy ước màu điện trở, tranh vẽ thể hiện vòng màu chỉ mức độ sai số và tranh vẽ một số điện trở trên khổ giấy A3. - Chuẩn bị tài liệu phát tay báo cáo thực hành. 2. Chuẩn bị của học sinh. - Xem lại nội dung bài 2. - Sưu tầm một số loại điện trở có trong thực tế. III. Tiến trình dạy học. 1. Tổ chức ổn định lớp. (2 phút) GV: Vào lớp, đứng giữa bục giảng chào lớp, mời cả lớp ngồi xuống. HS: Đứng dậy, nghiêm túc chào thầy giáo. GV: Gọi lớp trưởng đứng dậy báo cáo sĩ số lớp, quan sát bằng mắt và ghi lại vào sổ tay. HS: Cả lớp trật tự, lớp trưởng đứng dậy báo cáo sỉ số. GV: Quan sát các điều kiện khách quan phục vụ cho dạy học: Bảng, bàn ghế, phòng học, ánh sáng... HS: Trật tự, nghiêm túc. GV: Nhận xét chung về ý thức của cả lớp. HS: Trật tự, nghiêm túc. 2. Kiểm tra bài cũ. (3 phút) GV: Hệ thống lại những nội dung trọng tâm của bài học trước. HS: Lắng nghe thầy giáo giảng. GV: Đặt câu hỏi với nội dung của bài trước. “Hãy nêu các số liệu kỹ thuật và công dụng của điện trở trong mạch điện”. - Chờ vài giây nêu lại câu hỏi một lần nữa. - Chờ vài giây mời 1 học sinh đứng dậy trả lời, nhận xét câu trả lời, đánh giá ý thức học bài ở nhà. HS: Lắng nghe câu hỏi của thầy giáo, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. GV: Đặt vấn đề, chuyển giảng vào bài mới. Trong điện trở có một giá trị đặc trưng cho nó đó là trị số điện trở. Vậy trên điện trở giá trị đó được ghi như thế nào? Cách đọc ra sao? Cách kiểm tra như thế nào? Để trả lời những câu hỏi đó hôm nay thầy trò chúng ta đi vào nghiên cứu bài “Thực hành điện trở”. HS: Trật tự, nghiêm túc, lắng nghe thầy giáo. 3. Bài mới. (40 phút) Nội dung Giáo viên – Học sinh I. Quy ước về màu để ghi và đọc các trị số điện trở. Đen Nâu Đỏ Cam Vàng 0 1 2 3 4 Xanh Lục Xanh Lam Tím Xám Trắng 5 6 7 8 9 Theo quy ước vòng màu: Vòng thứ nhất chỉ số thứ nhất. Vòng thứ hai chỉ số thứ 2. Vòng thứ ba chỉ những số “0” đặt tiếp sau hai vòng chữ số trên. Vòng thứ 4 chỉ mức độ sai số với các màu tương ứng sau: + Không ghi vong màu: Sai số ± 20% + Ngân nhũ (nhũ bạc): Sai số ± 10% + Kim nhũ (nhũ vàng): Sai số ± 5% + Nâu: Sai số ± 1% + Đỏ: Sai số ± 2% + Xanh lục: Sai số ± 0,5% HĐ 1: Hướng dẫn lý thuyết. (9 phút) GV: Treo tranh vẽ quy ước màu lên góc trên bên phải bảng, giới thiệu quy ước màu trên tranh. HS: Trật tự, nhìn lên bảng. GV: Treo tranh vẽ thể hiện vòng màu chỉ mức độ sai số, giới thiệu cho học sinh nhận dạng được các màu đó. HS: Chú ý, trật tự, nhận dạng các vòng màu chỉ mức độ sai số. GV: Treo tranh vẽ một số điện trở có quy ước vòng màu bên cạnh tranh vẽ quy ước màu. HS: Chú ý, nghiêm túc. GV: Chỉ vào tranh vẽ các điện trở và đọc các giá trị trên điện trở. HS: Chú ý, quan sát, lắng nghe. GV: Mời một học sinh lên bảng đọc trị số điện trở. HS: Một người lên bảng đọc, cả lớp chú ý để nhận xét. II. Quy trình thực hành. B1: Quan sát, nhận biết và phân loại các điện trở. B2: Chọn ra 5 điện