Giáo án Công nghệ lớp 12 tiết 6 Thực hành: Tranzito

TÊN BÀI: THỰC HÀNH: TRANZITO

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nhận dạng được các loại tranzito NPN, PNP cao tần, âm tần, công suất nhỏ, công suất lớn.

- Đo được Rth, Rng, kiểm tra chất luợng của tranzito (tốt, xấu).

2. Kỷ năng: Rèn luyện kỉ năng nhận dạng và đo tranzito.

3. Thái độ: Có ý thức thực hiện đúng quy trình và quy định về an toàn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 668 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ lớp 12 tiết 6 Thực hành: Tranzito, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ: 06 Ngày soạn: 04/10/2009 Ngày giảng: 13/10/2009 TÊN BÀI: THỰC HÀNH: TRANZITO A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nhận dạng được các loại tranzito NPN, PNP cao tần, âm tần, công suất nhỏ, công suất lớn. - Đo được Rth, Rng, kiểm tra chất luợng của tranzito (tốt, xấu). 2. Kỷ năng: Rèn luyện kỉ năng nhận dạng và đo tranzito. 3. Thái độ: Có ý thức thực hiện đúng quy trình và quy định về an toàn. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Thực hành C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: * Giáo viên: Đồng hồ vạn năng (4 cái) và tranzito các loại (8 chiếc). * Học sinh: Ôn lại bài 4, nghiên cứu trước bài 6 và chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu cấu tạo và công dụng của tranzito? - Vẽ kí hiệu của 2 loại tranzito NPN và PNP? 3. Nội dung bài mới: a. Đặt vấn đề: Để nhận dạng được các loại tranzito NPN, PNP và đo được các điện trở thuận, điện trở nghịch. Xác định được các chân của tranzito, phân biệt được tranzito tốt, xấu thì bài thực hành hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu. b. Triển khai bài dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Giới thiệu cách đặt tên và kí hiệu tranzito Nhật Bản. GV: Giới thiệu HS: Chú ý lắng nghe GV: Lấy ví dụ minh họa: Lấy 1 chiếc trnzito và yêu câu 1 hs lên xác định xem nó là loại gì? NPN hay PNP? Cao tần hay âm tần? HS: Trả lời. Hoạt động 2: Đo và kiểm tra tranzito. GV: Em có nhận xét gì về tranzito và điốt? Tranzito có phải do 2 con điốt ghép lại không? HS: Trả lời GV: Nhận xét, kết luận . GV: Yêu cầu HS nhắc lại cách đo Rth và Rng của điốt. HS: Suy nghỉ trả lời. GV: Giới thiệu cách đo và kiểm tra 2 loại tranzito NPN và PNP. GV: Giới thiệu cách xác định cực C và E như sau: Đặt một ngón tay lên đầu B của tranzito, đưa 2 que đo của đồng hồ vào 2 chân còn lại, chạm ngón tay của cực B với cực nối với que đo có điện áp phù hợp để phân cực cho tranzito (Nếu loại NPN chạm với qua đo +, nếu loại PNP chạm với que đo âm). Đọc giá trị điện trở đo được là R1. đảo qua đo của đòng hồ và phân cực cho cực B tương tự như trên, đọc giá trị R đo được là R2. * Kết luận: - Nếu R1 < R2: Chân của tranzito nối với que đo có điện áp phân cực cho B là chân C. - Nếu R1 > R2: Chân của tranzito nối với que đo có điện áp phân cực cho B là chân E. HS: Quan sát, lắng nghe. Hoạt động 3: Thực hành GV: Yêu cầu HS nghiên cứu và thực hành theo 3 bước trong sgk, hoàn thành mẫu báo cáo trong sgk và mẫu báo cáo sau: Loại Cực RCE Chất lượng 1 2 3 PNP NPN HS: Làm thực hành GV: Quan sát, theo dõi và giúp đỡ khi HS gặp khó khăn. I. Cách đặt tên và kí hiệu tranzito Nhật Bản. 2SAxxxx 2SBxxxx 2SCxxxx 2SDxxxx Trong đó: 2: 2 tiếp giáp P-N S: Chất bán dẫn A: Loại cao tần B: Loại âm tần PNP C: Loại cao tần D: Loại âm tần NPN xxxx: Thông số của tranzito II. Đo và kiểm tra tranzito * Tranzito PNP C P N P E B Que đen Que đen Que đỏ Kết luận: Cố định que đỏ, que đen đặt vào 2 cực còn lại. Sau đó đo Rth nhỏ thì cực cố định là cực B của tranzito PNP. * Tranzito NPN B E Que đỏ Que đỏ C N P N Que đen Kết luận: Cố định que đen, que đỏ đặt vào 2 cực còn lại. Sau đó đo Rth nhỏ thì cực cố định là cực B cua tranzito NPN. * Xác định cực C và E * Xác định chất lượng của tranzito - Tranzito tốt: RBCth = RBEng RBCng = RBEng REC = ∞ - Tranzito xấu: RBCth = RBEng RBCng = RBEng REC = 0 III. Thực hành - Bước 1: Quan sát và nhận biết các loại trnzito của Nhật Bản. - Bước 2: Chuẩn bị đồng hồ đo: Để đồng hồ ở thang ×100Ω - Bước 3: Xác định loại và chất lượng tranzito. 4. Củng cố - dặn dò: - Về nhà nghiên cứu trước bài số 7.

File đính kèm:

  • docTiet 6 Cong nghe 12.doc
Giáo án liên quan