Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Chương trình học kì 1 - Bùi Thị Dịu

I/ MỤC TIÊU.

- Học sinh hiểu và biết được nguồn gốc, qui trình sản xuất, tính chất và công dụng của các loại vải sợi thiên nhiên, vải sợi hoá học.

- Học sinh biết phân biệt một số loại vải sợi thông thường.

- Học sinh say mê, ham thích tìm hiểu về các loại vải dùng trong may mặc.

II/ CHUẨN BỊ.

GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 1- SGK, SGV và các tài liệu tham khảo.

 Chuẩn bị các đồ dùng: Tranh vẽ quy trình sản xuất vải sợi thiên nhiên.Tranh vẽ quy trình sản xuất vải sợi hoá học.Bộ mẫu các loại vải.

HS: Đọc kĩ nội dung bài 1: SGK, chuẩn bị một số mẫu vải thường dùng trong may mặc.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

 1- ổn định:

 2- Kiểm tra bài cũ:

? Trình bày vai trò của gia đình và knh tế gia đình?

 3- Bài mới:

 *Hoạt động 1: Giới thiệu bài.

 GV giảng: Mỗi chúng ta ai cũng biết những sản phẩm may mặc như quần áo đều được may từ các loại vải. Song các loại vải đó được lấy từ đâu, nó được tạo ra như thế nào, chúng có đặc điểm và tính chất gì. Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời được những câu hỏi đó.

 *Hoạt động 2: Nguồn gốc, tính chất của các loại vải.

 

