I. Mục tiêu bài học:
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
- Nêu được vai trò các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày.
- Nêu được các mục tiêu dinh dưỡng cụ thể.
- Trình bày được giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn, cách thay thế, thực phẩm trong cùng một nhóm để đảm bảo ngon miệng, đủ chất thích hợp với từng mùa.
- Biết vận dụng trong thực tế các bữa ăn hằng ngày.
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
- GV: Đọc SGK, sưu tầm tạp chí ăn uống.
- Trò: Đọc SGK bài 15.
III. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ.
- Không kiểm tra.
3.Tiến trình
Đặt vấn đề:
Trong quá trình ăn uống, chúng ta không thể ăn uống tuỳ tiện mà cần phải biết ăn uống một chách hợp lý. Các chất dinh dưỡng có vai trò như thế nào? và cơ thể người cần bao nhiêu thì đủ? Chúng ta cùng tìm hiểu về vai trò của các chất dinh dưỡng.
89 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 08/06/2022 | Lượt xem: 283 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Chương trình học kì 2 - Trường THCS Khánh Cường, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 19
Soạn ngày:12/01/07
Giảng ngày:
Tiết: 37
Chương III: Nấu ăn trong gia đình
Bài 15: cơ sở ăn uống hợp lý
I. Mục tiêu bài học:
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
- Nêu được vai trò các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày.
- Nêu được các mục tiêu dinh dưỡng cụ thể.
- Trình bày được giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn, cách thay thế, thực phẩm trong cùng một nhóm để đảm bảo ngon miệng, đủ chất thích hợp với từng mùa.
- Biết vận dụng trong thực tế các bữa ăn hằng ngày.
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
- GV: Đọc SGK, sưu tầm tạp chí ăn uống.
- Trò: Đọc SGK bài 15.
III. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ.
- Không kiểm tra.
3.Tiến trình
Đặt vấn đề:
Trong quá trình ăn uống, chúng ta không thể ăn uống tuỳ tiện mà cần phải biết ăn uống một chách hợp lý. Các chất dinh dưỡng có vai trò như thế nào? và cơ thể người cần bao nhiêu thì đủ? Chúng ta cùng tìm hiểu về vai trò của các chất dinh dưỡng.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
HĐ1.Tìm hiểu vai trò của các chất dinh dưỡng.
H: Đạm động vật có trong thực phẩm nào?
HS: Trả lời, thịt cá, trứng tôm cua.
H: Đạm ở thực vật có trong thực phẩm nào?
HS: Đậu lạc vừng.
H: Nên sử dụng chất đạm như thế nào cho hợp lý?
HS: Trả lời.
GV: Nêu thức ăn của Prôtêin
HS: Trả lời.
Gv: Bổ sung: Những đối thượng thiếu nhiều chất đạm như phụ nữ có thai người già yếu, trẻ em
H: Em hãy nêu chức năng dinh dưỡng của chất đạm?
HĐ2.Tìm hiểu chất đường bột ( Gluxít)
H: Chất đường bột có trong thực phẩm nào?
HS: Trả lời.
H: Chất đường bột có vai trò như thế nào đối với cơ thể?
HS: Trả lời.
GV: Chất đường bột là nguồn cung cấp chủ yếu và rẻ tiền cho cơ thể: Hơn 1/2 năng lượng trong khẩu phần ăn hằng ngày là do chất đường bột cung cấp. Nguồn cung cấp chất đường bột chính cho cơ thể là gạo. Gluxit liên quan tới quá trình chuyển hoá prôtêin và lipit
HĐ3.Tìm hiểu các chất béo.
H: Chất béo có trong thực phẩm nào?
HS: Trả lời giáo viên bổ sung.
H: Em hãy nêu vai trò của chất béo đối với cơ thể?
GV: Lipit là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng, là dung môi hoà tan các vitamin hoà tan trong dầu mỡ, tăng sức đề kháng cho cơ thể đối với môi trường bên ngoài.
4.Củng cố.
H: Em hãy nêu vai trò của chất đạm, chất đường bột, chất béo?
I. Vai trò của các chất dinh dưỡng.
1.Chất đạm ( Prôtêin ).
a) Nguồn cung cấp.
- Đạm có trong thực vật và động vật.
