Giáo án Công nghệ 8 - Trường THCS Chi Lăng

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Hệ thống lại kiến thức cơ bản về bản vẽ các khối hình học, Bản vẽ kỹ thuật.

- Hiểu được cách đọc bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, bản vẽ nhà

- Chuẩn bị kiểm tra bản vẽ kỹ thuật.

 2. Kỹ năng: Học sinh có kỹ năng làm việc theo quy trình.

3. Thái độ: Nghiêm túc học tập, có tinh thần hợp tác trong nhóm

II.Thiết bị dạy học:

1. Chuẩn bị của thầy: Nghiên cứu bài tổng kết và ôn tập SGK

2. Chuẩn bị của trò: xem trước bài SGK, vở bài tập

III. Các hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ

2.Bài mới:

 

doc101 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2771 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ 8 - Trường THCS Chi Lăng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n:20/10/2013 Ngµy d¹y: 24/10/2013 Tiết: 15 ÔN TẬP PHẦN I -VẼ KỸ THUẬT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hệ thống lại kiến thức cơ bản về bản vẽ các khối hình học, Bản vẽ kỹ thuật. - Hiểu được cách đọc bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, bản vẽ nhà - Chuẩn bị kiểm tra bản vẽ kỹ thuật. 2. Kỹ năng: Học sinh có kỹ năng làm việc theo quy trình. 3. Thái độ: Nghiêm túc học tập, có tinh thần hợp tác trong nhóm II.Thiết bị dạy học: 1. Chuẩn bị của thầy: Nghiên cứu bài tổng kết và ôn tập SGK 2. Chuẩn bị của trò: xem trước bài SGK, vở bài tập III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ 2.Bài mới: Hoạt động của giáo viên- Học sinh Nội dung HĐ1: Tìm tòi phát hiện kiến thức mới: GV: Hệ thống lại kiến thức cơ bản của phần vẽ kỹ thuật bằng cách đưa ra hệ thống câu hỏi và bài tập. GV: Cho học sinh nghiên cứu và gợi ý cho học sinh trả lời câu hỏi và làm bài tập Câu hỏi: Câu 1: Vì sao phải học vẽ kỹ thuật? Câu 2: Thế nào là bản vẽ kỹ thuật? Bản vẽ kỹ thuật dùng để làm gì? Câu3: Thế nào là phép chiếu vuông góc? Phép chiếu này dùng để làm gì? Câu4: Các khối hình học trường gặp là những khối nào? Câu5: Hãy nêu đặc điểm hình chiếu của các khối đa diện? Câu6: Khối tròn xoay thường được biểu diễn bằng các hình chiếu nào? Câu7: Thế nào là hình cắt? Hình cắt dùng để làm gì? Câu8: Kể một số loại ren thường dùng và công dụng của chúng. Câu 9: Ren được vẽ theo quy ước như thế nào? Câu10: Em hãy kể tên một số bản vẽ thường dùng và công dụng của chúng? HĐ2; Bài tập: Bài 1: Cho vật thể và bản vẽ hình chiếu của nó ( h.2) Hãy đánh dấu ( x ) vào bảng 1 để tỏ rõ sự tương quan giữa các mặt A,B,C,D của vật thể với các hình chiếu 1,2,3,4,5 của các mặt Hình 2. Bản vẽ các hình chiếu ( 53. SGK). 2 Bài 2: Cho các hình chiếu đứng 1,2,3 hình chiếu bằng 4,5,6 hình chiếu cạch 7,8,9 và các vật thể A,B,C ( h.3) hãy điền số thích hợp vào bảng 2 để tỏ rõ sự tương quan giữa các hình chiếu trong vật thể. Hình 3 các hình chiếu của vật thể ( 54 ) sgk. Bài 3: Đọc bản vẽ các hình chiếu ( h 4a và h 4b) sau đó đánh dấu ( x ) vào bảng 3 và 4 để tỏ rõ sự tương quan giữa các khối với hình chiếu của chúng ( Hình 4 ( 55 ) ). Bài 4.Đọc lại bản vẽ chi tiết bản vẽ lắp, bản vẽ nhà trong SGK. I/ Lý thuyết.(15’) vở bài tập B A II/Bài tập.