Tuần: 2 Ngày soạn:
Tiết : 4 Ngày dạy :
Bài 5. Bài Tập Thực Hành
ĐỌC BẢN VẼ CÁC KHỐI ĐA DIỆN
I. Mục tiêu:
_ Đọc được bản vẽ các hình chiếu của vật thể có dạng khối đa diện.
_ Phát huy trí tưởng tượng không gian để vẽ các hình chiếu của vật thể đơn giản, từ mô hình hoặc từ hình không gian.
II. Chuẩn bị:
_Tranh vẽ và mô hình vật thể hình 5.1 và 5.2.
_ Dụng cụ vẽ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
→ GV nêu mục tiêu bài 5, trình bày nội dung và trình tự tiến hành.
8 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 571 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 - Bài 5 đến 7 - Gv: Huỳnh Hữu Đạt - Trường THCS Thới An Hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 2 Ngày soạn:
Tiết : 4 Ngày dạy :
Bài 5. Bài Tập Thực Hành
ĐỌC BẢN VẼ CÁC KHỐI ĐA DIỆN
I. Mục tiêu:
_ Đọc được bản vẽ các hình chiếu của vật thể có dạng khối đa diện.
_ Phát huy trí tưởng tượng không gian để vẽ các hình chiếu của vật thể đơn giản, từ mô hình hoặc từ hình không gian.
II. Chuẩn bị:
_Tranh vẽ và mô hình vật thể hình 5.1 và 5.2.
_ Dụng cụ vẽ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
→ GV nêu mục tiêu bài 5, trình bày nội dung và trình tự tiến hành.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
TG
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách trình bày bài làm (báo cáo thực hành).
* GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
→GV nêu cách trình bày bài làm trên giấy khổ A4 hoặc trong vở bài tập.
* Hướng dẫn HS cách bố trí phần trả lời câu hỏi và hình vẽ, khung tên lên bảng.
* Sau khi HS trình bày cách bố trí trên bản vẽ xong. Cho HS quan sát hình vẽ 5.1 và 5.2 để làm bài tập đánh dấu vào bảng.
→ GV chia nhóm và phân công mỗi nhóm thực hiện phần vẽ hình chiếu của các vật thể (mỗi nhóm một vật thể).
? Mỗi vật thể đã có mấy hình chiếu.
? Các hình chiếu đã đúng vị trí chưa.
? Vậy hình chiếu thứ 3 nằm ở đâu.
* Hướng dẫn HS dùng thước để xác định các kích thước tương ứng về các chiều: dài, rộng, cao.
* GV lưu ý cho HS những vật thể có đường khuất phải vẽ bằng nét đứt.
* HS trình bày dụng cụ, vật liệu vẽ.
* HS trình bày bản vẽ theo cách bố trí của GV.
→ HS ngồi theo nhóm để làm bài tập của nhóm mình.
HS: Có 2 hình chiếu( chiếu đứng và chiếu bằng).
HS: Đã đúng vị trí.
HS: Nằm bên phải hình chiếu đứng
→ HS vẽ 3 hình chiếu vào bản vẽ theo tỷ
lệ 2:1
Hoạt động 3: Tổ chức thực hành.
* GV hướng dẫn HS theo từng nhóm và kiểm tra cách tiến hành làm bài tập của HS, đồng thời uốn nắn và sửa chữa sai sót.
* HS làm bài tập thực hành theo nhóm, dưới sự hướng dẫn của GV.
Hoạt động 4: Tổng kết và đánh giá bài thực hành.
_ Hướng dẫn HS tự đánh giá chéo kết quả giữa các nhóm.
_ GV thu bài của HS chấm điểm.
_ GV nhận xét giờ làm bài tập thực hành như: sự chuẩn bị của HS, cách thực hiện qui trình, thái độ làm việc
_ HS về xem trước bài 6.
Tuần: 3 Ngày soạn:
Tiết : 5 Ngày dạy:
Bài 6. BẢN VẼ CÁC KHỐI TRÒN XOAY
I. Mục tiêu:
_ Nhận dạng được các khối tròn xoay thường gặp: hình trụ, hình nón, hình cầu.
_ Đọc được bản vẽ vật thể có dạng hình trụ, hình nón, hình cầu.
II. Chuẩn bị:
_ Tranh vẽ các hình của bài 6 SGK.