+ Đạm động vật: Thịt gà, thịt lợn
+ Đạm thực vật: Đậu tương, Vừng, Hạt sen
- Nên dùng 50% đạm thực vật và động vật trong khẩu phần ăn hàng ngày.
b) Chức năng của chất dinh dưỡng.
- Tham gia tổ chức cấu tạo cơ thể.
- Cấu tạo men tiêu hoá, tuyến nội tiết.
- Tu bổ những hao mòn cơ thể.
- Cung cấp năng lượng cho cơ thể.
2) Chất đường bột ( Gluxít ).
a) Nguồn cung cấp.
- Chất đường có trong: Keo, mía.
- Chất bột có trong: Các loại ngũ cốc.
b) Vai trò.
- Cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể, liên quan đến quá trình chuyển hoá prôtêin và lipít.
3) Chất béo.
a) Nguồn cung cấp.
- Có trong mỡ động vật
- Dầu thực vật
- Là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng, là dung môi hoà tan các vitamin, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
5. Hướng dẫn về nhà :
+ Hướng dẫn học ở nhà.
- Học bài theo câu hỏi SGK.
+ Chuẩn bị bài sau.
- Thầy: Đọc sách báo tìm hiểu các loại vitamin
- Học sinh: Đọc SGK và chuẩn bị bài sau.
6. Rút kinh nghiệm
7. Nhận xét của ban giám hiệu:
Tuần: 19
Soạn ngày: 12/01/07
Giảng ngày:
Tiết: 38
Bài 15: cơ sở ăn uống hợp lý ( Tiếp )
Mục tiêu bài học:
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
- Nêu được vai trò các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày.
- Nêu được các mục tiêu dinh dưỡng cụ thể.
- Trình bày được giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn, cách thay thế, thực phẩm trong cùng một nhóm để đảm bảo ngon miệng, đủ chất thích hợp với từng mùa.
- Biết vận dụng trong thực tế các bữa ăn hằng ngày.
. II.Chuẩn bị của thầy và trò:
- GV: Đọc SGK, sưu tầm tạp chí ăn uống.
- Trò: Đọc SGK bài 15.
III. Tiến trình dạy học:
ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ.
- Em hãy nêu nguồn gốc cung cấp và chức năng của chất đạm?
3.Tiến trình
Đăt vấn đề:
ơ tiết trước chunga ta đã tìm hiểu 3 chất dinh dưỡng quan trọng nhất đối với cơ thể. Theo em ngoài những chất dinh dưỡng quan trọng trên cơ thể con người con cần những chất dinh dưỡng nào khác nữa?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
HĐ1.Tìm hiểu vai trò của các chất dinh dưỡng.
H: Em hãy kể tên các loại vitamin mà em biết?
HS: Trả lời.
H: Vitamin A có trong thực phẩm nào? vai trò của Vitamin A đối với cơ thể.
HS: Trả lời
GV: Kết luận
H: Vitamin B gồm những loại nào?
HS: B1, B2, B6, B12
H: Vitamin B1 Có trong thực phẩm nào?
HS: Trả lời
H: Vitamin C có trong thực phẩm nào? vai trò của cơ thể?
HS: Trả lời
H: Vitamin D có trong thực phẩm nào? vai trò của cơ thể? GV: Bổ sung
Cơ thể con người còn cần rất nhiều vitamin khác như B6, B12..các em về tự tìm hiểu. Tuy hàng ngày cơ thể cần rất ít lượng vitamin, nhưng các loại vitaminh rát quan trọng trong chuyển hoá đồng hoá các chất dinh dưỡng, điều hoà chức năng các bộ phận của cơ thể, mỗi loại vitamin có một chức năng đặc biệt không thể thay thế lẫn nhau. Nếu thiếu vitamin này hay vitamin khác sẽ dẫn đến những bệnh đặc trưng do thiếu vitamin tương ứng.
H: Chất khoáng gồm những chất gì?
HS: Trả lời: canxi phốt pho, chất iốt, chất sắt
GV: Chất khoáng giúp xương và răng phát triển tốt, giúp đông máu. Nếu thiếu xương phát triển yếu, dễ bị gãy xương, nhất là trẻ em thiếu chất này sẽ bị còi xương.
H: Ngoài nước uống còn có nguồn nước nào cung cấp cho cơ thể?