doc80 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 10/06/2022 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Chương trình học kì 1 - Bùi Thị Dịu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học kì 1 Tuần 1 Tiết 1: Bài mở đầu Thứ 2 ngày 23 /8/2010. I/ Mục tiêu. Học sinh hiểu được vai trò của gia đình và kinh tế gia đình. Học sinh biết được mục tiêu, nội dung chương trình và SGK Công nghệ 6- Phân môn kinh tế gia đình được biên soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy học. Học sinh tích cực chủ động tìm hiểu tiếp thu kiến thức và vận dụng kiến thức vào cuộc sống, hứng thú tìm hiểu môn học. II/ Chuẩn bị. GV: Sưu tầm các tài liệu về kinh tế gia đình và kiến thức gia đình. Tranh ảnh về vai trò của gia đình và kinh tế gia đình. Sơ đồ tóm tắt nội dung chương trình công nghệ THCS. HS: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, tìm hiểu vai trò của gia đình và kinh tế gia đình. III/ Hoạt động dạy và học. ổn định: Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra sự chuẩn bị về đồ dùng học tập, SGK của học sinh. Bài mới: *Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Gia đình là nền tảng của xã hội, ở đó mỗi người được sinh ra và lớn lên, được nuôi dưỡng và giáo dục để trở thành người có ích cho xã hội. Để biết được vai trò của mỗi người trong gia đình đối với xã hội. Chương trình Công nghệ 6- Phân môn kinh tế gia đình sẽ giúp các em hiểu rõ và cụ thể về những việc mà các em sẽ phải làm để góp phần xây dựng gia đình và phát triển xã hội ngày một tốt đẹp hơn. *Hoạt động 2: Vai trò của gia đình và kinh tế gia đình. GV yêu cầu học sinh đọc thông tin mục I SGK và hỏi: ? Em hãy cho biết vai trò của gia đình và trách nhiệm của mỗi người trong gia đình? HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi. GV tổng kết tóm tắt ý kiến của học sinh. GV nhận xét, kết luận. ? Em hãy cho biết trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình là gì? Học sinh trả lời về trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình Giáo viên nhận xét, kết luận. ? Em hãy cho biết các công việc phải làm trong gia đình? Học sinh trả lời về các công việc phải làm trong gia đình? Giáo viên nhận xét, kết luận. Giáo viên kết luận về kinh tế gia đình 1/ Vai trò của gia đình. Gia đình là nền tảng của xã hội, ở đó mỗi người được sinh ra, lớn lên và được nuôi dưỡng giáo dục, chuẩn bị nhiều mặt cho cuộc sống trong tương lai. - Trong gia đình mọi nhu cầu cần thiết của con người về vật chất và tinh thần được đáp ứng trong điều kiện cho phép và không ngừng được cải thiện để nâng cao chất lượng cuộc sống. 2/ Trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình: Là phải làm tốt các công việc của mình để góp phần tổ chức cuộc sống gia đình văn minh hạnh phúc. 3/ Các công việc phải làm: - Tạo ra nguồn thu nhập bằng hiện vật và tiền. - Sử dụng nguồn thu nhập để chi tiêu hợp lí. - Làm các công việc nội trợ trong gia đình. * Kinh tế gia đình là tạo ra thu nhập và sử dụng nguồn thu nhập hợp lí, hiệu quả để đảm bảo cho cuộc sống gia đình ngày càng tốt đẹp. Hoạt động 3: Mục tiêu của chương trình Công nghệ 6 Phân môn kinh tế gia đình. GV yêu cầu học sinh đọc thông tin mục II- SGK và trả lời câu hỏi: Mục tiêu kiến thức của môn học Công nghệ 6 là gì? HS trả lời . GV nhận xét, kết luận. ? Về kĩ năng môn công nghệ 6 có yêu cầu như thế nào? HS trả lời . GV nhận xét, kết luận ? Để hoàn thành tốt môn học công nghệ 6 yêu cầu chúng ta phải có thái độ học tập như thế nào? HS trả lời . GV nhận xét, kết luận 1/ Kiến thức: SGK/4. 2/ Kĩ năng: SGK/4. 