Chương II: MỘT SỐ MẠCH ĐIỆN TỬ CƠ BẢN.
Bài 7:MẠCH KHUẾCH ĐẠI - MẠCH TẠO XUNG.
I/ MỤC TIÊU.
Sau bài học này giáo viên phải làm cho học sinh :
Biết được chức năng, sơ đồ và nguyên lý làm việc của mạch khuếch đại thuật toán và mạch tạo xung đơn giản.
II./ CHUẨN BỊ.
1. Chuẩn bị nội dung: Nghiên cứu bài 8 trong SGK, SGV. Đọc các tài có liên quan.
2. Chuẩn bị phương tiện dạy học:
+ Chuẩn bị sẵn các hìmh, tranh vẽ : 8-1, 8-2, 8-3, 8-4.
+ Vật mẫu: IC khuếch đại thuật toán µA741.
Bo mạch tạo xung đa hài thực tế.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 873 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 12 Tiết 7 Bài 7: Mạch khuếch đại - Mạch tạo xung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN SỐ 7 Số giờ đã giảng: 6
Thực hiện ngày 6 tháng 10 năm 2009
Chương II: MỘT SỐ MẠCH ĐIỆN TỬ CƠ BẢN.
Bài 7:MẠCH KHUẾCH ĐẠI - MẠCH TẠO XUNG.
I/ MỤC TIÊU.
Sau bài học này giáo viên phải làm cho học sinh :
Biết được chức năng, sơ đồ và nguyên lý làm việc của mạch khuếch đại thuật toán và mạch tạo xung đơn giản.
II./ CHUẨN BỊ.
Chuẩn bị nội dung: Nghiên cứu bài 8 trong SGK, SGV. Đọc các tài có liên quan.
Chuẩn bị phương tiện dạy học:
+ Chuẩn bị sẵn các hìmh, tranh vẽ : 8-1, 8-2, 8-3, 8-4.
+ Vật mẫu: IC khuếch đại thuật toán µA741.
Bo mạch tạo xung đa hài thực tế.
III./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1/. Ổn định lớp. Thời gian : 1 phút Kiểm tra sĩ số của lớp.
2/.Kiểm tra bài cũ. Thời gian: 5 phút
Vẽ sơ đồ cấu tạo, sơ đồ dạng song và nêu nguyên lý làm việc của mạch chỉnh lưu hình cầu.
3/.Giảng bài mới. Thời gian: 36phút
3.1/. Đặt vấn đề. Thời gian: 1 phút
3.2/.Trình bày bài mới. Thời gian: 30 phút
Nội dung
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh
I/. Mạch khuếch đại
1. Chức năng của mạch khuếch đại.
Mạch khuếch đại là mạch điện mắc phối hợp giữa các linh kiện điện tử để khuếch đại tín hiệu điện về mật điện áp, dòng điện, công suất.
2. Sơ đồ và nguyên lý làm việc của mạch khuếch đại.
a./ Giới thiệu về IC khuếch đại thuật toán và mạch khuếch đại dung IC.
IC khuếch đại thuật toán thực chất là một bộ khuếch đại dòng một chiều gồm nhiều tầng, ghép trực tiếp, có hệ số KĐ lớn, có hai dầu vào và một đàu ra.
+ Đầu vào UVK gọi là đầu vào không đảo. khi có tín hiệu đưa vào đầu vào không đảo thì tín hiệu ra cùng dấu tín hiệu vào.
+ Đầu vào UVĐ gọi là đầu vào đảo. Khi có tín hiệu đưa vào đầu vào đảo thì tín hiệu ra ngược dấu tín hiệu vào.
b./ Nguyên lý làm việc của mạch khuếch đại thuật toán dung OA.
Mạch có hồi tiếp âm thong qua Rht. Đầu vào không đảo được nối với điểm chung của mạch điện .
Tín hiệu vào qua R1 đưa đến đầu vào đảo của OA. Kết quả điện áp đầu ra ngược pha với điện áp đầu vào và đã được khuếch đại với hệ số khuếch đại.
10
3
7
I./ Hoạt động 1: Tìm hiểu về mạch khuếch đại.
1. Chức năng của mạch khuếch đại.
Mạch khuếch đại dung để khuếch đại tín hiệu điện về mật điện áp, dòng điện, công suất.
2. Sơ đồ và nguyên lý làm việc của mạch khuếch đại.
a./ Giới thiệu về IC khuếch đại thuật toán và mạch khuếch đại dung IC.
- Giáo viên giơí thiệu chức năng của mạch khuếch đại và nhấn mạnh đây là mạch điện tử rất cơ bản, có mặt trong hầu hết các thiết bị điện tử. Nó có thể dung tranzito rời rạc hoặc dùng IC.
- Giáo viên dung vật mẫu kết hợp với tranh vẽ hình 8.1 và 8.2 giải thích về IC khuếch đại thuật toán và mạch khuếch đại điện áp dung IC khuếch đại thuật toán.
