Giáo án Công nghệ 9 - Bài 5: Thực hành: nối dây dẫn điện

Tuần: 9 Ngày soạn:

 Tiết : 9 Ngày dạy:

Bài 5. THỰC HÀNH: NỐI DÂY DẪN ĐIỆN

I. Mục tiêu:

 _Biết các yêu cầu của mối nối dây dẫn điện.

 _Hiểu các phương pháp nối và cách điện dây dẫn điện.

 _Nối và cách điện được các loại mối nối dây dẫn điện.

 _Làm việc kiên trì, cẩn thận, khoa học và an toàn.

II. Chuẩn bị:

 _Một số mẫu các loại mối nối dây dẫn điện.

 _Dụng cụ: kìm các loại, vít, mỏ hàn.

 _Vật liệu: Dây dẫn điện lõi 1 sợi, lõi nhiều sợi, giấy ráp, băng cách điện, nhựa thông, thiếc hàn.

 _Thiết bị: phích cắm điện, công tắc điện.

III. Các hoạt động dạy học.

 Hoạt động 1:Chuẩn bị và nêu mục tiêu, yêu cầu của bài thực hành. (6)

 * GV nêu mục tiêu và yêu cầu của bài thực hành.

 * GV nêu nội quy thực hành.

 _Chia HS làm nhiều nhóm để sử dụng chung dụng cụ, nhưng sản phẩm thì của riêng từng HS.

 → Nêu các tiêu chí để đánh giá kết quả thực hành.

 +Các mối nối phải đạt yêu cầu kỹ thuật.

 +Nối dây dẫn theo đúng quy trình và thao tác đúng kỹ thuật.

 +Làm việc nghiêm túc, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

 

