Giáo án Công nghệ 12 - Trường THCS & THPT KPă KLơng

PHẦN MỘT

KĨ THUẬT ĐIỆN TỬ

BÀI 1

VAI TRÒ VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH KĨ THUẬT ĐIỆN TỬ TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG

I. MỤC TIÊU:

HS phải nắm được vai trò và triển vọng phát tiển của ngành kĩ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống.

II. CHUẨN BỊ:

1. Nội dung:

 - Nghiên cứu bài 1 trong SGK.

 - Tìm hiểu khai thác thêm các ví dụ thực tiễn có liên quan đến nội dung kiến thức của bài.

 

doc74 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 670 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ 12 - Trường THCS & THPT KPă KLơng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỘT KĨ THUẬT ĐIỆN TỬ BÀI 1 VAI TRÒ VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH KĨ THUẬT ĐIỆN TỬ TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG I. MỤC TIÊU: HS phải nắm được vai trò và triển vọng phát tiển của ngành kĩ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống. II. CHUẨN BỊ: 1. Nội dung: - Nghiên cứu bài 1 trong SGK. - Tìm hiểu khai thác thêm các ví dụ thực tiễn có liên quan đến nội dung kiến thức của bài. 2. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh về một số ứng dụng của kĩ thuật điện tử. - Một số vật mẫu về thiết bị điện tử dân dụng. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. 2. Nội dung bài dạy HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GHI CHÉP TG PHẦN MỘT: KĨ THUẬT ĐIỆN TỬ BÀI1: VAI TRÒ VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN...... I. Vai trò: Hoạt động 1: Giới thiệu vai trò của kĩ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống. * Đối với sản xuất: - Nhấn mạnh vai trò, chức năng điều khiển và tự động hoá các quá trình sản xuất, làm xuất hiện nhiều công nghệ mới, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Vấn đáp (VĐ): - Em hãy nêu ra một số ứng dụng của kĩ thuật điện tử trong điều khiển, tự động hoá sản xuất? - Rút ra ý nghĩa của điều khiển, tự động hoá trong sản xuất? (Yêu cầu: HS phải kể ra được một số ứng dụng về điều khiển, tự động hoá trong sản xuất. Phải rút ra được ý nghĩa qua việc thay thế được sức lao động trực tiếp của con người, độ chính xác làm việc và khả năng cho năng suất cao) HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GHI CHÉP TG * Đối với đời sống: - Nhấn mạnh vai trò của kĩ thuật điện tử trong việc nâng cao đời sống sinh hoạt cho con người. VĐ: Em hãy kể ra một số ứng dụng của kĩ thuật điện tử trong đời sống, sinh hoạt? GV gợi ý, khuyến khích HS liên hệ tìm ra những dẫn chứng cụ thể để khẳng định vai trò của kĩ thuật điện tử là phục vụ và nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người. VĐ: Hãy so sánh về sự tiện dụng khi sử dụng bếp lửa truyền thống, bếp điện và bếp từ, lò vi sóng? GV dẫn dắt HS đi đến kết luận ứng dụng của kĩ thuật điện tử đang dần trở thành thói quen trong sinh hoạt của con người. Hoạt động 2: Tìm hiểu về triển vọng phát triển của kĩ thuật điện tử. - GV nêu ra những dẫn chứng cụ thể và lần lượt theo thời gian về sự phát triển của kĩ thuật điện tử. - Gợi ý cho HS tìm hiểu đưa ra đánh giá nhận xét về xu thế phát triển của xã hội, cụ thể về sản xuất, nghiên cứu, sinh hoạt. ... VĐ: - Theo em, vị