HS: Trả lời
GV: Bổ sung nước không phải là chất dinh dưỡng nhưng lại vô cùng cần thiết cho cơ thể, là thành phần chủ yếu của cơ thể là môi trường cho mọi sự chuyển hoá và trao đổi chất, điều hoà thân nhiệt.
H: Chất xơ có trong thực phẩm nào?
HS: Trả lời có trong rau xanh, trái cây, ngũ cốc.
Gv: Bổ xung chất xơ không phải là chất dinh dưỡng nhưng chất xơ là phần thực phẩm không thể thiếumặc dù cơ thể không thể tiêu hoá được. Chất xơ giúp ngăn ngừa bện táo bón, làm cho chất thải mềm dễ dàng thải ra khỏi cơ thể.
HĐ2. Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn.
GV: Em hãy kể tên các nhóm thức ăn.
HS: Trả lời 4 nhóm
+Nhóm giàu chất đạm
+Nhóm giàu chất đường bột
+Nhóm giàu chất béo
+Nhóm giàu vitamin và muối khoáng
H: ý nghĩa của các nhóm thức ăn là gì?
HS: Trả lời
H: Tại sao phải thay thế thức ăn, nên thay thế bằng cách nào?
HS: Trả lời
GV: Cần phải thay thế món ăn cho ngon miệng hợp khẩu vị, nên thaythế thức ản trong cùng một nhóm để thành phần giá trị dinh dưỡng không bị thay đổi.
H: ở gia đình em thương thay đổi món ăn như thế nào?
Người ta có thể thay thế như sau 100g thịt thay thế bằng 100g cá hoặc 120g trứng, rau muống có thể thay thế bằng rau cải. Gạo có thể thay thế bằng khoai tây hoặc bún.
4. Củng cố.
- Em hãy kể tên các loại Vitamin.
- Có trong động vật và thực vật.
- Tham gia tổ chức cấu tạo cơ thể.
I. Vai trò của các chất dinh dưỡng.
4) Sinh tố ( Vitamin).
a) Nguồn cung cấp.
+ Vitamin A. Cà chua, cà rốt, gấc, xoài, đu đủ, dưa hấu
Giúp tăng trưởng bảo vệ mắt, xương nở, bắp thịt phát triển, tăng sức đề kháng cơ thể.
+ Vitamin B. B1 có trong cám gạo, men bia, thịt lợn, thịt gà, thịt vịt
Điều hoà thần kinh
+ Vitamin C. Có trong rau quả tươi
+ Vitamin D. Có trong bơ, lòng đỏ trứng, tôm cua. Giúp cơ thể chuyển hoá chất vôi.
5.Chất khoáng.
a) Canxi phốt pho
b) Chất iốt
c) Chất sắt
6. Nước.
- Nước trong rau, trái cây, thức ăn hàng ngày.
7. Chất xơ.
- Có trong rau xanh, trái cây, ngũ cốc.
II. Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn.
1) Phân nhóm thức ăn.
a) Cơ sở khoa học
Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng của các chất người ta chia thức ăn thành 4 nhóm
+Nhóm giàu chất đạm
+Nhóm giàu chất đường bột
+Nhóm giàu chất béo
+Nhóm giàu vitamin và muối khoáng
b) ý nghĩa
Tổ chức bữa ăn mua vừa đủ các laọi thực phẩm cần thiết và thay đổi món ăn cho đỡ nhàm chán, hợp khẩu vị thời tiết mà vẫn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng theo yêu cầu bữa ăn hàng ngày.
2) Cách thay thế thức ăn lẫn nhau.
- Phải thường xuyên thay thế món ăn để ngon miệng hợp khẩu vị
- Nên thay thế thức ăn trong cùng một nhóm để thành phần và giá trị dinh dưỡng không bị thay đổi
5. Hướng dẫn về nhà :
+ Hướng dẫn học ở nhà.
- Học bài theo câu hỏi SGK
+ Chuẩn bị bài sau.
- Thầy: Đọc sách báo liên quan đến nhu cầu dinh dưỡng.
- Học sinh: Đọc SGK và chuẩn bị III.
6. Rút kinh nghiệm
7. Nhận xét của ban giám hiệu:
Tuần: 20
Soạn ngày: 19/01/07
Giảng ngày:
Tiết: 39
Bài 15: cơ sở ăn uống hợp lý ( Tiếp )
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Học sinh nắm được vai trò các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày.