doc7 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 690 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 9 - Bài 5: Thực hành: nối dây dẫn điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 9 Ngày soạn: Tiết : 9 Ngày dạy: Bài 5. THỰC HÀNH: NỐI DÂY DẪN ĐIỆN I. Mục tiêu: _Biết các yêu cầu của mối nối dây dẫn điện. _Hiểu các phương pháp nối và cách điện dây dẫn điện. _Nối và cách điện được các loại mối nối dây dẫn điện. _Làm việc kiên trì, cẩn thận, khoa học và an toàn. II. Chuẩn bị: _Một số mẫu các loại mối nối dây dẫn điện. _Dụng cụ: kìm các loại, vít, mỏ hàn. _Vật liệu: Dây dẫn điện lõi 1 sợi, lõi nhiều sợi, giấy ráp, băng cách điện, nhựa thông, thiếc hàn. _Thiết bị: phích cắm điện, công tắc điện. III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động 1:Chuẩn bị và nêu mục tiêu, yêu cầu của bài thực hành. (6’) * GV nêu mục tiêu và yêu cầu của bài thực hành. * GV nêu nội quy thực hành. _Chia HS làm nhiều nhóm để sử dụng chung dụng cụ, nhưng sản phẩm thì của riêng từng HS. → Nêu các tiêu chí để đánh giá kết quả thực hành. +Các mối nối phải đạt yêu cầu kỹ thuật. +Nối dây dẫn theo đúng quy trình và thao tác đúng kỹ thuật. +Làm việc nghiêm túc, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường. HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN TG HOẠT ĐỘNG HỌC SINH Hoạt động 2: Tìm hiểu mối nối dây dẫn điện * Yêu cầu HS quan sát hình 5.1 và mẫu mối nối dây dẫn điện. ? Dựa vào các mối nối trên, em cho biết dây dẫn điện có các loại mối nối nào. ? Các mối nối dây dẫn điện có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình làm việc của mạng điện. ? Dựa trên các mối nối và tầm quan trọng của chúng. Cho biết các mối nốâi cần có yêu cầu kỹ thuật gì. 11’ * HS quan sát mẫu vật và hình 5.1 SGK. HS:Các loại mối nối dây dẫn điện gồm: +Mối nối thẳng +Mối nối phân nhánh. +Mối nối dùng phụ kiện. HS: Chất lượng các mối nối này ảnh hưởng không ít đến sự làm việc của mạng điện. Nếu một mối nối lỏng lẻo sẽ dễ gây ra sự cố chạm chập, rất nguy hiểm. HS: Cần có các yêu cầu sau: +Dẫn điện tốt. +Đôï bền cơ học cao. +An toàn. +Thẩm mỹ. * GV gợi ý để HS phân tích các yêu cầu trên. * HS phân tích nội dung các yêu cầu như trong SGK. Hoạt động 3: Tìm hiểu quy trình chung nối dây dẫn điện. * GV đặt câu hỏi để HS rút ra được quy trình chung. ? Em hãy nêu các công đoạn của quá trình nối dây dẫn điện. * GV nhận xét, bổ sung, kết luận. ? Vì sao không thể đảo thứ tự các bước của quy trình. * Có thể hướng dẫn HS trả lời câu hỏi 1 trong phần câu hỏi cuối bài “nêu các yêu cầu tương ứng với các bước của quy trình”. * GV bổ sung, kết luận. * Hướng dẫn HS thực hiện bước 1 và bước 2. Bước 1: Bóc vỏ cách điện. * GV làm thao tác mẫu. +Dùng dao và kìm tuốt để bóc vỏ cách điện (hướng dẫn kỹ cách sử dụng kìm tuốt). +Hướng dẫn HS hai cách bóc vỏ cách điện là: bóc cắt vát và bóc phân đoạn. * Chú ý: không cắt vào lõi của dây dẫn. * Sau khi bóc vỏ xong GV kiểm tra sản phẩm các nhóm, hướng dẫn HS thực hiện bước 2. Bước 2: Làm sạch lõi. ? Vì sao phải làm sạch lõi. ? Có thể làm sạch lõi bằng cách nào. GV giảng giải: Nên dùng giấy ráp để không làm đứt lõi dây dẫn. * GV thao tác mẫu. * GV kiểm tra sản phẩm các nhóm. 15’ 8’ 5’ * HS trả lời → HS nêu các công đoạn. HS ghi vào vở: Bóc vỏ cách điện Làm sạch lõi Nối dây Kiểm tra mối nối Hàn mối nối Cách điện mối nối. HS: Vì nếu đảo thứ tự sẽ không đạt được các yêu cầu của mối nối. * HS đọc câu hỏi và trả lời. +Dẫn điện tốt (bóc vỏ, làm sạch lõi). +Độ bền cơ học cao (nối, hàn). +An toàn (cách điện mối nối). +Thẩm mỹ (mối