trí của sản xuất, nghiên cứu và sinh hoạt trong thời điểm hiện tại đạt được như thế nào? - So sánh với thời điểm trước đây? - Đưa ra nhận định chủ quan trong thời gian tới? Kết hợp với vai trò của kĩ thuật điện tử đã tìm hiểu ở phần I. Rút ra triển vọng phát triển của kĩ thuật điện tử Hoạt động 3: Tổng kết, đánh giá. GV nhấn mạnh vai trò, triển vọng phát triển của kĩ thuật điện tử trong sản xuất và sinh hoạt. Tiết 1 – Tuần 1 CHƯƠNG I: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ. BÀI 2: ĐIỆN TRỞ – TỤ ĐIỆN – CUỘN CẢM I. MỤC TIÊU: HS biết được cấu tạo, kí hiệu, số liệu kĩ thuật và công dụng của các linh kiện điện tử cơ bản: điện trở, tụ điện, cuộn cảm. II. CHUẨN BỊ: 1. Nội dung: - Nghiên cứu bài 2 trong SGK. - Nắm vững các kiến thức có liên quan (SGK vật lí 11). 2. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh các hình 2.2; 2.4; 2.7 trong SGK. - Một số vật mẫu điện trở, tụ điện, cuộn cảm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: - HS1: Nêu một số ứng dụng của kĩ thuật điện tử trong sản xuất và trong sinh hoạt? Rút ra vai trò của kĩ thuật điện tử? - HS2: Phân tích triển vọng phát triển của kĩ thuật điện tử? 3. Nội dung bài dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GHI CHÉP Hoạt động 1: Tìm hiểu về điện trở. GV nhấn mạnh vị trí của điện trở trong kĩ thuật điện tử: là linh kiện được dùng nhiều nhất trong các mạch điện tử. GV đưa ra một số mẫu vật điện trở trong thực tế. 1. Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu a. Công dụng: VĐ:Qua những kiến thức đã học về điện trở trong bộ môn Vật lí, nêu công dụng của điện trở trong kĩ thuật điện tử? GV đưa ra một số loại mẫu điện trở cho HS quan sát, phân tích. VĐ:Nêu cấu tạo của điện trở thường dùng? GV nêu một số cách phân loại điện trở dựa theo công suất, giá trị điện trở, ... VĐ:Nêu kí hiệu quy ước của điện trở trong mạch điện? GV nhấn mạnh kí hiệu quy ước của điện trở trong mạch điện và giới thiệu thêm kí hiệu của một số loại điện trở đặc biệt như quang điện trở, điện trở nhiệt, ... GV đưa ra một số kí hiệu, quy ước về các số liệu kĩ thuật của điện trở, giải thích cho HS hiểu được ý nghĩa. Là linh kiện được dùng trong hầu hết các mạch điện tử, điện trở có công dụng phân áp, hạn dòng trong mạch điện. b. Cấu tạo Được làm bằng vật liệu có điện trở suất cao, điện trở có hình dạng, kích thước khác nhau. c. Phân loại: - Điện trở thường, biến trở, điện trở nhiệt, quang trở, ... - Điện trở công suất nhỏ, trung bình, lớn. d. Kí hiệu quy ước: 2. Các số liệu kĩ thuật của điện trở a. Trị số điện trở. b. Công suất định mức Hoạt động 2: Tìm hiểu về tụ điện. GV đưa ra một số mẫu vật tụ điện trong thực tế. VĐ: Qua những kiến thức đã học về tụ điện trong bộ môn Vật lí, nêu công dụng của tụ điện trong kĩ thuật điện tử? GV đưa ra một số loại mẫu điện trở cho HS quan sát, phân tích. Tụ hoá Tụ gốm Tụ xoay Tụ nguồn II. Tụ điện 1. Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu a. Công dụng: Là linh kiện được dùng để ngăn các tín hiệu 1 chiều, được dùng trong các mạch thu phát tín hiệu, lọc nguồn, ... b. Cấu tạo: Gồm hai hay nhiều bản tụ kim loại đặt cách điện nhau trong không khí hoặc chất liệu cách điện khác như gốm, sứ, giấy,... GV giới thiệu một số cách phân loại tụ điện thường dùng. VĐ:Nêu kí hiệu một số loại tụ thường dùng? GV giới thiệu các thông số kĩ thuật của tụ điện được ghi trên thân tụ hoặc được biểu diễn quy ước trên tụ. c. Phân loại: Theo vật liệu cách điện: Tụ thường, tụ hoá, tụ gốm, tụ sứ, tụ nilon, ... d. Kí hiệu: 2. Các số liệu kĩ thuật. a. Trị số điện dung. b. Điện áp định mức. c. Dung kháng của tụ. Hoạt động 3: Tìm hiểu về cuộn cảm. GV đưa ra một số mẫu vật tụ điện trong thực tế. VĐ: Qua những kiến thức đã học về cuộn cảm trong bộ môn Vật lí, nêu công dụng của cuộn cảm trong kĩ thuật điện tử? GV đưa ra một số loại mẫu điện trở cho HS quan sát, phân tích. III. Cuộn cảm 1. Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu a. Công dụng: Là linh kiện được dùng để chặn tín hiệu cao tần, được dùng trong các mạch thu phát tín hiệu, ... b. Cấu tạo: Được làm bằng dây đồng quấn dạng lò xo. Có thể có một lớp hoặc nhiều lớp, cách bước hoặc liền bước, lõi không khí hoặc nhựa hoặc ferit. c. Phân loại: Có thể phân loại theo phạm vi sử dụng, cấu tạo của cuộn cảm. VĐ:Nêu kí hiệu một số loại cuộn cảm thường dùng? VĐ: - Thế nào là trị số điện cảm? - Đơn vị đo trị số điện cảm? VĐ: - Thế nào là cảm kháng? - Công thức tính cảm kháng của cuộn cảm d. Kí hiệu: 2. Các số liệu kĩ thuật a. Trị số điện cảm: Là khả năng tích luỹ năng lượng từ trường của cuộn cảm. Đơn vị đo: Henry (H). b. Hệ số phẩm chất (Q): Là đại lượng đặc trưng cho tổn hao năng lượng trong cuộn cảm. c. Cảm kháng của cuộn cảm: Hoạt động 4: Tổng kết, đánh giá. a. GV đặt câu hỏi theo các mục tiêu của bài học để tổng kết, đánh giá hiểu biết của HS. b. Giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK. c. Nhắc nhở HS xem trước Bài 3. IV. Rút kinh nghiệm: Tuần: 2 Tiết : 2 BÀI 3 THỰC HÀNH: ĐIỆN TRỞ – TỤ ĐIỆN – CUỘN CẢM I. MỤC TIÊU: - HS nhận biết được hình dạng và phân loại được các loại linh kiện: điện trở, tụ điện, cuộn cảm. - Biết đọc và đo số liệu kĩ thuật của các linh kiện. - Có ý thức thực hiện đúng quy trình và các quy định về an toàn. II. CHUẨN BỊ: 1. Nội dung: - Nghiên cứu Bài 2, Bài 3 trong SGK. - GV làm thực hành, điền các số liệu vào báo cáo mẫu trước khi hướng dẫn cho HS. 2. Đồ dùng dạy học: - Dụng cụ thực hành: + Đồng hồ vạn năng: 1 chiếc. - Vật liệu thực hành: + Điện trở: 20 chiếc (gồm nhiều loại, nhiều giá trị). + Tụ điện: 10 chiếc (gồm nhiều loại, nhiều giá trị). + Cuộn cảm: 6 chiếc (gồm nhiều loại, nhiều giá trị). III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HÀNH: 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. 2. Tiến trình thực hành a. Cấu trúc và phân bổ bài thực hành: - Nhận biết, phân loại, đọc và đo trị số điện trở. - Nhận biết, phân loại, đọc các số liệu kĩ thuật của tụ điện. - Nhận biết, phân loại, vẽ kí hiệu của cuộn cảm. b. Các hoạt động thực hành. * Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết và phân loại các linh kiện. - HS nhận dụng cụ, vật liệu, nghiên cứu và tìm hiểu các nội dung sau: + Quan sát hình dạng, đặc điểm bên ngoài để phân loại các linh kiện: điện trở, tụ điện, cuộn cảm. + Đọc các trị số điện trở theo vạch màu. + Đọc và giải thích các số liệu kĩ thuật ghi trên tụ điện. * Hoạt động 2: Tổ chức thực hành. GV nhắc lại cách sử dụng đồng hồ vạn năng để đo trị số điện trở và cho HS làm thực hành theo bước 2 SGK để nghiên cứu