- Mục tiêu dinh dưỡng cụ thể.
- Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn, cách thay thế, thực phẩm trong cùng một nhóm để đảm bảo ngon miệng, đủ chất thích hợp với từng mùa.
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
- GV: Đọc SGK, sưu tầm tạp chí ăn uống.
- Trò: ĐôngSGK bài 15.
III. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ.
- Có mấy nhóm thức ăn? Giá trị dinh dưỡng của từng nhóm như thế nào?
3.Tién trình:
Các chát dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể, nhưng cơ thể chỉ có thể hấp thụ với một lượng vừa đủ không thưà cũng không thiếu, nếu không sẽ gây hậu quả xấu.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
H: Cho học sinh quan sát người gày rồi đặt câu hỏi. Người đó có phát triển bình thường không? Tại sao?
HS: Trả lời
H: Cơ thể thừa đạm sẽ ra sao?
HS: Trả lời
GV: Bổ sung: Nếu thiếu chất đạm cơ thể sẽ chậm lớn, suy nhược chậm phát triển trí tuệ. Thừa đạm gây một số bệnh nguy hiểm, đặc biệt thận hư vì phải làm việc nhiều để đào thỉa cặn bã của đạm
H: Vậy cơ thể cần lượng đạm là bao nhiêu?
HĐ2.Tìm hiểu chất đường bột.
H: Tại sao trong lớp học có những bạn không nhanh nhẹn?
HS: Trả lời
GV: Bổ sung
H: Thừa đường bột cơ thể sẽ ra sao?
HS: Trả lời
HĐ3.Tìm hiểu chất béo
GV: Thiếu chất béo cơ thể con người sẽ ra sao?
HS: Trả lời
H: Thừa chất béo cơ thể con người sẽ ra sao?
HS: Trả lời
GV: Nhu cầu chất béo phụ thuộc vào lứa tuổi, tuổi nhỏ tăng tuổi già giảm, phụ thuộc vào mùa khí hậu mùa hè thì giảm mùa đông thì tăng.
GV kết luận: Ngoài ra các sinh tố các chất khoáng, nước chất xơ cần được quan tâm sử dụng đầy đủ trong mọi trường hợp. Nên ăn nhiều laọi rau củ quả phối hợp với nhiều laọi thực phẩm đa dạng thay đổi trong các bữa ăn thường ngày để đảm bảo công bằng chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể. Cơ thể luôn đòi hỏi phải có đủ chất dinh dưỡng để nuôi sống và phát triển. Mọi sự thừa thiếu đều có hại cho sức khoẻ.
4.Củng cố:
GV: Cho học sinh đọc phần ghi nhớ SGK
Nhận xét giờ học
- Có 4 nhóm thức ăn
- Giá trị dinh dưỡng
1.Chất đạm.
a) Thiếu đạm.
- Thiếu đạm cơ thể suy nhược chậm phát triển trí tuệ.
b) Thừa đạm.
- Thừa đạm gây ngộ độc cho cơ thể.
2. Chất đường bột.
a) Thiếu chất đường bột
- Thiếu đường bột cơ thể ốm yếu, đói mệt.
b) Thừa chất đường bột
Thừa cân, béo phì
3.Chất béo.
a) Thiếu chất béo khả năng chống đỡ bệnh tật kém.
b) Thừa chất béo, bụng to, tim có mỡ dễ bị nhồi máu cơ tim
Cơ thể đòi hỏi phải có đầy đủ chất dinh dưỡng, mọi sự thừa thiếu đều có hại cho sức khoẻ.
5. Hướng dẫn về nhà :
- Về nhà học bài và trả lời câu hỏi cuối bài
- Chuẩn bị bài sau:
GV: Quan sát tháp dinh dưỡng và tìm hiểu phần có thể trẻ em chưa biết SGK ( 75 ).
HS: Xem trước bài 16 vệ sinh an toàn thực phẩm.