3/ Về thái độ: SGK/4. Hoạt động 4: Phương pháp học tập. GV gợi ý cho học sinh biết được phương pháp học tập môn Công nghệ 6:Mục tiêu cua từng bài, kênh hình, câu hỏi gợi mở GV lưu ý cho HS cách học khác ở bậc tiểu học.. - Chủ động hoạt động, tìm hiểu, phát hiện và nắm vững kiến thức. - Tìm hiểu hình vẽ, câu hỏi, bài tập, thí nghiệm, thực hành, liên hệ thực tế, thảo luận nhóm. Tổng kết. GV nhấn mạnh nội dung trọng tâm bài học. Gọi học sinh nhắc lại nội dung bài học mở đầu. Hướng dẫn về nhà. Hướng dẫn học sinh cách học bài ở nhà. Đọc và chuẩn bị trước bài 1- Chuẩn bị một số mẫu vải thường dùng hàng ngày Chương 1 : May mặc trong gia đình. Tiết 2: Các loại vảI thường dùng trong may mặc. Thứ 7 ngày 28/8/2010. I/ Mục tiêu. - Học sinh hiểu và biết được nguồn gốc, qui trình sản xuất, tính chất và công dụng của các loại vải sợi thiên nhiên, vải sợi hoá học. - Học sinh biết phân biệt một số loại vải sợi thông thường. - Học sinh say mê, ham thích tìm hiểu về các loại vải dùng trong may mặc. II/ Chuẩn bị. GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 1- SGK, SGV và các tài liệu tham khảo. Chuẩn bị các đồ dùng: Tranh vẽ quy trình sản xuất vải sợi thiên nhiên.Tranh vẽ quy trình sản xuất vải sợi hoá học.Bộ mẫu các loại vải. HS: Đọc kĩ nội dung bài 1: SGK, chuẩn bị một số mẫu vải thường dùng trong may mặc. III/ Hoạt động dạy và học. 1- ổn định: 2- Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày vai trò của gia đình và knh tế gia đình? 3- Bài mới: *Hoạt động 1: Giới thiệu bài. GV giảng: Mỗi chúng ta ai cũng biết những sản phẩm may mặc như quần áo đều được may từ các loại vải. Song các loại vải đó được lấy từ đâu, nó được tạo ra như thế nào, chúng có đặc điểm và tính chất gì. Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời được những câu hỏi đó. *Hoạt động 2: Nguồn gốc, tính chất của các loại vải. GV hỏi: Em hãy giải thích ý nghĩa của từ: Thiên nhiên? HS trả lời .GV nhận xét, kết luận. ? Vải sợi thiên nhiên có nguồn gốc từ đâu? Gv yêu cầu học sinh quan sát hình 1.1 và hỏi? Qua quan sát hình vẽ em hãy cho biết tên cây trồng, vật nuôi cung cấp sợi để dệt vải? GV Kết luận về nguồn gốc vải sợi thiên nhiên ? Dựa vào hình vẽ em hãy nêu tóm tắt quy trình sản xuất vải sợi bông và vải sợi tơ tằm? GV làm thí nghiệm vò vải, nhúng vải trong nước để học sinh quan sát và nêu nên tính chất của vải sợi thiên nhiên. GV yêu cầu học sinh quan sát H1.2 và nêu nguồn gốc của vải sợi hoá học? Học sinh trả lời. Giáo viên nhận xét, kết luận. GV giải thích sơ đồ quy trình sản xuất của vải sợi hoá học. HS nghiên cứu hình 1.2 SGK và tìm nội dung để điền vào chỗ trống của các câu trong bài tập SGK. GV kết luận chung. GV làm thí nghiệm vò vải, nhúng vải trong nước để học sinh quan sát và nêu nên tính chất của vải sợi nhân tạo và vải sợi tổng hợp. HS quan sát và ghi tính chất của vải sợi nhân tạo và vải sợi tổng hợp vào vở. ? Vì sao vải sợi nhân tạo được sử dụng rộng rãi trong thực tế? Học sinh trả lời. Giáo viên nhận xét, kết luận. 1- Vải sợi thiên nhiên. a- Nguồn gốc. - Vải sợi thiên nhiên được dệt bằng các dạng sợi có sẵn trong thiên nhiên, có nguồn gốc từ + Thực vật như: Bông, lanh, đay, gai + Động vật như: tơ tằm, lông cừu, lông dê, lạc đà, vịt - Quy trình sản xuất. + Cây bông Quả bông Xơ bông Sợi dệt Vải sợi bông. + Con tằm Kén tằm Sợi tơ tằmố Sợi dệtố Vải sợi tơ tằm. b- Tính chất. - Vải sợi bông, vải tơ tằm có độ hút ẩm cao, mặc thoáng mát nhưng dễ nhàu, vải sợi bông giặt lâu khô. Khi đốt tro bóp dễ tan. 2- Vải sợi hoá học. a- Nguồn gốc. - Được dệt từ các sợi do con người làm ra từ một số chất hoá học lấy từ tre, gỗ nứa, than đá, dầu mỏ * Qui trình sản xuất: Hình 1.2a,b/SGK T7 Đáp án: + Vải sợi nhân tạo, vải sợi tổng hợp. + Sợi visco, axetat, gỗ, tre, nứa. + Sợi nilon, sợi plyeste, dầu mỏ, than đá. b- Tính chất. - Sợi nhân