Giáo án Công nghệ 12 Tiết 34 Bài 30: Ôn tập

GIÁO ÁN SỐ 34 Số giờ đã giảng: 33

Bài 30 : ÔN TẬP

A/ Mục đích yêu cầu.

 Sau bài học này học sinh sẽ:

 Hệ thống hoá và củng cố được những nội dung cơ bản của môn học

B/Dụng cụ và phương tiện dạy học.

+ Giáo án.

+ Đề cương bài giảng.

+ Một số bài tập liên quan đến mạng điện ba pha, máy biến áp ba pha, động cơ không đồng bộ ba pha.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 874 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 12 Tiết 34 Bài 30: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN SỐ 34 Số giờ đã giảng: 33 Thực hiện ngày tháng năm 2009 Bài 30 : ÔN TẬP A/ Mục đích yêu cầu. Sau bài học này học sinh sẽ: Hệ thống hoá và củng cố được những nội dung cơ bản của môn học B/Dụng cụ và phương tiện dạy học. + Giáo án. + Đề cương bài giảng. + Một số bài tập liên quan đến mạng điện ba pha, máy biến áp ba pha, động cơ không đồng bộ ba pha. C/Các bước lên lớp. I/. Ổn định lớp. Thời gian : 1 phút Kiểm tra sĩ số của lớp. II/.Kiểm tra bài cũ. Thời gian: 3 phút Hai học sinh lên bảng trả lời câu hỏi: Nêu các yêu cầu cơ bản của mạng điện xí nghiệp Nhận xét câu trả lời của học sinh và cho điểm. III/.Giảng bài mới. Thời gian: 31phút 1/. Giới thiệu bài mới. Thời gian: 1 phút 2/.Trình bày bài mới. Thời gian: 30 phút Nội dung TG Hoạt động của giáo viên và HS. I. Hệ thống hoá nội dung. Sơ đồ SGK. 5 Hoạt động 1: Lập sơ đồ tóm tắt nội dung cơ bản của chương trình. GV yêu cầu học sinh lên bảng trình bày sơ đồ tóm tắt các chương của môn học. II. Câu hỏi. Câu 2: Làm thế nào để phân biệt được tranzito PNP và NPN. Hãy vẽ kí hiệu của hai loại tranzito đó. Câu 3: Nêu sự giống và khác nhau khi sử dụng điôt tiếp mặt và tirixto. Câu 5: Cần thay đổi trị số linh kiện nào để thay đổi hệ số khuếch đại của mạch khuếch đại thuật toán. Câu 14: Hỹa trình bày cấu tạo của máy biến áp ba pha và động cơ không đồng bộ ba pha. Giải thích tại sao lõi thép của ĐC và máy biến áp không được đúc thành khối mà phải ghép lại từ nhiều lá thép? Câu 16: Tại sao khi được cấp điện ba pha , động cơ không đồng bộ 3 pha quay được. Câu 17: Hãy nêu đặc điểm, yêu cầu của mạng điện sản xuất quy mô nhỏ. 25 Hoạt động 2: Gợi ý học sinh trả lời một số câu hỏi. Tranzito NPN và PNP dẫn điện ngược chiều nhau nên các điện áp UBE và UCE trong sơ đồ phân cực ssể tranzito làm việc cũng phải mắc ngược chiều nhau TL: Điôt tiếp mặt và tirĩto khác nhau ở điều kiện dẫn thông còn các điều kiện khi đã làm việc và khi tắt là giống nhau TL: Thay đổi trị số điện trở hồi tiếp thì sẽ thay đổi được hệ số khuếch đại của mạch khuếch đại thuật toán TL: - Cấu tạo theo nội dụng bài 25 và 26 SGK. Sở dĩ cấu tạo lõi thép của động cơ và máy biến áp không được đúc thành khối mà phải ghép từ nhiều lá thép là để chống lại tác hại của dòng phucô làm nóng máy. - TL: Trình bày nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ ba pha. - TL: Trả lòi theo phần I của bài 28. 3/.Áp dụng. Thời gian: 5 phút Yêu cầu học sinh làm câu 13 SGK. Gọi học sinh lên bảng làm bài . Kiểm tra bài làm của học sinh dưới lớp và nhận xét bài làm của học sinh trên bảng và cho điểm. IV/.Củng cố bài mới. Thời gian: 2 phút Nhận xét đánh giá việc tiếp thu của học sinh. V/.Giao bài. -Học sinh về nhà làm các bài tập về mạng điện ba pha, máy biến áp ba pha, động cơ không đồng bộ ba pha. - Ôn lại lý thuyết chương 5, chương 6, chương 7 để KT học kỳ. VI/. Tự rút kinh nghiệm. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Nhóm trưởng bộ môn Trần Thị Lý

File đính kèm:

  • docGACN12 moi Tiet 34.doc