về điện trở. HS làm thực hành theo bước 3 SGK để phân biệt các loại cuộn cảm cao tần, trung tần và âm tần. HS làm thực hành theo bước 4 SGK để phân biệt các loại tụ điện và hiểu được ý nghĩa các số liệu kĩ thuật ghi trên thân tụ. * Hoạt động 3: Kết thúc thực hành. HS hoàn thành báo cáo kết quả thực hành theo mẫu để nộp cho GV. 3. Tổng kết, đánh giá kết quả thực hành. a. GV nhận xét chung về tiết thực hành: - Về tinh thần, thái độ học tập và kĩ năng thực hành của HS. - Đánh giá và cho điểm các bản báo cáo thực hành. b. Yêu cầu HS về nhà xem trước Bài 4: Linh kiện bán dẫn và IC. IV. Rút kinh nghiệm: BÀI 4 Tiết 3 – Tuần 3 LINH KIỆN BÁN DẪN VÀ IC I. MỤC TIÊU: - HS biết được cấu tạo, kí hiệu, phân loại và công dụng của một số linh kiện bán dẫn và IC. - Biết được nguyên lí làm việc của Thyristor và Triac. II. CHUẨN BỊ: 1. Nội dung: - Nghiên cứu Bài 4 trong SGK. - Tìm hiểu các kiến thức có liên quan. 2. Đồ dùng dạy học: - Tranh vẽ các loại linh kiện bán dẫn và IC. - Vật mẫu: + Diode tiếp điểm và tiếp mặt. + Transistor loại PNP và NPN công suất nhỏ và công suất lớn.. + Thyristor, Triac, IC và Quang điện tử. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. 2. Nội dung bài dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GHI CHÉP GV nhắc lại vị trí của các linh kiện bán dẫn và IC trong kĩ thuật điện tử và xu hướng phát triển của chúng để HS có cách nhìn nhận khái quát về các linh kiện bán dẫn và IC trước khi đi vào tìm hiểu cụ thể. VĐ: Hãy nêu một số ứng dụng thực tế của các linh kiện bán dẫn và IC trong sinh hoạt? Bài 4: Linh kiện bán dẫn và IC Hoạt động 1: Tìm hiểu về Diode và Transistor. GV đưa ra một số vật mẫu và tranh vẽ về Diode để HS quan sát: Diode thường Diode ổn áp I. Diode VĐ: - Nêu đặc điểm về hình dạng của Diode? - Nêu công dụng của Diode thường trong sinh hoạt? GV giới thiệu thêm cho HS về công dụng của Diode, cấu tạo, phân loại và kí hiệu. Nhấn mạnh với HS thế nào là “tiếp xúc kĩ thuật” và về cách phân biệt hai cực anôt và catôt của Diode. VĐ: - Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa Diode thường và Diode ổn áp? GV đưa ra một số vật mẫu và tranh vẽ về Transistor để HS quan sát: VĐ: - Nêu đặc điểm về hình dạng của Transistor? - Nêu sự giống và khác nhau giữa Transistor PNP và NPN? - Diode là linh kiện bán dẫn gồm hai lớp chất bán dẫn loại P và N tiếp xúc kĩ thuật với nhau. - Diode có công dụng chính là ngăn một chiều tín hiệu. - Diode gồm 2 loại là Diode tiếp điểm và Diode tiếp mặt. - Cấu tạo và kí hiệu của Diode: N P Catôt Anôt II. Transistor - Transistor là linh kiện bán dẫn có 3 lớp chất bán dẫn loại P, N tiếp xúc kĩ thuật với nhau trong đó lớp ở giữa rất mỏng. - Transistor là linh kiện tích cực dùng để khuếch đại tín hiệu, tạo xung, sóng, - Transistor gồm hai loại (thường) là PNP và NPN. - Cấu tạo và kí hiệu của Transistor: Hoạt động 2: Tìm hiểu về Thyristor. GV đưa ra tranh vẽ về Thyristor và mẫu vật cho HS quan sát, tìm hiểu: VĐ: - Nêu đặc điểm về hình dạng của Thyristor? - So sánh với Diode và Transistor? GV cho HS quan sát sơ đồ cấu tạo của Thyristor và trình bày nguyên lí làm việc của linh kiện. VĐ: - Điều kiện để Thyristor dẫn điện và ngừng dẫn điện là gì? GV lưu ý HS những số liệu kĩ thuật chủ yếu khi nghiên cứu