6. Rút kinh nghiệm:
7. Nhận xét của ban giám hiệu:
Tuần: 20
Soạn ngày: 19/01/07
Giảng ngày:
Tiết: 40
Bài 16: vệ sinh an toàn thực phẩm
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Qua bài này học sinh hiểu thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm
- Biện pháp giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm
- Cách lựa chọn thực phẩm phù hợp để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, quan tâm bảo vệ sức khoẻ của bản thân và cộng đồng, phòng chống ngộ độc thức ăn.
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
- GV: Đọc SGK, hình vẽ SGK bài 16
- Trò: Đọc SGK bài 16 vệ sinh an toàn thực Phẩm.
III. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
H: Em hãy nêu vai trò của các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày?
3. Tiến trình
Đặt vấn đề: Sức khoẻ và hiệu quả làm việc của con người phần lớn phụ thuộc và loại và lượng thực phẩm ăn vào mỗi ngày. Hệ thống tiêu hoá sẽ làm việc biến thức ăn thành chất bổ dưỡng nuôi cơ thể khoẻ mạnh, phát triển tốt. Tuy nhiên vấn đề này lại phụ thuộc vào một số yếu tố quan trọng, đó là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
HĐ1.Tìm hiểu vệ sinh an toàn thực phẩm
GV: Em hãy cho biết vệ sinh thực phẩm là gì?
HS: Trả lời
GV: Ghi bảng
GV: Theo em thế nào là nhiễm trùng thực phẩm?
HS: Trả lời
H: Em hãy nêu một số loại thực phẩm dễ bị hư hỏng?
H: Em hãy nêu ảnh hưởng của nhiệt độ đới với vi khuẩn?
HS: Đọc nội dung các ô màu 3.14 (SGK).
GV: Qua đó chúng ta thấy ăn chín, uống sôi là quan trọng.
- Thực phẩm chi nên ăn gọn trong ngày
HS: Quan sát hình 3.15 ( SGK)
GV: Qua quan sát em thấy cần phải làm gì để trãnh nhiễm trùng thực phẩm?
HS: Trả lời-
Giữ vệ sinh ăn uống, vệ sinh nơi chế biến.
- Thực phẩm phải được nấu chín.
- Thức ăn đậy cẩn thận và bảo quản.
4.Củng cố:
GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK
- Tóm tắt nội dung bài học
I.Tìm hiểu vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Vệ sinh thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, ngộ độc thực phẩm.
1.Thế nào là nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm.
- Thực phẩm bị vi khuẩn có hại xâm nhập không còn được tươi, có mùi lạ, màu sắc biến màu.
*KL: Sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm được gọi là nhiễm trùng thực phẩm.
VD: Thực phẩm dễ bị hư hỏng, như thịt lợn, gà, vịt
* Sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm, gọi là sự nhiễm độc thực phẩm.
2. ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn.
- 200 C đến -100C vi khuẩn không thể sinh nở nhưng cũng không thể chết
00 C đến 370 C vi khuẩn có thể sinh nở mau chóng
500 C đến 800 C vi khuẩn không thể sinh nở nhưng cũng không thể chết
1000 C đến 1150 C Vi khuẩn bị tiêu diệt
3.Biện pháp phòng và tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà.
-Rửa tay sạch trước khi ăn
-Vệ sinh nhà bếp
Rửa kỹ thực phẩm
Nấu chín thực phẩm
Đậy thức ăn cẩn thận
Bảo quản thực phẩm chu đáo
5. Hướng dẫn về nhà :
- Về nhà quan sát ở nhà mình có thực hiện dùng các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm không?
- Đọc và xem trước phần II và III SGK
6.Rút kinh nghiệm
7. Nhận xét của ban giám hiệu:
Tuần: 21
Soạn ngày: 26/01/07
Giảng ngày:
Tiết: 41
Bài 16: vệ sinh an toàn thực phẩm ( Tiếp )
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Qua bài này học sinh hiểu thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm
- Biện pháp giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm
- Cách lựa chọn thực phẩm phù hợp để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, quan tâm bảo vệ sức khoẻ của bản thân và cộng đồng, phòng chống ngộ độc thức ăn.
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
- GV: Đọc SGK, hình vẽ SGK bài 16
- Trò: Đọc SGK bài 16 vệ sinh an toàn thực Phẩm.
III. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
GV: Nhiễm trùng thực phẩm là gì? em hãy nêu biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm?
