Phần một: KĨ THUẬT ĐIỆN TỬ
Tiết số 1 :
Bài 1 MỞ ĐẦU
I . MỤC TIÊU :
- Biết được tầm quan trọng & triển vọng phát triển của ngành K T Đ trong sản xuất & đời sống .
II . CHUẨN BỊ :
1 , Nội dung :
- Nghiên cứu bài 1 SGK .
- Sưu tầm các ví dụ minh họa trong thực tế .
2 , Đồ dùng :
- Hình vẽ hoặc sơ đồ KTĐT trong sản xuất .
- Một số thiết bị điện tử dân dụng .
54 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 654 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ 12 - Trường THPT Triệu Sơn 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần một: Kĩ thuật điện tử
Tiết số 1 :
Bài 1 mở đầu
I . Mục tiêu :
Biết được tầm quan trọng & triển vọng phát triển của ngành K T Đ trong sản xuất & đời sống .
II . Chuẩn bị :
1 , Nội dung :
Nghiên cứu bài 1 SGK .
Sưu tầm các ví dụ minh họa trong thực tế .
2 , Đồ dùng :
Hình vẽ hoặc sơ đồ KTĐT trong sản xuất .
Một số thiết bị điện tử dân dụng .
III . Nội dung bài :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I . Tầm quan trọng của KTĐT trong sản xuất & đời sống :
1 , Trong sản xuất :
Công nghệ chế tạo máy :
Trong luyện kim :
Trong các nhà máy sản xuất ximăng:
Trong công nghiệp hóa học :
Trong công việc thăm dò & khai thác tài nguyên :
Trong nông nghiệp :
Trongnghư nghiệp :
Trong giao thông vận tải :
Trong khí tượng thủy văn :
Trong phát thanh , truyền hình :
Trong nghành bưu chính viễn thông :
2 , Đối với đời sống :
Trong ytế :
Trong giáo dục :
Trong các nghành : thương nghiệp , ngân hàng , tài chính :
Trong dân dụng :
II. Triển vọng của KTĐT :
KTĐT phát triển như vũ bão , thay đổi hàng giờ .
Tương lai KTĐT sẽ đóng vai trò là bộ não của các thiết bị & các quá trình sản xuất .
KTĐT cho pjhép chế tạo ra được các thiết bị thay thế cho con người làm việc ở những nơi không thể trực tiếp làm được .
KTĐT cho phép thu nhỏ thể tích , giảm nhẹ trọng lượng của các thiết bị , nâng cao chất lượng của chúng
Dùng SGK phân ban cũ để giới thiệu phần này .
Hãy kể tên các ứng dụng của KTĐT trong đời sống & trong các ngành kinh tế mà em biết .
Trong sản xuất , dùng KTĐT nhằm những mục đích gì ?
Hãy kể tên các ứng dụng cụ thể của KTĐT trong sản xuất mà em biết ?
Việc dùng KTĐT trong đời sống giúp gì cho con người ?
Hãy kể tên các thiết bị điện tử được sử dụng trong đời sống mà em biết ?
Bằng so sánh các thiết bị điện tử trong gia đình , cho biết : các máy cùng chủng loại ra đời càng muộn có những ưu điểm gì ?
Người máy cho phép thay thế con người trong những công việc gì ?
IV . Củng cố bài :
Tìm hiểu bổ xung các ứng dụng của KTĐT trong sản xuất & đời sống .
V . Hướng dẫn học ở nhà :
Xem trước bài 2 chương I .
Rút kinh nghiệm bài dạy :
Chương 1 : Linh kiện điện tử
Tiết số 2
Bài 2 Điện trở – tụ điện – cuộn cảm
I . Mục tiêu :
Biết được cấu tạo , kí hiệu , số liệu kĩ thuật & công dụngcủa các linh kiện : điện trở , tụ điện , cuộn cảm .
II . Chuẩn bị :
1 , Nội dung :
Nghiên cứu bài 2 SGK .
2 , Đồ dùng :
Tranh vẽ các hình :2- 2 , 2- 4 , 2- 6 SGK .
Vật mẫu của các thiết bị : điện trở , tụ điện , cuộn cảm .
III . kiểm tra bài cũ :
Tầm quan trọng của KTĐT đối với sản xuất & đời sống ? Dự báo tương lai phát triển của KTĐT ?
iv . Nội dung bài :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I . điện trở :
1 , Cấu tạo , kí hiệu , phân loại ,công dụng :
Cấu tạo : bằng dây điện trở , hoặc bột than phun lên lõi sứ .
Công dung : dùng điều chỉnh dòng điện & để phân chia điện áp trong mạch điện .
Phân loại theo :
+ Công suất : lớn , nhỏ .