(25’) C D 1 4 5 3 Bảng 1 A B C D 1 x 2 x 3 x 4 x 5 x Bảng 2. H/c vật thể A B C Hình chiếu đứng 3 1 2 Hình chiếu bằng 4 6 5 Hình chiếu cạnh 8 8 7 3. Củng cố(3’): GV: Cho học sinh trả lời hệ thống câu hỏi và bài tập đã giao, tham khảo thêm một số bài tập SGK. 4. Hướng dẫn về nhà(2’): - Về nhà học bài và ôn lại một số kiến thức cơ bản chuẩn bị vật liệu, dụng cụ để giờ sau kiểm tra 1 tiết Ngµy so¹n:22/10/2013 Ngµy d¹y: 25/10/2013 Tiết 16 :KIỂM TRA 45' CHƯƠNG I ,II I. Mục tiêu: * Kiến thức: Kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh trong quá trình học - Qua đó giáo viên đánh giá, điều chỉnh phương pháp dạy và truyền thụ kiến thức cho phù hợp. * Kỹ năng: Học sinh có kỹ năng làm việc theo quy trình. II.Thiết bị dạy học: 1. Chuẩn bị của thầy: Đề kiểm kiểm. 2. Chuẩn bị của trò: Ôn tập kiến thức chương I,II III/Thiết kế ma trận hai chiều. Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số KQ TL KQ TL KQ TL - Hình chiếu, 1 0,5 1 1,5 2 2 - Bản vẽ các khối đa diện 1 0,5 1 3 2 3,5 - Bản vẽ các khối tròn 1 0,5 1 0,5 - Khái niệm bản vẽ kỹ thuật- Hình cắt 1 1,5 1 1,5 - Bản vẽ nhà. 1 0,5 1 2 2 2,5 Tổng số 4 2 2 3,5 2 4,5 8 10 A. Trắc nghiệm khách quan: 5 điểm: Bài 1: Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước phương án đúng (ý 1- 4) 1. Hình chiêú của vật thể là: a. Phần thấy của vật đối với mp hình chiếu b. Phần thấy của vật đối với người quan sát c. Phần thấy của vật đối với mp bản vẽ d. Cả a, b, c đều sai 2. Khối đa diện được bao bởi: a. Các hình tam giác b. Các hình vuông c. Các hình đa giác phẳng d. Các hình chữ nhật 3. Hình chóp đều có mặt đáy là: a. Hình chữ nhật b. Hình vuông c. Hình tam giác d . Hình tròn 4. Bản vẽ nhà là loại: a. Bản vẽ cơ khí b. Bản vẽ xây dựng c. Bản vẽ chi tiết d. Bản vẽ lắp Bài 2: Cho vật thể A,B,C,D. Em hãy tìm các hình chiếu đứng, bằng, cạnh của mỗi vật thể và điền số thứ tự hình chiếu vào bảng 1.1. B A D C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Bảng 1.1 Vật thể A B C D Hình chiếu đứng Hình chiếu bằng Hình chiếu cạnh B/ Phần tự luận: (5 điểm) Câu 1 (1,5điểm): Hãy quan sát và vẽ các hình chiếu của vật thể sau: Câu2: (3,5 điểm). a) Thế nào là bản vẽ kỹ thuật? (1,5 điểm) b) Bản vẽ nhà gồm các hình biểu diễn nào? Trình tự đọc bản vẽ nhà như thế nào? (2điểm) Đáp án- Biểu điểm A/ Trắc nghiệm: (5điểm) Bài 1: (2điểm) - Mỗi ý đúng được 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 Đáp án A C B B Bài 2: (3 điểm)- Mỗi ý đúng được 0,25đ Vật thể A B C D Hình chiếu đứng 5 1 6 9 Hình chiếu bằng 2 10 8 12 Hình chiếu cạnh 4 3 11 7 B/ Phần tự luận (5điểm) Câu 1: (1,5 điểm) - Vẽ đúng mỗi hình chiểu được 0,5điểm Câu 2: (3,5đ) a) Bản vẽ kỹ thuật (bản vẽ) trình bày các thông tin kỹ thuật dưới dạng các hình vẽ và các ký hiệu theo quy tắc thống nhất và thường vẽ theo tỷ lệ. b) - Bản vẽ nhà gồm các hình biểu diễn ( mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt…) và các số liệu xác định hình dạng, kích thước và kết cấu của ngôi nhà. - Trình tự đọc: Khung tên , Hình biểu diễn, Kích thước, các bộ phận. *. Củng cố: - GV: Nhận xét đánh giá giờ kiểm tra - Thu bài về nhà chấm *. Hướng dẫn về nhà. - Về nhà đọc vè xem trước bài 17 SGK