I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Trình bày được sự cần thiết phải thực hiện quy trình tổ chức bữa ăn.
- Biết được thế nào là thực đơn? Biết được các nguyên tắc xây dựng một thực đơn.
- Biết lựa chọn thực phẩm, món ăn phù hợp với bữa ăn thường ngày.
2. Kỹ năng: Xây dựng thực đơn cho một bữa ăn thường ngày.
3. Thái độ: Yêu thích công việc, thích tìm tòi khám phá.
II. PHƯƠNG TIỆN:
1. GV : chuẩn bị sẵn một số tranh ảnh thực đơn của các bữa ăn hằng ngày, 1-2 bảng thực đơn cho bữa ăn thường ngày hoặc tiệt đám cưới.
2. Học sinh: Bảng lại tên các món ăn trưa hoặc tối của gia đình
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định lớp:
61: ;62:
2.Bài mới
Đặt vấn đề: Muốn tổ chức một bữa ăn chu đáo trước tiên cần phải xây dựng thực đơn cho bữa ăn đó. Vậy thực đơn là gì? Nguyên tắc nào để xây dựng một thực đơn?
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 327 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Chương 3: Nấu ăn trong gia đình - Tiết 54: Quy trình tổ chức bữa ăn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:13/03/2012
ND:15/03/2012
TIẾT 54 QUY TRÌNH TỔ CHỨC BỮA ĂN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Trình bày được sự cần thiết phải thực hiện quy trình tổ chức bữa ăn.
- Biết được thế nào là thực đơn? Biết được các nguyên tắc xây dựng một thực đơn.
- Biết lựa chọn thực phẩm, món ăn phù hợp với bữa ăn thường ngày.
2. Kỹ năng: Xây dựng thực đơn cho một bữa ăn thường ngày.
3. Thái độ: Yêu thích công việc, thích tìm tòi khám phá.
II. PHƯƠNG TIỆN:
1. GV : chuẩn bị sẵn một số tranh ảnh thực đơn của các bữa ăn hằng ngày, 1-2 bảng thực đơn cho bữa ăn thường ngày hoặc tiệt đám cưới.
2. Học sinh: Bảng lại tên các món ăn trưa hoặc tối của gia đình
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định lớp:
61: ;62:
2.Bài mới
Đặt vấn đề: Muốn tổ chức một bữa ăn chu đáo trước tiên cần phải xây dựng thực đơn cho bữa ăn đó. Vậy thực đơn là gì? Nguyên tắc nào để xây dựng một thực đơn?
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hoạt động 1 : Tìm hiểu thực đơn là gì?
GV cho HS quan sát một số tranh ảnh các món ăn trong một bữa ăn thường ngày, tiệt cỗ.
Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi:
- Hãy ghi lại tên của các món ăn có trong tranh?
- Theo em nên sắp xếp trình tự ăn của các món đó như thế nào?
Theo dõi, kiểm tra và giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
GV giới thiệu bảng ghi lại các món ăn dự định sẽ được phục vụ trong bữa ăn đó chính là thực đơn.
- Vậy thực đơn là gì?
GV giới thiệu thêm trình tự ăn các món ăn có liên quan đến phong tục, tập quán.
- Việc chuẩn bị thực đơn cho bữa ăn có tác dụng gì?
Hoạt động 2 :Tìm hiểu các nguyên tắc xây dựng thực đơn.
- Bữa cơm hằng ngày em ăn những món gì? Mỗi bữa ăn gồm bao nhiêu món?
GV dùng thực đơn đã chuẩn bị cho HS quan sát và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Em hãy kể tên các món ăn thường dùng trong một bữa tiệt? mỗi bữa tiệt có mấy món?
- Các bữa ăn thường ngày có giống bữa tiệt không?
GV khái quát một số món ăn. Và đi đến kết luận:
Khi xây dựng thực đơn cần trả lời câu hỏi: xây dựng thực đơn cho bữa ăn nào?
GV giới thiệu thực đơn của một bữa ăn.
- Trong thực đơn món ăn nào được coi là món ăn chính?
GV giới thiệu các món ăn trong một bữa ăn và phân tích mỗi bữa ăn cần có đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng.
Yêu cầu đọc thêm thông tin ở SGK.
- Tại sao phải chế biến món ăn?
GV cho HS đọc thông tin ở SGK.
- Ta cần căn cứ vào đâu để lựa chọn thực phẩm cho thực đơn?
- Khi lựa chọn thực phẩm cho thực đơn cần chú ý đến những vấn đề gì?
I. Xây dựng thực đơn.
1. Thực đơn là gì?
-Thực đơn là bảng ghi lại tất cả các món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệt, cỗ, liên hoan hay bữa ăn hàng ngày.
- Có thực đơn, công việc tổ chức thực hiện bữa ăn sẽ được tiến hành trôi chảy, khoa học.
2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn.
a. Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất bữa ăn.
- Bữa ăn thường ngày có 3-4 món thường được sử dụng các loại thực phẩm thông dụng.
- Bữa cổ hoặc liên hoan, chiêu đãi có 5 món trở lên thường được sử dụng các loại thực phẩm cao cấp.
b. Thực đơn phải đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu bữa ăn.
- Bữa ăn thường ngày gồm các món chính: canh, măn, xào và dùng với nước chấm.
- Bữa cổ hoặc liên hoan, chiêu đãi gồm các món: canh, rau, nguội, xào, rán, mặn, tráng miệng.
c. Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế.
SGK/ 110
4. Củng cố :
- Vậy thực đơn là gì?
- Nguyên tắc nào để xây dựng một thực đơn?
5. Dặn dò: - Về nhà học thuộc phần kiến thức ghi vở và tìm hiểu thêm một số kiến thức bổ sung ngoài SGK. Nghiên cứu kỹ nội dung phần II của bài. Xây dựng một thực đơn cho bữa ăn hàng ngày và nêu các thực phẩm cần mua.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_6_chuong_3_nau_an_trong_gia_dinh_tiet.doc