+Trị số : Cố định , thay đổi .
+Loại có trị số thay đổi có : điện trở nhiệt , điện trở thay đổi theo điện áp , quang trở .
Kí hiệu: SGK
2 , Các thông số kĩ thuật :
a , Trị số :
b , Công suất định mức :
II. Tụ điện :
1 , Cấu tạo , kí hiệu , phân loại ,công dụng :
Cấu tạo : Là tập hợp của 2 hay nhiều vật dẫn , ngăn cách nhau bởi các lớp điện môi .
Phân loại : theo chất điện môi , theo trị số của tụ .
Công dụng : ngăn dòng 1 chiều , tạo mạch dao động , phân đường tín hiệu ...
Kí hiệu :SGK .
2 , Các số liệu kĩ thuật :
a , Trị số điện dung :
b , Điện áp định mức :
III . Cuộn cảm :
1, Cấu tạo , kí hiệu , phân loại ,công dụng :
Cấu tạo :dùng dây dẫn điện để quấn thành .
Phân loại : theo lõi , theo phạm vi sử dụng .
Công dụng : ngăn dòng xoay chiều , tạo mạch dao động ...
Kí hiệu :SGK .
2 , Các số liệu kĩ thuật :
a , Trị số điện cảm :
b , Hệ số phẩm chất:
Tụ điện dùng để làm gì ?
Làm cách nào để tạo ra điện trở ?
Thế nào là điện trở nhiệt ?
Thế nào là điện trở thay đổi theo điện áp ?
Quang trở thường dùng ở đâu ?
Điện trở được đo bằng đơn vị nào ?
Công suất định mức đặc trưng cho khả năng gì ?
Thế nào là chất điện môi ?
Có thể thay đổi trị số của tụ theo những cách nào ?
Tụ dùng trong những công việc gì ?
Tụ điện được đo bằng đơn vị gì?
Điện áp định mức đặc trưng cho khả năng gì ?
Làm cách nào để tạo ra các cuộn dây ?
Lõi của cuộn cảm được làm băng gì ? Tác dụng của từng loại ?
Điện cảm được đo bằng đơn vị gì?
Hệ số phẩm chất đặc trưng cho khả năng gì ?
v . Củng cố bài :
Nêu tác dụng của các linh kiện trong mạch điện ?
Vẽ các kí hiệu của các linh kiện thường dùng trong mạch .
vi . Hướng dẫn học ở nhà :
Trả lời các câu hỏi trang 11 SGK.
Xem trước bài 3 chương I .
Chuẩn bị cho bài thực hành .
Rút kinh nghiệm bài dạy :
Tiết số 3:
Bài 3
Thực hành
Các linh kiện điện trở , tụ điện , cuộn cảm
I . Mục tiêu :
Nhận biết về hình dạng , thông số của các linh kiện .
Đọc & đo số liệu kĩ thuật của các linh kiện.
Có ý thức tuân thủ các quy định & quy trình về an toàn .
II . Chuẩn bị :
1 , Nội dung :
Nghiên cứu bài 2 & bài 3 SGK .
Làm thử , ghi các số liệu vào mẫu báo cáo trước khi hướng dẫn học sinh làm bài .
2 , Đồ dùng :
Dụng cụ , vật liệu cho mỗi nhóm học sinh :
Đồng hồ vạn năng 1 chiếc .
Các loại điện trở từ :100V đến 470 k V .
Các loại tụ điện :10 chiếc gồm tụ giấy , tụ sứ , tụ hóa .
Các loại cuộn cảm :6 chiếc gồm lõi không khí , lõi Ferit , lõi sắt từ .
III. Một số kiến thức có liên quan :
1 , Quy ước về đọc , ghi trị số của điện trở thông qua vạch mầu .
2 , Định luật Ôm trong đoạn mạch chứa điện trở .
3 , Dung kháng của tụ : Xc .
4 Cảm kháng của cuộn cảm : Xl .
IV . nội dung & qui trình thực hành :
Bước 1 :Quan sát , nhận biết & phân loại các linh kiện .
Bước 2 :Chọn 5 điện trở bất kì ; đọc , đo trị số bằng đồng hồ rồi ghi kết quả vào
bảng 01 .
Bước 3 : Chọn 3 cuộn cảm có vật liệu làm lõi & cách quấn khác nhau rồi điền
các số liệu vào bảng 02 .
Bước 4 : Chọn 1 tụ có cức tính & 1tụ không cực tính rồi ghi các số liệu vào
bảng 03 .
V . tổng kết đánh giá kết quả thực hành :
1 , Các nhóm hoàn thành báo cáo theo mẫu , thảo luận & tự đánh giá kết quả .