_ Mô hình các khối tròn xoay: hình trụ, hình nón, hình cầu.
_Các mẫu vật như: vỏ hộp sữa, nón lá, quả bóng
III. Các hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài.
Trong thực tế chúng ta thường gặp những vật thể có dạng khối tròn xoay:hộp sữa, nón lá, quả bóng Những vật thể đó được tạo thành như thế nào và biểu diễn hình chiếu của chúng ra sao? chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
TG
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu khối tròn xoay.
I. KHỐI TRÒN XOAY
Khối tròn xoay được tạo thành khi ta quay một hình phẳng quanh một đường cố định của hình.
II. HÌNH CHIẾU CỦA HÌNH TRỤ, HÌNH NÓN, HÌNH CẦU.
1. Hình trụ:
2. Hình nón:
3. Hình cầu:
* Dùng mô hình cho HS quan sát các khối tròn xoay, GV hỏi.
? Các khối tròn xoay này có tên gọi là gì.
? Dựa vào hình 6.1 em cho biết chúng được tạo thành như thế nào.
* Dựa vào hình 6.2, hướng dẫn HS làm bài tập điền vào chỗ trống.
? Em hãy kể một số vật thể thường thấy có dạng khối tròn xoay.
* HS quan sát mô hình, hình (SGK) để trả lời câu hỏi.
HS: hình trụ, hình nón, hình cầu.
HS: Được tạo thành khi ta quay một hình phẳng quanh một trục cố định của hình.
→ HS quan sát và làm bài tập:
+ a. hình chữ nhật.
+ b. hình tam giác vuông.
+ c. nữa hình tròn.
HS: quả địa cầu, viên bi, quả bóng, vỏ lon.
Hoạt động 2: Tìm hiểu hình chiếu của hình lăng trụ, hình nón, hình cầu.
*Hướng dẫn HS quan sát hình trụ và trả lời câu hỏi.
? Hình trụ có mấy kích thước chung.
→ GV đặt vật thể trong 3 mặt phẳng vào hỏi HS.
? HCĐ của hình trụ là hình gì và thể hiện kích thước nào.
? HCB của hình trụ là hình gì và thể hiện kích thước nào.
* Hướng dẫn HS điền nội dung vào bảng 6.1 SGK.
* GV cho HS quan sát mẫu vật hình nón và hỏi.
? Hình nón có mấy kích thước.
→ GV đặt vật thể trong 3 mặt phẳng vào hỏi HS.
? HCĐ của hình nón là hình gì và thể hiện kích thước nào.
? HCB của hình nón là hình gì và thể hiện kích thước nào.
? HCC của hình nón là hình gì và thể hiện kích thước nào.
* Hướng dẫn HS điền vào bảng 6.2 SGK.
* Hướng dẫn HS quan sát mẫu vật hình cầu và hỏi.
? Hình cầu có mấy kích thước.
→ GV đặt hình cầu trong 3 mặt phẳng và hỏi HS.
? HCĐ, HCB, HCC của hình cầu là hình gì và thể hiện kích thước nào.
* Hướng dẫn HS điền vào bảng 6.3 SGK.
? Qua các hình chiếu ta thấy, để thể hiện khối tròn xoay ta có thể dùng ít nhất mấy hình chiếu.
GV giảng giải: Đối với hình cầu để đơn giản hơn ta có thể dùng 1 hình chiếu và ghi kích thước đường kính () và kích thước chiều cao.
→ HS quan sát mẫu vật và trả lời.
HS: có 2 kích thước (đường kính và chiều cao).
*HS xem và trả lời.
HS: là hình chữ nhật, thể hiện kích thước đường kính và chiều cao của vật thể.
HS: Là hình tròn, thể hiện kích thước đường kính của hình trụ.
* HS điền bảng 6.1 vào vở.
* HS quan sát mô hình và trả lời.
HS: có 2 kích thước là (đường kính và chiều cao).
* HS quan sát và trả lời.
HS: Là hình tam giác cân, thể hiện kích thước đường kính và chiều cao.
HS: Là hình tròn, thể hiện kích thước đường kính của hình nón
HS: Là hình tam giác cân, thể hiện kích thước đường kính và chiều cao.
* HS điền bảng 6.2 và ghi vào vở.
* HS quan sát mẫu vật và trả lời.
