Giáo án Công nghệ 8 - Bài 8 đến 12 - Gv: Huỳnh Hữu Đạt - Trường THCS Thới An Hội

Tuần: 4 Ngày soạn:

Tiết : 7 Ngày dạy :

 CHƯƠNG II. BẢN VẼ KỸ THUẬT

Bài 8. KHÁI NIỆM VỀ BẢN VẼ KỸ THUẬT

 HÌNH CẮT

 Bài 9. BẢN VẼ CHI TIẾT

I. Mục tiêu:

 _ Biết được công dụng của một số loại bản vẽ kỹ thuật thông thường như: bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, bản vẽ nhà.

 _ Nhận dạng được hình cắt và biết được công dụng của hình cắt.

 _ HS nắm được nội dung của bản vẽ chi tiết.

 _ Biết cách đọc bản vẽ chi tiết đơn giản.

II. Chuẩn bị:

 _ Tranh vẽ, mẫu vật hình cắt.

 _ Sơ đồ hình 9.1 SGK.

III. Các hoạt động dạy học:

 Hoạt động 1: Giới thiệu bài.

 Như đã tìm hiểu ở chương I, ta biết bản vẽ kỹ thuật là khãu nối giữa quá trình thiết kế và chế tạo ra sản phẩm. Bản vẽ kỹ thuật là ngôn ngữ chung của những người làm công tác kỹ thuật. Thực tế người ta dùng những loại bản vẽ nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.

 

