TÊN BÀI: KHÁI NIỆM VỀ MẠCH ĐIỆN TỬ
CHỈNH LƯU - NGUỒN MỘT CHIỀU
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Biết được , phân loại mạch điện tử.
- Hiểu được chức năng, nguyên lí làm việc của mạch chỉnh lưu, mạch lọc và mạch ổn áp.
2. Kỷ năng: Đọc được sơ đồ mạch chỉnh lưu, mạch nguồn một chiều.
3. Thái độ: Có ý thức nghiên cứu và tìm hiểu mạch chỉnh lưu, mạch nguồn một chiều.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Thuyết trình + đàm thoại.
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 730 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ lớp 12 tiết 7: Khái niệm về mạch điện tử chỉnh lưu - Nguồn một chiều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ: 07 Ngày soạn: 26/09/2009
Ngày giảng: 28/09/2009
TÊN BÀI: KHÁI NIỆM VỀ MẠCH ĐIỆN TỬ
CHỈNH LƯU - NGUỒN MỘT CHIỀU
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Biết được , phân loại mạch điện tử.
- Hiểu được chức năng, nguyên lí làm việc của mạch chỉnh lưu, mạch lọc và mạch ổn áp.
2. Kỷ năng: Đọc được sơ đồ mạch chỉnh lưu, mạch nguồn một chiều.
3. Thái độ: Có ý thức nghiên cứu và tìm hiểu mạch chỉnh lưu, mạch nguồn một chiều.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Thuyết trình + đàm thoại.
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên: Giáo án, tìm hiểu các tài liệu có liên quan.
* Học sinh: Nghiên cứu trước bài 7.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: Vẽ sơ đồ khối chức năng của mạch nguồn 1 chiều và nêu nhiệm vụ của từng khối?
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: Mạch điện tử rất đa dạng và phong phú, mỗi loại có một chức năng riêng, bởi nó được tạo từ các linh kiện khác nhau. Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một số mạch đơn giản, đó là mạch chỉnh lưu, nguồn một chiều.
b. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, phân loại mạch điện tử.
GV: Thế nào là một gia đình?
HS: Trả lời
GV: Kết luận, đồng thời phân tích và liên hệ với mạch điện tử: Cũng như gia đình, mạch điện tử được tạo thành bằng cách phối hợp các đứa con đó là các linh kiện điện tử + bộ nguồn + dây dẫn và nó cũng thực hiện một chức năng riêng của nó, đó là chức năng kĩ thuật.
Vậy, thế nào là mạch điện tử?
HS: Trả lời
GV: Kết luận, ghi bảng
GV: Mạch điện tử được phân thành mấy loại?
HS: Trả lời.
GV: Nhắc lại và ghi bảng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về mạch chỉnh lưu và nguồn một chiều.
GV: Để cung cấp nguồn một chiều cho các thiết bị thì lấy từ đâu?
HS: Pin, acquy.
GV: Nhận xét, kết luận và đặt câu hỏi: Mạch chỉnh lưu có công dụng gì?
HS: Trả lời
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 7-2 và cho biết: trong khoảng 0 ÷ п, u2 ở đâu? Điốt phân cực gì? và dòng điện đi như thế nào?
HS: Nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, kết luận.
GV: Vậy trong khoảng 0 ÷ 2п thì như thế nào?
HS: Trả lời.
GV: Em có nhận xét gì về mạch chỉnh lưu nữa chu kì?
GV: Quan sát hình 7-2 và 7-3 em hãy cho biết điểm khác nhau của 2 sơ đồ mạch điện đó?
HS: Trả lời
GV: Quan sát hình 7- 4, cho biết nguyên lí làm việc của mạch chỉnh lưu cầu?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, kết luận
HS: Lắng nghe và tự ghi chép bài
GV: Mạch nguồn một chiều có nhiệm vụ như thế nào?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét và giới thiệu sơ đồ khối của nguồn một chiều.
GV: Giới thiệu mạch nguồn 1 chiều thực tế, chỉ cần 4 khối, đó là:
1. Biến áp nguồn
2. Mạch chỉnh lưu
3. Mạch lọc nguồn
4. Mạch ổn áp
GV: Giới thiệu sơ đồ mạch nguồn một chiều thực tế và dạng sóng ra minh họa
I. Khái niệm, phân loại mạch điện tử.
1. Khái niệm.
Mạch điện tử là mạch điện mắc phối hợp giữa các linh kiện điện tử với bộ phận nguồn, dây dẫn để thực hiện nhiệm vụ nào đó trong kĩ thuật.
Theo chức năng và nhiệm vụ
Mạch khuếch đại
Mạch tạo sóng hình sin
Mạch tạo xung
Mạch lọc và mạch ổn áp
2. Phân loại.
Theo phương thức gia công, xử lí tín hiệu
Mạch điện tử tương tự
Mạch điện tử số
II. Mạch chỉnh lưu và nguồn một chiều.
1. Mạch chỉnh lưu.
- Công dụng: Đổi điện xoay chiều thành dòng một chiều.
Mạch chỉnh lưu nữa chu kì
+ 0 ÷ п: u2 > 0, điốt phân cực thuận dẫn, It đi từ cực (+) (-).
+ 0 ÷ 2п: u2 < 0, điốt phân cực ngược dẫn không có It Rt = 0.
+ Nhận xét:
- Ưu điểm: Đơn giản
- Nhược điểm: Ít sử dụng
b. mạch chỉnh lưu toàn kì
* Mạch chỉnh lưu dùng 2 điốt
- Dùng 2 điốt Đ1 và Đ2.
- Cuộn thứ cấp quấn thành 2 nữa bằng nhau.
- Điện áp ra U- Cực + ở catôt
Độ gợn sóng nhỏ, dễ lọc, hiệu qủa tốt.
- Nhược điểm: ít dùng.
* Mạch chỉnh lưu cầu:
+ 0 ÷ п: u2 > 0, điốt Đ1 và Đ3 phân cực thuận dẫn, dòng điện đi từ cực (+) Đ1 Rt Đ3 cực (-) nguồn.
+ 0 ÷ 2п: u2 < 0, điốt Đ2 và Đ4 phân cực thuận dẫn, dòng điện đi từ cực (+) Đ2 Rt Đ4 cực (-) nguồn.
2. Nguồn một chiều
a. Sơ đồ khối
- Mạch nguồn một chiều: Đổi năng lượng điện xoay chiều một chiều.
1
5
2
3
4
6
- Sơ đồ khối:
1. Biến áp nguồn
2. Mạch chỉnh lưu
3. Mạch lọc nguồn
4. Mạch ổn áp
5. Mạch bảo vệ
6. Tải tiêu thụ
b. Mạch nguồn thực tế
- Biến áp nguồn: Đổi điện xoay chiều 220V các mức điện áp cao thấp khác nhau.
- Mạch chỉnh lưu: Đổi điện xoay chiều thành điện một chiều.
- Mạch lọc nguồn: Lọc, san bằng độ gợn sóng, giữ cho điện áp ra trên tải luôn bằng phẳng.
- Mạch ổn áp: giữ cho điện áp ra trên tải luôn ổn định.
4. Củng cố:
1. Trong hình 7-4 nếu bất kì một điốt nào bị mắc ngược chiều hoặc bị đánh thủng thì xảy ra hiện tượng gì?
2. Trong hình 7-7 nếu tụ C1 và C2 bị đánh thủng thì sẽ xảy ra hiện tượng gì?
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong sgk.
- Nghiên cứu trước bài số 8.
File đính kèm:
- Tiet 7 Cong nghe 12.doc