3.Tiến trình
Hiện nay vấn đề ngộ độc thức ăn đang diễn ra rất gay gắt với sự phát triển của khoa học kỹ thuật các hoóc môn tăng trưổng ngày càng được sủ dụng nhiều. Dư lượng thuốc con trong thực phẩm gây bệnh nguy hiểm cho con người.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
HĐ1.Tìm hiểu biện pháp an toàn thực phẩm.
H: Em hãy cho biết an toàn thực phẩm là gì?
HS: Trả lời
H: Em hãy cho biết nguyên nhân từ đâu mà bị ngộ độc thức ăn?
HS: Trả lời
H: Gia đình em thường mua sắm những loại thực phẩm gì?
HS: Thực phẩm tươi sống, thực phẩm đóng hộp.
H: Đối với thực phẩm đóng hộp em quan tâm đến vấn đề gì, để đảm bảo an toàn thực phẩm?
H: Khi mua thực phẩm tươi sống em quan tâm đến vấn đề gì, để đảm bảo an toàn thực phẩm?
GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình1.36 phân loại thực phẩm.
HS: Trả lời
GV: Kết luận
GV: Trong gia đình em thực phẩm được chế biến ở đâu?
HS: Trả lời
GV: Gọi học sinh đọc phần 2 SGK trang (78).
HĐ2.Tìm hiểu biện pháp phòng tránh nhiễm trùng.
GV: Gọi học sinh đọc phần 1 SGK
GV: Phân tích ta thấy có loại ngộ độc do mầm độc có sẵn trong thức ăn có loại do bất cẩn của con người vì chạy theo lợi nhuận đã làm cho thực phẩm bị nhiễm độc như sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm không tuân theo mộ nguyên tắc cần thiết và quan trọng khi chế biến thức ăn, chăm sóc cây trồng
H: Em hãy nêu các nguyên nhân ngộ độc thức ăn ?
GV: Gọi học sinh đọc phần 2 SGK
GV: Phân tích bổ sung.
4.Củng cố.
- GV: Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
- Nêu câu hỏi củng cố bài học
GV: Tại sao phải giữ gìn vệ sinh thực phẩm
HS: Đọc phần có thể em chưa biết SGK.
- Nhiễm trùng thực phẩm là sự sâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm.
- Để phòng tránh, phải vệ sinh ăn uống, thực phẩm phải nấu chín.
- Thức ăn đậy cẩn thận.
- Thức ăn phải được bảo quản.
II. An toàn thực phẩm.
- An toàn thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm trùng, nhiễm độc, biến chất.
- Bị ngộ độc là do ăn phải thức ăn nhiễm độc.
1. An toàn thực phẩm khi mua sắm.
a) Đối với thực phẩm tươi sống
- Để đảm bảo an toàn khi mua sắm cần phải biết chọn thực phẩm tươi ngon, không quá hạn sử dụng, không bị ôi, ươn
b) Đối với thực phẩm đóng hộp
Phải chú ý đến hạn sử dụng có ghi trên bao bì
2.An toàn thực phẩm khi chế biến và bảo quản.
III. Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc, thực phẩm.
1.Nguyên nhân ngộ độc thức ăn.
- người ta chia ra làm 4 nguyên nhân chính:
+ Ngộ độc thức ăn nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật
+ Ngộ độc thức ăn do thức ăn bị biến chất + Do bản thân thức ăn có chất độc
+ Do thức ăn bị ô nhiễm các chất độc hoá học
2.Các biện pháp phòng tránh ngộ độc thức ăn.
- Cần giữ vệ sinh nơi nấu nương và vệ sinh nhà bếp.
- Khi mua thực phẩm phải lựa chọn
- Khi chế biến phải rửa nước sạch.
- Không dùng thực phẩm có mầm độc.
- Bảo quản thực phẩm chu đáo, tránh sự xâm nhập của côn trùng sâu bọ và các súc vậy khác
- Rửa kỹ các laọi rau quả ăn sống bằng nước sạch
5.Hướng dẫn về nhà :
- Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi SGK
- Đọc và xem trước bài 17 SGK.
6. Rút kinh nghiệm
7. Nhận xét của ban giám hiệu:
Tuần: 21
Soạn ngày: 26/01/07
Giảng ngày:
Tiết: 42
Bài 17: bảo quản chất dinh DƯỡng trong chế biến món ăn
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Học sinh hiểu được sự cần thiết phải bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến món ăn.