vai trò của cơ khí trong sản xuất và trong đời sống. Ngµy so¹n:26/10/2013 Ngµy d¹y: 28/10/2013 PHẦN 2 . CƠ KHÍ CHƯƠNG III. GIA CÔNG CƠ KHÍ Tiết 17: VAI TRÒ CỦA CƠ KHÍ TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SÔNG I/ Mục Tiêu: 1.Kiến thức: Sau khi học song học sinh hiểu được vai trò quan trọng của cơ khí trong sản xuất và đời sống. - Biết được sự đa dạng của sản phẩm cơ khí và quy trình tạo ra sản phẩm cơ khí 2.Kỹ năng: Học sinh có kỹ năng làm việc theo quy trình 3.Thái độ: Yêu thích môn học * Trọng tâm vai trò của trong sản xuất và đời sống, sản phẩm cơ khí quanh ta,sản phẩm cơ khí được hình thành như thế nào II/ Thiết bị dạy học : .1. Chuẩn bị của thầy: - Tranh vẽ h ình 17.1, Bảng phụ Hình 17.2, một số sản phẩm cơ khí 2. Chuẩn bị của trò: xem trước bài 17 ở nhà, chuẩn bị nội dung bài học III/ Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ 2. Khởi động: Gv đặt vấn đề vào bài - Để tồn tại và phát triển, con người phải lao động tạo ra của cải vật chất… 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên- Học sinh Nội dung HĐ1.Tìm hiểu vai trò của cơ khí trong sản xuất và đời sống. GV: Cho học sinh quan sát hình 17.1 ( a,b,c) SGK. Các hình 17.1 a,b,c SGK mô tả người ta đang làm gì? HS: Nghiên cứu trả lời GV: Sự khác nhau giữa cách nâng một vật nặng trên hình 17.1 SGK như thế nào? HS: Nghiên cứu trả lời GV: Tổng hợp ý kiến rút ra kết luận. HĐ2.Tìm hiểu các sản phẩm cơ khí quanh ta GV: Treo bảng phụ h 17.2 và cho học sinh quan sát, đọc nội dung hình 17.2 SGK rồi đặt câu hỏi. - Em hãy kể tên các sản phẩm cơ khí có trên sơ đồ? HS: Trả lời....... GV: Với mỗi nhóm sản phẩm trên hãy tìm một số sản phẩm cụ thể mà em biết. HS: Trả lời GV: Ngoài ra em còn biết thêm những sản phẩm nào khác… HĐ4.Tìm hiểu quá trình gia công sản phẩm cơ khí. GV: Dựa trên sơ đồ SGK hãy điền vào chỗ trống ( … ) những cụm từ thích hợp. Thép Phôi kìm 2 má kìm chiếc kìm chiếc kìm hoàn chỉnh HS: Trả lời. GV: Quá trình hình thành một sản phẩm cơ khí gồm những công đoạn chính nào? HS: Trả lời. GV: Em hãy tìm các dạng gia công cơ khí nữa mà em biết. HS: Trả lời. I. Vai trò của cơ khí(15’) - Treo tranh hình 17.1 ( SGK) KL: Cơ khí tạo ra các máy móc và các phương tiện thay lao động thủ công thành lao động bằng máy và tạo ra năng xuất cao. - Cơ khí giúp cho con người trở nên nhẹ nhàng và thú vị hơn. II. Sản phẩm cơ khí quanh ta(15’). - Cơ khí có vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra thiết bị, máy và công cụ cho mọi ngành trong nền KTQD, tạo điều kiện để các ngành khác phát triển tốt hơn. III. Sản phẩm cơ khí được hình thành như thế nào(10’). - Rèn, dập àDũa, khoanàTán đinh à nhiệt luyện. - Vật liệu cơ khí ( Kim loại, phi kim ) àGia công cơ khí ( Đúc, hàn, rèn, cắt gọt, Nhiệt luyện). à Chi tiết à Lắp ráp àsản phẩm cơ khí. 3. Củng cố: - GV: Yêu cầu một vài học sinh đọc phần ghi nhớ SGK. - Trả lời câu hỏi cuối bài. - Cơ khí có vai trò quan trọng như thế nào trong SX và đời sống? - Kể tên một số sản phẩm cơ khí? - Sản phẩm cơ khí được hình thành như thế nào? 4. Hướng dẫn về nhà: - Về nhà học bài theo phần ghi nhớ và trả lời toàn bộ câu hỏi cuối bài. - Đọc và xem trước bài vật liệu cơ khí Chuẩn bị một số thanh kim loại đen và kim loại màu. Ngµy so¹n:30/10/2013 Ngµy d¹y: 1/11/2013 Tiết 18: VẬT LIỆU CƠ KHÍ I/ Mục Tiêu: 1.Kiến thức: Sau khi học song học sinh biết phân biệt được các vật liệu cơ khí phổ biến - Biết được sự đa dạng của sản phẩm cơ khí, quy trình tạo ra sản phẩm cơ khí, tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí. 2.Kỹ năng: Học sinh có kỹ năng làm việc theo quy trình. 