2 , Giáo viên đánh giá kết quả qua theo dõi quá trình thực hành , chấm bài báo
cáo của học sinh .
Tiết số 4:
Bài 4
Linh kiện bán dẫn và ic
I . Mục tiêu :
Biết cấu tạo , kí hiệu , phân loại & công dụng của một số linh kiện bán dẫn & IC .
Biết được nguyên lý làm việc của Tirixto & Triac.
II . Chuẩn bị :
1 , Nội dung :
Nghiên cứu bài 4 SGK .
2 , Đồ dùng :
Tranh vẽ các hình : 4-1 , 4-2 , 4-3 , 4- 4 , 4- 5 trong SGK .
Vật mẫu :các loại điôt tiếp điểm , tiếp mặt .
Các loại Trandito PNP, NPN , công suất nhỏ , công suất lớn .
Các loại Tirixto , Triac & IC .
III . kiểm tra bài cũ :
Nhận xét ưu , khuýêt điểm của bài thực hành .
IV . Nội dung bài :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I . điôt bán dẫn :
Cấu tạo : là 1 lớp tiếp giáp P – N , có vỏ bọc bằng thủy tinh hoặc nhựa , 2 dây dẫn ra là 2 điện cực : A & K .
Phân loại :
+ Theo cấu tạo : Đ tiếp điểm , Đ tiếp
mặt .
+ Theo công dụng : Đ ổn áp , Đ phát
quang ( LET ) ...
Công dụng : dùng tách sóng , chỉnh lưu , ổn áp ...
Kí hiệu :
P N A K A K
N
II . tranzito :
Cấu tạo : là một linh kiện bán dẫn có 2 lớp tiếp giáp P – N . Có 3 đầu ra là 3 điện cực .
Phân loại :
+ Theo cấu tạo : Bóng xuôi : PNP ,
bóng ngược : NPN .
+ Theo tần số dùng : bóng cao tần ,
trung tần , âm tần .
+ Theo công dụng :
Kí hiệu :
E B C E B C
C C
B B
E E
III .tirixto (Đ chỉnh lưu có điều khiển – scr )
1 , Cấu tạo , kí hiệu , công dụng
Là linh kiện bán dẫn có 3 lớp tiếp giáp P – N , vỏ bọc bằng nhựa oặc kim loại , 3 dây dẫn ra là 3 điện cực : anôt A , katôt K , điều khiển G .
Công dụng :được dùng trong mạch chỉnh lưu có điều khiển .
Kí hiệu :
P1 N1 P2 N2
A G K
2 , Nguyên lý làm việc và số liệu kĩ thuật :
Nguyên lý làm việc :
+ Khi chưa có điện áp dương UGK vào cực khiển , thì dù UAK >0 Tririxto vẫn không dẫn điện .
+ Khi đồng thời UAK & UGK đều > 0 thì Tirixto dẫn điện . Khi Tirixto đã thông thì UGK không còn tác dụng nữa , lúc này Tirixto giống như một Điôt , nó chỉ dẫn điện theo một chiều từ A sang K .
Các số liệu định mức : IA ,UAK, Ugk
V . triac và diac :
1 , Cấu tạo , kí hệu , công dụng :
Cấu tạo : Là linh kiện có 4 lớp tiếp giáp .
+Triac có 3 điện cực là : A1, A2 ,G
+Diac giống triac song không có cực G .
Công dụng : Triac & Diac dùng để điều khiển trong các mạch điện xoay chiều .
Kí hiệu :
A2 A2
A1 G A1
Triac Diac
2 , Nguyên lý làm việc & số liệu kĩ thuật :
Đối với Triac :
+Khi cực G & A2 có điện thế âm so với A1 thì Triac mở dòng chạy từ A1 sang A2 .
+ Khi cực G & A2 có điện thế dương so với A1 thì Triac mở dòng chạy từ A2 sang A1.
Như thế Triac dẫn điện theo hai chiều và đều được cực G điều khiển lúc mở .
Diac không có cực điều khiển , nó được kích mở bằng cách nâng cao điện áp đặt vào 2 cực .
Triac &Diac có các số liệu kĩ thuật giống Tirixto .
V. quang điện tử :
Là linh kiện có thông số thay đổi theođộ chiếu sáng , đ]ợc dùng trong các mạch điện tử điều khiển bằng ánh sáng .
VI . vi điện tử :
Là mạch vi điện tử tích hợp , được chế tạo bằng công nghệ hết sức đặc biệt , tinh vi , chính xác .
IC được chia ra làm 2 loại : IC tuyến tính & IC lôgic .
Thế nào là chất bán dẫn ?
Thế nào là Đ tiếp điểm , tiếp mặt ? công dụng của từng loại ?