Thyristor. III. Thyristor (Diode chỉnh lưu có điều khiển) 1. Cấu tạo, kí hiệu, công dụng - Thyristor là linh kiện có 4 lớp chất bán dẫn tiếp xúc với nhau và có 3 đầu điện cực. - Thyristor được dùng trong mạch chỉnh lưu có điều khiển để thay đổi giá trị của điện áp ra. - Cấu tạo và kí hiệu của Thyristor: 2. Nguyên lí làm việc và số liệu kĩ thuật a. Nguyên lí làm việc: b. Số liệu kĩ thuật: IAK định mức, UAK định mức, UGK định mức,IGK định mức. Hoạt động 3: Tìm hiểu về Triac và Diac IV. Triac và Diac 1. Cấu tạo, kí hiệu và công dụng GV đưa ra các hình ảnh của Triac và Diac cho HS quan sát, tìm hiểu: Triac Diac VĐ: - Nêu nhận xét về cấu tạo của Triac và Diac? - Điều kiện để Diac dẫn điện là gì? - Điều kiện để Triac dẫn điện là gì? - Diac là linh kiện có 5 lớp chất bán dẫn nhưng chỉ có 2 điện cực dùng để điều khiển các thiết bị điện trong mạch điện xoay chiều. - Triac là linh kiện có 6 lớp chất bán dẫn và có 3 điện cực dùng để điều khiển các thiết bị điện trong mạch điện xoay chiều. Hoạt động 4: Tìm hiểu về Quang điện tử và IC VĐ: - Em hiểu thế nào là quang điện tử? - Nêu một số loại quang điện tử mà em biết? GV đưa ra một số mẫu vật và hình ảnh về IC để HS quan sát, tìm hiểu: V. Quang điện tử Quang điện tử là linh kiện có khả năng phát sáng hoặc thông số thay đổi theo cường độ sáng chiếu lên nó. VD: Quang điện trở, LED, photo Diode, ... VI. Vi mạch tổ hợp (IC) - IC là một mạch vi điện tử được tích hợp trong 1 linh kiện để thực hiện một chức năng nào đó. - IC được đặc trưng bởi kí hiệu và các chân cắm. - IC gồm có 2 loại: GV giới thiệu quy định về kí hiệu, cách bố trí các chân IC và hướng dẫn HS cách xác định các chân của IC + IC tương tự dùng để khuếch đại, tạo dao động, thu phát sóng, giải mã màu, ... + IC số dùng trong các thiết bị tự động, thiết bị xung số, trong xử lí thông tin, ... Hoạt động 5: Tổng kết, đánh giá GV đặt câu hỏi theo mục tiêu của bài học để tổng kết, đánh giá sự tiếp thu của HS. Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi trong SGK. Nhắc nhở HS đọc trước Bài 5. IV. Rút kinh nghiệm: Tuần : 4 Tiết : 4 BÀI 5 THỰC HÀNH: DIODE – THYRISTOR - TRIAC I. MỤC TIÊU: - HS nhận biết được các loại linh kiện: diode, thyristor, triac. - Đo được điện trở thuận, ngược của các linh kiện để xác định được các điện cực, xác định được chất lượng của linh kiện. - Có ý thức thực hiện đúng quy trình và các quy định về an toàn. II. CHUẨN BỊ: 1. Nội dung: - Nghiên cứu Bài 4, Bài 5 trong SGK. - GV làm thực hành, điền các số liệu vào báo cáo mẫu trước khi hướng dẫn cho HS. 2. Đồ dùng dạy học: - Dụng cụ thực hành: + Đồng hồ vạn năng: 1 chiếc. - Vật liệu thực hành: + Diode: 9 chiếc (gồm nhiều loại). + Thyristor và triac: 6 chiếc (gồm nhiều loại). III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HÀNH: 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. 