3.Thái độ: Ham thích tìm hiểu môn học *Trọng tâm các vật liệu cơ khí phổ biến II/ Thiết bị dạy học : 1. Chuẩn bị của thầy: Chuẩn bị Mẫu vật, vật liệu cơ khí, kim loại đen, kim loại màu, kìm, dao, kéo… 2. Chuẩn bị của trò: xem trước bài học, chuẩn bị một số vật dụng cơ khí thường dùng trong gia đình như: Kìm, dao, kéo… III/ Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ(5’): Cơ khí có vai trò quan trọng như thế nào trong sản xuất và trong đời sống? Sản phẩm cơ khí được hình thành ntn? 2. Khởi động : GV đặt vấn đề vào bài 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên- Học sinh Nội dung HĐ1. Tìm hiểu các vật liệu cơ khí phổ biến. GV: Cho học sinh quan sát sơ đồ hình 18.1 GV: Giới thiệu thành phần, tính chất và công dụng của vài loại vật liệu phổ biến như: Gang, thép, hợp kim đồng… GV: Cho học sinh kể tên những loại vật liệu làm ra các sản phẩm thông dụng Em hãy cho biết những sản phẩm trong bảng được làm bằng vật liệu gì? HS: Trả lời Em hãy cho biết những dụng cụ trong bảng được làm bằng những chất dẻo gì? GV: Em hãy kể tên các sản phẩm cách điện bằng cao su. HĐ2.Tìm hiểu tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí: GV: Em hãy lấy VD về tính chất cơ học HS: Lấy VD. GV: Em có nhận xét gì về tính dẫn điện, dẫn nhiệt của thép, đồng nhôm? HS: Trả lời GV: Em hãy lấy ví dụ về tính chất hoá học HS: Lấy VD giáo viên nhận xét. GV: Em hãy so sánh tính rèn của thép và tình rèn của nhôm? HS: Trả lời I. Các vật liệu cơ khí phổ biến. 1.Vật liệu bằng kim loại(10’). a.Kim loại đen. - Nếu tỷ lệ cácbon trong vật liệu ≤2,14% thì gọi là thép và > 2,14% là gang. Tỷ lệ các bon càng cao thì vật liệu càng cứng và giòn. - Gang được phân làm 3 loại: Gang xám, gang trắng và gang dẻo. b. Kim loại màu. Gồm : Đồng, Nhôm và hợp kim Bảng (SGK/61) 2.Vật liệu phi kim(10’). SGK/ 61 a. Chất dẻo. Là sản phẩm được tổng hợp từ các chất hữu cơ, cao phân tử, mỏ dầu , dầu mỏ, than đá… Chất dẻo được chia làm hai loại: (Chất dẻo nhiệt và chất dẻo rắn) SGK-62 Bảng (SGK) b. Cao su. II. Tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí(15’) 1.Tính chất cơ học. 2.Tính chất vật lý. 3.Tính chất hoá học. 4.Tính chất công nghệ. 4. Củng cố(3’): GV: Sử dụng một số câu hỏi tổng hợp sau: - Em hãy quan sát chiếc xe đạp, hãy chỉ ra những chi tiết ( hay bộ phận ) của xe đạp được làm từ thép, chất dẻo, cao su, các vật liệu khác. 5. Hướng dẫn về nhà(2’): - Về nhà học bài và làm bài theo câu hỏi SGK - Đọc và xem trước bài 19 SGK chuẩn bị vật liệu nhựa, kim loại để giờ sau thực hành. Ngµy so¹n:2/11/2013 Ngµy d¹y: 4/11/2013 Tiết 19: Bài 20 . DỤNG CỤ CƠ KHÍ I/ Mục Tiêu: 1.Kiến thức: Sau khi học song học sinh biết được hình dạng, cấu tạo và vật liệu chế tạo các dụng