Công dụng của Đ ổn áp & Đ phát quang là gì ?
Giải thích các kí hiệu của Đ ?
Nếu có 2 lớp tiếp giáp thì sẽ tồn tại mấy loại T ?
Phân biệt sự khác nhau trong cách kí hiệu của 2 loại bóng ?
Tại sao lại gọi là bóng xuôi , bóng ngược .
Ưng dụng của từng loại bóng .
Nếu có 3 lớp btiếp giáp thì các miếng bán dẫn được sắp xếp như thế nào ?
Cực khiển được dùng để làm gì ?
Có nhận xét gì về nguyên lý hoạt động củaTirixto ?
Hoạt động của Tirxto phụ thuộc vào cực nào ? Khi Tirixto đã hoạt động thì vai trò của cực G làm gì ?
Nếu có 4 lớp tiếp giáp thì sơ đồ cấu tạo được vẽ như thế nào ?
Về cấu tạo triac & diac khac nhau như thế nào ?
Hoạt động của triac có gì đặc biệt ?
Hoạt đọng của triac phụ thuộc vào cực nào ?
Hoạt động của Diac có gì khác Triac ?
Quang điện tử là gì ?
IC là gì ?
Có mấy loại IC ? Công dụng của từng loại ?
v . Củng cố bài :
Nêu cấu tạo , phân loại , kí hiệu của các linh kiện bán dẫn & IC ?
So sánh hoạt động của các linh kiện bán dẫn ?
vi . Hướng dẫn học ở nhà :
Trả lời các câu hỏi trang 19SGK.
Xem trước bài 5chương I .
Chuẩn bị cho bài thực hành .
Rút kinh nghiệm bài dạy :
Tiết số 5:
Bài 5
Thực hành
điôt , tirixto ,triac
I . Mục tiêu :
Nhận dạng được các loại điôt , tirixto, triac
Đo được điện trở : thuận nghịch của các linh kiện để xác định các điện cực , xác định chất lượng của các linh kiện .
Có ý thức tuân thủ các quy định & quy trình về an toàn .
II . Chuẩn bị :
1 , Nội dung :
Nghiên cứu bài 5 SGK .
2 , Đồ dùng :
Dụng cụ , vật liệu cho mỗi nhóm học sinh :
Đồng hồ vạn năng 1 chiếc .
09 điôt các loại: tiếp điểm, tiếp mặt , Zêne cả tốt lẫn xấu .
06 Tririxto &Triac cả tốt lẫn xấu .
III. Một số kiến thức có liên quan :
1 , Ôn lại bài số 4 .
2 , Ôn lại cách sử dụng đồng hồ vạn năng .
IV . nội dung & qui trình thực hành :
Bước 1 : Quan sát , nhận biết các loại linh kiện .
Căn cứ vào hình dạng, cấu tạo bên ngoài để chọn riêng các loại linh kiện :
+ Điôt tiếp điểm có 2 điện cực , dây dẫn nhỏ .
+ Điôt tiếp mặt có 2 điện cực , dây dẫn to .
+ Tirixto & Triac đều có 3 điện cực . Cực khiển G có dây dẫn nhỏ hơn . Dùng đồng hồ đo để phân biệt giữa Tirixto & Triac.
Bước 2 : Chuẩn bị đồng hồ đo
Chuyển vị trí đo của đồng hồ về thang đo điện trở x100V .
Chú ý các cực của đồng hồ đo .
Bước 3 : Đo điện trở thuận & ngược của các linh kiện :
Thông thường điện trở thuận khoảng vài chục V , điện trở ngược khoảng
vài trăm k V .
Chọn 2 Đ , lần lượt đo điện trở thuận , điện trở ngược giữa 2 đầu Đ .Ghi kết quả vào bảng 01 , chỉ rõ các cực của Đ .
Chọn ra Tirixto , lần lượt đo điện trở thuận , điện trở ngược giữa 2 đầu Tirixto , trong 2 tr]ờng hợp: cho UGK= 0 ; UGK > 0 . Ghi kết quả vào bảng 02 chỗ nhận xét cần ghi rõ : Tirixto dẫn điện hay không dẫn điện ? , cực anôt ở đâu ? .
Chọn ra Triac , lần lượt đo điện trở giữa 2 đầu A1 & A2 trong 2 trường hợp :
+ Cực G để hở .
+ Cực G nối với A2 .
+ Ghi nhận xét vào bảng 03 , cần ghi rõ : dẫn điện hay không dẫn điện ?
IV . Tổng kết đánh giá kết quả thực hành :
1 , Học sinh hoàn thành báo cáo theo các mẫu .