- Cách bảo quản phù hợp để các chất dinh dưỡng không bị mất đi trong quá trình chế biến thực phẩm.
- áp dụng hợp lý các quy trình chế biến và bảo quản thực phẩm để tạo nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ và thể lực.
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
- GV: Đọc SGK, hình vẽ SGK bài 17, bài soạn
- Trò: Đọc SGK bài 17
III. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
GV: Muốn đảm bảo an toàn thực phẩm cần lưu ý những yếu tố nào?
3.Tiến trình
- Đặt vấn đề: Trong quá trình chế biến thức ăn, các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm thường bị mất đi, nhất là những chất dễ tan trong nước và tan trong hơi nước. Muốn bảo quản tốt giá trị dinh dưỡng của thực phẩm ta phải chú trịng vấn deef bảo quản chu đáo các chất dinh dưỡng trong khi chế biến.
H: Vậy ta phải bảo quản như thế nào nguồn dinh dưỡng?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
HĐ1. Tìm hiểu cách bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến.
GV: Cho học sinh Quan sát hình 3.17 SGK và đọc các chất dinh dưỡng ghi trên đó.
H: Biện pháp bảo quản các chất dinh dưỡng trong thịt, cá là gì?
HS: Trả lời
H: Tại sao thịt cá khi đã thái,pha không được rửa lại?
GV: Thịt cá mua ở chợ về cần làm ngay, nếu để ôi ươn rồi mới làm thì nguồn dinh dưỡng dễ bị tiêu hao. Thịt rửa sạch trước khi thái cá làm sạch vẩy nhớt. Không ngâm rửa thịt cá sau khi cắt thái vì sinh tố và chất khoáng dễ bị mất.
Cần quan tâm bảo quản thực phẩm một cách chu đáo góp phần làm tăng giá trị dinh dưỡng cua r thực phẩm.
H: Cho học sinh quan sát hình 3.18 SGK
H: Em hãy cho biết các loại rau, củ, quả thường dùng? Rau, củ, quả trước khi dùng cần phải làm gì?
HS: Trả lời.
GV: Để rau củ quả không bị mất chất dinh dưỡng và hượp vệ sinh nên rửa rau thật sạch nhẹ nhàng không để nát không ngâm lâu trong nước không thái nhỏ khi rửa và không để khô héo chỉ nên cắt nhỏ trước khi đun nấu. Rau củ quả ăn sống nên rửa cả quả và gọt vỏ trước khi ăn.
GV: Cho học sinh quan sát hình 3.19 SGK.
H: Đối với các loại hạt khô cần bảo quản như thế nào?
HS: Trả lời
GV:Các laọi đậu hạt khô gạo rất dễ bị mốc do đó khi mua về nên phơi lại cho thật khô. Gạo không nên say quá trắng và không nên vo quá kỹ sẽ làm mất lượng vitamin
4.Củng cố:
GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
Gợi ý học sinh trả lời câu hỏi cuối bài.
I. Bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến.
1.Thịt, cá.
- Thịt cá khi mua về là phải chế biến ngay, không ngâm rửa thịt cá sau khi thái. vì mất hết chất vitamin, chất khoáng dễ tan trong nước.
2.Rau, củ, quả, đậu hạt tươi.
- Tuỳ từng loại rau, củ, quả, có cách gọt rửa khác nhau
- Rau củ quả ăn sống nên rửa, gọt trước khi ăn.
3.Đậu hạt khô, gạo.
- Các loại hạt khô như : Đậu hạt khô, cho vào lọ, chum đậy kín
- Gạo: Bảo quản trong chum, vại
5. Hướng dẫn về nhà :
- Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi SGK
- Đọc và xem trước Phần II bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến.
6. Rút kinh nghiệm
7. Nhận xét của ban giám hiệu:
Tuần: 22
Soạn ngày: 02/02/07
Giảng ngày:
Tiết: 43
Bài 17: bảo quản chất dinh DƯỡng trong chế biến món ăn
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Học sinh hiểu được sự cần thiết phải bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến món ăn.
- Cách bảo quản phù hợp để các chất dinh dưỡng không bị mất đi trong quá trình chế biến thực phẩm.