hàn, quấn băng cách điện phải gọn đẹp). * HS quan sát GV thao tác mẫu. → Sau khi quan sát GV thực hành, HS thực hành bóc vỏ cách điện. → HS trình bày sản phẩm HS: Vì phần ngoài của lõi có thể bị ôxi hóa nên dẫn điện không tốt, do đó ta cần làm sạch lõi. HS: Dùng giấy ráp, dao, lưỡi lam → HS quan sát sau đó thực hành. Tuần: 10 Ngày soạn: Tiết : 10 Ngày dạy: Hoạt động 4: Thực hành nối tiếp dây dẫn điện Nối tiếp dây dẫn lõi 1 sợi. GV nêu yêu cầu của phần này là: HS chỉ thực hiện hết công đoạn nối dây, còn bước hàn và bọc cách điện sẽ thực hiện ở tiết sau. * GV kiểm tra và giao dụng cụ thực hành cho HS. * GV giao nhiệm vụ thực hành cho HS. GV trình bày mối nối nối tiếp mẫu cho HS quan sát. * Hướng dẫn HS quan sát hình 5.5, GV treo hình vẽ. * GV làm thao tác mẫu hoàn chỉnh 3 bước đầu của quy trình: bóc vỏ, làm sạch lõi, nối dây. → GV thực hiện kỹ từng công đoạn và lưu ý những lỗi thường mắc phải (gọt vào lõi khi bóc vỏ, vặn xoắn không chặt). * Sau khi thao tác mẫu xong, GV cho các nhóm thực hành và quy định thời gian hoàn thành. * Trong lúc HS thực hành, GV quan sát và hướng dẫn thường xuyên cho từng nhóm. Rèn luyện cho HS về. +Thực hiện động tác chính xác. +Tránh mắc những lỗi thông thường. +Thực hiện đúng quy trình. +Làm việc an toàn, khoa học. * GV kiểm tra sản phẩm, chuẩn bị mối nối kế tiếp. Nối tiếp dây dẫn lõi nhiều sợi . * Yêu cầu HS quan sát lại mối nối mẫu, GV giải thích cho HS nhận biết sự khác nhau giữa 2 mối nối. * Hướng dẫn HS quan sát hình 5.6 * GV thực hiện hướng dẫn ban đầu, 13’ 9’ → HS trình bày sự chuẩn bị và nhận thêm một số dụng cụ. * HS quan sát, nhận nhiệm vụ. * HS quan sát mối nối mẫu. * HS nghiên cứu hình vẽ các thao tác của công đoạn nối dây. HS quan sát GV * HS lưu ý phần này. → HS thực hành. → HS trình bày sản phẩm sau khi thực hành xong. * HS quan sát các mẫu mối nối. * HS nghiên cứu hình vẽ các thao tác của 3 công đoạn đầu trong quy trình. * HS quan sát GV làm thao tác mẫu, chú làm thao tác mẫu từng công đoạn của quy trình nối dây, lưu ý những lỗi HS thường mắc phải. * Sau khi thao tác mẫu, GV cho các nhóm thực hành và ấn định thời gian hoàn thành. * Trong lúc HS thực hành, GV hướng dẫn thường xuyên cho từng nhóm. * Hết thời gian, GV kiểm tra sản phẩm, chuẩn bị mối nối phân nhánh. ý những chỗ dễ sai. * HS thực hành. → HS trình bày sản phẩm sau khi thực hành xong. Hoạt động 5: Nối phân nhánh (nối rẽ). * Công đoạn bóc vỏ và làm sạch lõi giống nối nối tiếp, HS đã biết. → GV thao tác mẫu cho HS hình thành kỹ năng mới là nối dây. Nối phân nhánh dây dẫn lõi 1 sợi. * GV yêu cầu HS quan sát mối nối mẫu và quan sát các bước nối ở hình 5-7. * Sau đó GV hướng dẫn ban đầu, làm thao tác mẫu từng công đoạn của qui trình, lưu ý những lỗi HS thường mắc phải. * Sau khi thao tác mẫu, cho HS các nhóm TH và ấn định thời gian hoàn thành. * GV hướng dẫn thường xuyên trong lúc HS thực hành. * Hết thời gian thực hành, GV kiểm tra sản phẩm, chuẩn bị mối nối kế tiếp. Nối phân nhánh d.dẫn lõi nhiều sợi. * GV yêu cầu HS quan sát mối nối mẫu và quan sát các bước nối ở hình 5-8 → GV hướng dẫn ban đầu, làm thao tác mẫu từng công đoạn của quy trình, lưu ý những lỗi HS thường mắc phải. * Sau khi thao tác mẫu, yêu các nhóm thực hành và ấn định thời gian hoàn thành. * GV hướng dẫn thường xuyên, uốn nắn trong lúc HS thực hành. * Hết thời gian thực hành, GV kiểm tra sản phẩm của các nhóm. → GV nhận xét chung quá trình làm việc của HS qua 4 mối nối. 8’ 15’ → HS thực hiện bóc vỏ và làm sạch lõi. * HS quan sát mẫu vật và hình SGK. * HS quan sát GV làm thao tác