2 , Giáo viên đánh giá kết quả dựa vào theo dõi quá trình làm bài & chấm các báo cáo của học sinh .
vi . Hướng dẫn học ở nhà :
Xem trước bài 6 SGK .
Chuẩn bị cho bài thực hành Tranzito .
Rút kinh nghiệm bài dạy :
Tiết số 6:
Bài 6
Thực hành tranzito
I . Mục tiêu :
Nhận dạng được các loại Tranzito PNP , NPN , cao tần , âm tần , công suất nhỏ , công suất lớn .
Đo được điện trở : thuận , ngược giữa các chân của Tranzito để phân biệt được loại PNP , NPN , phân biệt tốt xấu , xác định được các điện cực của Tranzito .
Có ý thức tuân thủ các quy định & quy trình về an toàn .
II . Chuẩn bị :
1 , Nội dung :
Nghiên cứu bài 6 SGK .
2 , Đồ dùng :
Dụng cụ , vật liệu cho mỗi nhóm học sinh :
Đồng hồ vạn năng 1 chiếc .
08 Tranzito các loại : PNP , NPN , công suất to , công suất nhỏ , tốt , xấu của Nhật .
III. Một số kiến thức có liên quan :
1 , Ôn lại bài số 4 .
2 , Cách đặt tên & các kí hiệu Tranzito của Nhật như sau : 2S (A,B,C, D) con số
Giải thích : SGK Tr 24 .
3 , Cách đo để tìm ra chân Bazơ & phân biệt giữa 2 loại T .
Do cấu tạo của T được coi như 2 Đ , nên chỉ cần lần lượt kiểm tra điện trử thuận , ngược của 2 Đ ta tìm ra được các kết quả :
+ Vị trí chân Bazơ .
+ Loại PNP hay NPN .
+ T tốt hay hỏng .
- Sơ đồ cách đo được chỉ dẫn như hình 6 –1 & 6-2 SGK
IV . nội dung & qui trình thực hành :
Bước 1 : Quan sát , nhận biết & phân loại các T của Nhật :PNP , NPN , âm tần , cao tần , CS nhỏ , CS lớn ( T CS lớn có cánh tản nhiệt gắn liền với cực C ) .
Bước 2 : Chuẩn bị đồng hồ đo
Chuyển vị trí đo của đồng hồ về thang đo điện trở x100V .
Chú ý các cực của đồng hồ đo .
Bước 3 : Xác định loại & chất lượng của T
Đo điện trở để xác định loại & chất lượng của T theo hình 6-1 , 6-2 , ghi trị số điện trở , rút ra kết luận , điền vào bảng mẫu báo cáo .
IV . Tổng kết đánh giá kết quả thực hành :
1 , Học sinh hoàn thành báo cáo theo các mẫu .
2 , Giáo viên đánh giá kết quả dựa vào theo dõi quá trình làm bài & chấm các báo cáo của học sinh .
vi . Hướng dẫn học ở nhà :
Xem trước bài 7 , chương 2 , SGK .
Rút kinh nghiệm bài dạy :
Chương 2
một số mạch điện tử cơ bản
Tiết số 7:
Bài 7
Khái niệm về mạch điện tử chỉnh lưu
và nguồn một chiều
I . Mục tiêu :
Biết được khái niệm , phân loại mạch điện tử .
Hiểu được chức năng , nguyên lý làm việc của mạch chỉnh lưu , lọc & ổn áp .
II . Chuẩn bị :
1 , Nội dung :
Nghiên cứu bài 7 SGK .
2 , Đồ dùng :
Tranh vẽ các hình : 7-1 , 7-2 , 7-3 , 7- 4 , 7- 5 , 7- 6 trong SGK .
Vật mẫu : Mạch nguồn điện thực tế như hình 7- 6 SGK .
III . kiểm tra bài cũ :
Nhận xét ưu , khuýêt điểm của bài thực hành .
IV . nội dung bài :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I . khái niệm , phân loại mạch điện tử :
1 , Khái niệm :
Mạch điện tử là mạch điện mắc phối hợp giữa các linh kiện điện tử để thực hiện một nhiệm vụ nào đó trong kĩ thuật điện tử .
2 , Phân loại :
Có nhiều cách phân loại khác nhau , về cơ bản được phân theo 2 cách :
Cách 1 : Theo chức năng & nhiệm vụ chia ra :
+ Mạch khuyêch đại .
+ Mạch tao sóng hình sin .
+ Mạch tao xung .
+ Mạch nguồn chỉnh lưu lọc & ổn áp .
Cách 2 :theo phương thức gia công , xử lý tín hiệu , chia ra :
+ Mạch kĩ thuật tương tự (Analog)
+ Mạch kĩ thuật số (Digital) .