doc10 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 642 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 - Bài 8 đến 12 - Gv: Huỳnh Hữu Đạt - Trường THCS Thới An Hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 4 Ngày soạn: Tiết : 7 Ngày dạy : CHƯƠNG II. BẢN VẼ KỸ THUẬT Bài 8. KHÁI NIỆM VỀ BẢN VẼ KỸ THUẬT HÌNH CẮT Bài 9. BẢN VẼ CHI TIẾT I. Mục tiêu: _ Biết được công dụng của một số loại bản vẽ kỹ thuật thông thường như: bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, bản vẽ nhà. _ Nhận dạng được hình cắt và biết được công dụng của hình cắt. _ HS nắm được nội dung của bản vẽ chi tiết. _ Biết cách đọc bản vẽ chi tiết đơn giản. II. Chuẩn bị: _ Tranh vẽ, mẫu vật hình cắt. _ Sơ đồ hình 9.1 SGK. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Như đã tìm hiểu ở chương I, ta biết bản vẽ kỹ thuật là khãu nối giữa quá trình thiết kế và chế tạo ra sản phẩm. Bản vẽ kỹ thuật là ngôn ngữ chung của những người làm công tác kỹ thuật. Thực tế người ta dùng những loại bản vẽ nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN TG HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm chung. I. KHÁI NIỆM VỀ BẢN VẼ KỸ THUẬT. Bản vẽ kỹ thuật trình bày các thông tin kỹ thuật của sản phẩm dưới dạng các hình vẽ và các ký hiệu theo quy tắc thống nhất và thường vẽ theo tỷ lệ II. HÌNH CẮT: Hình cắt là hình biểu diễn phần còn lại của vật thể sau mặt phẳng cắt. Phần vật thể bị mặt phẳng cắt cắt qua được vẽ bằng đường gạch gạch. III. NỘI DUNG CỦA BẢN VẼ CHI TIẾT. Bản vẽ chi tiết gồm: _ Hình biểu diễn. _ Kích thước. _ Yêu cầu kỹ thuật. _ Khung tên. Bản vẽ chi tiết dùng để chế tạo và kiểm tra chi tết máy. * GV gợi ý cho HS nhắc lại vai trò của bản vẽ kỹ thuật. * GV treo 1 bản vẽ kỹ thuật và hỏi. ? Qua các bài đã học, xem bản vẽ, em cho biết nội dung của bản vẽ kỹ thuật mà người thiết kế cần thể hiện là những nội dung nào. ? Các nội dung đó có ý nghĩa gì. * GV nêu sự cần thiết khi vẽ theo tỷ lệ trên bản vẽ. * GV giảng giải 3 loại tỷ lệ: + Phóng to: 2:1; 4:1 + Nguyên hình: 1:1 + Thu nhỏ: 1:2; 1:3 * GV vẽ sơ đồ gợi ý cho HS tìm hiểu các loại bản vẽ kỹ thuật. Bản vẽ kỹ thuật B.vẽ cơ khí B.vẽ xây dựng B.vẽ chi tiết B.vẽ lắp ? Vậy bản vẽ kỹ thuật là gì và có những loại nào. → HS nhắc lại vai trò của bản vẽ kỹ thuật đã học ở bài 1. * HS quan sát, trả lời. → HS nêu một số nội dung : hình dạng, kết cấu, kích thước và những yêu cầu khác. HS : Dựa vào các nội dung đó để người công nhân chế tạo ra những sản phẩm đúng như đã thiết kế. * Có thể phóng to hoặc thu nhỏ vật thể dễ vẽ, dễ quan sát. * HS dựa vào sơ đồ để phân biệt được các loại bản vẽ kỹ thuật. * HS nêu lên và ghi vào vở. Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm về hình cắt * GV đặt vấn đề: khi học môn sinh học, chúng ta muốn thấy rõ cấu tạo bên trong của các loài ĐV, TV ta làm thế nào. * Yêu cầu HS quan sát hình cắt quả cam. GV: Tương tự vậy, đối với những vật thể có cấu tạo bên trong phức tạp như: lỗ, rãnh để dễ quan sát ta phải làm sao? ? Quan sát hình 8.2 SGK cho biết hình cắt được vẽ như thế nào và có những nguyên tắc nào. * GV nhận xét kết quả của HS, sau đó nhấn mạnh những điểm quan trọng. ? Từ đó yêu cầu HS nêu khái niệm hình cắt. ? Làm sao để phân biệt phần vật thể bị cắt và phần vật thể không bị cắt. ? GV vẽ 1 hình chiếu và 1 hình cắt để HS phân