mẫu. * HS thực hành theo các bước như hình vẽ và thao tác mẫu của GV. * HS trình bày sản phẩm sau khi thực hành. * HS quan sát mẫu vật và hình vẽ. * HS quan sát GV làm thao tác mẫu. * HS thực hành theo hình 5-8 và thao tác của GV. * HS trình bày sản phẩm cho GV kiểm tra. Tuần: 11 Ngày soạn: Tiết : 11 Ngày dạy: Hoạt động 6: Nối dây dẫn dùng phụ kiện ? Ngoài các mối nối trên, chúng ta còn gặp dây dẫn diện được nối ở đâu. ? Vậy trên các thiết bị đó làm sao ta nối dây dẫn vào được. * Chia lớp thành nhiều nhóm và giao dụng cụ, thiết bị thực hành cho HS. Nối bằng vít. * Hướng dẫn HS làm đầu nối. * Yêu cầu HS xem hướng dẫn SGK, GV hỏi. ? Loại dây nào làm khuyên kín, dây nào làm khuyên hở. → Sau khi làm xong đầu nối, ta đặt dây vào chổ nối để nối dây. * GV thao tác mẫu từng công đoạn cho HS quan sát. * Sau khi thao tác mẫu, yêu cầu các nhóm thực hành và ấn định thời gian hoàn thành. * Trong lúc HS thực hành, GV theo dõi, uốn nắn sửa chữa sai sót. * Hết thời gian thực hành, GV kiểm tra sản phẩm, chuẩn bị mối nối kế tiếp. Nối bằng đai ốc nối dây. * Yêu cầu HS quan sát hình 5-10 SGK. * GV thao tác mẫu theo các bước của quy trình. GV: Chú ý HS vặn xoắn các lõi phải theo chiều kim đồng hồ. * Sau khi thao tác mẫu, cho HS các nhóm thực hành và ấn định thời gian hoàn thành. * GV hướng dẫn thường xuyên trong lúc HS thực hành. * Hết thời gian thực hành, GV kiểm tra sản phẩm và nhận xét. 14’ 10’ HS: Còn được nối với các thiết bị điện, đồ dùng điện. HS: Khi đó ta dùng ốc vít để nối. * HS ngồi theo nhóm và nhận dụng cụ thực hành. HS: Dây lõi nhiều sợi làm khuyên kín, dây lõi 1 sợi làm khuyên hở. * HS quan sát hình 5-9 và quan sát GV thao tác mẫu. * HS thực hành theo trình tự hình 5-9. * HS trình bày sản phẩm sau khi thực hành. * HS quan sát. HS: Nếu vặn ngược lại, thì khi vặn đai ốc vào dây sẽ không được siết chặt. * HS các nhóm thực hành. * HS trình bày sản phẩm sau khi thực hành. Hoạt động 7: Hàn và cách điện mối nối. ? Vì sao phải hàn mối nối. ? Em hãy nêu các bước hàn mối nối. * GV giải thích các bước. * GV thao tác mẫu, hàn mối nối. * Sau đó phát dụng cụ cho HS và chú ý HS an toàn trong lúc hàn. → Cho HS mỗi nhóm chọn một mối nối để hàn. * GV theo dõi, uốn nắn sửa chữa sai sót. * Sau khi hàn xong, GV kiểm tra sản phẩm. * Kiểm tra xong, yêu cầu HS cách điện mối nối. * GV hướng dẫn từng nhóm trong lúc HS thực hành. * GV kiểm tra sản phẩm của HS sau khi thực hành. 13’ HS: Hàn mối nối để tăng độ dẫn điện và có độ bền cơ học cao. HS: Làm sạch mối nối, sau đó láng nhựa thông rồi hàn. * HS quan sát. → HS chọn 1 mối nối và thực hành. * HS trình bày sản phẩm. * HS thực hành như hình 5-12, 5-13. * HS trình bày sản phẩm cho GV kiểm tra. Hoạt động 8: Đánh giá kết quả thực hành và tổng kết bài học. (8’) _ Hướng dẫn HS tự đánh giá chéo kết quả giữa các nhóm. _GV nhận xét, đánh giá chung kết quả của HS. _Nhận xét quá trình thực hành của các nhóm về: thái độ học tập, vệ sinh, an toàn lao động _HS về xem lại các bài đã học, chuẩn bị kiểm tra. Tuần:12 Ngày soạn: Tiết :12 Ngày dạy : KIỂM TRA 1 TIẾT I. Mục tiêu: _Đánh giá được kết quả học tập của HS về kiến thức, kỹ năng , vận dụng. _Qua kết quả kiểm tra, HS rút kinh nghịêm và cải tiến phương pháp học tập. II. Chuẩn bị: _GV nghiên cứu kiến thức trọng tâm của các bài đã học. _Soạn đề, in đề. III. Các hoạt động kiểm tra. Hoạt động 1: GV phát đề kiểm tra. Hoạt động 2: Theo dõi HS làm bài. Hoạt động 3: Tổng kết. _GV thu bài. _GV nhận xét tiết kiểm tra. _HS về xem trước bài “TH: Lắp Mạch Điện Bảng Điện”.

File đính kèm:

  • docBai 5, KT.doc