- Giáo viên đặt các câu hỏi:
+ Khi cho tín hiệu vào đầu vào không đảo thì tín hiệu đàu ra như thế nào so với tín hiệu đầu vào?
+ Khi cho tín hiệu vào đầu vào đảo thì tín hiệu đàu ra như thế nào so với tín hiệu đầu vào?
- Sau khi học sinh trả lời GV kết luận:
+ Đầu vào UVK gọi là đầu vào không đảo. khi có tín hiệu đưa vào đầu vào không đảo thì tín hiệu ra cùng dấu tín hiệu vào.
+ Đầu vào UVĐ gọi là đầu vào đảo. Khi có tín hiệu đưa vào đầu vào đảo thì tín hiệu ra ngược dấu tín hiệu vào.
b./ Nguyên lý làm việc của mạch khuếch đại thuật toán dung OA.
- Giáo viên yêu cầu học sinh xem hình 8-2 SGK sau đó yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
Trên hình 8-2 là mạch khuếch đại đảo hay khuếch đại không đảo? Tín hiệu ra sẽ như thế nào so với tín hiệu vào?
Điện trở Rht có nhiệm vụ gì trong mạch?
Trong mạch khuếch đại đảo dung OA nếu điện trở hồi tiếp âm Rht bị đứt thì mạch điện sẽ có hiện tượng gì?
- Giáo viên tổng hợp câu trả lời của học sinh và giải thích hoạt động của mạch.
Tín hiệu vào qua R1 đưa đến đầu vào đảo của OA. Kết quả điện áp đầu ra ngược pha với điện áp đầu vào và đã được khuếch đại với hệ số khuếch đại.
II./ Mạch tạo xung.
1./ Chức năng của mạch tạo xung.
Mạch tạo xung là mạch điện mắc phối hợp giữa các linh kiện điện tử để biến đổi năng lượng của dòng điện một chiều thành năng lượng dao động điện có dạng xung và tần số theo yêu cầu.
2. Sơ đồ và nguyên lý làm việc của mạch tạo xung đa hài tự dao động.
a./ Sơ đồ mạch điện.
b./ Nguyên lý làm việc.
Nếu R1 = R2, R3 = R4 =R
Độ rộng xung
Chu kỳ xung
20
2
18
II./ Hoạt động 2: Tìm hiểu về mạch tạo xung.
1./ Chức năng của mạch tạo xung.
Mạch tạo xung là mạch điện mắc phối hợp giữa các linh kiện điện tử để biến đổi năng lượng của dòng điện một chiều thành năng lượng dao động điện có dạng xung và tần số theo yêu cầu.
2./ Sơ đồ và nguyên lý làm việc của mạch tạo xuang đa hài tự dao động.
a./ Sơ đồ mạch điện.
- Giáo viên vẽ sơ đồ của mạch điện lên bảng sau đó yêu cầu học sinh vẽ vào vở.
- Yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ và kể tên và tác dụng của từng linh kiện trong sơ đồ.
Mạch điện bao gồm hai tầng khuếch đại có ghép từ colecto tầng này sang bazơ tầng kia thong qua các tụ điện C1, C2. Điện trở R1, R2 là các điện trở tải mắc ở colecto. Điện trở R3, R4 là các điện trở định thiên tạo dòng Ib mở cửa để các tranzito làm việc.
b./ Nguyên lý làm việc.
- Giáo viên gọi một học sinh lên bảng tính Ura1 và Ura2.
- Giaó viên giải thích hoạt động của mạch.
+ Trong khoảng từ 0÷ t1 là trạng thái cân bằng thứ nhất T1 thông bão hoà, T2 bị khoá. Tụ C2 nạp điện từ Ec qua R2 qua T1 xuống mass. Tụ C1 xả điện theo chiều từ EC qua R3, qua T1 xuống mass, làm choT1đang thông bị khoá, T2 đang khoá lại thông.
+ Trong khoảng từ t1 ÷ t2: Trạng thái cân bằng thứ hai T2 thông bão hoà, T1 khoá. Khi T2 đã thong tụ C2 vừa nạp đày sẽ phóng điện qua T2 còn tụ C1 vừa phóng hết lại được nạp điện cũng qua T2.
Hai tranzito T1, T2 luôn phiên thông khoá để tạo xung.
3.3/.Áp dụng. Thời gian: 5 phút
Giáo viên gọi một vài học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK.
3.4/.Củng cố bài mới. Thời gian: 3 phút
Giáo viên nhắc lại nguyên lý làm việc của mạch khuếch đại dung OA và mạch toạ xung đa hài tự dao động.
3.5/.Giao bài.
Học sinh về nhà tră lời các câu hỏi trong SGK và đọc trước nội dung bài 9.
3.6/. Tự rút kinh nghiệm.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Tổ trưởng bộ môn Giáo viên
Trần Thị Lý Phùng Thị Tin
File đính kèm:
- CONG NGHE 12 Tiet 7.doc