biệt. HS: Người ta sẽ cắt bộ phận cần quan sát đó ra để dễ quan sát. * HS quan sát hình SGK. HS: Để dễ quan sát những vật thể phức tạp ta cũng cắt chúng ra. → HS quan sát hình 8.2 SGK và nêu cách vẽ hình cắt. * HS quan sát bản vẽ trên bảng. HS: Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể ở sau mật phẳng cắt. HS: Để phân biệt thì phần bị cắt được vẽ bằng đường gạch gạch. Hoạt động 4: Tìm hiểu nội dung của bản vẽ chi tiết. GV diễn giảng: Mỗi chiếc máy hay một sản phẩm thường gồm rất nhiều chi tiết khác nhau và có chức năng khác nhau, chúng sẽ được lắp ghép với nhau để tạo thành sản phẩm. ? Để tạo ra các chi tiết đó phải dựa vào đâu. GV kết luận: Và các bản vẽ để thể hiện các chi tiết đó gọi là bản vẽ chi tiết. * Hướng dẫn HS quan sát hình 9.1 (SGK) và hỏi. ? Quan sát bản vẽ ống lót , cho biết có những nội dung gì trên bản vẽ. * Chia nhóm, hướng dẫn HS quan sát bản vẽ và phân tích (mỗi nhóm một nội dung của bản vẽ chi tiết). * Hết thời gian thảo luận, GV hỏi. ? Trên bản vẽ gồm các hình biểu diễn nào. ? Các hình biểu diễn này dùng để làm gì. ? Kích thước gồm có kích thước nào. ? Nội dung về yêu cầu kỹ thuật có ý nghĩa gì. ? Trong khung tên thể hiện những nội dung gì. HS: Dựa vào bản vẽ kỹ thuật. * HS quan sát và trả lời. HS: Gồm:_ Hình biểu diễn. _ Kích thước. _ Yêu cầu KT. _ Khung tên. * HS ngồi theo nhóm và thảo luận nội dung của nhóm mình. * Đại diện nhóm trả lời. Nhóm 1: Hình biểu diễn gồm các hình chiếu và hình cắt. HS: Để thể hiện hình dạng bên ngoài và bên trong của chi tiết. Nhóm 2: Gồm các kích thước cần thiết cho việc chế tạo và kiểm tra chi tiết (dài, rộng, cao, ). Nhóm 3: Để chỉ dẫn về gia công, nhiệt luyện, xử lí bề mặt thể hiện chất lượng của chi tiết Nhóm 4: Dựa vào khung tên để biết tên gọi chi tiết, vật liệu, tỉ lệ, người thiết kế, cơ quan quản lý ? Vậy bản vẽ chi tiết gồm mấy nội dung. ? Bản vẽ chi tiết dùng để làm gì. * GV kết luận, cho HS ghi vào vở. * HS nêu 4 nội dung như trên HS: Dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết máy. → HS ghi nội dung. IV. ĐỌC BẢN VẼ CHI TIẾT. Bản vẽ chi tiết được đọc theo trình tụ sau: _ Khung tên. _ Hình biểu diễn. _ Kích thước. _ Yêu cầu kỹ thuật. _Tổng hợp Hoạt động 5: Tìm hiểu cách đọc bản vẽ chi tiết. * Hướng dẫn HS quan sát bảng 9.1 (SGK). GV: Ở phần trên ta đã biết các nội dung của bản vẽ chi tiết, vậy trình tự đọc các nội đó như thế nào, các em hãy quan sát bảng 9.1 * GV đặt câu hỏi ở phần “nội dung cần hiểu” cho HS trả lời. → GV giải thích thêm phần tổng hợp. ? Em hãy nêu hình dạng, cấu tạo của chi tiết đó. ? Nêu công dụng của chi tiết đó. ? Làm thế nào để đọc bản vẽ chi tiết được tốt. * HS dựa vào bản vẽ ống lót, trả lời các nội dung GV hỏi. HS: Chi tiết có dạng hình trụ tròn. HS: Dùng để lót giữa các chi tiết. HS: Cần luyện tập nhiều về đọc bản vẽ chi tiết Hoạt động 6: Tổng kết. _ GV gợi ý bằng câu hỏi, HS trả lời để tổng bài. + Thế nào là hình cắt? Hình cắt dùng để làm gì? + Bản vẽ chi tiết được đọc theo trình tự thế nào? _ HS về xem trước bài 11 “ Biểu diễn ren”. Tuần: 4 Ngày soạn: Tiết : 8 Ngày dạy : Bài 11. BIỂU DIỄN REN I. Mục tiêu: _ Nhận dạng được ren trên bản vẽ chi tiết. _Biết được qui ước vẽ ren. II. Chuẩn bị: _ Tranh vẽ, một số mẫu vật có ren: Bu lông, đai ốc, ốc vít III. Các hoạt động dạy học. Giới thiệu bài Trong thực tế chúng