HS: Có một kích thước là đường kính hình cầu.
→ HS quan sát và trả lời.
HS: Đều là hình tròn và thể hiện kích thước đường kính của hình cầu.
* HS điền bảng 6.3 vào vở.
HS: Có thể dùng 2 hình chiếu: hình chiếu đứng và chiếu bằng.
Hoạt động 3: Tổng kết.
_ GV đặt câu hỏi, HS trả lời để củng cố bài.
+ Hình chiếu trên mặt phẳng song song với trục quay của hình trụ, hình nón, hình cầu là hình gì?
+ Hình chiếu trên mặt phẳng vuông góc với trục quay của hình trụ, hình nón, hình cầu là hình gì?
_ Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi cuối bài và làm bài tập.
_ HS về xem bài 7 và chuẩn bị các dụng cụ, vật liệu để thực hành.
Tuần: 3 Ngày soạn:
Tiết : 6 Ngày dạy :
Bài 7.Bài Tập Thực Hành
ĐỌC BẢN VẼ CÁC KHỐI TRÒN XOAY
I Mục tiêu:
_ Đọc được bản vẽ các hình chiếu có dạng khối tròn xoay.
_ Phát huy trí tưởng tượng không gian.
II. Chuẩn bị:
_Nghiên cứu SGK.
_Chuẩn bị mô hình các vật thể hình 7.2 SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
GV nêu nội dung bài thực hành gồm hai phần
_ Phần 1: HS trả lời các câu hỏi bằng cách đánh dấu (x) vào bảng 7.1 (SGK) để chỉ rõ sự tương quan giữa các bản vẽ với các vật thể.
_ Phần 2: Phân tích hình dạng của vật thể bằng cách đánh dấu (x) vào bảng 7.2 SGK.
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS về dụng cụ, vật liệu.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách trình bày bài làm.
* GV hướng dẫn HS cách trình bày bài làm trên khổ giấy A4 và trong vở bài tập.
* Hướng dẫn HS cách bố trí phần trả lời đánh dấu (x) bằng cách kẻ bảng 7.1 và bảng 7.2 vào bản vẽ.
→ Sau khi trình bày cách bố trí trên bản vẽ, GV dùng hình 7.1 và 7.2 hướng dẫn HS cách làm bài tập.
? Các bản vẽ 1, 2, 3, 4 thể hiện các hình chiếu nào.
→ Sau khi đọc các hình chiếu của các bản vẽ, hướng dẫn HS liên hệ với các vật thể tương ứng để điền nội dung vào bảng 7.1
* Sau khi làm xong bảng 7.1, hướng dẫn HS làm bảng 7.2.
→ Yêu cầu HS quan sát 4 vật thể A, B, C, D để phân tích hình dạng của các khối hình học tạo nên vật thể đó.
? Gọi HS nhắc lại các khối hình học đã học.
GV làm rõ cho HS thấy được: vật thể có nhiều phần, mỗi phần là một khối hình học mà các em đã học.
* GV minh họa bằng hình vẽ lên bảng để nêu cách trình bày bài làm.
* HS trình bày bản vẽ theo cách bố trí của giáo viên.
HS: + Bản vẽ 1,2 thể hiện HCĐ và HCB.
+ Bản vẽ 3,4 thể hiện HCĐ và HCC.
→ HS quan sát bản vẽ các hình chiếu và vật thể để đánh dấu (x) vào bảng.
* HS quan sát vật thể và đánh dấu vào bảng.
→ HS nêu một số khối đa diện và khối tròn xoay dã học.
→ HS phân tích các vật thể trên được cấu tạo bởi các khối hình học nào, sau đó đánh dấu (x) vào ô đã chọn.
Hoạt động 3: Tổ chức thực hành
* GV yêu cầu HS làm bài, đồng thời GV quan sát, kiểm tra cách tiến hành làm bài tập của HS, uốn nắn và sửa chữa sai sót của HS
* HS làm bài theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV.
Hoạt động 4: Tổng kết và đánh giá bài TH
_ GV thu bài của HS.
_ Nhận xét tiết thực hành về:
+ Sự chuẩn bị của HS.
+ Cách thực hiện qui trình.
+ Thái độ học tập của HS.
_ HS tự đánh giá kết quả.
_ HS về xem trước bài 8, 9 SGK.
File đính kèm:
- Baï 5,6,7.doc