2. Tiến trình thực hành a. Cấu trúc và phân bổ bài thực hành: - Nhận biết các loại linh kiện. - Ôn lại cách sử dụng đồng hồ vạn năng. - Đo điện trở thuận và ngược của các linh kiện. b. Các hoạt động thực hành. * Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết hình dạng và cấu tạo của các linh kiện. - HS nhận dụng cụ, vật liệu, nghiên cứu và tìm hiểu các nội dung sau: Quan sát hình dạng, đặc điểm bên ngoài để phân loại các linh kiện: diode tiếp điểm, diode tiếp mặt, thyristor và triac. - GV lưu ý HS: + Cách sử dụng đồng hồ vạn năng khi đo: đặt ở thang đo Ωx100 (vì ở mức này điện áp đồng hồ thấp nhất sẽ an toàn cho linh kiện). + Biểu hiện của trị số điện trở khi diode bị đánh thủng và bị đứt: điện trở thuận và ngược đều bằng 0 là bị đánh thủng, bằng ∞ là bị đứt. * Hoạt động 2: Tổ chức thực hành. GV thao tác lại cách sử dụng đồng hồ vạn năng để đo trị số điện trở và cho HS làm thực hành theo bước 2 SGK. HS làm thực hành theo bước 3 SGK: + Đo điện trở thuận, ngược của diode, từ đó xác định điện cực của diode và rút ra nhận xét về chất lượng của diode. + Đo điện trở thuận, ngược của thyristor trong 2 trường hợp: UG = 0 và UG ≠ 0 để hiểu nguyên lí làm việc của linh kiện. + Đo điện trở thuận, ngược của triac trong 2 trường hợp: UG = 0 và UG ≠ 0 để hiểu nguyên lí làm việc của linh kiện. * Hoạt động 3: Kết thúc thực hành. - GV thu hồi dụng cụ và vật liệu thực hành. - HS hoàn thành báo cáo kết quả thực hành theo mẫu để nộp cho GV. 3. Tổng kết, đánh giá kết quả thực hành. a. GV nhận xét chung về tiết thực hành: - Về tinh thần, thái độ học tập và kĩ năng thực hành của HS. - Đánh giá và cho điểm các bản báo cáo thực hành. b. Yêu cầu HS về nhà xem trước Bài 6 (lưu ý HS xem phần thông tin bổ sung của Bài 4 để chuẩn bị tốt cho bài thực hành). IV. Rút kinh nghiệm: Tiết 5 – Tuần 5 BÀI 6: THỰC HÀNH: TRANSISTOR I. MỤC TIÊU: - HS nhận biết được các loại transistor PNP, NPN, cao tần, âm tần, công suất nhỏ, công suất lớn. - Đo được điện trở thuận, ngược giữa các chân của transistor để phân biệt được loại transistor PNP, NPN, xác định được chất lượng và điện cực của linh kiện. - Có ý thức thực hiện đúng quy trình và các quy định về an toàn. II. CHUẨN BỊ: 1. Nội dung: - Nghiên cứu Bài 4, Bài 6 trong SGK. - GV làm thực hành, điền các số liệu vào báo cáo mẫu trước khi hướng dẫn cho HS. 2. Đồ dùng dạy học: - Dụng cụ thực hành: + Đồng hồ vạn năng: 1 chiếc. - Vật liệu thực hành: + Transistor của Nhật: 8 chiếc (gồm nhiều loại). III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HÀNH: 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. 2. Tiến trình thực hành a. Cấu trúc và phân bổ bài thực hành: - Tìm hiểu cách đặt tên và kí hiệu Transistor của Nhật để nhận biết và phân loại các transistor. - Ôn lại cách sử dụng đồng hồ vạn năng. - Cách đo để tìm ra chân cực bazơ và phân biệt được 2 loại transistor PNP và NPN. b. Các hoạt động thực hành. * Hoạt động 1: Đọc kí hiệu và phân loại Transistor. HS nhận dụng cụ, vật liệu, nghiên cứu và tìm hiểu các nội dung sau: - Tìm hiểu nguyên tắc đặt tên và kí hiệu transistor của Nhật. - Đọc các kí hiệu và phân loại transistor. * Hoạt động 2: Tổ chức thực hành. GV thao tác lại cách sử dụng đồng hồ vạn năng để đo trị số điện trở và cho HS làm thực hành theo bước 2 SGK. HS làm thực hành theo bước 3 SGK: + Đo điện trở thuận, ngược để từ đó tìm ra chân B và phân biệt được 2 loại transistor PNP và NPN. + Xác định chất lượng của transistor: Nếu bị đánh thủng thì điện trở EB, BC, EC bằng 0. Nếu bị đứt thì các điện trở bằng ∞. * Hoạt động 3: Kết thúc thực hành. - GV thu hồi dụng cụ và vật liệu thực hành. - HS hoàn thành báo cáo kết quả thực hành theo mẫu để nộp cho GV. 3. Tổng