ta thường gặp những vật thể, những chi tiết có ren như: bu lông, đai ốc, nắp chai lọ, ren của những chi tiết đó được biểu diễn trên bản vẽ như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN TG HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 1: Tìm hiểu chi tiết có ren I. CHI TIẾT CÓ REN. Bu lông, đai ốc, ốc vít, nắp chai, lọ là những chi tiết có ren. Ren dùng lắp ghép các chi tiết hoặc dùng để truyền lực. II. QUI ƯỚC VẼ REN. 1. Đối với ren thấy. Đườøng đỉnh ren và đường giới hạn ren được vẽ bằng nét liền đậm. Đường chân ren được vẽ bằng nét liền mảnh, vòng tròn chân ren được vẽ ¾ vòng. Ren ngoài Ren trong 2. Đối với ren bị che khuất. Các đường đỉnh ren, đường chân ren và đường giới hạn ren được vẽ bằng nét đứt. ? Yêu cầu HS cho biết một số chi tiết có ren. ? Ren có công dụng gì trên các chi tiết đó. ? Dựa vào sự hình thành của ren trên chi tiết, người ta chia làm mấy loại ren. ? Vì sao gọi là ren ngoài, nêu một vài chi tiết có ren ngoài. ? Vì sao gọi là ren trong, nêu một vài hi tiết có ren trong. GV giảng giải: Ngoài công dụng lắp ghép, ren còn được dùng để truyền lực. VD: trục bàn ép, êtô HS: Nêu một số chi tiết có ren trong thực tế (nắp một số vỏ hộp, bu lông, đai ốc). HS: dùng để lắp ghép các chi tiết đó lại. HS: Người ta chia làm hai loại là: ren ngoài và ren trong. HS: Vì ren được hình thành bên ngoài trục.VD: bu lông, chai, lọ, bóng đèn HS: Vì ren được hình thành bên trong lỗ. VD: đai ốc, ren ở đui đèn, nắp chai, lọ Hoạt động 2: Tìm hiểu qui ước vẽ ren. * GV nêu rõ lý do vì sao ren được vẽ theo qui ước. GV : Vì kết cấu ren có mặt xoắn ốc phức tạp, do đó nếu vẽ đúng như thật thì rất khó, nên để đơn giản hóa chúng được vẽ theo qui ước. 1. Ren ngoài. * Cho HS quan sát mẫu vật và hình 11.2, yêu cầu HS chỉ rõ đường đỉnh ren, đường chân ren, đường giới hạn ren ? Đối chiếu với hình vẽ theo qui ước (h11.3) yêu cầu HS trả lời bằng cách điền các cụm từ thích hợp vào các mệnh đề trong SGK. 2. Ren trong. * Cho HS quan sát mẫu vật và hình 11.4, yêu cầu HS chỉ ra đường đỉnh ren, đường chân ren * Đối chiếu với hình vẽ theo qui ước (h11.3) yêu cầu HS trả lời câu hỏi bằng cách điền các cụm từ thích hợp vào mệnh đề trong SGK. GV giảng giải: Đối với ren trong được vẽ theo phương pháp hình cắt, do đó kết cấu của ren sẽ được nhìn thấy và vẫn vẽ theo qui ước trên. * GV tổng hợp, kết luận. 3. Ren khuất. ? Khi vẽ hình chiếu thì các cạnh khuất và đường bao khuất được vẽ bằng nét gì. ? Trường hợp ren trong như ở phần trên, nếu ta không dùng phương pháp hình cắt thì có thấy ren không. GV: Thường thì các ren khuất là ren lỗ. ? Vậy đối với ren khuất thì vẽ như thế nào. * Yêu cầu HS quan sát hình 11.6 (SGK) để tìm hiểu cách vẽ. * HS quan sát hình vẽ và mẫu vật, sau đó trả lời. HS: _ Đường đỉnh ren được vẽ bằng nét liền đậm. _ Đường chân ren được vẽ bằng nét liền mảnh. _ Đường giới hạn ren được vẽ bằng nét liền đậm. _ Vòng đỉnh ren được vẽ đóng kín bằng nét liền đậm. _ Vòng chân ren được vẽ hở ¼ bằng nét liền mảnh. * HS quan sát hình vẽ và mẫu vật để trả lời. → HS điền vào các mệnh đề như phần trên. * HS ghi qui ước và vẽ theo qui ước. HS: Được vẽ bằng nét đứt. HS: Nếu không cắt thì ren bị che khuất, ta không nhìn thấy. HS: Đường đỉnh ren, chân ren và đường giới hạn ren được vẽ bằng nét đứt → HS xem hình và ghi vào vở. Hoạt động 