II . chỉnh lưu và nguồn điện một chiều :
1, Mạch chỉnh lưu :
Mạch chỉnh lưu là loại mạch điện dùng Đ tiếp mặt để đổi điện xoay chiều thành điện một chiều .
Các cách mắc mạch chỉnh lưu :
+ Mạch chỉnh lưu nửa chu kì :
+ Mạch chỉnh lưu cả chu kì ( toàn
sóng ) hình tia ( điểm giữa ) .
+ Mạch chỉnh lưu cầu :
2 , Nguồn một chiều :
a , Sơ đồ khối chức năng của mạch nguồn :
Là mạch điện quan trọng trong một thiết bị điện tử
Có nhiệm vụ :biến đổi điện xoay chiều từ mạng lưới quốc gia thànhđiện một chiều có mức điện áp ổn định & công suất cần thiết để nuôi toàn bộ các thiết bị điện tử
Sơ đồ :
2 3 4 5 6
1
- Phân tích sơ đồ trêng hình 7 – 6 SGK
Thế nào là mạch điện?
Lấy ví dụ về mạch điện trong thực tế ?
Mạch điện được chia ra mấy loại ? đó là những loại nào ?
Mạch chỉnh lưu dùng để làm gì ?
Khi chỉnh lưu cần dùng loại Đ nào ? Tại sao ? .
Thế nào là mạch chỉnh lưu nửa chu kì , cả chu kì ?
So sánh sự giống & khác nhau trong các mạch chỉnh lưu này ? Mạch nào được dùng phổ biến trong thực tế ? vì sao ?
Mạch nguồn có nhiệm vụ làm gì ?
Mạch nguồn gồm có mấy khối ? gọi tên các khối ?
Giải thích nhiệm vụ của từng khôí?
Phân tích sơ đồ 7- 6 , chỉ ra từng khối ? trong mỗi khối co những linh kiện gì ?
v . Củng cố bài :
Công dụng , phân loại mạch chỉnh lưu ?
Kể tên các khối trong mạch nguồn .
vi . Hướng dẫn học ở nhà :
Trả lời câu hỏi trang 31 SGK.
Đọc trước bài 8 .
Rút kinh nghiệm bài dạy :
Tiết số 8:
Bài 8
Mạch khuếch đại – mạch tạo xung
I . Mục tiêu :
Biết được chức năng , sơ đồ & nguyên lý làm việc của mạch khuếch đại & mạch tạo xung đơn giản .
II . Chuẩn bị :
1 , Nội dung :
Nghiên cứu bài 8 SGK .
2 , Đồ dùng :
Tranh vẽ các hình : 8-1 , 8-2 , 8-3 , 8- 4 trong SGK .
Vật mẫu : IC khuếch đại thụât toán m A741 .
III . kiểm tra bài cũ :
Thế nào là mạch điện tử ? Phân loại mạch điện tử ? .
Vẽ sơ đồ khối , nêu nhiệm vụ từng khối của mạch nguồn ?
IV . nội dung bài :
Hoạt động của thầy
Hoạt động củ trò
I . mạch khuêch đại :
1, Chức năng của mạch khuếch đại :
Mạch khuếch đại là mạch mắc phối hợp giữa các linh kiện điện tử để khuyếch đại về mặt điện áp dòng điện , công suất .
2, Sơ đồ & nguyên lý làm việc của mạch khuếch đại :
Mạch khuếch đại có thể dùng Tranzito rời rạc hoặcc dùng IC .
a , Giới thiệu về IC khuếch đại thuật toán & mạch khuếch đại dùng IC .
IC khuếch đại thuật toán (OA) là một bộ khuếch đạidòng 1 chiều gồm nhiều tầng ghép trực tiếp , có hệ số khuếch đại lớn , có 2 đầu vào & 1 đầu ra .
Qui ước , kí hiệu :
UVĐ _- +E
URA
UVK + -E
B , Nguyên lý làm việc của mạch khuếch đại điện áp dùng OA:
Rht
R1
+E
UV
URA
-E
Hệ số khuếch đại :
Kđ = Ura / UVào = Rht / R1
II . mạch tạo xung :
1 , Chức năng của mạch tạo xung :
Biến đổi năng lượng của dòng điện 1 chiều thành năng lượng daođộng có hình dạng & tần số theo yêu cầu .
2 , Sơ đồ & nguyên lý làm việc của mạch tạo xung đa hài :
a , Sơ đồ mạch điện : ( Hình 8 – 3 )
EC
R1 R3 R4 R2
C1 C2
Ur1 Ur2
T1 T2
b , Nguyên lý hoạt động :
Khi đóng điện , ngẫu nhiên 1 T thông còn 1 T kia tắt ; Nhưng chỉ sau một thời gianT đang thông lại tắt & T đang tắt lại thông .
