Giáo án Công nghệ lớp 12 tiết 5: Thực hành: Điốt - Tirixto - triac

TÊN BÀI: THỰC HÀNH: ĐIỐT - TIRIXTO - TRIAC

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nhận dạng được các loại linh kiện điốt, tirixto và triac.

- Đo được Rth, Rng của các linh kiện để xác định điện cực A, K và xác định loại tốt hay xấu.

2. Kỷ năng: Rèn luyện kỉ năng nhận dạng và đo các linh kiện.

3. Thái độ: Có ý thức thực hiện đúng quy trình và quy định về an toàn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 920 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ lớp 12 tiết 5: Thực hành: Điốt - Tirixto - triac, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ: 05 Ngày soạn: 26/09/2009 Ngày giảng: 29/09/2009 TÊN BÀI: THỰC HÀNH: ĐIỐT - TIRIXTO - TRIAC A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nhận dạng được các loại linh kiện điốt, tirixto và triac. - Đo được Rth, Rng của các linh kiện để xác định điện cực A, K và xác định loại tốt hay xấu. 2. Kỷ năng: Rèn luyện kỉ năng nhận dạng và đo các linh kiện. 3. Thái độ: Có ý thức thực hiện đúng quy trình và quy định về an toàn. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Thực hành C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: * Giáo viên: Đồng hồ vạn năng (4 cái) và các loại linh kiện: điốt, tirixto và triac. * Học sinh: Ôn lại bài 4, nghiên cứu trước bài 5 và chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu sự khác nhau về cấu tạo cảu tirixto và tranzito? Tirixto có công dụng gì? Nguyên lí làm việc như thế nào? 3. Nội dung bài mới: a. Đặt vấn đề: Để hiểu thêm về điốt, tirixto và triac. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau vận dụng thực tế để có thể nhận dạng và đo được giá trị của các linh kiện đó. b. Triển khai bài dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC GV: chia nhóm và phát dụng cụ cho mỗi nhóm. sau đó nói rõ nội dung chính của bài thực hành, có 2 nội dung như sau: - Quan sát và nhận biết các linh kiện. - Đo điện trở thuận và điện trở ngược. * Lưu ý: - Nếu dùng đồng hồ kim: để ở thang đo 100Ω, chỉnh kim cho đúng vị trí 0Ω - Nếu dùng đồng hồ số: 0Ω Sau đó tiến hành cho HS làm bài thực hành Hoạt động 1: Quan sát và nhận biết các linh kiện. GV: Yêu cầu HS phân biệt ra được các loại: Điốt tiếp điểm. Điốt tiếp mặt. Tirixto và triac. HS: Nghiên cứu sgk và đưa các linh kiện ra để phân biệt. GV: Theo dõi và hướng dẫn khi HS gặp khó khăn. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách đo điện trở thuận và điện trở ngược. GV: Dùng đồng hồ vạn năng và điốt hướng dẫn cách đo cho HS. HS: Quan sát. GV: Yêu cầu HS ghi lại kết quả Rth và Rng để báo cáo thực hành. GV: Trong quá trình đo Rthvà Rng thì em có nhận xét gì về chất lượng của điốt? Từ đó đưa ra kết luận về chất lượng của điốt (làm thế nào để biết điốt tốt hay đã bị hỏng?) GV: Hướng dẫn HS cách đo tirixto trong 2 trường hợp. - UGK = 0 - UGK > 0 HS: Quan sát và lắng nghe. HS: Tiến hành đo và cũng ghi lại kết quả Rth và Rng. GV: Trong quá trình thực hành các em phải nhận xét xem tirixto có dẫn điện không và cực anôt ở đâu? HS: Thực hành GV: Theo dõi và quan sát GV: Hướng dẫn HS cách đo triac trong 2 trường hợp. - Cực G để hở. - Cực G nối với A2. GV: Trong quá trình thực hành các em phải nhận xét xem triac có dẫn điện không? HS: Thực hành GV: Theo dõi, quan sát và giúp đỡ khi HS gặp khó khăn. Hoạt động 3: Tổng kết, đánh giá. GV: Yêu cầu HS hoàn thành mẫu báo cáo trong sgk. Quan sát và nhận biết các linh kiện. Quan sát và nhận biết các linh kiện sau: Điốt tiếp điểm. Điốt tiếp mặt. Tirixto và triac. II. Đo điện trở thuận và điện trở ngược của các linh kiện. Que đỏ Que đen Que đen Đo Rth Đo Rng Que đỏ K A 1. Điốt Kết luận: Điôt tốt: Rth nhỏ (vài chục Ω) Rng lớn Điốt hỏng: Rth = Rng = 0Ω Rth = Rng = ∞ 2. Tirixto * Khi UGK = 0 Que đỏ Que đen Que đen Đo Rth Đo Rng Que đỏ K A G * Khi UGK > 0 Que đỏ Que đen Que đen Đo Rth Đo Rng Que đỏ K A Cực G được nối dây que đen A2 Que đỏ Que đỏ Que đen Que đen A1 G 3. Triac * Khi UG = 0 Cực G nối với A2 A2 Que đỏ Que đỏ Que đen Que đen A1 G * Khi UG > 0 III. Tổng kết, đánh giá - HS hoàn thành mẫu báo cáo - Đánh giá kết quả 4. Củng cố - dặn dò: - Về nhà nghiên cứu trước bài thực hành tranzito. - Nghiên cứu và tìm hiểu cách xác định các cực: B, C, E, phân loại tranzito PNP, NPN và xác định chất lượng của tranzito.

File đính kèm:

  • docTiet 5 Cong nghe 12.doc