I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết được cách lựa chọn thực phẩm phù hợp để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Biết được các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm.
2. Kỹ năng: Lựa chọn được các thực phẩm có chứa các chất dinh dưỡng nhưng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm .
3. Thái độ: HS có nhận thức đúng đắn trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân và người thân trong ăn uống.
II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định lớp:
61: 62:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm? Sự ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn như thế
nào?
Khái niệm nhiễm trùng thực phẩm: 3đ
Khái niệm nhiễm độc thực phẩm: 3đ
Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn: 4đ
3. Bài mới:
Đặt vấn đề: Ở tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề an toàn thực phẩm và cách phòng chống nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Chương 3: Nấu ăn trong gia đình - Tiết 41: Vệ sinh an toàn thực phẩm (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 30/01/2012
ND:31/01/2012
TIẾT41 VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM (tt)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết được cách lựa chọn thực phẩm phù hợp để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Biết được các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm.
2. Kỹ năng: Lựa chọn được các thực phẩm có chứa các chất dinh dưỡng nhưng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm .
3. Thái độ: HS có nhận thức đúng đắn trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân và người thân trong ăn uống.
II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định lớp:
61: 62:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm? Sự ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn như thế
nào?
Khái niệm nhiễm trùng thực phẩm: 3đ
Khái niệm nhiễm độc thực phẩm: 3đ
Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn: 4đ
3. Bài mới:
Đặt vấn đề: Ở tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề an toàn thực phẩm và cách phòng chống nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu an toàn thực phẩm.
- Em hãy cho biết an toàn thực phẩm là gì?
GV giới thiệu khái niệm về an toàn thực phẩm.
- Theo em nguyên nhân nào mà gần đây gây ra nhiều vụ ngộ độc thức ăn? (Dư thừa lượng thuốc trừ sâu và háo chất trong sản xuất, trong chế biến và bảo quản)
GV kết luận về nguyên nhân gây ra ngộ độc thức ăn.
GV kết luận lại vấn đề về việc cần an toàn thực phẩm
1. An toàn thực phẩm khi mua sắm:
- Gia đình em thường mua sắm những loại thực phẩm nào?
Yêu cầu HS quan sát hình 3.15 SGK để phân loại thực phẩm và nêu biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm.
GV tổng hợp các ý kiến của HS và đưa ra kết luận chung về biện pháp an toàn thực phẩm.
2. An toàn thực phẩm khi chế biến:
- Trong gia đình em thường chế biến thực phẩm ở đâu?
- Theo em vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn bằng con đường nào?
Yêu cầu HS hoàn thành bài tập ở SGK
GV giới thiệu thêm một số cách bảo quản các loại thực phẩm khác.
Hoạt động 2: Tìm hiểu biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm.
1. nguyên nhân ngộ độc thức ăn:
Yêu cầu HS đọc nội dung mục 1 của phần III
GV phân tích và giới thiệu một số nguyên nhân khác: ăn mầm khoai tây, cá nóc mật cá trắm, nấm độc ., có trường hợp do bất cẩn hặoc chủ quan.
2. Các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm:
Yêu cầu HS đọc nội dung mục 2 của phần III
GV phân tích và giới thiệu một số biện pháp khác.
- Theo em thức ăn đã chế biến, cần bảo quản như thế nào?
- Theo em thức ăn đóng hộp, cần bảo quản như thế nào?
GV kết luận vấn đề.
II. An toàn thực phẩm:
- An toàn thực phẩm là giữ cho thực phẩm khỏi bị nhiễm trùng, nhiễm độc và biến chất.
1. An toàn thực phẩm khi mua sắm
- Các loại rau, quả, thịt, cá phải mua thịt tươi hoặc được bảo quản ướp lạnh..
- Các loại thực phẩm đóng hộ phải chú ý đén hạn sử dụng có ghi trên bao bì.
- Tránh để lẫn lộn thực phẩm ăn sống với thực phẩm nấu chín.
2. An toàn thực phẩm khi chế biến:
- Nếu thức ăn không được nấu chín hoặc bảo quản không chu đáo, vi khuẩn có hại sẽ phát triển mạnh, gây ra những ngộ độc như tiêu chảy, ói, mửa, mỏi mệt.
- Cách bảo quản các loại thực phẩm:
+ Thực phẩm đã chế biến: cho vào hộp kín để tủ lạnh.
+ Thực phẩm đóng hộp: để tủ lạnh nên mua vừa đủ dùng.
+ Thực phẩm khô: phải được phơi khô cho lọ kín và kiểm tra luôn để phát hiện kịp thời khi bị ẩm.
III. Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm.
1. Nguyên nhân ngộ độc thức ăn:
- Do thức ăn bị nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật.
- Do thức ăn bị biến chất.
- Do thức ăn bị ô nhiễm các chất độc hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất phụ gia thực phẩm.
- Do thức ăn có sẵn chất độc tố.
2. Các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm:
a. Phòng tránh nhiễm trùng:
SGK
b. Phòng tránh nhiễm độc:
- Không dùng các thực phẩm có chất độc.
- Không dùng các thức ăn bị biến chất hoặc bị nhiễm các chất độc hóa học
- Không dùng các đồ hộp đã quá hạn sử dụng, những hộp bị phồng.
4. Củng cố :
- Khi mua sắm thực phẩm cần chú ý những điếu gì?
- Hãy cho biết các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm?
- Hãy cho biết các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm?
5. Dặn dò: - Về nhà học thuộc phần kiến thức ghi vở và tìm hiểu thêm một số kiến thức bổ sung ngoài SGK. Nghiên cứu kỹ nội dung của bài “bảo quản chất dinh dưỡng”.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_6_chuong_3_nau_an_trong_gia_dinh_tiet.doc