Chính sự phóng , nạp của2 tụ đã làm thay đổi điện áp thông tắt của 2 T .
Quá trình tiếp diễn theo chu kì để tạo xung .
Nếu chọn T1 , T2 giống nhau ;
R1=R2 ;R3 =R4 ;C1 =C2 ta được xung đa hài đối xứng , với độ rộng xung là :0,7RC & chu kì xung là :1,4RC .
Hình dạng xung ra trên 2 colectơ được vẽ :
UR1
O t
UR2
O t
Mạch khuếch đại có chức năng gì ?
Dùng linh kiện nào để khuếch đại ?
Mạch khuếch đại nào được dùng nhiều ? vì sao ?
IC khuếch đại thuật toán là gì ?
Thế nào là UVĐ , UVK ? Đầu vào đảo được dùng để làm gì ?
Thế nào là hồi tiếp âm ?
Dựa vào đồ thị của tín hiệu vào & tín hiệu ra , cho nhận xét : biên độ tín hiệu , pha điện áp ở đầu ra so với đầu vào ?
- Tại sao tỉ số giữa các U lại phải đặt trong dấu giá trị tuyệt đối ?
Chức năng của mạch tạo xung là gì ?
Thế nào là mạch tạo xung đa hài ?
Nhận xét mạch : có mấy T ? loại nào ? ,Mấy tụ ? thường dùng loại tụ nào ? , Mấy trở ? tác dụng của từng trở ?
Khi đóng diện có mấy T hoạt động ? Dòng qua các T có như nhau không ?
Dòng qua các T không bằng nhau dẫn tới hiện tượng gì ?
Linh kiện nào của mạch tạo ra sự thông tắt của các T ?
Muốn có xung đa hào đối xứng cần chọn các linh kiện như thế nào?
Ưng dụng của mạch này trong thực tế là gì ?
Nếu làm mạch đèn nháy , thì các bóng LET được mắc thay vào vị trí những con trở nào ?
Để thay đổi thời gian đóng , tắt của đèn , ta làm như thế nào ?
v . Củng cố bài :
Trình bầy nguyên tắc hoạt động của mạch khuếch đại & mạch tạo xung đa hài ?
Kể tên các ứng dụng của 2 mạch trên ?
vi . Hướng dẫn học ở nhà :
Trả lời câu hỏi trang 34 SGK.
Đọc trước bài 9 .
Rút kinh nghiệm bài dạy :
Tiết số 9:
Bài 9
Thiết kế mạch điện tử
I . Mục tiêu :
Biết được nguyên tắc chung & các bước cần thiết tiến hành thiết kế mạch điện tử .
Thiết kế được một mạch điện tử đơn giản .
II . Chuẩn bị :
1 , Nội dung :
Nghiên cứu bài 9 SGK .
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến thiết kế mạch điện tử .
2 , Đồ dùng :
Một bảng điện tử đã lắp sẵn .
III . kiểm tra bài cũ :
1 , Mạch khuếch đại dùng OA mắc khuếch đại đảo có những đặc điểm gì ?
Muốn điều chỉnh hệ số khuếch đại của mạch điện thì làm thế nào ?
2 , Thế nào là mạch tạo xung đa hài ? ứng dụng thường gặp ? làm thế nào để
thay đổi chu kì của xung đa hài ? muốn đổi thành xung đa hầi không đối
xứng ta làm như thế nào ?
IV . nội dung bài :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I . nguyên tắc chung :
Thiết kế một mạch điện tử đơn giản cần tuân thủ các nguyên tắc sau :
Bám sát & đáp ứng yêu cầu thiết kế .
Mạch thiết kế đơn giản , tin cậy .
Thuận tiện khi lắp đặt , vận hành & sửa chữa .
Hoạt động chính xác .
Linh kiện có sẵn trên thị trường .
II . các bước thiết kế :
Gồm hai bước :
1 , Thiết kế mạch nguyên lý :
Tìm hiểu yêu cầu của mạch thiết kế .
Đưa ra một số phương án để thực hiện .
Chọn phương án hợp lý nhất .
Tính toán chọn các linh kiện cho hợp lý .
2 , Thiết kế mạch lắp ráp :
Mạch thiết kế lắp ráp , phải tuân thủ các nguyên tắc :
Bố trí các linh kiện trên bảng điện khoa học , hợp lý .
Vẽ đường dây dẫn điện để nối các linh kiện vớ nhautheo sơ đồ nguyên lý .
Dây dẫn không chồng chéo lên nhau & ngắn nhất .