cụ cầm tay đơn giản được sử dụng trong ngành cơ khí. - Biết được cộng dụng và cách sử dụng một số dụng cụ cơ khí phổ biến. - Hiểu được ứng dụng của phương pháp cưa và đục kim loại. - Biết các thao tác đơn giản cưa và đục kim loại 2.Kỹ năng: Học sinh có kỹ năng làm việc theo quy trình, an toàn lao động trong quá trình gia công. 3.Thái độ: Ham thích tìm hiểu các dụng cụ cơ khí trong môn học * trọng tâm : Dụng cụ đo và kiểm tra, dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt II/ Thiết bị dạy học : 1. Chuẩn bị của thầy: Bộ tranh hình 20.4; 20.5 Dụng cụ thước lá, thước cặp, đục, dũa, cưa, êtô bàn, một đoạn phôi liệu bằng thép. 2. Chuẩn bị của trò: : xem trước bài học, học bài cũ và làm bài tập về nhà III/ Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ 2. Khởi động : GV đặt vấn đề vào bài 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên- Học sinh Nội dung HĐ1.Tìm hiểu một số dụng cụ đo và kiểm tra. GV: Cho học sinh quan sát hình 20.1 Em hãy mô tả hình dạng, nêu tên gọi và công dụng của các dụng cụ trên hình? HS: Trả lời -> hãy nêu cách sử dụng thước đo góc vạn năng. HS: Trả lời HĐ2. Tìm hiểu dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt. GV: Cho học sinh quan sát hình 20.4. Em hãy nêu công dụng và cách sử dụng các dụng cụ trên. HS: Trả lời HĐ3.Tìm hiểu các dụng cụ gia công. GV: Cho học sinh quan sát hình 20.5. Em hãy nêu công dụng của từng dụng cụ gia công. I. Dụng cụ đo và kiểm tra(15’). 1.Thước đo chiều dài. a.Thước lá. - Được chế tạo bằng thép, ít co giãn và không gỉ. Dày 0,9 đến 1,5mm, rộng 10 đến 25 mm dài 150 đến 1000mm. b.Thước cặp(sgk). c. Thước đo góc. eke, ke vuông, dùng đo và kiểm tra góc vuông, thước đo góc vạn năng II. Dụng cụ tháo, lắp và kẹp chặt(15’). Mỏ lết, Cờlê : dùng tháo lắp Tua vít: tháo lắp ốc vít Êtô, kìm: dùng để kẹp chặt vật khi gia công III. Dụng cụ gia công(10’). Búa: dùng để đập tạo lực Cưa: dùng để cắt vật liệu Đục: dùng để chặt kim loại Dũa: tạo nhẳn bóng bề mặt,làm tù cạnh -> Các dụng cụ cầm tay đơn giản trong ngành cơ khí bao gồm: Dụng cụ đo,dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt dụng cụ gia công.Chúng dùng để xác định hình dạng, kích thước và tạo ra các sản phẩm cơ khí 4. Củng cố(3’): GV: Gọi 1 – 2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK. GV: Đặt câu hỏi tổng kết. - Trong thực tế em đã thấy người ta cưa và đục kim loại ở đâu? trong trường hợp nào? - Để sản phẩm cưa và đục đạt yêu cầu kỹ thuật cần chú ý những điểm gì? 5. Hướng dẫn về nhà(2’): - Về nhà yêu cầu học sinh tìm hiểu những dụng cụ khác cùng loại mà em biết học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK. - Đọc và xem trước bài 22 SGK. Ngµy so¹n:5/11/2013 Ngµy d¹y: 811/201 Tiết 20 : C Ư A DŨA VÀ KHOAN KIM LOẠI I/ Mục Tiêu: 1.Kiến thức: Hiểu được khái niệm của phương pháp dũa kim loại. - Biết được công dụng và phân loại của từng loại dũa. 2.Kỹ năng: Thao tác được cách cầm dũa và thao tác dũa đúng yêu cầu kỹ thuật 3.Thái độ: Ham thích tìm hiểu môn học, làm việc theo quy trình, an toàn lao động trong quá trình gia công. * Trọng tâm bài : Cách cầm dũa, thao tác dũa và an toàn khi dũa II/ ThiÕt bÞ d¹y häc: 