3: Tổng kết. _ GV gợi ý bằng câu hỏi, HS trả lời để tổng kết bài. + Đối với ren thấy được vẽ theo qui ước thế nào? + Đối với ren khuất được vẽ theo qui ước thế nào? _ HS về nhà làm bài tập 1,2. _ Xem trước bài 10, 12 và chuẩn bị dụng cụ để thực hành. Tuần: 5 Ngày soạn: Tiết : 9 Ngày dạy : Bài 10, 12 . Bài Tập Thực Hành ĐỌC BẢN VẼ CHI TIẾT ĐƠN GIẢN CÓ HÌNH CẮT ĐỌC BẢN VẼ CHI TIẾT ĐƠN GIẢN CÓ REN I. Mục tiêu: _ Đọc được bản vẽ chi tiết đơn giản có hình cắt. _ Đọc được bản vẽ chi tiết đơn giản có ren. _Có tác phong làm việc theo qui trình. II. Chuẩn bị : _ Giấy vẽ. _ Thước, ê ke, compa, bút chì, tẩy... III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động 1 : Giới thiệu bài. GV nêu mục tiêu bài 10, 12. trình bày nội dung và trình tự tiến hành. Hoạt động 2 : Cách trình bày bài làm. * Hướng dẫn HS cách trình bày bài tập. → Bài làm trên giấy A4 hoặc trong vở bài tập. → Gọi HS nhắc lại trình tự đọc bản vẽ chi tiết. → HS kẻ bảng trình tự đọc vào bài làm. Hoạt động 3 : Tổ chức thực hành. * Bài làm hoàn thành tại lớp. 1. Đọc bản vẽ chi tiết đơn giản có hình cắt. * Hướng dẫn HS đọc bản vẽ vòng đai (SGK) và tiến hành điền vào bảng trình tự đọc bản vẽ chi tiết. * HS làm bài tập theo sự hướng dẫn của giáo viên. → GV mô tả cấu tạo hình dạng của vòng đai để HS có thể hình dung được chi tiết để nêu phần tổng hợp. TRÌNH TỰ ĐỌC NỘI DUNG CẦN HIỂU BẢN VẼ VÒNG ĐAI 1. Khung tên. _ Tên gọi chi tiết. _ Vật liệu. _ Tỷ lệ. _ Vòng đai. _ Thép. _ 1 :2. 2. Hình biểu diễn. _ Tên gọi hình chiếu. _ Vị trí hình cắt. _ Hình chiếu bằng. _ Hình cắt ở hình chiếu đứng. 3. Kích thước. _ Kích thước chung của chi tiết. _ Kích thước các phần của chi tiết. _ 140, 50, R39. _ Đường kính trong 50 . _ Chiều dày 10. _ Đường kính lỗ 12. _ Khoảng cách hai lỗ 110. 4. Yêu cầu kỹ thuật. _ Gia công. _ Xử lí bề mặt _ Làm tù cạnh. _ Mạ kẽm. 5. Tổng hợp. _ Mô tả hình dạng và cấu tạo của chi tiết. _ Công dụng của chi tiết. _ Phần giữa chi tiết là nữa ống hình trụ, hai bên là hai hình hộp chữ nhật có lỗ tròn. _ Dùng để ghép nối chi tiết hình trụ với các chi tiết khác. 2. Đọc bản vẽ chi tiết đơn giản có ren. * Hướng dẫn HS đọc bản vẽ côn có ren (SGK) và tiến hành điền vào bảng trình tự đọc bản vẽ chi tiết. * HS làm bài tập điền vào bảng như trên. → Gọi HS mô tả cấu tạo hình dạng của côn để HS có thể hình dung được chi tiết để nêu phần tổng hợp. TRÌNH TỰ ĐỌC NỘI DUNG CẦN HIỂU BẢN VẼ CÔN CÓ REN 1. Khung tên. _ Tên gọi chi tiết. _ Vật liệu. _ Tỷ lệ. _ Côn có ren. _Thép. _1 :1. 2. Hình biểu diễn. _ Tên gọi hình chiếu. _ Vị trí hình cắt. _ Hình chiếu cạnh. _ Hình cắt ở hình chiếu đứng. 3. Kích thước. _ Kích thước chung. _ Kích thước các phần của chi tiết. _ Dày 10, đường kính 18. _ Đầu lớn 18, đầu bé 14. _ Kích thước ren M8 x1 (ren hệ mét, đường kính d = 8, bước ren P = 1. 4. Yêu cầu kỹ thuật. _ Nhiệt luyện. _ Xử lí bề mặt. _ Tôi cứng. _ Mạ kẽm. 5. Tổng hợp. _ Mô tả hình dạng và cấu tạo của chi tiết. _ Công dụng của chi tiết. _ Côn có dạng hình nón cụt, có ren ở giữa. _ Dùng để lắp ghép với cọc của trục lái xe đạp Hoạt động 4 : Tổng kết. _ GV nhận xét tiết làm bài tập thực hành của HS. _ Hướng dẫn HS tự đánh giá kết quả của mình dựa theo mục tiêu bài học. _ GV thu bài, chấm điểm, đánh giá kết quả. _ HS về xem trước bài ‘‘Bản vẽ lắp’’

File đính kèm:

  • docBai 89,11,10,12.doc