tạo: Hút ẩm cao, ít nhàu, tro bóp dễ tan, cứng lại trong ước. - Sợi tổng hợp: Hút ẩm thấp, không bị nhàu, tro vón cục, bóp không tan. 4- Tổng kết. - GV nhấn mạnh trọng tâm bài học. - Học sinh đọc phần ghi nhớ và phần có thể em chưa biết. - HS trả lời câu hỏi: Hãy trình bày nguồn gốc, quy trình sản xuất và ưu, nhược điểm của vải sợi thiên nhiên và vải sợi hoá học? 5- Hướng dẫn về nhà. Học kĩ bài và chuẩn bị trước bài sau: + Một số mẫu vải thường dùng trong may mặc. + Bát nước sạch. + Bật lửa. + Một số băng vải nhỏ đính trên quần áo. Tổ trưởng chuyên môn Kiểm tra ngày 23/8/2010. Hiệu phó Kí duyệt Tuần 2. Tiết 3: Các loại vảI thường dùng trong may mặc (Tiếp) Thứ 2 ngày 30/8/2010. I / Mục tiêu. Học sinh biết được nguồn gốc, tính chất của vải sợi pha. Học sinh biết cách phân biệt một số loại vải thường dùng trong may mặc. Học sinh có ý thức giữ gìn và bảo quản các loại vải thường dùng. II/ Chuẩn bị. GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy trong SGK, SGV và các tài liệu tham khảo. Chuẩn bị bộ mẫu các loại vải, bật lửa, bát nước, băng vải. HS: Đọc trước nội dung bài 1 SGK, chuẩn bị một số đồ dùng theo cá nhân. Một số loại vải thường dùng, bật lửa, bát nước, băng vải. III/ Hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ. ? Trình bày nguồn gốc, tính chất của vải sợi thiên nhiên,? ? Trình bàynguồn gốc, tính chất của vải sợi thiên nhiên, vải sợi hoá học? 3. Bài mới. * Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Trong tiết học trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về nguồn gốc, đặc điểm, tính chất của vải sợi thiên nhiên và vải sợi hoá học. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về một loại vải được tạo thành do sự kết hợp của hai loại vải trên và cách phân biệt các loại vải mà chúng ta đã được học. Hoạt động 2: Vải sợi pha. Em hiểu thế nào là sợi pha, vải sợi pha được hình thành như thế nào? GV gọi học sinh đọc thông tin trong SGK ? Nhắc lại tính chất của vải sợi thiên nhiên và vải sợi hoá học rồi dự đoán tính chất của vải sợi pha. * Nguồn gốc. - Vải sợi pha dược pha được dệt từ sợi pha. - Sợi pha được hình thành do sự kết hợp 2 hay nhiều loại sợi khác nhau để tạo thành sợi dệt. * Tính chất. - Vải sợi thường có những ưu điểm của các sợi thành phần. - VD: Vải dệt bằng sợi bông pha sợi tổng hợp thường hút ẩm nhanh, mặc thoáng mát, bền không nhàu. Hoạt dộng 3: Thử nghiệm để phân biệt các loại vải. Dựa vào kiến thức đã học em hãy hoàn thành bảng 1. Học sinh hoàn thành trên bảng phụ. GV kết luận chung và đưa ra đáp án đúng. GV thực hiện các thao tác: Vò vải, đốt vải và nhúng vải vào nước đối với từng mẫu vải để học sinh quan sát và nhận biết. Học sinh quan sát và thực hiện trên những mẫu vải mà mình đã chuẩn bị. GV đọc và phân tích thành phần trên băng vải, hướng dẫn học sinh đọc các băng vải(hình 1.6 và băng vải học sinh chuẩn bị. Một số tính chất của các loại vải. Loại vải T.chất Vải sợi TNhiên Vải sợi hoá học Vải bông. Tơ tằm. Vải Visco, xatanh. Lụa nilong, polyeste Độ nhàu. Dễ nhàu. ít nhàu. Không nhàu. Độ vụn của tro Dễ tan. Dễ tan. Vón cục, không tan 2- Thử gnhiệm để phân biệt một số loại vải. GV và học sinh thực hiện để phân biệt thành 2 loại vải. Số còn lại là vải sợi pha. Đọc thành phần sợi vải trên các băng vải nhỏ đính trên quần áo. + Ví dụ: VD1: 35% cotton 65% polyeste VD2: 100% cotton VD3: 100% silk VD4: 30% viscose 70% polyeste VD5: 15% wool 85% polyeste VD6: 70% silk 30% rayon . 