1. Chuẩn bị của thầy: - Giáo viên nghiên cứu kỹ nội dung bài 22 sgk - Giáo viên chuẩn bị giáo án, sgk, sgv, vở bài tập giáo án điện tử, phiếu học tập - Giáo viên chuẩn bị một bộ dụng cụ các loại dũa(5 loại dũa), êtô, bàn nguội, một đoạn phôi liệu bằng thép. 2. Chuẩn bị của trò: - Học sinh học bài cũ và làm bài tập, xem trước bài 22 sgk. - Học sinh chuẩn bị sgk, vbt, bút màu, giấy A4. III/ Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ(5’): Nêu khái niệm cưa kim loại và các biện pháp an toàn khi cưa kim loại 2.Khởi động (3’): Giáo viên ra trò chơi “ô chữ bí mật” với câu hỏi liên quan là ‘Đây là tên một phương pháp gia công cơ khí’ Đáp án: “DŨA KIM LOẠI”. Giáo viên đặt vấn đề vào bài 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên – Học sinh TG Nội dung chÝnh Hoạt động 1:Tìm hiểu khái niệm, phân loại dũa kim loại. GV: Cho học sinh quan sát các loại dũa và yêu cầu học sinh nêu khái niệm dũa GV: Cho học sinh quan sát các loại và tìm hiểu phân loại, công dụng của từng loại dũa HS: Trả lời. GV nhận xét kết luận Hoạt động 2: Tìm hiểu kĩ thuật dũa GV: Hướng dẫn học sinh chọn êtô và tư thế đứng giống cưa. HS: quan sát hình 22.2 (SGK) rồi nêu cách cầm và thao tác dũa như thế nào? HS: Trả lời. GV thao tác mẫu, học sinh quan sát GV gọi học sinh lên thao tác GV: Em hãy nêu những biện pháp an toàn khi dũa HS: Trả lời. GV: Thao tác mẫu học sinh quan sát và làm theo. GV?Em hãy cho biết trong quá trình dũa mà không giữ được dũa thăng bằng thì bề mặt vật dũa sẽ như thế nào?HS trả lời, GV nhận xét bổ sung Hoạt động 3: Tìm hiểu các biện pháp an toàn khi dũa Để đảm an toàn khi dũa em cần chú ý những điểm gì? Tại sao bàn nguội phải chắc chắn, vật dũa phải được kẹp chặt? Tại sao không được dùng dũa không có cán hoặc cán vỡ? Tại sao không thổi phoi, tránh phoi bắn vào mắt? HS trả lời GV nhận xét bổ xung Hoạt động 4: GV cho học sinh thảo luận nhóm vẽ bản đồ tư duy hệ thống kiến thức bài học GV nhận xét bản đồ tư duy các nhóm, cho điểm và đưa ra bản đồ mẫu của gv 7’ 15’ 5’ 5’ I. Dũa. *Khái niệm: Dũa là phương pháp gia công dùng để tạo độ nhẵn, phẳng trên các bề mặt nhỏ, khó làm được trên các máy công cụ. * Phân loại: Có 5 loại dũa: Dũa tròn, dũa dẹt, dũa vuông, dũa tam giác, dũa bán nguyệt 1.Kỹ thuật dũa(15’). a. Chuẩn bị. - Chọn êtô và tư thế đứng giống cưa - Kẹp vật dũa chặt vừa phải sao cho mặt phẳng cần dũa cách êtô 10-20mm b. Thao tác cầm dũa. - Cách cầm dũa: Tay trái cầm cán dũa lòng bàn tay hơi ngửa, tay phải đặt hẳn lên mặt dũa cách mép đầu 20-30cm - Thao tác dũa: Khi dũa thực hiện 2 chuyển động: +Một là đẩy dũa tạo lực cắt, khi đó hai tay ấn xuống, điều khiển lực ấn của hai tay cho dũa được thăng bằng +hai là khi kéo dũa về không cần cắt,do đó kéo nhanh và nhẹ nhàng - Trong quá trình dũa mà không giữ được dũa thăng bằng thì bề mặt vật dũa sẽ mấp mô không phẳng 2.An toàn khi dũa(15’). - Bàn nguội phải chắc chắn, vật dũa phải được kẹp chặt. - Không được dùng dũa không có cán hoặc cán vỡ. - Không thổi phoi, tránh phoi bắn vào mắt. II. Khoan kim loại(HS đọc thêm sgk) 4. Củng cố, dặn dò(5’): - GV: cho học sinh chơi trò chơi “ngôi sao may mắn” qua các câu hỏi để