- áp dụng hợp lý các quy trình chế biến và bảo quản thực phẩm để tạo nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ và thể lực.
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
- GV: Đọc SGK, hình vẽ SGK bài 17, bài soạn
- Trò: Đọc SGK bài 17
III. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức:
s2.Kiểm tra bài cũ:
Hãy nêu những nguyên tắc cơ bản khi chuẩn bị chế biến thực phẩm để đảm bảo chất dinh dưỡng?
3.Tiến trình
ặt vấn đề: Trong quá trình chế biến thức ăn, các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm thường bị mất đi, nhất là những chất dễ tan trong nước và tan trong hơi nước. Muốn bảo quản tốt giá trị dinh dưỡng của thực phẩm ta phải chú trịng vấn deef bảo quản chu đáo các chất dinh dưỡng trong khi chế biến.
H: Vậy ta phải bảo quản như thế nào nguồn dinh dưỡng?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
HĐ1. Tìm hiểu cách bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến.
H: Khi chế biến món ăn cần chú ý điều gì?
HS: Lưu ý:
- Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước sôi
- Khi nấu tránh đảo nhiều
- Không nên đun lại thức ăn nhiều lần
GV: Khi đun nóng ở nhiệt độ quá cao một số loại chất đạm thường dễ tan vào trong nước. Nên khi luộc thịt gà Khi sôi nên vặn nhỏ lửa.
GV: ở nhiệt độ cao sinh tố A trong chất béo sẽ phân huỷ và chất béo sẽ bị biến mất.
GV: Chất tinh bột dễ tiêu hơn trong quá trình đun nấu. Tuy nhiên ở nhiệt độ cao tinh bột sẽ bị cháy đen và chất dinh dưỡng sẽ bị tiêu huỷ hoàn toàn.
H: Em hãy cho biết ảnh hưởng của nhiệt độ đối với chất khoáng?
GV: Do đó nước luộc thực phẩm nên sử dụng.
H: Em hãy cho biết ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sinh tố?
H: Vậy theo em ở nhiệt độ nào thì thực phẩm được an toàn?
GV: Nhiệt độ an toàn cho thực phẩm là 1000C đến 1150C
Qua đây chúng ta thấy ăn chí uống sôi là rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ, cho nên khi nấu thực phẩm phải nấu chín, khi đó vi khuẩn gây hại mới bị tiêu diệt.
Thục phẩm chỉ nên ăn gọn trong ngày và không để thực phảm thức ăn quá lâuvì như thế vi khuẩn sẽ sinh nở làm thực phẩm bị nhiễm trùng.
4.Củng cố:
- GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK, phần có thể em chưa biết để củng cố bài học.
II. Bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến.
1.Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến món ăn?
- Thực phẩm đun nấu quá lâu sẽ mất nhiều sinh tố và chất khoáng. Như sinh tố C, sinh tố nhóm B và PP
- Rán lâu sẽ mất nhiều sinh tố: A,D,E,K.
2. ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thành phần dinh dưỡng.
a) Chất đạm.
Khi đun nóng ở nhiệt độ quá cao giá trị dinh dưỡng sẽ bị giảm đi.
b) Chất béo.
Đun nóng nhiều sinh tố A trong chất béo bị bị phân huỷ và chất béo bị biến chất.
c) Chất đường bột
Chất đường sẽ bị biến chất chuyển sang màu nâu, có vị đắng khi đun khô đến 1800.
Chất tinh bột dễ tiêu hơn trong quá trình đun nấu. Tuy nhiên ở nhiệt độ cao chất dinh bột dễ bị cháy đen và chất dinh dưỡng sẽ bị tiêu huỷ hoàn toàn.
d) Chất khoáng.
- Khi đun nấu chất khoáng sẽ tan một phần trong nước.
c) Sinh tố.
- Trong quá trình chế biến các sinh tố dễ bị mất đi nhất là các sinh tố dễ tan trong nước do đó cần áp dụng hợp lý các quy trình chế biến.
5.Hướng dẫn về nhà :
- Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi cuối bài
- Đọc và xem trước bài 18 các phương pháp chế biến thực phẩm.
6. Rút kinh nghiệm
7. Nhận xét của ban giám hiệu:
Tuần: 2
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_6_chuong_trinh_hoc_ki_2_truong_thcs_kh.doc