trở màu. Lần lượt lấy ra từng điên trở để đọc trị số và đo trị số bằng đông hồ, sau đó điền vào bảng báo cáo thực hành. HĐ 2: Hướng dẫn thực hành. (7 phút) GV: Phân chia nhóm học sinh ra làm 4 nhóm (theo tổ), chọn nhóm trưởng (tổ trưởng). HS: Ngồi theo nhóm do thầy giáo phân. GV: Chia dụng cụ, vật liệu cho các nhóm. HS: Nhóm trưởng nhận dụng cụ và vật liệu cho bài thực hành. Kiểm tra sự hoạt động của các dụng cụ. GV: Yêu cầu các nhóm phân loại ra các nhóm điện trở khác nhau. HS: Phân loại các điện trở theo nhóm điện trở. GV: Hướng dẫn học sinh sử dụng đồng hồ vạn năng, đọc và đo các trị số điện trở. HS: Quan sát, chú ý thầy giáo hướng dẫn. GV: Hướng dẫn học sinh làm báo cáo thực hành. Hướng dẫn trên tài liệu phát tay mẫu báo cáo thực hành và phát cho mỗi nhóm một bản. HS: Chú ý, lắng nghe. III. Thực hành. 1.Xác định điện trở dựa vào hình dáng bên ngoài. 2. Đọc trị số điện trở ghi bằng vòng màu. 3. Ghi số liệu đọc được vào bảng báo cáo. 4. Đo trị số các điện trở và ghi vào bảng báo cáo. HĐ 3: Tổ chức cho học sinh thực hành. (23 phút) GV: Quy định thời gian làm bài thực hành là 25 phút. Cho học sinh bắt đầu làm bài. HS: Chú ý, ghi nhớ thời gian làm bài, tiến hành làm bài thực hành. GV: Theo dõi thường xuyên học sinh thực hành để có những hướng dẫn kịp thời từng bước thực hành. HS: Tập trung, chú ý làm thực hành, có thắc mắc thì hỏi giáo viên, điền kết quả vào báo cáo thực hành. GV: Thông báo thời gian sắp kết thúc thực hành trước 2 phút để học sinh hoàn thành bài thực hành. HS: Hoàn thành bài thực hành đúng thời gian quy định. GV: Thông báo thời gian kêt thúc thực hành yêu cầu các nhóm nộp bản báo cáo và thu dọn dụng cụ, vệ sinh phòng học. HS: Nộp báo cáo, thu dọn dụng cụ và vệ sinh phòng học. IV. Kết thúc thực hành. HĐ 4: Cũng cố bài học và ra bài tập về nhà. (1 phút). GV: Nhận xét thái độ thực hành của cá lớp. HS: Trật tự, lắng nghe thầy giáo. GV: Qua bài học thực hành này chúng ta phải thực hiện được cách đọc trị số của điện trở, đo và nhận dạng được các loại điện trở. HS: Trật tự, lắng nghe thầy giáo. GV: Về nhà các em tìm hiểu thêm về các loại điện trở có trong thực tế và đọc trước bài 4. IV. Rút kinh nghiệm: Phụ lục 1. Bảng quy ước vòng màu. Màu Trị số vạch Hệ số vạch Dung sai Đen 0 100 - Nâu 1 101 1% Đỏ 2 102 2% Cam 3 103 - Vàng 4 104 - Xanh lục 5 105 0,5% Xanh lam 6 106 - Tím 7 107 - Xám 8 108 - Trắng 9 109 - Kim nhũ - 10-1 5% Ngân nhũ - 10-2 10% 2. Một số loại điện trở. 3. Bảng báo cáo. Báo cáo thực hành điện trở Họ và tên:............................................................................................................. Lớp:...................................................................................................................... Tìm hiểu, đọc và đo trị số điện trở. STT Vạch màu ở trên điện trở Trị số đọc Trị số đo Nhận xét 1 2 3 4

File đính kèm:

  • docBai 7 Thuc hanh dien tro.doc