4. Tổng kết. GV gọi học sinh đọc phần ghi nhớ và phần có thể em chưa biết. GV nhấn mạnh trọng tâm bài học. 5. Hướng dẫn về nhà. Trả lời câu hỏi 2-3 Trang 10 SGK. Chuẩn bị trước bài 2: Lựa chọn trang phục. . . Tiết 4: Lựa chọn trang phục. Thứ 7 ngày 4/9/2010. I/ Mục tiêu. Học sinh biết được khái niệm trang phục là gì. Các loại trang phục và chức năng của trang phục. Học sinh vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tế. Học sinh có ý thức giữ gìn và bảo vệ các loại trang phục II / Chuẩn bị. GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài học trong SGK, SGV và các tài liệu tham khảo. Tranh ảnh về một số loại trang phục (sưu tầm). HS: Tìm hiểu trước nội dung bài 2- SGK, sưu tầm một số mẫu quần áo. III/ Hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức: 2- Kiểm tra bài cũ. 3- Bài mới. * Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Mặc là nhu cầu thiết yếu củu con người. Song may mặc như thế nào để đảm bảo, tôn vinh vẻ đẹp của con người đòi hỏi mỗi chúng ta cần phải biết cách lựa chọn vải phù hợp về màu sắc, hoa văn, kiểu mayBài học hôm nay sẽ giúp chúng ta biết cách lựa chọn trang phục sao cho phù hợp. * Hoạt động 2: Trang phục và chức năng của trang phục. GV dùng tranh ảnh giới thiệu một số loại trang phuc. Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục II SGK và trả lời câu hỏi: Trang phục là gì? Học sinh trả lời. GV nhận xét và kết luận chung. GV hướng dẫn học sinh quan sát hình 1.4 SGK rồi nêu tên gọi và công dụng của các loại trang phục trong hình. HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. Có mấy cách phân loại trang phục. GV yêu cầu học sinh đọc nội dung phần 3 và trình bày những hiểu biết của em về trang phục. 1- Trang phục bao gồm quần, áo và một số vật dụng đi kèm như mũ, giày, tất, khăn trong đó quần áo là những vật dụng quan trọng nhất. 2- Các loại trang phục. Theo thời tiết. Theo công dụng. Theo lứa tuổi. Theo giới tính. 3- Chức năng của trang phục. - Bảo vệ cơ thể tránh khỏi những tác hại của mội trường. - Làm đẹp cho con người trong mọi hoạt động. ố Thể hiện cá tính, nghề nghiệp và trình độ của người mặc. 4- Tổng kết. Trình bày chức năng và công dụng của trang phục. GV kết luận chung và nhấn mạnh trọng tâm bài học. 5- Hướng dẫn về nhà. Học kĩ bài và hoàn thành các câu hỏi cuối bài. Tìm hiểu và đọc trước mục 2: Lựa chọn trang phục. . Tổ trưởng chuyên môn Kiểm tra ngày 30/8/2010. Hiệu phó Kí duyệt Tuần 3. Tiết 5: Lựa chọn trang phục ( tiếp). Thứ 5ngày 6/9/2012. i/ Mục tiêu. 1. Kiến thức: Học sinh biết cách lựa chọn trang phục ( chọn vải, kiểu may) cho phù hợp với vóc dáng, lứa tuổi và bản thân và hoàn cảnh gia đình. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát và khả năng vận dụng vào thực tế cho học sinh 3. Thái độ: Học sinh có ý thức giữ gìn và bảo vệ các loại trang phục Ii/ Chuẩn bị. GV: Nghiên cứu kĩ nội dung mục II SGK tìm đọc các tài liệu tham khảo. HS: Đọc và tìm hiểu trước mục II SGK, tìm hiểu cách lựa chọn trang phục trong thực tế. Iii/ Hoạt động dạy và học. 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ. ?Em hãy cho biết công dụng của từng loại trang phục mà em đã học. ?Trình bày chức năng của các loại trang phục? 3. Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Trang phục có tác dụng rất lớn, nó làm tôn vinh vẻ đẹp con người. Song muốn có được trang phục đẹp ta cần xác định được vóc dáng, lứa tuổi, điều kiện và hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh sử dụng trang phục để có thể lựa chọn vải và lựa chọn kiểu may cho phù hợp và làm tăng thêm vẻ đẹp cho chúng ta. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách lựa chọn trang phục. Hoạt động 2: Lựa chọn trang phục. GV giới thiệu chung về tác dụng của kiểu vải và kiểu may tới cơ thể GV yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK.(Quan sát bảng 2) Học sinh quan sát hình 1.5 và trả lời câu hỏi. ? Cho biết ảnh hưởng của vải tới cơ thể người mặc? Học sinh trả lời. Giáo viên nhận xét, kết luận GV yêu cầu học sinh đọc TT bảng 3 và quan sát hình 1.6 rồi đưa ra nhận xét về ảnh hưởng của kiểu may tới cơ thể người mặc ? Hs thảo luận tự do, trả lời. Giáo viên nhận xét, kết luận GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời : Từ kiến thức đã học em hãy nêu ý kiến của mình về cách lựa chọn vải may mặc cho phù hợp với dáng người ở hình 1.7a,b,c,d. HS thảo luận nhóm, cử nhóm trưởng báo cáo nội dung kết quả thảo luận . HS nhóm khác nhận xét, bổ xung. Giáo viên nhận xét, kết luận. GV hỏi: Vì sao cần phải chọn vải may mặc và hàng may sẵn phù hợp với lứa tuổi? Học sinh suy nghĩ trả lời. GV bổ xung và kết luận. GV quan sát hình 1.8 SGK và nêu nhận xét về sự đồng bộ của trang phục. 1- Lựa chọn vải, kiểu may phù hợp với vóc dáng cơ thể. - Người cân đối phù hợp với mọi trang phục. - Người có khuyết điểm: Trang phục có tác dụng làm che khuất các khuyết điểm. a- Lựa chọn vải. Màu sắc, hoa văn, chất liệu vải có thể làm cho người mặc có cảm giác gầy đi hoặc béo lên, cũng có thể làm cho người mặc trở lên xinh đẹp, duyên dáng, trẻ ra hoặc già đi. * KL: Bảng 2/trang 13 b- Lựa chọn kiểu may. Các chi tiết chính của quần áo có ảnh hưởng lớn tới cơ thể người mặc, có thể tạo cảm giác gầy đi, cao lên hoặc béo ra thấp xuống. Kết luận: Bảng 3 /trang 14. Muốn có bộ trang phục đẹp mỗi người cần biết rõ đặc điểm của bản thân để chọn chất liệu vải, màu sắc, hoa văn cũng như kiểu may cho phù hợp với vóc dáng cơ thể khắc phục những nhược điểm của con người. 2- Chọn vải, kiểu may, phù hợp với lứa tuổi. Mỗi lứa tuổi có một nhu cầu, điều kiện sinh hoạt, làm việc, vui chơi và đặc điểm tính cách khác nhau nên sự lựa chọn vải may mặc, kiểu may khác nhau và phù hợp với lứa tuổi. 3- Sự đồng bộ của trang phục. Nên lựa chọn những vật dụng đi kèm với quần áo có kiểu dáng, màu sắc hợp với nhiều bộ trang phục để tránh tốn kém và tiết kiệm trong sinh hoạt. 4. Tổng kết. GV gọi học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK. GV gọi học sinh đọc phần có thể em chưa biết GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Vì sao phải chọn vải may và kiểu may phù hợp với lứa tuổi? Những vật dụng đi kèm với áo quần cần phải có điều kiện gì? 5. Hướng dẫn về nhà. Học kĩ bài và hoàn thành câu hỏi trong SGK. Chuẩn bị trước bài 3: Thực hành: Lựa chọn trang phục. Chuẩn bị 1 bộ trang phục theo mùa của bản thân em( Bộ đồng phục của trường) theo mùa hè và mùa đông. . Tiết 6: Thực hành Lựa chọn trang phục. Thứ 4 ngày 12/9/2012. I/ Mục tiêu. 1. Kiến thức: Học sinh biết chọn vải kiểu may phù hợp với người thân trong gia đình., bạn bè của bản thân. 2. Kĩ năng: Học sinh lựa chọn được vải và kiểu may phù hợp với vóc dáng, phù hợp với nước da biết chọn một số vật dụng đi kèm với quần áo đã chọn.của mình đạt yêu cầu thẩm mĩ, góp phần tôn vinh vẻ đẹp của con người. 3. Thái độ: Học sinh có ý thức giữ gìn các loại trang phục của bản thân và các thành viên trong gia đình II/ Chuẩn bị. GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 3- SGK, và các tài liệu tham khảo. Tìm hiểu các cách lựa chọn trang phục đang được ưa chuộng ở địa phương. Bộ đồng phục của HS, tranh ảnh sưu tầm về các mẫu đồng phục. HS: Tìm hiểu trước nội dung của bài 3- SGK. Tìm hiểu cách lựa chọn trang phục của bản thân cũng như của bạn bè. Bộ đồng phục của bản thân. III/ Hoạt động dạy và học. 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ. ? Em hãy trình bày quy trình lựa chọn trang phục? 3. Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Qua các bài học trước chúng ta đã biết cách lựa chọn trang phục cho phù hợp với vóc dáng, chọn vật đi kèm với trang phục sao cho phù hợp với trang phục lại tiết kiệm được chi phí. Để vận dụng được điều đó vào thực tế cuộc sống. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta nắm vững kiến thức đó để lựa chọn được trang phục cho chính bản thân mình. Hoạt động 2: Tổ chức thực hành. GV yêu cầu HS tự xác định Vóc dáng bản thân, đặc điểm riêng. Từ đó có những dự định: Kiểu áo quần định may, chọn vải có chất liệu, hoa văn phù hợp với vóc dáng và kiểu may. GV nêu bài tập thực hành. Bài tập: Em hãy chọn vải, kiểu may cho một bộ trang phục đi học(cho mùa lạnh hoặc mùa nóng) Hoạt động 3: Làm việc cá nhân. Học sinh tự tìm hiểu và ghi ra những đặc điểm của bản thân mình: Lựa chọn kiểu áo quần định may, chọn vải có chất liệu, hoa văn như thế nào cho phù hợp với vóc dáng. Chọn các vật dụng đi kèm phù hợp với trang phục. GV theo dõi, uốn nắn. Giáo viên nhận xét, kết luận 4. Tổng kết. GV tổng kết và đánh giá bài thực hành: Sự chuẩn bị của học sinh. Tinh thần, thái độ làm việc của học sinh. Nội dung đạt được so với yêu cầu thực hành. Gv giới thiệu một số tranh ảnh sưu tầm về trang phục của học sinh, các bộ đồng phục của học sinh. 5. Hướng dẫn về nhà. Tiếp tục công việc làm việc cá nhân. Vận dụng bài học vào thực tế cuộc sống gia đình và địa phương. Tổ trưởng chuyên môn Hiệu phó Kí duyệt Tiết 7: Thực hành Lựa chọn trang phục. Thứ 4 ngày 12/9/2012. I/ Mục tiêu. 1. Kiến thức: Học sinh biết chọn vải kiểu may phù hợp với người thân trong gia đình., bạn bè của bản thân. 2. Kĩ năng: Học sinh lựa chọn được vải và kiểu may phù hợp với vóc dáng, phù hợp với nước da biết chọn một số vật dụng đi kèm với quần áo đã chọn.của mình đạt yêu cầu thẩm mĩ, góp phần tôn vinh vẻ đẹp của con người. 3. Thái độ: Học sinh có ý thức giữ gìn các loại trang phục của bản thân và các thành viên trong gia đình II/ Chuẩn bị. GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 3- SGK, và các tài liệu tham khảo. Tìm hiểu các cách lựa chọn trang phục đang được ưa chuộng ở địa phương. Bộ đồng phục của HS, tranh ảnh sưu tầm về các mẫu đồng phục. HS: Tìm hiểu trước nội dung của bài 3- SGK. Tìm hiểu cách lựa chọn trang phục của bản thân cũng như của bạn bè. Bộ đồng phục của bản thân. III/ Hoạt động dạy và học. 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ. ? Em hãy trình bày quy trình lựa chọn trang phục? 3. Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệubài. Qua các bài học trước chúng ta đã biết cách lựa chọn trang phục cho phù hợp với vóc dáng, chọn vật đi kèm với trang phục sao cho phù hợp với trang phục lại tiết kiệm được chi phí. Để vận dụng được điều đó vào thực tế cuộc sống. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta nắm vững kiến thức đó để lựa chọn được trang phục cho chính bản thân mình. Hoạt động 2: Tổ chức thực hành. GV yêu cầu HS tự xác định Vóc dáng bản thân, đặc điểm riêng. Từ đó có những dự định: Kiểu áo quần định may, chọn vải có chất liệu, hoa văn phù hợp với vóc dáng và kiểu may. GV nêu bài tập thực hành. Bài tập: Em hãy chọn vải, kiểu may cho một bộ trang phục đi học(cho mùa lạnh hoặc mùa nóng) Hoạt động 3: Làm việc cá nhân. Học sinh tự tìm hiểu và ghi ra những đặc điểm của bản thân mình: Lựa chọn kiểu áo quần định may, chọn vải có chất liệu, hoa văn như thế nào cho phù hợp với vóc dáng. Chọn các vật dụng đi kèm phù hợp với trang phục. Học sinh thảo luận trong tổ học tập. Mỗi cá nhân trình bày ý kiến của bản thân mình. Các thành viên trong nhóm nhận xét cách lựa chọn trang phục của bạn xem đã hợp lí chưa, nếu chưa hợp lí thì sửa như thế nào. GV theo dõi, uốn nắn. Giáo viên nhận xét, kết luận 4. Tổng kết. GV tổng kết và đánh giá bài thực hành: Sự chuẩn bị của học sinh. Tinh thần, thái độ làm việc của học sinh. Nội dung đạt được so với yêu cầu thực