kết, đánh giá kết quả thực hành. a. GV nhận xét chung về tiết thực hành: - Về tinh thần, thái độ học tập và kĩ năng thực hành của HS. - Đánh giá và cho điểm các bản báo cáo thực hành. b. Yêu cầu HS về nhà xem trước Bài 7. IV. Rút kinh nghiệm: CHƯƠNG II Tiết 6 – Tuần 6 MỘT SỐ MẠCH ĐIỆN TỬ CƠ BẢN BÀI 7 KHÁI NIỆM VỀ MẠCH ĐIỆN TỬ – MẠCH CHỈNH LƯU – NGUỒN MỘT CHIỀU I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - HS biết được khái niệm, phân loại mạch điện tử. 2. Kĩ năng - Hiểu được chức năng, nguyên lí làm việc của mạch chỉnh lưu, mạch lọc và mạch ổn áp. II. CHUẨN BỊ: 1. Nội dung: - Nghiên cứu Bài 7 trong SGK. - Tìm hiểu các tài liệu, kiến thức có liên quan. 2. Đồ dùng dạy học: - Tranh vẽ minh hoạ bài học. - Vật mẫu: Mạch nguồn một chiều. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. 2. Nội dung bài dạy: Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm và phân loại mạch điện tử. GV đưa ra tranh vẽ một số mạch điện tử để HS quan sát và rút ra kết luận: 1. Khái niệm VĐ: Nêu khái niệm về mạch điện tử? GV giới thiệu các căn cứ để phân loại mạch điện tử cho HS nắm được. Nêu 2 căn cứ phân loại thường dùng. Mạch tạo xung Mạch khuếch đại Mạch nguồn, mạch lọc, ổn áp Mạch tạo sóng Theo chức năng và nhiệm vụ Kĩ thuật tương tự Theo phương thức xử lí tín hiệu Kĩ thuật số Mạch điện tử là mạch điện mắc phối hợp các linh kiện điện tử với nguồn để thực hiện một chức năng nào đó. 2. Phân loại: (GV cho HS vẽ lại sơ đồ phân loại mạch điện tử vào vở) II. Mạch chỉnh lưu và nguồn một chiều Hoạt động 2: Tìm hiểu về mạch chỉnh lưu. VĐ: - Thế nào là mạch chỉnh lưu? - Nêu một số ứng dụng của mạch chỉnh lưu trong thực tế? GV nhấn mạnh thêm vị trí của mạch chỉnh lưu trong kĩ thuật điện tử và đưa ra sơ đồ một số mạch chỉnh lưu 1. Mạch chỉnh lưu Mạch chỉnh lưu là mạch điện tử biến dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. cho HS quan sát: Đ U1 U2 Rt U – VĐ: - Trình bày nguyên lí làm việc của mạch chỉnh lưu nửa chu kì? - Vẽ giản đồ dạng sóng của dòng điện trước và sau chỉnh lưu nửa chu kì? GV đưa ra sơ đồ mạch chỉnh lưu 2 diode cho HS quan sát: Đ1 U2a Rt U – U1 U2b Đ2 VĐ: - Trình bày nguyên lí làm việc của mạch chỉnh lưu 2 nửa chu kì dùng 2 diode? - Vẽ giản đồ dạng sóng của dòng điện trước và sau chỉnh lưu 2 nửa chu kì dùng 2 diode? GV yêu cầu HS vẽ các sơ đồ vào vở để minh hoạ. a. Mạch chỉnh lưu nửa chu kì - Ưu điểm: Mạch điện đơn giản. - Nhược điểm: Hiệu suất sử dụng thấp, dòng điện sau chỉnh lưu không bằng phẳng. b. Mạch chỉnh lưu 2 nửa chu kì * Mạch chỉnh lưu 2 diode: Nhận xét: - Mạch điện dùng 2 diode chỉnh lưu cả 2 nửa chu kì của dòng điện. - Cuộn thứ cấp biến áp phải quấn làm 2 nửa cân bằng, ngược pha. - Điện áp một chiều lấy ra có độ gợn sóng nhỏ. - Điện áp ngược lên mỗi diode cao gấp 2 lần. GV đưa ra sơ đồ mạch chỉnh lưu cầu: VĐ: - Trình bày nguyên lí làm việc của mạch chỉnh lưu 2 nửa chu kì dùng 4 diode? - Vẽ giản đồ dạng sóng của dòng điện trước và sau chỉnh lưu 2 nửa chu kì dùng 4 diode? GV yêu cầu HS vẽ các sơ đồ vào vở để minh hoạ. * Mạch chỉnh lưu cầu: Nhận xét: Dạng sóng sau chỉnh lưu giống chỉnh lưu dùng 2 diode nhưng: - Biến áp nguồn không có yêu cầu đặc biệt. - Diode không chịu điện áp ngược lớn. Chỉnh lưu cầu được dùng phổ biến trong thực tế. Hoạt