học sinh trả lời giáo viên củng cố kiến thức vừa học Tổng kết lại phần ghi nhớ SGK , cho một vài học sinh đọc phần ghi nhớ - Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK. - Đọc và xem trước bài 24 SGK. IV. Rút kinh nghiệm Ngµy so¹n:8/11/2013 Ngµy d¹y: 11/11/2013 Tiết 21. THỰC HÀNH:ĐO KÍCH THƯỚC BẰNG THƯỚC LÁ, THƯỚC CẶP I/ Mục Tiêu: 1.Kiến thức: Sau khi học song học sinh biết sử dụng dụng cụ đo để đo kích thước - Sử dụng được thước, mũi vạch, chấm dấu để vạch dấu trên mặt phẳng - Hiểu được ứng dụng của phương pháp đo và vạch dấu - Biết các thao tác đơn giản đo và vach dấu. 2.Kỹ năng: Học sinh có kỹ năng làm việc theo quy trình, an toàn lao động trong quá trình thực hành. 3.Thái độ: Làm việc khoa học, cẩn thận trong thực hiện II/ Thiết bị dạy học - GV: Chuẩn bị một khối hình hộp, một khối trụ tròn giữa có lỗ ( bằng gỗ, kim loại hoặc nhựa cứng ). - Dụng cụ đo gồm, thước lá, thước cặp, III/ Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 2.Bài mới: Hoạt động của giáo viên- H. sinh Nội dung HĐ1.Tìm hiểu nội dung thực hành. GV: Cho học sinh quan sát mẫu và tranh hình 23.1 và nhận biết các bộ phận chính của thước ( Cán, mỏ, khung động, vít hãm, thang chia độ). HS: quan sát GV: Hướng dẫn học sinh điều chỉnh vít hãm để di chuyển các mỏ động. - Kiểm tra vị trí “ 0 ” của thước. GV: Thao tác đo ( đường kính trong và đường kính ngoài ), cách đọc trị số đo. HS: lên đo thử -> cả lớp quan sát. GV: Hướng dẫn phần lý thuyết. - Dụng cụ vạch dấu gồm: Bàn vạch dấu, mũi vạch và mũi chấm dấu. HS: quan sát tranh hình 23.3 và vật mẫu sau đó giới thiệu cấu tạo và cách sử dụng từng loại dụng cụ. GV: Lấy dấu bao gồm những quy trình nào? -> HS trả lời GV: Chia làm 4 nhóm dụng cụ, thiết bị. Và Quán triệt về vệ sinh an toàn lao động. HĐ2.Tổ chức cho học sinh thực hành. GV: Cho các nhóm về vị trí làm việc, chuẩn bị chỗ làm việc, bố trí vật liệu dụng cụ, mẫu vật theo nội dung từng nhóm. Nhóm 1,2 Đo kích thước khối hình hộp ( Ghi kết quả vào bảng báo cáo). Nhóm 3,4 vạch dấu theo sự hướng dẫn của giáo viên. Giữa giờ các nhóm đổi công việc cho nhau. I.Nội dung và trình tự thực hành. 1.Thực hành đo kích thước bằng thước lá và thước kẹp(15’). a.Tìm hiểu thước kẹp và thước lá. - bộ phận chính của thước ( Cán, mỏ, khung động, vít hãm, thang chia độ). - Kiểm tra vị trí “ 0 ” của thước. b. Tìm hiểu vạch dấu trên mặt phẳng. - Vạch dấu xác định danh giới giữa chi tiết cần gia công với phần lượng dư. - Dụng cụ vạch dấu gồm: Bàn vạch dấu, mũi vạch và mũi chấm dấu. 2.Tiến trình thực hành(20’). * Ghi kích thước. Kích thước Khối hộp Khối trụ tròn giữa có lỗ Dụng cụ đo Rộng mm Dài mm Cao mm D ngoài (mm) D trong (mm) Chiều sâu (mm) Thước lá Thước cặp 4. Củng cố(3’): GV: Nhận xét giờ thực hành về sự chuẩn bị vật liệu dụng cụ, vệ sinh an toàn lao động, quy trình thực hành của học sinh. GV: Hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài làm của mình theo mục tiêu bài học 5.Hướng dẫn học ở nhà(2’): - Về nhà thực hành theo các bước đã được hướng dẫn. - Đọc và xem trước bài 24 ( SGK). - Chuẩn bị, trục xe đạp, vòng bi, tranh vẽ hình 24.1, hình 24.2, hình 24.3. Ngµy so¹n:15/11/2013 Ngµy d¹y: 16/11/2013 Chương IV - CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP Tiết: 22Bài 24: KHÁI NIỆM VỀ CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP I/ Mục Tiêu: 1.Kiến thức: Hiểu được khái niệm và phân loại chi tiết máy Biết được các kiểu lắp ghép của chi tiết máy 2.Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân biệt được các chi tiết máy,rèn kỹ năng quan sát. 3.Thái độ: Có tinh thần hợp tác giữa các thành viên trong nhóm, yêu thích bộ môn, ham thích tìm hiểu kỹ thuật. II/ Thiết bị dạy học Tranh vẽ ròng rọc, các chi tiết máy. III/ Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ(5’): Nêu cấu tạo và cách đo của thước cặp? 2.Bài mới: Hoạt động của giáo viên- Học sinh Nội dung * Hoạt động 1: Tìm hiểu chi tiết máy là gì: GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và quan sát hình vẽ 24.1. Hỏi: Cụm trục trước xe đạp được cấu tạo từ mấy phần tử? là các phần tử nào? công dụng của mỗi phần tử...? Các phần tử có đặc điểm gì? HS: Trả lời Trục:.. Đai ốc hãm côn:... Đai ốc vòng đệm.... Côn:.... Đặc điểm chung:....? GV: Hãy nêu khái niệm về chi tiết máy? *Hoạt động2: Phân loại chi tiết máy: GV: Các chi tiết máy được sử dụng như thế nào? HS: Đọc thông tin SGK và trả lời GV: Kết luận. Dựa vào công dụng để phân loại chi tiết máy . GV: Hỏi . Muốn tạo thành 1 máy hoàn chỉnh, các chi tiết máy phải được lắp ghép với nhau như thế nào? *Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào? GV: treo tranh vẽ Hình 24.2 yêu cầu HS quan sát . HS quan sát và trả lời câu hỏi trong SGK GV: Chiếc ròng rọc được cấu tạo bởi mấy phần tử ? nhiệm vụ của từng phần tử? GV: kết luận I/ Khái niệm về chi tiết máy: 1) Chi tiết máy là gì(10’)? - Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện 1 nhiệm vụ nhất định tong máy - Dấu hiệu để nhận biết chii tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và không thể tháo rời hơn được nữa. 2) Phân loại chi tiết máy(10’): a) Bu lông,đai ốc, bánh răng, lò xo... được sử dụng trong nhiều loại máy khác nhau các chi tiết có công dụng chung b) Trục khuỷu, kim máy khâu, khung xe đạp. Dùng trong một loại máy nhất định chi tiết có công dụng riêng II/ Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào(15’): Các chi tiết thường được ghép với nhau theo 2 kiểu: - Ghép cố định - Ghép động: 3. Củng cố(3’): - Nêu các chi tiết mà em biết co trong xe đạp. chúng được ghép với nhau ntn? - HS: đọc phần ghi nhớ SGK. 4.Hướng dẫn học ở nhà(2’): - Học thuộc phần ghi nhớ - Trả lời các câu hỏi cuối bài vào vở - Xem trước bài 26. Ngµy so¹n:21/11/2013 Ngµy d¹y: 23/11/2013 Tiết: 23 MỐI GHÉP CỐ ĐỊNH – MỐI GHÉP KHÔNG THÁO ĐƯỢC I/ Mục tiêu: - Hiểu được khái niệm,phân loại mối ghép cố định. - Biết được cấu tạo đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép không tháo được II/ Thiết bị dạy học Nhóm hs & gv: Tranh vẽ các mói ghép bằng hàn,đinh tán Vật mâu: Sưu tầm mỗi loại mối ghép một mẫu vật III/ Hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra (5’): HS1: Chi tiết máy là gì? Gồm những loại nào? HS2:Chi tiết máy được lắp ghép với nhau ntn? Nêu đặc điểm của từng loại mố

File đính kèm:

  • docgiao an cong nghe 8.doc