hành. Gv giới thiệu một số tranh ảnh sưu tầm về trang phục của học sinh, các bộ đồng phục của học sinh. Gv giới thiệu một số phương án hợp lí. Thu một số bài tập của học sinh để chấm điểm. 5. Hướng dẫn về nhà. Vận dụng bài học vào thực tế cuộc sống gia đình và địa phương. Đọc và chuẩn bị trước bài 4: Sử dụng và bảo quản trang phục. Sưu tầm tranh ảnh về sử dụng và bảo quản trang phục. Tổ trưởng chuyên môn Kiểm tra ngày 6/12/2010. Hiệu phó Kí duyệt Tuần 4. Tiết 7: Sử dụng và bảo quản trang phục. Thứ 2 ngày 13/9/2010. I- Mục tiêu. Học sinh biết cách sử dụng trang phục như thế nào cho hợp lí. Học sinh biết cách bảo quản trang phục như thế nào để giữ được vẻ đẹp và độ bền của trang phục. Học sinh có ý thức tiết kiệm và bảo quản trang phục. II- Chuẩn bị. GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy trong SGK và các tài liệu tham khảo. Tranh ảnh trong SGK về cách sử dụng trang phục. HS: Tìm hiểu trước nội dung bài học trong SGK. Tìm hiểu cách bảo quản trang phục trong thực tế. III- Hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức: 2- Kiểm tra bài cũ. Giáo viên nhận xét bài thực hành 3- Bài mới. * Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Sử dụng và bảo quản trang phục là công việc phảI làm thường xuyên của mỗi người. Việc sử dụng hợp lí làm cho con người đẹp trong mọi hoạt động. Vậy sử dụng trang phục như thế nào để đạt được mục tiêu đó, đó cũng chính là nội dung bài học hôm nay. * Hoạt động 2: Sử dụng trang phục. ? Khi đi học em thường mặc trang phục như thế nào? Học sinh suy ghĩ trả lời. GV kết luận. ? Khi đi lao động như trồng cây, dọn vệ sinhmồ hôi ra nhiều, dễ bị lấm bẩn em nên mặc như thế nào? Học sinh trả lời. Giáo viên nhận xét, kết luận. GV yêu cầu học sinh thảo luận tự do trả lời câu hỏi điền vào bài tập SGK/ T19. Giáo viên nhận xét, kết luận. ? Kể tên và mô tả các loại trang phục lễ hội, lễ tân mà em biết? ? khi đi dự cá buổi sinh hoạt văn nghệ, dự liên hoan em thường mặc như thế nào? Học sinh trả lời. Giáo viên nhận xét, kết luận. GV hướng dẫn học sinh đọc bài: Bài học về trang phục của Bác Hồ. GV đặt câu hỏi: ? Khi đến thăm đền Đô Bác mặc như thế nào? ? Vì sao khi tiếp khách quốc tế Bác lại bắt các đồng chí phải mặc comle- cavát Gv giới thiệu về cách phối hợp hợp trang phục theo nội dung sách giáo khoa. GV yêu cầu học sinh quan sát hình 1.11 và rút ra nhận xét. Giáo viên nhận xét, kết luận. Gv giới thiệu cách phối hợp màu sắc qua vòng màu.(Hình 1.12/ T22) ? Những màu sắc như thế nào thì được phối hợp với nhau và không nên phối hợp với nhau? 1/ Cách sử dụng trang phục. Trang phục phù hợp với hoạt động. * Trang phục đi học: - Trang phục đi học thường mặc đồng phục theo mùa, thường may rộng rãi, dễ vận động. - Thường may bằng vải sợi pha, sắc màu nhã nhặ, kiểu may đơn giản, dễ mặc. * Trang phục đi lao động. - Trang phục lao động yêu cầu rộng rãi, thoải mái, màu sãm, dễ thấm mồ hôi, cùng với trang phục đi kèm như mũ, nón, giày đép thấp Đáp án: Chất liệu vải: Vải sợi bông vì dễ thấm mồ hôi. Màu săc: Màu sẫm vì dễ bị lấm bẩn. Kiểu may: Đơn giản, rộng rãi dễ hoạt động. Giày dép: Dép thấp, dày vải để dễ hoạt động. * Trang phục lễ hội, lễ tân: - Trang phục lễ hội: Là trang phục đặc trưng của mỗi trang phục của mỗi dân tộc. - Trang phục lễ tân: Trang phụ được mặc trong các buổi nghi lễ, các cuộc họp trọng thể. Trang phục phù hợp với môI trường và công việc. Khi đến thăm đền Đô- Đình Bảng Bác vẫn bộ kaki nhạt màu, dép cao su con hổ Vì yêu cầu của công việc phải mặc trang phục lễ tân. 2/ Cách phối hợp trang phục. Phối hợp vải hoa văn với vải trơn. - Không nên mặc quần

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_6_chuong_trinh_hoc_ki_1_bui_thi_diu.doc