động 3: Tìm hiểu về nguồn một chiều. GV dùng tranh vẽ và mẫu vật để minh hoạ nội dung bài: Mạch nguồn 2. Nguồn một chiều a. Sơ đồ khối: GV xây dựng sơ đồ khối mạch nguồn và yêu cầu HS vẽ lại: 4 3 Tải 2 1 U~ 5 Khối 1: Biến áp nguồn. Khối 2: Mạch chỉnh lưu. Khối 3: Mạch lọc nguồn. Khối 4: Mạch ổn áp. Khối 5: Mạch bảo vệ. GV đưa ra tranh vẽ mạch thực tế và phân tích cho HS nắm được nội dung . b. Mạch nguồn thực tế: Hoạt động 4: Tổng kết, đánh giá. GV đặt câu hỏi theo các mục tiêu của bài học để tổng kết, đánh giá hiểu biết của HS. - Nguồn một chiều đóng vai trò gì trong các thiết bị điện tử? - Cách lắp mạch nguồn một chiều? Giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK. Nhắc nhở HS xem trước Bài 8. IV. Rút kinh nghiệm: Tiết 7 – Tuần 7 BÀI 8 MẠCH KHUẾCH ĐẠI - MẠCH TẠO XUNG I. MỤC TIÊU: - HS biết được chức năng, sơ đồ và nguyên lí làm việc của mạch khuếch đại thuật toán và mạch tạo xung đơn giản.. II. CHUẨN BỊ: 1. Nội dung: - Nghiên cứu Bài 8 trong SGK. - Tìm hiểu các tài liệu, kiến thức có liên quan. 2. Đồ dùng dạy học: - Tranh vẽ minh hoạ bài học. - Vật mẫu: + ICµA741. + Bo mạch tạo xung đa hài. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: - HS1: Thế nào là mạch điện tử? Trình bày cách phân loại mạch điện tử? - HS2: Vẽ sơ đồ khối chức năng của mạch nguồn một chiều và nêu nhiệm vụ, của từng khối? (GV gọi HS lên bảng trả lời. Sau đó gọi HS nhận xét rồi đánh giá và nhấn mạnh.) 3. Nội dung bài dạy: Hoạt động 1: Tìm hiểu về mạch khuếch đại. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GHI CHÉP GV đưa ra tranh vẽ minh hoạ và giới thiệu về mạch khuếch đại: Khuếch đại âm tần Khuếch đại công suất I. Mạch khuếch đại HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GHI CHÉP GV nhấn mạnh vai trò, vị trí của mạch khuếch đại trong kĩ thuật điện tử: là mạch điện tử cơ bản có mặt trong hầu hết các thiết bị điện tử. Mạch khuếch đại có thể được lắp từ các linh kiện rời hoặc dùng IC. KhuếchđạidùngTransistor Khuếch đại dùng IC OA GV giới thiệu về IC khuếch đại thuật toán (IC khuếch đại OA): Là bộ khuếch đại dòng một chiều gồm nhiều tầng, ghép trực tiếp có hệ số khuếch đại lớn, gồm 2 đầu vào và 1 đầu ra. GV trình bày nguyên lí làm việc của mạch khuếch đại dùng OA, nhấn mạnh đặc điểm của mạch là điện áp ra ngược pha với điện áp vào và hệ số khuếch đại phụ thuộc vào trị số của điện trở Rht (Rf) và R1 mắc trong mạch. 1. Chức năng của mạch khuếch đại Là mạch điện tử dùng để làm lớn tín hiệu mà không làm méo dạng chúng. 2. Sơ đồ và nguyên lí làm việc của mạch khuếch đại a. Giới thiệu về IC khuếch đại thuật toán và mạch khuếch đại dùng IC. (GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ kí hiệu mạch khuếch đại OA vào vở) 2. Nguyên lí làm việc của mạch khuếch đại OA Hệ số khuếch đại điện áp: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GHI CHÉP Hoạt động 2: Tìm hiểu về mạch tạo xung. GV đưa ra tranh vẽ minh hoạ và giới thiệu về IC và mạch tạo xung: GV nhấn mạnh vai trò, vị trí của mạch tạo xung trong kĩ thuật điện tử: là một trong những mạch điện tử cơ bản được dùng nhiều trong các thiết bị đo lường, điều khiển, tự động hoá, .... GV trình bày nguyên lí làm việc của mạch tạo xung flip-flop. Giải thích tại sao mạch có

File đính kèm:

  • docGA cn 12.doc