III . thiết kế mạch nguồn điện một chiều :
Yêu cầu :
Điện áp vào : 220V ;50Hz .
Điện áp ra 1 chiều 12 V.
Dòng điện tải 1A .
1 , Lựa chọn sơ đồ thiết kế :
Chọn mạch chỉnh lưu cầu .
2 , Sơ đồ bộ nguồn :
Đ4 Đ1
U1 U2 C UTAI
Đ3 Đ2
RTAI
3 , Tính toán & chọn các linh kiện trong mạch:
a , Biến áp :
Công suất :
P = kP . UTAI.ITAI = 1,3 .12 .1 =15,6W
( kP là hệ số biến áp thường chọn =1,3)
Điện áp vào : U1 =220V; f = 50Hz
Điện áp ra :
U2 = (UTAI + 2DUD)/ V2 =9,2 V~
DUD = 0,75V : sụt áp trên Đ .
Vậy máy biến thế được chọn :
U1 =220V~ ;U2=9,2 V~;Pđm=15,6W
b , Điôt :
Dòng điện định mức của Đ (Iđm):
Iđm= kI . ITAI/ 2 =10 . 1 / 2 = 5 A
KI là hệ số , thường chọn = 10
Điện áp ngược lớn nhất cho phép đặt lên Đ:
UN = kU . U2 . 2 = 1,8 . 13,5 =24,3V
KU là hệ số , thường chọn = 1,8 .
Vậy phải chọn Đ loại : IN1089
có : UN = 100V ; Iđm= 5A ;
DUD = 0,75V .
c , Tụ điện :
Để lọc tốt tụ có điện dung càng lớn càng tốt & tụ phải chịu được điện áp của mạch .
Cần chọn tụ có thông số :
C =1000mF ; UN = 25V
Để thiết kế một mạch điện đơn giản , cần phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản nào ?
Phân tích , giải thích từng nguyên tắc ?
Thiết kế mạch nguyên lý cần qua mấy bước ? là những bước nào ?
Thiết kế mạch lắp ráp cần tuân thủ những nguyên tắc nào ? Nguyên tắc nào là quan trọng nhất ?
Có cách nào thiết kế mạch điện tử nhanh & chính xác ?
Chọn mạch điện nào để thực hiện được yêu cầu của bài ? vì sao ?
Cần phải tính toán những thông số cơ bản nào cho biến áp ?
Cần chọn biến áp có những thông số nào ?
Khi chọn Đ cần chú ý tới các thông số nào ?
Vậy sau khi tính toán , cần chọn Đ có những số liệu nào ?
Tụ trong mạch này có chức năng , nhiệm vụ gì ?
Cần chọn tụ có những số liệu nào cho phù hợp với yêu cầu ?
v . Củng cố bài :
Trình bầy nguyên tắc chung , các bước thiết kế mạch điên tử đơn giản ?
Khi thiết kế mạch nguồn , cần tính toán những linh kiện nào ?
vi . Hướng dẫn học ở nhà :
Trả lời câu hỏi trang 37 SGK.
Đọc trước bài 10.
Rút kinh nghiệm bài dạy :
Tiết số 10
Bài 10
Thực hành mạch nguồn điện một chiều
I . Mục tiêu :
Nhận dạng được các linh kiện& vẽ được sơ đồ nguyên lýtừ mạch nguồn thực tế .
Phân tích được nguyên lý làm việc của mạch điện .
Có ý thức tuân thủ các quy định & quy trình về an toàn .
II . Chuẩn bị :
1 , Nội dung :
Nghiên cứu bài 9SGK .
2 , Đồ dùng :
Dụng cụ , vật liệu cho mỗi nhóm học sinh :
Đồng hồ vạn năng 1 chiếc .
01 mạch nguồn cấp điện một chiều đã lắp sẵn trên bảng mạch bao gồm biến áp nguồn, chỉnh lưu cầu , lọc hinh P , ổn áp dùng IC 7812 .
III. Một số kiến thức có liên quan :
Ôn lại bài số 4 , bài 7 , bài9 .
IV . nội dung & qui trình thực hành :
Bước 1 : Quan sát & tìm hiểu các linh kiện trên mạch thực tế .
Bước 2 : Vẽ sơ đồ nguyên lý của mạch điện trên .
Bước 3 : Cắm cuộn sơ cấp của máy biến áp vào nguồn điện xoay chiều . Dùng
đồng hồ vạn năng đo & ghi kết quả các điện áp sau vào bảng mẫu báo
cáo :
Điện áp ở 2 đầu cuộn sơ cấp của biến áp nguồn U1~ .
Điện áp ở 2 đầu cuộn thứ cấp của biến áp nguồn U2
File đính kèm:
- GA CN 12 Ca nam.doc